Đổi mới hình thức đào tạo từ xa – nhìn từ thực tiễn của hình thức đào tạo từ xa truyền thống chuyên ngành Luật tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
lượt xem 3
download
Trong thời gian tới, để phát triển hình thức đào tạo từ xa, các cơ sở đào tạo cần thay đổi hình thức đào tạo từ xa truyền thống, nghiên cứu rút ngắn thời gian đào tạo, thiết lập các phương thức đào tạo mới ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trao đổi giữa giảng viên và người học, giảm học phí, và cung cấp dịch vụ “hậu mãi” sau đào tạo cho người học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới hình thức đào tạo từ xa – nhìn từ thực tiễn của hình thức đào tạo từ xa truyền thống chuyên ngành Luật tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- ĐỔI MỚI HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA – NHÌN TỪ THỰC TIỄN CỦA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA TRUYỀN THỐNG CHUYÊN NGÀNH LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Nguyễn Hữu Mạnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hình thức đào tạo đại học từ xa truyền thống đang đối mặt với sự khan hiếm người học do có sự cạnh tranh với nhiều hình thức đào tạo đại học khác. Quy chế đào tạo từ xa 2017 và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi của hình thức đào tạo từ xa truyền thống. Trong thời gian tới, để phát triển hình thức đào tạo từ xa, các cơ sở đào tạo cần thay đổi hình thức đào tạo từ xa truyền thống, nghiên cứu rút ngắn thời gian đào tạo, thiết lập các phương thức đào tạo mới ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trao đổi giữa giảng viên và người học, giảm học phí, và cung cấp dịch vụ “hậu mãi” sau đào tạo cho người học. Từ khóa: Đào tạo từ xa, Cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Đặt vấn đề Hình thức đào tạo từ xa truyền thống tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang đứng trước nhiều thách thức mới khi phải cạnh tranh với các cơ sở đào tạo khác, cũng như các hình thức đào tạo đại học khác. Bài viết này tập trung nghiên cứu những khó khăn từ thực tiễn của hệ đào tạo từ xa chuyên ngành luật theo phương thức truyền thống tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hình thức đào tạo này trong thời kỳ ứng dụng công nghệ đào tạo trực tuyến. 2. Thực tiễn hình thức đào tạo từ xa truyền thống chuyên ngành luật tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Quá trình đào tạo chuyên ngành luật đối với hệ từ xa truyền thống, bao gồm các giai đoạn sau: (1) Trung tâm đào tạo từ xa tổ chức tuyển sinh thông qua các đơn vị liên kết. Việc tuyển sinh dựa trên xét tuyển các hồ sơ; (2) Sau khi có quyết định mở lớp, Trung tâm đào tạo từ xa lên lịch chi tiết cho từng kỳ học và cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên; Bộ môn thuộc Khoa Luật phân công giáo viên; (3) Căn cứ theo lịch phân công, giáo viên đi hướng dẫn học tập cho sinh viên tại địa điểm liên kết đào tạo; (4) Căn cứ theo lịch phân công, giáo viên hệ thống và cho thi; (5) Học kỳ cuối, giáo viên đi hướng dẫn thực tập cho sinh viên 2 lần tại địa điểm liên kết đào 543
- tạo; (6) Sau khi hoàn thành các môn học và có kết quả thực tập, Nhà trường tiến hành xét tốt nghiệp cho sinh viên. Tổng thời gian đào tạo tính từ lúc có quyết định nhập học đến khi cấp bằng tốt nghiệp là 4 năm. Hệ đào tạo từ xa truyền thống bắt đầu mở chuyên ngành luật Khóa 2, tại Trường Cao đẳng Công đoàn - Nam Định. Sau đó, liên tiếp các lớp chuyên ngành luật được mở tại các tỷnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nam Định, Lạng Sơn. Tuy nhiên, sau lớp Luật kinh tế Khóa 8 tại Tuyên Hóa - Quảng Bình, Trung tâm đào tạo từ xa chưa mở được các lớp kế tiếp. Bảng số liệu các lớp chuyên ngành luật, hệ đào tạo từ xa Chuyên ngành Khóa Số lớp Địa điểm Luật KD 2 1 Trường Công