intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÔI NÉT VỀ TRIỂN LÃM TRANH SƠN QUỐC TẾ TẠI HẠ MÔN (PHÚC KIẾN) – TRUNG QUỐC

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc hết sức quan tâm đến văn học nghệ thuật. Đối với Mỹ thuật, ngoài việc xây dựng các Bảo tàng, Trung tâm triển lãm lớn, mở rộng các trường Mỹ thuật thì việc giao lưu Mỹ thuật với nước THẠCH LỖI (HẮC LONG GIANG)- Hồng vận đương đầu tranh sơn 105x105cm ngoài cũng là một công việc rất được chú ý. Chúng tôi được biết ngoài triển lãm tranh sơn quốc tế được tổ chức thường kỳ hai năm một lần tại Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến. Tại Thủ đô Bắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÔI NÉT VỀ TRIỂN LÃM TRANH SƠN QUỐC TẾ TẠI HẠ MÔN (PHÚC KIẾN) – TRUNG QUỐC

  1. ĐÔI NÉT VỀ TRIỂN LÃM TRANH SƠN QUỐC TẾ TẠI HẠ MÔN (PHÚC KIẾN) – TRUNG QUỐC Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc hết sức quan tâm đến văn học nghệ thuật. Đối với Mỹ thuật, ngoài việc xây dựng các Bảo tàng, Trung tâm triển lãm lớn, mở rộng các trường Mỹ thuật thì việc giao lưu Mỹ thuật với nước ngoài cũng là một công việc rất được chú ý. THẠCH LỖI Chúng tôi được biết ngoài triển lãm tranh sơn (HẮC LONG quốc tế được tổ chức thường kỳ hai năm một lần GIANG)- Hồng tại Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến. Tại Thủ đô Bắc Kinh vận đương đầu - - Trung Quốc triển lãm Mỹ thuật Quốc tế được tổ tranh sơn - chức tuần kỳ 2 một lần được thực hiện từ năm 105x105cm 2003. Năm 2007 tỉnh Quảng Tây đã tổ chức triển lãm tranh in khắc quốc tế. Như vậy ngoài các triển lãm thường xuyên ở trong nước, Trung Quốc đã giao cho nhiều tỉnh thành trong cả nước tổ chức các cuộc triển lãm Mỹ thuật theo chuyên
  2. đề. Và mời các họa sĩ: Họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lợi Hoan Trang và họa sĩ Võ Nam giảng viên trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh sang dự lễ khai mạc. Triển lãm tranh sơn quốc tế Hạ Môn - 2007 do Hội Mỹ thuật Trung Quốc phối hợp với chính quyền thành phố và Cục Văn hóa Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến tổ chức. Lễ khai mạc đã diễn ra trọng thể sáng ngày 26 tháng 12 năm 2007 với sự có mặt của lãnh đạo Hội Mỹ thuật Trung Quốc, lãnh đạo thành phố Hạ Môn, lãnh đạo các trường Đại học Mỹ thuật thuộc các tỉnh thành của Trung Quốc cùng các họa sĩ lão thành, các tác giả và đông dảo sinh viên trường Mỹ thuật Công nghiệp Hạ Môn cùng những người hâm mộ mỹ thuật. Triển lãm mở cửa từ ngày 26/12/2007 đến ngày 8/1/2008 trưng bày 190 tác phẩm trong đó có 125 tác phẩm của các tác giả Trung Quốc, 38 tác phẩm của Việt Nam và 27 tác phẩm của Hàn Quốc. Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm đều là các tác phẩm được sáng tạo trên chất liệu nhựa sơn từ cây sơn và trong quá trình vẽ đều sử dụng kỹ thuật mài. Thực chất đây là một triển lãm tranh sơn mài quốc tế nhưng ban tổ chức không sử dụng từ “sơn mài” mà dùng “Tranh sơn” để các tác giả có thể gửi tác phẩm đến dự không bị hạn chế về chất liêụ sơn truyền thống hay sơn công nghiệp. Thành phố Hạ Môn - Phúc Kiến Trung Quốc trước đây là một thành phố nhỏ. Từ ngày Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, cùng với Thẩm Quyến, Hạ Môn được hưởng quy chế đặc khu kinh tế nên đã phát
