NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT<br />
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 32-41<br />
This paper is available online at http://naem.edu.vn<br />
<br />
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN<br />
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN<br />
Lữ Thị Hải Yến1<br />
Tóm tắt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong quy trình xây dựng và phát<br />
triển đội ngũ giảng viên, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo đại học. Thực<br />
tế cho thấy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng mà các trường cao đẳng đang thực hiện vẫn còn nặng về<br />
hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức việc nâng cao năng lực nghề nghiệp và<br />
thực hành cho đội ngũ giảng viên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học trong giai<br />
đoạn hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp then chốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội<br />
ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên.<br />
Từ khóa: Đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học<br />
trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Việc rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực<br />
nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên như một đường xoáy trôn ốc theo chiều đi lên và tuyệt nhiên<br />
không có điểm dừng. Thực tế cho thấy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng các trường đang thực hiện vẫn<br />
còn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao năng lực<br />
nghề nghiệp và thực hành cho đội ngũ giảng viên. Hoạt động bồi dưỡng thông qua giao lưu khoa<br />
học, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường được thực hiện rất ít. Các hoạt động dự giờ,<br />
thao giảng, tự bồi dưỡng hiệu quả chưa cao. Giảng viên hầu như không có thời gian thâm nhập<br />
thực tế để nâng cao chất lượng giờ dạy. Đối với việc cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ,<br />
đa số các trường chưa có chế tài ràng buộc về mục tiêu và kết quả phải đạt được so với kinh phí<br />
mà giảng viên được thụ hưởng. Chính vì lẽ đó, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các<br />
trường trong thời gian qua nhìn chung chưa đạt yêu cầu.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng<br />
Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên<br />
cần coi việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là một giải pháp then chốt trong chiến lược<br />
phát triển chung của các trường và là một hệ giải pháp toàn diện tác động trực tiếp đến chất lượng<br />
Ngày nhận bài: 23/06/2017. Ngày nhận đăng: 24/08/2017.<br />
1<br />
Khoa Ngoại ngữ - Tin học - Kinh tế, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk;<br />
e-mail: haiyen1973@gmail.com.<br />
<br />
32<br />
<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.<br />
<br />
giáo dục đại học. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên phải tập trung trên các<br />
mặt: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tiềm lực và phương pháp nghiên cứu khoa<br />
học, ngoại ngữ, tin học, kiến thức lý luận chính trị và kiến thức quản lý.<br />
<br />
2.1.1. Trình độ chuyên môn<br />
Đối với một giảng viên, trình độ chuyên môn là yêu cầu bắt buộc phải cần đạt chuẩn. Vì vậy,<br />
cần đào tạo, bồi dưỡng tiềm lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩn<br />
chất lượng theo chuẩn chức danh giảng viên. Khoa học, công nghệ thông tin đang phát triển với<br />
nhịp độ cao, việc cập nhật tri thức mới là nhu cầu thường xuyên và không thể thiếu đối với giảng<br />
viên nhằm nâng cao trình độ, nâng cao khả năng giải quyết và xử lý những tình huống nảy sinh<br />
trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tế cho thấy<br />
trừ khối sư phạm, rất ít người được đào tạo cơ bản về khoa học giáo dục. Đó cũng là một nguyên<br />
nhân dẫn đến sự bất cập trong việc đối mới phương pháp dạy học ở các trường đại học, cao đẳng.<br />
Do đó, nội dung bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giảng viên hiện nay chủ yếu là kiến thức chuyên<br />
môn, nghiệp vụ và khoa học giáo dục (phương pháp dạy học, phương pháp nghiên cứu...).<br />
Hai đối tượng cần được đào tạo nâng cao tiềm lực chuyên môn đó là đội ngũ giảng viên trẻ và<br />
các trưởng bộ môn chưa qua đào tạo sau đại học. Do vậy, các trường cần tập trung chỉ đạo làm tốt<br />
các mặt sau:<br />
Thứ nhất, phải có quy định, quy chế về bằng cấp đối với giảng viên và cán bộ quản lý phải đạt<br />
được. Muốn vậy, cần tạo điều kiện để họ được đi đào tạo như: hỗ trợ tài chính, bố trí người đảm<br />
nhận công việc thay thế ở Khoa, bộ môn.<br />
Thứ hai, chỉ đạo các đơn vị trong trường vừa tăng cường cử giảng viên đi đào tạo, vừa lựa chọn<br />
hình thức đào tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh công tác của giảng viên và điều kiện kinh phí<br />
của nhà trường. Tận dụng tối đa chỉ tiêu và những chuyên ngành đào tạo đã có tại những trường<br />