Đoàn, Nam Định Luật KD 3 1 Huyện Bá Thước, Thanh Hóa Kuật KD 4 1 Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh Luật KT 6 2 - TP. Đồng Hới, Quảng Bình - Huyện Minh Hóa, Quảng Bình Luật KT 7 3 - Trường Công Đoàn, Nam Định - Huyện Giao Thủy, Nam Định - Huyện Đình Lập, Lạng Sơn Luật KT 8 1 Huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình Khó khăn trong việc mở các lớp chuyên ngành luật theo hình thức đào tạo từ xa truyền thống bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhu cầu đăng ký học đại học hệ đào tạo từ xa truyền thống ngày càng giảm. Bắt nguồn từ sự đa dạng của các cơ sở đào tạo và các hình thức đào tạo, Trung tâm đào tạo từ xa của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải cạnh tranh quyết liệt với các cơ sở đào tạo khác và các hình thức đào tạo khác. Hệ đào tạo từ xa có nguồn sinh viên được tuyển từ những học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng không đủ điểm học đại học chính quy, không chọn hình thức đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học, không lựa chọn hình thức đào tạo cao đẳng, trung cấp; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp không lựa chọn hình thức đào tạo liên thông; người đã tốt nghiệp phổ thông trung học những năm trước không lựa chọn hình thức 544
- đào tạo vừa làm vừa học. Hình thức đào tạo chính quy, với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh rất lớn từ các trường đại học công lập và dân lập, cùng với mức điểm xét tuyển thấp và tâm lý chuộng bằng chính quy, đã thu hút một lượng rất lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học. Hệ đào tạo vừa học vừa làm có lợi thế thu hút người học do tâm lý cho rằng bằng tại chức được người tuyển dụng coi trọng hơn hệ đào tạo từ xa. Hệ đào tạo liên thông có lợi thế với số môn học ít và thời gian đào tạo ngắn. Trước đây, hệ đào tạo vừa học vừa làm và đào tạo liên thông phải tham gia thi tuyển đầu vào rất khó, cũng như lịch học tập trung trong giờ hành chính tạo cho hình thức đào tạo từ xa cơ lợi thế khi chỉ xét tuyển đầu vào, chỉ học cuối tuần. Tuy vậy, lợi thế này đến nay đã không còn duy trì, do hệ đào tạo vừa làm vừa học và liên thông đại học cũng chỉ xét tuyển đầu vào, lịch học cũng bố trí cuối tuần hoặc ngoài giờ hành chính. Trên cơ sở cân nhắc, lựa chọn giữa các loại hình đào tạo, những người có nhu cầu đăng ký học hệ đào tạo từ xa truyền thống ngày càng giảm mạnh. Hệ đào tạo đại học từ xa theo phương thức truyền thống của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn phải cạnh tranh với hình thức đào tạo đại học từ xa tại các cơ sở đào tạo khác. Đó là thời gian đào tạo dài với chi phí cao. Thời gian đào tạo trình độ đại học của hệ từ xa của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là 4 năm. Trong khi đó, một số cơ sở đào tạo khác thông báo tuyển sinh với thời gian học tập 2,5 năm và khi đủ 4 năm sẽ cấp bằng. Chi phí học tập của hệ đào tạo từ xa tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân gồm học phí và chi phí học liệu bắt buộc. Ngoài ra, học viên còn phải đóng quỹ để lớp chi các hoạt động khi giáo viên đến hướng dẫn học tập và đến hệ thống, cho thi hết môn. Một số cơ sở đào tạo từ xa khác có lợi thế với mức học phí thấp hơn nhiều so với múc học phí mới tăng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; cũng như không bắt buộc mua tài liệu học tập; số lần giáo viên trực tiếp đến lớp chỉ có một lần khi hướng dẫn học tập, còn lại giáo viên dạy sau cho thi môn trước, hoặc một giáo viên đến cho thi nhiều môn. Thêm vào đó, việc so sánh, đánh giá thương hiệu cơ sở đào tạo với hình thức đào tạo từ xa ít được quan tâm. Vì vậy, tuyển sinh hệ đào tạo đại học từ xa truyền thống của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân gặp nhiều bất lợi. Một số địa phương tuyên bố chính thức hoặc không chính thức việc không công nhận bằng tốt nghiệp hệ đào tạo từ xa trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Điều này làm cho số lượng người có nhu cầu theo học hệ đào tạo này bị suy giảm. Nhiều người đang theo học, khi có quyết định của địa phương không công nhận hình thức này đã quyết định bỏ học giữa chừng. 545
