intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới - Niềm tin và khát vọng

Chia sẻ: Anviet Canh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

165
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đổi mới I là khi phải đối mặt với câu hỏi “Tồn tại hay không tồn tại” của một quốc gia, một dân tộc. Câu hỏi này đã được trả lời. Câu chuyện Đổi mới II hôm nay là “Khát vọng vươn lên tầm cao.”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới - Niềm tin và khát vọng

  1. Dổi mới II – Niềm tin và khát vọng! (VietNamNet) - Đổi mới I là khi phải đối mặt với câu hỏi “Tồn tại hay không tồn tại” của một quốc gia, một dân tộc. Câu hỏi này đã được trả lời. Câu chuyện Đổi mới II hôm nay là “Khát vọng vươn lên tầm cao.” Sau 10 năm, VN đã có những thay đối hết sức to lớn về khát vọng,tự tin, và sinh khí. Đổi mới II – đó là một “thuật ngữ” được nổi lên gần đây trên báo VietNamNet. Có thể nhiều người nước ngoài không hiểu được thuật ngữ này. Nhưng đối với người Việt, không ai không hiểu. Các ý kiến cũng nhiều, khen, chê, nghi ngờ, đề xuất… Đổi mới I Có một cụ già chuyên sưu tầm những hiện vật của thời bao cấp, khi chỉ thoáng qua một lần trên truyền hình cũng đã gợi lại cho những người kịp xem chương trình đó nỗi ám ảnh của một thời. Cuốn sổ gạo, chiếc cặp lồng đựng cơm trưa, bìa tem phiếu lổn nhổn những ô đã cắt và chưa cắt, biển số xe đạp…Đó là những “tài sản” ký ức của những ai ở thế hệ trên 6X trở về trước. Hàng chục triệu những bạn trẻ thế hệ 8x hay hôm nay đang ở tuổi “teen” có lẽ cũng nên tìm cách để biết những câu chuyện này. Mới đó mà đã như cổ tích. Nhưng những chuyện cổ tích này đã làm nên Đổi mới I, mà 1986 là cái mốc lịch sử. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói “Trong sự cùng cực nhất, cả dân tộc đã tìm ra lối thoát”. Đổi mới II
  2. Đầu năm 2006, một nhà nghiên cứu nước ngoài nhận định: Việt Nam khó hy vọng có sự đổi mới quyết liệt như năm 1986, vì Việt Nam đang có sự ổn định về chính trị và thỏa mãn về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi không đồng ý. Đúng là Việt Nam rất giỏi tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc. Nhưng nếu nói Việt Nam chỉ có vậy thì đã đánh giá thấp Việt Nam. Hãy so sánh tình thế năm 1986 với ngày nay. Từ chỗ chiếc xe đạp được coi là tài sản quý, đến nay chúng ta đang lo đường phố tắc nghẽn với quá nhiều ô tô xe máy. Từ chỗ phải nhập hạt mì để phân phối theo khẩu phần, đến nay chúng ta lại lo lắng mỗi khi giá gạo trên thế giới hạ xuống. Ngày nay chúng ta có cả một cộng đồng học sinh Việt Nam ở đại học Harvard cũng như các trường hàng đầu khác trên thế giới. Ngày nay các công ty ở Mỹ hay châu Âu đang phải tìm cách chặn hàng Việt tràn vào chiếm thị trường của họ. Kể ra những điều này không phải để ngợi ca những thành tích. Nhiều người trong chúng ta chưa vừa ý với tốc độ đổi mới và phát triển, cũng như những bước lùi không mong muốn. Nhưng phải kể ra những điều này để thấy được động lực của Đổi mới II: Đưa đất nước thành công trong hội nhập và thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển. Động lực mới: "Khát vọng không thua kém bè bạn" Một Việt Kiều, tốt nghiệp trường Quản trị Kinh doanh Harvard đã nói với chúng tôi: hãy so sánh con người Việt Nam năm 1995 và 2005. Sau 10 năm đã có những thay đối hết sức to lớn về khát vọng, tự tin, và sinh khí. Những sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài đã nhận thấy: so với tất cả những con người ưu tú nhất của thế giới, người Việt không thua kém. Những doanh nhân Việt Nam đang kinh doanh với thế giới cũng nhận thấy: với tất cả những công ty hùng mạnh nhất, chúng ta có thể cạnh tranh. Đổi mới I là khi phải đối mặt với câu hỏi “Tồn tại hay không tồn tại” của một quốc gia, một dân tộc. Câu hỏi này đã được trả lời. Hôm nay chúng ta đã có thể dõi theo thứ hạng của Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới. Thường xuyên lên hạng, cũng đôi khi xuống hạng. Nhưng điều đáng tự hào nhất là bây giờ tất cả chúng ta chung câu hỏi: “khi nào Việt Nam đứng sánh vai cùng các cường quốc năm châu?”. Khát vọng này đã được Bác Hồ nói ra cách đây hơn 60 năm. Nhưng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có bao giờ khát vọng, niềm tin và quyết tâm lại thôi thúc như ngày nay?