trong khu vực. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học và tiết kiệm kinh phí. Phòng<br />
Tổ chức cần thống kê lại số cán bộ lãnh đạo trong diện quy hoạch trình độ tiến sĩ để tăng cường<br />
đào tạo nguồn cho tương lai.<br />
Thứ ba, bên cạnh việc đào tạo trong nước, cần tranh thủ tìm kiếm các nguồn học bổng đào tạo<br />
ngoài nước, khai thác các nguồn học bổng đào tạo, các chương trình hợp tác để giới thiệu giảng<br />
viên tham gia như: Đề án 911 và Đề án đào tạo 10.000 tiến sĩ giai đoạn 2010-2020. Song song với<br />
điều này, cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ này và có cơ chế,<br />
chính sách ràng buộc rõ ràng đối với người học.<br />
<br />
2.1.2. Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm<br />
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường cao đẳng<br />
- nơi được xem là “cỗ máy cái” sản xuất ra những chiếc “máy con” - lực lượng giáo viên các cấp<br />
và lực lượng nguồn nhân lực dồi dào cho các tỉnh Tây Nguyên. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm là yêu<br />
cầu không thể thiếu đối với đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng. Đặc biệt, theo tinh thần Thông<br />
tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV [1] giảng viên dạy trong các cơ sở giáo dục đại học<br />
công lập phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.<br />
Một giảng viên giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt mà còn thành thạo những kỹ năng<br />
nghiệp vụ sư phạm. Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm là kỹ năng cần có của người giảng viên, bao gồm<br />
bốn kỹ năng cơ bản: kỹ năng phát âm chuẩn; tác phong sư phạm và xử lý tình huống sư phạm; kỹ<br />
năng viết chữ và trình bày bảng; kỹ năng thuyết trình. Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm đòi hỏi người<br />
33<br />
<br />
Lữ Thị Hải Yến<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.<br />
<br />
giảng viên phải có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức tốt để tổ chức giảng dạy, giáo dục sinh<br />
viên tiến hành các hoạt động chuyên môn ở trường phổ thông.<br />
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết giảng viên (kể cả giảng viên cốt cán và giảng viên lâu năm) đều<br />
không có chứng chỉ này. Một mặt, do cơ chế của mỗi trường khác nhau. Mặt khác, các trường chưa<br />
thực sự chú trọng đến việc thực hiện nghiêm túc thông tư 36. Một số trường đã bước đầu triển khai<br />
nhưng mới chỉ áp dụng đối với số giảng viên trẻ mới được tuyển vào trong một, hai năm trở lại<br />
đây. Để thực hiện chức năng này, các trường cần thường xuyên bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ sư<br />
phạm cho giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ. Đây còn được xem như một trong các tiêu<br />
chuẩn để đánh giá cán bộ công chức và tiêu chuẩn xét tuyển công chức.<br />
Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức giáo dục các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm<br />
(kỹ năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ). Đây cũng là nội dung quan trọng đối<br />
với chất lượng giảng dạy của người giảng viên tương lai. Việc nâng cao chất lượng rèn luyện các<br />
kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm - thực chất là nâng cao chất lượng đào tạo của người<br />
giảng viên.<br />
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục như các trường sư phạm, các trường phổ<br />
thông, các cơ sở thực hành sư phạm nhằm tiếp cận với phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông.<br />
Cập nhật chương trình, sách giáo khoa, tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên có cơ hội rèn luyện<br />
tay nghề qua các đợt thực tập. Mời các giảng viên giỏi, có kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp<br />
vụ sư phạm tại các trường phổ thông tham gia tập huấn các chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm cho<br />
sinh viên.<br />
<br />
2.1.3. Tiềm lực và phương pháp nghiên cứu khoa học<br />
Ở bất kỳ một môi trường giáo dục nào thì năng lực nghiên cứu khoa học luôn là năng lực cơ<br />
bản và cần thiết đối với mỗi một người giảng viên, đặc biệt là ở môi trường giáo dục đại học. Vì<br />
vậy, việc kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ<br />
của giảng viên là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu hàng năm của mỗi trường.<br />
Cũng như các trường đại học và các học viện trong cả nước, các trường cao đẳng khu vực Tây<br />
Nguyên không chỉ là trung tâm đào tạo nhân lực trình độ cao mà còn là những cơ sở nghiên cứu<br />
khoa học mạnh của ngành giáo dục nước nhà. Với xu thế phát triển của giáo dục đại học hiện nay,<br />
đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải không ngừng tăng cường tính chủ động sáng tạo trong hoạt động<br />
đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nguồn nhân lực. Hoạt động<br />