- Thứ ba, khó khăn trong việc tìm các cơ sở liên kết đào tạo. Theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỷnh, chỉ một số cơ sở nhất định mới có chức năng liên kết đào tạo đại học theo hình thức đào tạo từ xa. Các cơ sở này gắn kết trách nhiệm với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông qua hợp đồng liên kết đào tạo. Với những khó khăn khi tìm nguồn tuyển sinh hệ đào tạo đại học từ xa theo phương thức truyền thống do nhu cầu đăng ký học ngày càng khan hiếm, cùng với sự chia sẻ quyền lợi ít ỏi từ chương trình liên kết đào tạo, các đơn vị liên kết ngày càng không mặn mà với những chương trình liên kết theo hình thức đào tạo này. 3. Tác động của quy chế đào tạo từ xa 2017 và cách mạng công nghiệp 4.0 đến hình thức đào tạo từ xa 3.1. Quy chế đào tạo từ xa 2017 Trên cơ sở Luật giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật giáo dục đại học 2012; Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 thay thế cho Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003. Văn bản này trở thành nguồn quan trọng, quy định về tổ chức đào tạo hệ từ xa hiện nay. Quy chế đào tạo từ xa 2017 này có một số điểm mới sau: Thứ nhất, Quy chế đào tạo từ xa 2017 quy định phương thức đào tạo từ xa gồm có: Thư tín; Phát thanh - Truyền hình; Mạng máy tính; hoặc phương thức kết hợp giữa thư tín, phát thanh- truyền hình, mạng. Phương thức thư tín, chương trình đào tạo từ xa được thực hiện chủ yếu bằng đường thư tín thông qua học liệu chính là tài liệu in. Học liệu chính bao gồm: giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn thi, kiểm tra. Phương thức phát thanh - truyền hình, chương trình đào tạo từ xa được thực hiện chủ yếu thông qua các hệ thống phát thanh - truyền hình trong đó học liệu chính là các chương trình phát thanh, truyền hình được phát trực tiếp hoặc phát lại trên các kênh phát thanh, truyền hình. Phương thức mạng máy tính, chương trình đào tạo từ xa được thực hiện chủ yếu thông qua mạng máy tính, mạng Internet và mạng viễn thông trong đó học liệu chính là học liệu điện tử được chuyển qua mạng, việc giảng dạy được thực hiện trực tuyến hoặc không trực tuyến1. 1 Xem Khoản 3 Điều 2 Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 546
- Thứ hai, Quy chế đào tạo từ xa 2017 quy định học liệu đào tạo từ xa bao gồm học liệu chính và các học liệu bổ trợ phục vụ cho quá trình đào tạo. Học liệu chính đảm bảo cung cấp và truyền tải đầy đủ nội dung chương trình đào tạo để người học có thể tự học phù hợp với phương thức đào tạo từ xa. Học liệu bổ trợ cung cấp các nội dung chi tiết hỗ trợ người học hiểu biết sâu sắc, đầy đủ những nội dung trong học liệu chính, có thể là: băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên Internet, bài seminar và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế2. Tuy nhiên, theo Quy chế đào tạo từ xa 2017 người học không có nghĩa vụ bắt buôc phải mua học liệu. Thứ ba, Quy chế đào tạo từ xa 2017 quy định nhiều cơ sở có khả năng liên kết để đặt Trạm đào tạo từ xa. Theo đó, Trạm đào tạo từ xa được đặt tại cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện đảm bảo các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, cán bộ quản lý để thực hiện chương trình đào tạo từ xa3. Thứ tư, Quy chế đào tạo từ xa 2017 yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai đào tạo từ xa, có hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trực tuyến toàn bộ thông tin của quá trình tuyển sinh, đào