  3. Đó là động lực của Đổi mới II. Chọc thủng cái trần Một giáo sư Nhật đã nói về công nghệ của các nước Nam Á: có một cái trần vô hình, các quốc gia chỉ cố gắng đẩy cho cái trần đó cao lên, nhưng điều quan trọng hơn là chọc thủng được cái trần đó để thoát lên một tầm cao hơn. Thật kỳ lạ là nhận định này đúng trong công nghệ, nhưng còn chuẩn xác hơn trong đổi mới. Cần phải chọc thủng những cái trần, có cái do tự nhiên đặt ra, cũng có cái do chính chúng ta đã tạo ra. Trước Đổi mới I, không ai hình dung chúng ta có thể bỏ hợp tác xã nông nghiệp, có thể cho Đảng viên làm kinh tế tư nhân… Khó khăn nhất là chọc thủng được cái trần do chính chúng ta đặt ra. Nhưng chúng ta đã từng làm được điều đó. Còn bao nhiêu đột phá phải làm ở phía trước. Về hệ thống, về tư duy, về tầm nhìn, về chính sách... Hãy nhìn vào những mục tiêu cao nhất để định hướng. Có lẽ cũng đừng tốn quá nhiều công sức và thời gian cho những khái niệm tản mạn và mơ hồ. Người dân chỉ kỳ vọng vào những điều thực tế. Vai trò lãnh đạo Hơn 80 triệu dân đang phấn đấu dưới một lá cờ thống nhất. Năm 1945, một nạn đói khủng khiếp đã giết hại hai triệu dân Việt. Cả ba hệ thống phong kiến, thực dân, và phát xít cùng song song hiện diện nhưng không ai phải chịu trách nhiệm. Cuối năm 2005 đầu năm 2006, cuộc khủng hoảng “tranh biếm họa” đã bắt đầu từ nước Đan Mạch 5 triệu dân. Một tờ báo địa phương đã đăng những tranh biếm họa xúc phạm đến nhà Tiên tri Mohammed của Hồi giáo. Kết quả là hàng loạt sứ quán Đan Mạch ở nước ngoài bị đốt phá và đóng cửa, hàng hóa của Đan Mạch bị tẩy chay, công dân Đan Mạch bị đe dọa. Hàng chục người đã chết trong các cuộc biểu tình. Và câu chuyện chưa đến hồi kết. Người ta nói đến xung đột của hai nền văn hóa hay những nguyên nhân to tát hơn. Nhưng điều đáng nói hơn là các chính phủ đã bất lực và thiếu trách nhiệm trước sự thiếu hiểu biết (nếu không phải là cố tình) một hành động châm ngòi nổ. Thế giới này rộng lớn, nhưng cũng quá mong manh. Trách nhiệm của mỗi hệ thống lãnh đạo là bảo vệ không để cho đổ vỡ xảy ra. Và chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra với dân tộc Việt Nam. Trí tuệ toàn dân Một người hỏi: Liệu có thể tin là một đảng có đủ trí tuệ đỉnh cao để lãnh đạo đất nước đi đến đỉnh cao? Câu trả lời là “còn tùy”.
  4. Nếu một đảng bó gọn mình trong phạm vi các đảng viên, thì câu trả lời là không. Nếu một đảng tập hợp được ý chí và trí tuệ của toàn dân, thì câu trả lời là có. Đến nay dân không còn vô cảm. Ở một xã Gia Tân 1 của tỉnh Đồng Nai, một nhóm đảng viên và lãnh đạo chơi bạc, dân đã phải mất bao công đi ghi âm chụp ảnh để gửi cho báo chí. Ngay hôm sau, lãnh đạo cấp huyện đã phải tổ chức họp để điều tra và xử lý. Thành công của Đổi mới I đã giúp dân lấy lại lòng tin vào Đảng. Từ khi đại hội Đảng 10 mở mục “Góp ý cho Đại hội Đảng”, đã có hàng chục ngàn ý kiến từ khắp nơi gửi về. Vì sự trường tồn của dân tộc Trong cuốn sách nổi tiếng “Xe Lexus và cây Ôliu” của nhà báo Thomas Friedman, có một đoạn nói về vai trò của nước Mỹ trong toàn cầu hóa, đại để là lịch sử đã đặt nước Mỹ vào vị trí đi đầu trong toàn cầu hóa. Nhưng vai trò này có trường tồn không thì chưa biết. Ở mỗi lĩnh vực và mỗi quốc gia đều có những vai trò lãnh đạo, được hình thành trong lịch sử. Nhưng vai trò lãnh đạo chỉ trường tồn nếu đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Có một lần chúng tôi phỏng vấn một lãnh đạo cao cấp. Khi được hỏi về sự hy sinh điều mà ông đã hết sức nâng niu xây đắp, ông lặng người một lúc rồi nói “Vì sự trường tồn của dân tộc.” Đấy là bản lĩnh và trách nhiệm của một chính đảng lãnh đạo. • VietNamNet
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2