  3. triển mạnh mẽ. Trong vòng 20 năm nhiều nhà cửa cao tầng hiện đại, hệ thống cảng biển, khách sạn, giao thông được xây dựng mới để trở thành một thành phố hiện đại, một thành phố cảng biển, du lịch và công nghiệp với hơn hai triệu năm trăm ngàn dân. Chúng ta đều biết rằng tỉnh Phúc Kiến có các đảo Kim Môn, Mã Tổ thuộc sự quản lý của Đài Loan. Khi đến đây từ bờ biển chúng tôi nhìn thấy các hòn đảo này bằng mắt thường, thì ra các đảo này chỉ cách đất liền khoảng 3km. Con đường ven biển được gọi là đường chạy maratông dài mấy chục km bám theo bờ biển. Đối diện với đảo là một khẩu hiệu lớn “Một quốc gia hai chế độ” được đặt trên con đường này. Các nhà cao tầng đều được xây dựng phía trong con đường với khoảng cách bờ biển vài trăm mét. Một tổ hợp tượng đồng hàng trăm tượng được đặt trên dải phân cách của con đường với đường dạo bờ biển thể hiện một cuộc chạy maratông kéo dài hàng km, mỗi tượng có kích thước lớn hơn người thật một chút. Ban đêm tháp khí tượng đặt trên núi cao thực sự là một tác phẩm nghệ thuật bằng ánh sáng đèn, do thay đổi mầu và thay đổi hoa văn. ở tầng cao nhất là phòng dành cho du khách thưởng thức cà phê - giải khát và ngắm nhìn thành phố từ trên cao. Là một vùng có nhiều núi nên giao thông đường bộ có nhiều hầm xuyên núi và nhiều đường trên cao. Hạ Môn có một hòn đảo nhỏ chỉ cách đất liền vài ba trăm mét, đây thực sự là một hòn đảo dành cho những người du lịch với những con đường nhỏ để đi bộ hoặc đi xe buýt chạy bằng ắc quy (cấm ô tô và xe máy lưu thông) trên hòn đảo này có nhiều ngôi nhà cổ, bãi tắm, vườn hoa, núi đá, bảo tàng Pianô, quán ăn, quán bán đồ lưu niệm..., du khách lúc nào
  4. cũng đông. Hai con phà thay nhau đưa khách về nhưng chỉ một lần phải mua vé lúc đi. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hạ Môn cũng được bố trí tại đây với một khuôn viên khá rộng lớn. Khi tới thăm quan, chúng tôi thấy nhiều lớp sinh viên đang theo học chất liệu sơn mài vì vậy triển lãm tranh sơn quốc tế ở Hạ Môn sẽ là cơ hội cho các họa sĩ chuyên ngành sơn mài trao đổi kinh nghiệm sáng tác với các họa sĩ trong nước và quốc tế. Năm 2007 là năm phát triển lớn của tranh sơn hiện đại Trung Quốc, tại Quảng Châu đã khai mạc triển lãm tranh sơn lần thứ hai. Trước đó ngành sơn của Hội Mỹ thuật Trung Quốc đã tổ chức 3 cuộc hội thảo về thể loại, đã bồi dưỡng cho các địa phương một đội quân chủ lực hơn một trăm họa sĩ chủ chốt vẽ tranh sơn. Sau các cuộc hội thảo này thể loại tranh sơn càng được chú trọng về nghệ thuật, về ngôn ngữ đặc trưng của chất liệu và về kỹ thuật thể hiện. Tranh sơn có “chất tranh” hơn, kỹ thuật ngày càng thuần thục được nâng cao về tính đương đại và tính sáng tạo cho dù tranh sơn là loại tranh bắt nguồn từ mỹ thuật ứng dụng mà ở Trung Quốc qua khảo cổ người ta phát hiện chất liệu này đã được sử dụng cách đây 7000 năm. Triển lãm tranh sơn quốc tế tại Hạ Môn Phúc Kiến - Trung Quốc năm 2007 là triển lãm tranh chuyên đề chất liệu sơn quốc tế đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc. Hai năm trước, tại thành phố Hạ Môn đã tổ chức triển lãm tranh sơn, nhưng chỉ dành cho các họa sĩ Trung Quốc. Vì vậy triển lãm tranh sơn lần này là triển lãm thứ hai chuyên đề chất liệu sơn mài nhưng mở rộng trở thành triển lãm quốc tế tuần kỳ và được coi là