đào tạo ở các trường cao đẳng rất đa dạng và phong phú. Nó đồng thời thực hiện hai chức năng cơ<br />
bản: đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng triển khai khoa học<br />
- công nghệ, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhà<br />
trường thực hiện đồng thời cả nhiệm vụ “dạy chữ”, “dạy nghề”, “dạy đạo làm người”. Tập trung<br />
bồi dưỡng các năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên như: (i) năng lực phát hiện<br />
vấn đề nghiên cứu; (ii) năng lực xây dựng đề cương nghiên cứu; (iii) năng lực thiết kế công cụ điều<br />
tra trong nghiên cứu khoa học giáo dục; (iv) năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên<br />
cứu khoa học giáo dục; (v) năng lực viết báo cáo kết quả nghiên cứu.<br />
Vì vậy, các trường cần xây dựng quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn hoạt<br />
động khoa học - công nghệ trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Khuyến khích giảng viên tiến<br />
hành những đề tài gắn với thực tế và ưu tiên hàng đầu với những đề tài có giá trị ứng dụng cao.<br />
Định ra tiêu chuẩn đạt thành tích trong khoa học như là một tiêu chí đánh giá bắt buộc đối với<br />
giảng viên, xem đây là cơ sở quan trọng để đánh giá giảng viên trong thi đua, đề bạt, khen thưởng.<br />
34<br />
<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.<br />
<br />
Hàng năm, cần tổ chức các cuộc hội thảo khoa học chuyên ngành, tạo điều kiện cho giảng viên<br />
có công trình khoa học được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn và học thuật.<br />
Tăng cường cử giảng viên tham dự các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Khuyến khích giảng<br />
viên gửi đăng các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ<br />
yếu hội thảo khoa học.<br />
<br />
2.1.4. Ngoại ngữ<br />
Trong không gian giáo dục hội nhập và trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày<br />
càng sâu rộng, ngoại ngữ đóng vai trò then chốt, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học và là chìa khóa để hội nhập. Vì vậy, việc đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng<br />
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên được coi là ưu tiên hàng đầu. Các trường<br />
cần có chính sách đào tạo ngoại ngữ rõ ràng và bắt buộc đối với giảng viên.<br />
Việc chuẩn hóa và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng<br />
khu vực Tây Nguyên là nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ theo các quy định về chuẩn năng lực<br />
ngoại ngữ theo Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho<br />
Việt Nam; phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; đặc biệt là tăng cường khả năng<br />
sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, tham khảo tài liệu nước ngoài, viết các bài báo quốc tế, tham<br />
dự các hội nghị, hội thảo quốc tế và phục vụ trực tiếp cho việc học tập nâng cao trình độ của đội<br />
ngũ giảng viên, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng đào<br />
tạo trình độ ngoại ngữ cho sinh viên, thúc đẩy hội nhập quốc tế.<br />
Mục tiêu cụ thể về chuẩn năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho<br />
Việt Nam cho đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên đến năm 2020, tầm<br />
nhìn 2025 như sau:<br />
- Đối với giảng viên giảng dạy tiếng Anh và tiếng Pháp chuyên ngữ: phải đạt trình độ ngoại<br />
ngữ tối thiểu bậc 5 (C1).<br />
- Đối với giảng viên giảng dạy khác chuyên ngành khác: (i) giảng viên có trình độ thạc sỹ phải<br />
đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 (B1) hoặc tương đương; hoặc thông thạo một trong các ngoại ngữ<br />
khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; (ii) giảng viên có trình độ tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo<br />
sư phải đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 (B2) hoặc tương đương hoặc thông thạo một trong các ngoại<br />
ngữ khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.<br />
Vì vậy, các trường cần làm tốt các nội dung sau:<br />
Một là, ưu tiên tập trung phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngữ, sớm giải quyết dứt điểm<br />
việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên dạy chuyên ngữ. Đối với giảng viên dạy không chuyên ngữ,<br />
ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng trong việc phát triển chuyên môn. Mọi cán bộ, giảng viên đều<br />
phải học ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc chuẩn hóa cần ưu tiên tập trung vào đối tượng giảng viên trẻ,<br />
giảng viên cốt cán và giảng viên trong diện quy hoạch của nhà trường.<br />
Hai là, thực hiện tốt công tác tuyển dụng giảng viên về chuẩn năng lực ngoại ngữ. Cần có quy<br />
định rõ ràng về trình độ ngoại ngữ và ngoại ngữ sử dụng trong việc tuyển dụng viên chức. Các ứng<br />
viên được tuyển dụng phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ như sau: (i) Đạt trình độ A2 theo Khung<br />
tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương hoặc bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho<br />