tạo, khảo thí, xét tốt nghiệp và cấp bằng của từng người học. Cụ thể, cần có: (1) phòng kỹ thuật đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị của hệ thống đào tạo từ xa; (2) có phòng làm việc đủ diện tích phục vụ sinh hoạt của các cán bộ quản lý và giảng viên; (3) có đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho phương thức đào tạo từ xa; có hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thực hiện đào tạo từ xa đảm bảo cung cấp các thông tin, lưu trữ và truyền tải nội dung chương trình tới người học; giám sát, quản lý và đánh giá người học trong quá trình học tập; lưu trữ và bảo mật thông tin về việc học tập, quá trình tham gia học tập cũng như hồ sơ cá nhân của người học; kết nối thông tin giữa người học, giảng viên và cán bộ quản lý qua hệ thống công nghệ thông tin; (4) Có hệ thống kiểm tra, đánh giá đảm bảo đánh giá được quá trình học tập hoặc đánh giá kết thúc học phần, môn học phù hợp với phương thức đào tạo từ xa; kiểm soát và xác thực được 2 Xem Khoản 2 Điều 2 Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3 Xem Khoản 4 Điều 2 Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 547
- việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học; đánh giá được đúng kết quả học tập của người học; (5) Trang thông tin điện tử phải được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kế t chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c, công khai các điề u kiê ̣n đảm bảo chấ t lươ ̣ng, công khai học phí và các khoản thu khác từ người học; (6) Có thư viện, thư viện điện tử với số lượng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, và các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành đủ để cung cấp, hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của người học; (7) Có đơn vị tổ chức sản xuất học liệu đào tạo từ xa4. Thứ năm, Quy chế đào tạo từ xa 2017 quy định việc tổ chức đào tạo từ xa được thực hiện theo học chế tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể thời gian tối đa thực hiện chương trình đào tạo từ xa, nhưng không quá 2 lần thời gian thiết kế của chương trình đào tạo theo hệ chính quy5. Với quy định này, cùng với quy định về rút ngắn thời gian đào tạo đại học xuống còn 3-5 năm theo Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân6, sẽ cho phép rút ngắn thời gian đào tạo của hệ đào tạo từ xa so với quy định thời gian 5-7 năm theo Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003 trước đây7. Thứ sáu, Quy chế đào tạo từ xa 2017 không bắt buộc học tập trung tối thiểu từ 15%-25% thời gian kế hoạch như quy chế cũ ban hành kèm theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003. Theo đó, việc tổ chức đào tạo từ xa chỉ yêu cầu đảm bảo sự tương tác giữa người học với giảng viên, giữa người học với người học; đảm bảo ít nhất 04 hoạt động học tập chính: tham dự buổi học, buổi hướng dẫn, seminar và hội thảo; học tập những nội dung từ các học liệu chính và các học liệu bổ trợ; thực hiện các hoạt động học tập và làm các bài tập đánh giá; tham vấn và đặt câu hỏi với các giảng viên8. 3.2. Cánh mạng công nghiệp 4.0 và khả năng ứng dụng trong đào tạo từ xa Thế giới đang đối mặt với cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, dựa trên sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh 4 Xem Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5 Xem Khoản 1 Điều 6 Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6 Xem điểm b Khoản 4 Điều 2 Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. 7 Xem Khoản 1 Điều 7 Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003. 8 Xem Khoản 7 Điều 6 Quy chế đào tạo từ xa ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 548