  5. triển lãm tranh sơn quốc tế Hạ Môn lần thứ nhất. Trong lời giới thiệu của ban tổ chức ghi rõ: “Chính quyền Hạ Môn ở góc độ trân trọng văn hóa sơn ưu tú của nước nhà, đã phối hợp cùng Hội Mỹ thuật Trung Quốc tổ chức lần thứ hai triển lãm tuần kỳ tạo “thương hiệu” cho tranh sơn...”. Triển lãm được tổ chức tại nhà văn hóa Hạ Môn mới được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn, trên bức tường mặt tiền của nhà văn hóa được trang trí bằng chữ ký của các danh họa nổi tiếng thế giới và Trung Quốc như: Picasso, Legez, Vangogh, Cézane, Matisse... phòng trưng bày triển lãm là một không gian rộng lớn, vòm trần rất cao có thể trưng bầy được hàng ngàn tác phẩm. Triển lãm tranh sơn lần này với 190 tác phẩm trưng bầy chỉ sử dụng một phần không gian này với các bức tường chắn bằng gỗ có thể linh hoạt điều chỉnh tùy theo quy mô của mỗi triển lãm. Về phía chủ nhà Trung Quốc, ban tổ chức đã nhận được 675 bức tranh sơn gửi đến, Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn trưng bày được 125 tranh chiếm 1/5 tổng số tác phẩm gửi đến tham dự, phần nhiều là tranh có kích thước lớn, phản ánh phong phú đời sống đương đại của nhân dân Trung Quốc với nhiều phong cách khác nhau, của các tác giả thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hắc Long Giang, Hà Bắc, Giang Tô, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Bắc Kinh, Sơn Tây... Riêng đối với các tác phẩm tranh sơn của Trung Quốc, Hội đồng nghệ thuật đã chọn tặng 11 tranh được tặng giải thưởng mang tên “Phượng Hoàng” của các tác giả: Thạch Thát; Tiêu Lê; Tiêu Ngộ Tân;
  6. Dương Quốc Lâm; Nhâm Thụy Côn; Khúc Kiện (Hắc Long Giang); Trình Kỳ Tinh; Dương Quốc Phương; Hứa Lưu Võ; Diêu Khải; Tuyết Đảo (Phúc Kiến) và 25 tranh được bình chọn là tác phẩm ưu tú của các tác giả: Thang Chí Nghĩa; Lâm Thái Văn; Lưu Hiểu Kiệt; Lý Phỉ Phỉ; Lâm Hiểu Hằng; Giản Cầm Tú; Trịnh Vỹ; Vệ Quân (Phúc Kiến); Bắc Nguy; Từ Lóa; Lưu Quốc Lương (Hắc Long Giang); Trần Tư Hào; Chu Võ; Hoàng Thiết Vân: Đổng Yến Khang (Quảng Đông); Lý Mộng Hồng - Trần Xuyên; Chu Linh Sơn (Quảng Tây); Lý Phúc Thành (Hà Bắc); La Chấn Xuân (Giang Tô); Nhâm Hiểu Đông (Thiểm Tây); Lâm Văn Khiết (Trùng Khánh); Phạm Thiệu Huy (Hồ Bắc); Quách Thụy Khương (Sơn Tây); Trung Khanh (Bắc Kinh). Cả 36 tác phẩm được giải Phượng Hoàng và tác phẩm ưu tú đều đuợc chính quyền thành phố Hạ Môn sưu tập vĩnh viễn. Tại lễ khai mạc 11 tác giả được giải thưởng Phượng Hoàng tất cả đều là tác giả trẻ đã lên nhận giải thưởng. Điều đó cho thấy một thế hệ sáng tác tranh chất liệu sơn của Trung Quốc trẻ đang phát triển và phát triển. Chúng ta biết Trung Quốc có 30 Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW vậy mà nhìn vào các tác giả được giải thưởng ta thấy có tới 11 tỉnh thành, điều đó chứng tỏ trong những năm gần đây tranh sơn Trung Quốc đã phát triển rộng rãi trong cả nước chứ không chỉ ở Quảng Châu (Quảng Đông) và Bắc Kinh như vài chục năm trước. Nhiều tác phẩm tranh sơn Trung Quốc đều sử dụng chất liệu vỏ trứng một cách tinh xảo, kết hợp với mầu son, sơn đen để thể hiện tác phẩm. Bên cạnh những tranh mang đậm sắc thái Trung Quốc truyền thống mà
  7. chúng ta đều đã được biết qua các tác phẩm: sơn dầu, khắc gỗ, tranh giấy..., nhiều tác giả trẻ cũng đã tìm tòi những phong cách, ngôn ngữ hiện đại. Nhiều tác phẩm có kích thước lớn, thể hiện công phu, kỹ lưỡng. Trong lời giới thiệu triển lãm đã viết: “chúng ta đang ở thời kỳ phát triển mang tính lịch sử, công cuộc mở cửa đã đem lại cho sáng tác nghệ thuật sự đa dạng, đa hướng, sự giao lưu rộng rãi với thế giới... qua sự giao lưu này chúng ta tin tưởng tranh sơn hiện đại Trung Quốc – một nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa dân tộc – sẽ hội nhập cùng thế giới” tranh sơn mài Trung Quốc hiện đang được thể nghiệm về mặt kỹ thuật khác với chúng ta, đó là chất liệu nhựa sơn đã được “công nghiệp hóa”, sơn đã được trộn với mầu và đóng gói trong các hộp sắt như những hộp mực in. Khi vẽ pha loãng sơn bằng một loại hóa chất riêng mà không sử dụng dầu hỏa như chúng ta. Khi chúng tôi hỏi: vì sao không dùng dầu hỏa để pha sơn như ở Việt Nam, thì các bạn cho biết hiện nay ở Trung Quốc không bán dầu hỏa. Vì nhựa sơn đã được chế biến nên ít nhiều chúng tôi có cảm giác mặt tranh không được linh động và sâu như các tranh sơn mài Việt Nam. Tại triển lãm tranh sơn quốc tế Hạ Môn - Phúc Kiến lần thứ nhất, chính quyền thành phố và Cục Văn hóa thành phố Hạ Môn đã mời Việt Nam, Hàn Quốc tại triển lãm tranh sơn quốc tế Hạ Môn - Phúc Kiến lần thứ nhất, chính quyền Nhật Bản tham gia, tuy nhiên vì lời mời gấp nên Nhật Bản đã không kịp gửi tác phẩm đến. Ban tổ chức triển lãm đã mời Hội Mỹ thuật Việt Nam và trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh gửi tác phẩm tham gia triển lãm và chịu toàn bộ chi phí chuyên
  8. chở tác phẩm đi về. Việt Nam gửi tới triển lãm 38 tác phẩm trong đó Hội Mỹ thuật Việt Nam có 17 tác phẩm của các tác giả: Trần Khánh Chương, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Nghĩa Dậu, Nguyễn Đăng Dũng, Lê Trí Dũng, Lê Vân Hải, Công Kim Hoa, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Tường Linh, Nguyễn Phúc Lợi, Đỗ Thị Ninh, Trần Huy Quang, Trương Mai San, Trần Quang Thái, Lê Văn Thìn, Nguyễn Trà Vinh. Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có 21 tác phẩm của các tác giả: Dương Sen, Hoàng Lan Anh, Lưu Chí Trung, Lê Huy Cửu, Lê Xuân Chiểu, Lương Khánh Toàn, Lương Quốc Thắng, Nguyễn Bích Trâm, Nguyễn Dũng An, Tô Lan Thư, Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Thùy Hương, Văn Minh, Trần Bích Thủy, Tôn Thất Hải, Tôn Thất Liên, Trần Công Thái, Võ Nam. Phần lớn các tác phẩm có kích thước trung bình phản ánh những tìm tòi sáng tạo trong chất liệu sơn mài Việt Nam trong thời gian gần đây. Hàn Quốc gửi đến triển lãm 27 tác phẩm trong đó có: 11 tranh và 16 tác phẩm mỹ nghệ sơn mài. Đoàn họa sĩ Hàn Quốc cho biết chất liệu sơn mài ở Hàn Quốc mới được bắt đầu từ năm 1996 học từ các họa sĩ Trung Quốc. Vì vậy các tác phẩm tranh sơn của Hàn Quốc chưa có nhiều và đang ở bước tìm tòi thể nghiệm nên tính mỹ nghệ trang trí còn khá đậm nét trên các tác phẩm tranh sơn. Triển lãm tranh sơn quốc tế Hạ Môn - Phúc Kiến Trung Quốc năm 2007 cho thấy Hội Mỹ thuật Trung Quốc và các họa sĩ Trung Quốc
  9. đang có một chiến lược phát triển Hội họa chất liệu sơn (sơn mài). Chúng tôi được biết, Chính phủ Trung Quốc đã dành một công trình xây dựng mới phục vụ Olimpic - Bắc Kinh 2008 để làm bảo tàng “Đồ Sơn Trung Quốc” - trưng bày hiện vật 7000 năm lịch sử phát triển ngành sơn Trung Quốc cùng với các tác phẩm Mỹ thuật sơn hiện đại Trung Quốc - và sẽ được khai trương ngay sau khi Olimpic Bắc Kinh kết thúc tháng 8 năm 2008. Sau khi dự triển lãm tranh sơn quốc tế tại Hạ Môn - Phúc Kiến, Ban thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức cuộc họp các tác giả sáng tác tranh sơn mài ở Việt Nam và đang hướng tới một kế hoạch sáng tác tranh sơn mài Việt Nam với triển lãm tranh sơn mài vào cuối năm 2008 tại Hà Nội. Chúng ta hy vọng truyền thống tranh sơn mài Việt Nam sẽ được phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước. Trần Khánh Chương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2