Việt Nam đối với ứng viên thi vào ngạch viên chức; (ii) Đạt trình độ B1 theo Khung tham chiếu<br />
Châu Âu hoặc tương đương hoặc bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam<br />
đối với ứng viên thi vào ngạch giảng viên; (iii) Đạt trình độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu<br />
hoặc tương đương hoặc bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đối với<br />
35<br />
<br />
Lữ Thị Hải Yến<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.<br />
<br />
ứng viên thi vào ngạch giảng viên dạy ngoại ngữ. Nếu các ứng viên được đào tạo chính quy và có<br />
bằng đại học, thạc sỹ hoặc tiến sỹ ở nước ngoài mà tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung,<br />
tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn là ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình<br />
học tập thì không phải kiểm tra năng lực ngoại ngữ khi tuyển dụng.<br />
Ba là, cần xây dựng lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2020 cho từng đối tượng giảng viên trong<br />
việc nâng bậc để đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ quy định.<br />
Bốn là, nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của mỗi đơn vị và cá nhân trong việc thực hiện<br />
công tác đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ. Cần quán triệt sâu rộng tới từng đơn<br />
vị, cá nhân để nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực ngoại ngữ. Các đơn vị<br />
trong trường cần phổ biến và giao trách nhiệm cụ thể tới từng giảng viên, xác định rõ vai trò, trách<br />
nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tự học và nâng cao năng lực ngoại ngữ của mình, coi việc tự<br />
học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân là trách nhiệm chính. Ngoài tổ chức, vận động, giao nhiệm vụ,<br />
cần đưa vào thành tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộ viên chức hàng năm.<br />
Năm là, các trường cần hợp tác với các trường/ trung tâm trong nước thường xuyên tổ chức các<br />
lớp bồi dưỡng, các đợt kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại<br />
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và các kỳ thi tiếng Anh quốc tế (IELTS, FCE, TOEFL-iBT, TOEFL<br />
ITP, TOEIC) cho các đối tượng có nhu cầu.<br />
Sáu là, nhà trường cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho việc bồi dưỡng ngoại ngữ, đồng<br />
thời sử dụng hợp lý kinh phí từ các nguồn hỗ trợ khác nhau như: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia - 2020<br />
[4], nguồn hỗ trợ từ các dự án, đề án khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ.<br />
Bảy là, có các quy định ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ của đội ngũ giảng viên trong<br />
việc phấn đấu đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ.<br />
<br />
2.1.5. Tin học (Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học)<br />
Cùng với ngoại ngữ, tin học là những kiến thức có tính chất công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt<br />
động đào tạo và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Sự phát triển mạnh mẽ, phong phú,<br />
đa dạng của công nghệ thông tin có thể tối đa hóa chất lượng quá trình dạy học. giảng viên ứng<br />
dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động dạy học như: thiết kế bài giảng, mô phỏng, minh<br />
họa cho các chủ đề bài học. Bên cạnh đó, giảng viên còn sử dụng CNTT vào việc kiểm tra, đánh<br />
giá sinh viên như: ra đề, tính điểm, tổng kết xếp loại, nhận và sửa bài tập của sinh viên. Nhìn chung,<br />
sử dụng CNTT trong lớp học đang có một tác động quan trọng vào quá trình giáo dục người học<br />
ở các trường nói chung, các trường cao đẳng nói riêng. Sử dụng phù hợp công nghệ thông tin có<br />
thể giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết, tối đa hóa thời gian học tập, tối thiểu hóa công<br />
việc viết lách, tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ với cộng đồng, đưa ra nhiều quan điểm,<br />
hoàn thành nhiệm vụ quản lý một cách hiệu quả.<br />
Vì vậy, ứng dụng CNTT trong dạy học là một hướng đi thiết thực cho việc đổi mới phương<br />
pháp dạy học, là phương tiện hỗ trợ đắc lực, đem lại hiệu quả cao nhằm giúp giảng viên tối ưu vai<br />
trò của mình, tạo bài giảng sinh động, tránh nhàm chán, kích thích tinh thần học tập, hình thành<br />
xúc cảm tích cực cho sinh viên, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận một lượng kiến thức lớn trong<br />
một đơn vị thời gian thông qua máy tính và mạng Internet.<br />
Hai hình thức cơ bản của CNTT trong dạy học là: Dạy học dựa vào máy tính (Computer Based Learning) và Học qua mạng (E-Learning). Tuy nhiên, kết quả ứng dụng CNTT trong dạy<br />
học tại các trường Cao đẳng khu vực Tây Nguyên vẫn còn khiêm tốn cũng như còn gặp nhiều khó<br />
khăn, vướng mắc cần được giải quyết. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần có những<br />
36<br />
<br />