- học. Cuộc cách mạng này có khả năng ứng dụng trong giáo dục và tạo nên khả năng cạnh tranh lớn so với các hình thức giáo dục truyền thống. Những vấn đề về tài liệu, giáo trình truyền thống sẽ có khả năng thay thế bằng các tài liệu đa phương tiện; những vấn đề về học tập trung sẽ được thay thế bằng học trên lớp ảo; những vấn đề về gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên trực tiếp trên lớp học sẽ được thay thế bằng trao đổi trực tuyến hoặc qua mạng với giảng viên hoặc thậm chí là giảng viên ảo; vấn đề đi lại giữa trung tâm đào tạo và cơ sở liên kết không còn cần thiết, khi khoảng cách vật lý giữa giảng viên chuyên môn, giảng viên thực tế với học viên không còn nếu sử dụng công nghệ; vấn đề thi tập trung cũng có khả năng thay thế bằng bài thi điện tử và chấm điểm điện tử. Sự thống trị của hình thức đào tạo tập trung có nguy cơ được thay thế bằng hình thức đào tạo từ xa ứng dụng công nghệ trực tuyến. 4. Một số kiến nghị Để nâng cao sức cạnh tranh của hình thức đào tạo đại học từ xa, trong thời gian tới, mỗi trường cần sớm ban hành quy chế đào tạo từ xa mới, trên cơ sở Quy chế đào tạo từ xa 2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong đó cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng một số vấn đề sau: Thứ nhất, thời gian đào tạo đại học từ xa nên rút ngắn xuống từ 3-6 năm đối với các học viên có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. Việc đào tạo theo hình thức tín chỉ, áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp thời gian đào tạo có thể rút ngắn, thực hiện được theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian đào tạo là yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh giữa các hình thức đào tạo, cũng như giữa các cơ sở đào tạo. Do nhiều người học muốn nhanh chóng có bằng để giải quyết các nhu cầu riêng của mình. Nhiều khi chi phí cao hơn, nhưng cơ bằng sớm hơn, người học cũng sẵn sàng chấp nhận. Thứ hai, cần xem xét áp dụng mức thu học phí theo tín chỉ của hình thức đào tạo từ xa có thấp hơn so với hệ đào tạo chính quy, hệ đào tạo vừa làm vừa học. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào đào tạo từ xa sẽ giảm được các chi phí đi lại, lưu trú của giảng viên tại cơ sở liên kết, không phải chi phí thuê địa điểm giảng, là cơ sở để giảm học phí của hệ đào tạo từ xa so với hệ đào tạo chính quy, hệ đào tạo vừa làm vừa học. Nghiên cứu các hình thức hỗ trợ tài chính cho người học. Nhiều người có nhu cầu học nhưng không có đủ nguồn lực để trang trải học phí. Nếu liên kết được với ngân hàng, các quỹ tín dụng để có chính sách cho vay học tập, trả dần sau tốt nghiệp với sự bảo đảm của địa phương, hoặc cơ quan công tác hoặc chính cơ sở đào tạo, sẽ tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội học tập. 549
- Thứ ba, cần nghiên cứu xây dựng các tài liệu học tập, giáo trình, bài giảng dưới dạng dữ liệu điện tử để cung cấp cho người học. Nguồn tài liệu này có thể do chương trình đào tạo cung cấp miễn phí cho người học hoặc thu phí sử dụng với giá rẻ. Điều này sẽ giúp học viên giảm chi phí học tập so với phương thức đào tạo từ xa truyền thống, do không bị bắt buộc phải mua sách, giáo trình bản cứng với giá thành cao. Thứ tư, không cần tổ chức học tập trung như đào tạo từ xa truyền thống trước đây. Với việc áp dụng công nghệ thông tin, lớp học ảo, giảng viên ảo, giảng viên và học viên không cần trực tiếp gặp nhau. Việc này làm giảm chi phí cho chương trình đào tạo, vì không phải chi phí đi lại, lưu trú cho giáo viên đến cơ sở liên kết đào tạo; sinh viên không phải chi phí để đón tiếp giáo viên trong thời gian xuống cơ sở liên kết. Thứ năm, cần áp dụng hình thức nộp bài qua mạng, chấm điểm tự động. Hiện quy chế đào tạo từ xa 2017 chưa cho phép áp dụng nộp bài thi hết học phần qua mạng, nhưng các cơ sở đào tạo có thể áp dụng đối với các bài kiểm tra, tiểu luận của học phần. Tiến tới đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận hình thức nộp bài thi, chấm thi hết học phần qua mạng. Thứ sáu, các cơ sở đào tạo từ xa có thể không cần liên kết với các cơ sở khác để đặt trạm đào tạo từ xa. Học viên liên hệ trực tiếp với cơ sở đào tạo, không qua trung gian. Nếu cần cơ sở đào tạo từ xa, có thể liên kết đặt trạm đào tạo từ xa tại các tỷnh để thuê họ hỗ trợ tuyển sinh, hỗ trợ cơ sở vật chất để thi hết học phần. Thứ bảy, khi có sự khác biệt không lớn giữa dịch vụ đào tạo từ xa tại các cơ sở đào tạo về thời gian đào tạo, chi phí đào tạo, phương pháp đào tạo, thì vấn đề “hậu mãi” sẽ giúp các cơ sở đào tạo từ xa nâng cao khả năng cạnh tranh. Vấn đề “hậu mãi” trong giáo dục nói chung, hiện chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm, hầu như chỉ quan tâm tới việc bán dịch vụ đào tạo, chỉ quan tâm tới mối quan hệ ngắn ngủi vài năm giữa cơ sở đào tạo và người học và cũng không cần quan tâm và có trách nhiệm đối với sản phẩm đào tạo của mình sau khi tốt nghiệp. “Hậu mãi” trong cung cấp dịch vụ giáo dục có thể bao gồm nhiều hình thức, như hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ ở các cấp học tiếp theo; hỗ trợ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức sau khi tốt nghiệp; hỗ trợ tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tư vấn khi cựu sinh viên có nhu cầu giải quyết những công việc trong công tác hoặc đời sống; hỗ trợ môi trường liên kết, trao đổi thông tin giữa các cựu sinh viên... Để thực hiện điều này, các cơ sở đào tạo cũng cần phải thành lập các tổ chức đặc biệt, chuyên làm nhiệm vụ quan tâm, chăm sóc, hậu mãi đối với các cựu sinh viên của mình. 550
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo từ xa 2. Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003 ban hành Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa. 551
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu: Hội thảo khoa học về đào tạo tín chỉ
214 p | 148 | 27
-
Trách nhiệm xã hội của trường đại học: Thực hiện trong đào tạo trực tuyến
9 p | 146 | 10
-
Đổi mới cách thức đào tạo phát huy năng lực người học tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động
11 p | 81 | 7
-
Thực trạng kỹ năng học tập của sinh viên trong môi trường đào tạo tín chỉ ở đồng bằng Sông Cửu Long
3 p | 75 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
15 p | 44 | 6
-
Từ lecturer đến commentator - sự chuyển đổi vai trò của giảng viên trong đào tạo trực tuyến
6 p | 29 | 6
-
Học liệu điện tử cho đào tạo trực tuyến - Kinh nghiệm tại trường Đại học Mở Hà Nội
13 p | 35 | 5
-
Mô hình đào tạo trực tuyến được ứng dụng trong các trường đại học Việt Nam
12 p | 39 | 4
-
Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
13 p | 38 | 3
-
Biện pháp phát huy tính tích cực tự học theo hình thức đào tạo tín chỉ cho sinh viên trường Đại học Thủy lợi
3 p | 14 | 3
-
Vai trò của những yếu tố liên quan trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ người học cần phải biết
6 p | 27 | 3
-
Ảnh hưởng của bằng tốt nghiệp đại học hình thức đào tạo Từ xa, Vừa làm Vừa học đến việc làm và tiền lương của sinh viên ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
15 p | 50 | 3
-
Phương thức đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhà trường phổ thông sau 2015
8 p | 27 | 3
-
Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng cán bộ quản lí ở các trường đại học trong định hướng phát triển hình thức đào tạo trực tuyến
7 p | 5 | 3
-
Giải pháp đổi mới cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam
8 p | 38 | 2
-
Thảo luận nhóm - hình thức học tập hiệu quả trong đào tạo tín chỉ
5 p | 41 | 1
-
Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Tâm lí học theo đào tạo học chế tín chỉ hiện nay ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
5 p | 71 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn