intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đội ngũ giảng viên âm nhạc

Chia sẻ: Dinh Thien Bao Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

252
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn chung, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập, và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém là do còn thiếu một đội ngũ giảng viên đủ năng lực và trình độ để thực thi nhiệm vụ. Vì thế trong suốt thời gian qua, chất lượng giảng dạy của đại học tại Việt Nam, trong đó bao hàm cả chất lượng của giảng viên, được quan tâm và đề cập nhiều trong các Hội thảo về giáo dục cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đội ngũ giảng viên âm nhạc

  1. Một số suy nghĩ về việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc ở các trường Sư phạm hiện nay. Phạm Tuy ( ĐH PhạmVăn Đồng - Quảng Ngãi) I/ Tổng quan: 1/ Về đội ngũ giảng viên Cao đẳng - Đại học (CĐ-ĐH): Nhìn chung, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập, và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém là do còn thiếu một đội ngũ giảng viên đủ năng lực và trình độ để thực thi nhiệm vụ. Vì thế trong suốt thời gian qua, chất lượng giảng dạy của đại học tại Việt Nam, trong đó bao hàm cả chất lượng của giảng viên, được quan tâm và đề cập nhiều trong các Hội thảo về giáo dục cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nói về chất lượng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, GS Võ Tòng Xuân, Hiêụ trưởng ĐH An Giang có lần đã phát biểu: “Tình trạng giáo dục của Việt Nam nói chung là đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt chất lượng cán bộ giảng dạy… Hiện nay, hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là trong vòng 5 năm nữa phải đào tạo tới 10.000 tiến sĩ, nhưng đó là việc không tưởng, bởi vì chúng ta biết rằng đâu có đủ người có đủ điều kiện để đi học tiến sĩ như thế. Còn nếu đào tạo ở trong nước thì số tiến sĩ tiếp tục ra trường không có chất lượng”. Do chất lượng đội ngũ giảng dạy không đảm bảo đã dẫn đến chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng là hệ quả mang tính tất yếu. Nó càng trở nên trầm trọng hơn vào thời điểm Việt Nam mở cửa mời đầu tư nước ngoài vào như hiện nay, khiến nhiều nhà giáo dục, trong đó có nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Giáo sư Tương Lai mới đây cũng đã phàn nàn rằng chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay đang còn thấp, chưa đáp ứng nguyện vọng của người học và kỳ vọng của xã hội. Điều đó là có thật. Vì vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng có một giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và đầy trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên CĐ-ĐH của chúng ta. 2/ Về đội ngũ giảng viên âm nhạc: Đội ngũ giảng viên âm nhạc ở các trường Sư phạm (hoặc trường ĐH có khoa sư phạm) hiện nay cũng không nằm ngoài tình hình chung đó, có phần khiêm tốn hơn. Theo tôi được biết, giảng viên âm nhạc ở các trường Sư phạm phần nhiều chỉ mới có trình độ đại học, một số ít không đáng kể thạc sĩ ( phần lớn không rõ về chuyên ngành). Giảng viên âm nhạc tại khoa Sư phạm xã hội trường ĐH Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi cũng vậy, phần lớn được đào tạo từ Học viện âm nhạc Huế, một số khác từ các trường Đại học Sư phạm có khoa âm nhạc trong cả nước nên trình độ và khả năng không đồng đều. Những giảng viên được đào tạo chuyên ngành từ Học viện âm nhạc thì có chuyên môn vững,
  2. kỹ năng thực hành tốt nhưng còn hạn chế về phương pháp dạy học cho đối tượng người học là sinh viên sư phạm, bởi bị ảnh hưởng của cách dạy - học ở nhà trường chuyên nghiệp; ngược lại giảng viên âm nhạc tốt nghiệp từ các trường Sư phạm âm nhạc lại thiếu những kỹ năng cần thiết bởi thật sự họ không có được một chuyên ngành sâu ( ví dụ: Piano, Thanh nhạc, Sáng tác, Lý luận, v.v…) mà thực tiễn đào tạo giáo viên âm nhạc trong nhà trường Sư phạm rất cần. Đó là những bất cập rất lớn mà không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. Qua những vấn đề vừa nêu, tôi nhận thấy chúng ta cần có cái nhìn đầy đủ và thấu đáo để có thể có những giải pháp sáng láng, khả thi cho việc kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên âm nhạc, tạo nên một sự khởi sắc trong trong đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc trong nhà trường CĐ-ĐH của chúng ta hiện nay. II/ Một số giải pháp: Để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc trong các trường Sư phạm(hoặc trường ĐH có khoa Sư phạm), trong thời gian tới, tôi nghĩ cần có những giải pháp sau: 1/ Đào tạo chuyên môn: Việc đào tạo đội ngũ giảng viên phải mang tính căn cơ, lâu dài và cần có một lộ trình, không thể nôn nóng. Có một sự bất cập lớn trong đội ngũ giảng viên âm nhạc hiện nay là vấn đề bằng cấp. Phần lớn giảng viên âm nhạc chưa phải là thạc sĩ vẫn còn phổ biến chưa nói đến tiến sĩ thì quá xa xôi. ( do đặc thù chuyên ngành, thông thường muốn học xong bậc ĐH âm nhạc ít nhất phải mất khoảng 8-9 năm). Việc đào tạo sau đại học cho giảng viên âm nhạc còn quá nhiều khó khăn. Cả miền Trung - Tây nguyên cho đến hiện nay, không có một cơ sở nào đủ điều kiện để đào tạo sau đại học cả. Nhạc viện quốc gia Hà nội và Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ đào tạo nhỏ giọt nên cơ hội cho giảng viên âm nhạc đi học nâng cao trình độ là rất khó. Các chương trình dự án đào tạo giáo viên thì bỏ quên, không có nội dung nào cho các môn nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, thiết nghĩ phải có sự quan tâm của các cấp quản lý, đó là: o Bộ GD-ĐT: • Nhanh chóng đưa vào Chương trình dự án đào tạo sau đại học cho giảng viên âm nhạc ( như đã làm với giảng viên các môn học khác trong trường sư phạm). • Phân công, tạo điều kiện cho những đơn vị có khả năng tổ chức đào tạo sau đại học cho giảng viên loại hình này. o Các trường Sư phạm có sử dụng giảng viên âm nhạc: • Cử giảng viên đi học tập về chuyên môn theo chiến lược quy họach, đào tạo đội ngũ cán bộ của trường.
  3. • Tạo mọi điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí cho giảng viên đi học để đạt trình độ chuẩn hoá theo quy định. • Khuyến khích giảng viên đi học những chuyên ngành phù hợp với chương trình giảng dạy ở trường Sư phạm. • Thường xuyên tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng, giữ lại trường những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt và thành tích học tập xuất sắc để đào tạo thành giảng viên. • Kiên quyết thực hiện tuyển chọn giảng viên âm nhạc có chuyên ngành, có phẩm chất, năng lực, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm : Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Lực lượng nhà giáo nước ta hiện đang gặp khó khăn và bất cập ở tất cả các bậc học. Thời gian tới, các trường sư phạm phải là đầu tàu về đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy để kéo cả hệ thống giáo dục quốc dân đi lên. Trong thời gian qua, trường ĐH Phạm Văn Đồng đã rất tích cực tổ chức bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giảng viên của mình, đó là tín hiệu đáng mừng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Cần có những chương trình dài hơi, quy củ với sự tham gia điều hành có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Theo tôi, cần có các hình thức bồi dưỡng đa dạng linh hoạt như : bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng theo chuyên đề và đặc biệt là tự bồi dưỡng 2.1. Bồi dưỡng định kỳ: Nên có định kỳ bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, đặc biệt là PPDH hiện đại. Những nội dung bồi dưỡng phải được modul hóa, thiết thực, tạo nền tảng cho người học cơ sở để tiếp tục tự nghiên cứu vận dụng và sáng tạo trong dạy học. Thiết kế nội dung cần bám sát thực tiễn dạy - học rất sinh động đang diễn ra trong nhà trường hiện nay, tránh trường hợp bồi dưỡng chiếu lệ cho có, nặng về lý thuyết, ít hiệu quả. Đặc biệt chú trọng PPDH mới gắn với CNTT. 2.2. Bồi dưỡng theo chuyên đề: Những chuyên đề cần thiết thực giúp giảng viên nắm bắt, phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc. Cụ thể: -Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học môn âm nhạc. -Sử dụng các phần mềm âm nhạc trong dạy - học bộ môn v.v… 2.3. Tự bồi dưỡng:
  4. Ngoài sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp quản lý thì nỗ lực tự thân của mỗi giảng viên là hết sức quan trọng. Mỗi người phải có kế hoạch tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đó là : - Học tập về công nghệ thông tin và ngoại ngữ; - Trên cơ sở những nền tảng của Lý luận dạy học hiện đại, mỗi giảng viên phải biết tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo cái mới, áp dụng cái mới, đặc biệt là về PPDH; - Biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, đặc biệt là kinh nghiệm của những người đi trước. III/ Kết luận: Suốt trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, âm nhạc đã song hành cùng nhân dân ta trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nó có sức mạnh to lớn động viên nhân dân ta khi đau khổ cũng như khi chiến thắng ca khúc khải hoàn. Âm nhạc đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, một giá trị không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người, đặc biệt là trong giới trẻ. Âm nhạc trong nhà trường đã góp phần rất lớn trong bồi bổ tâm hồn thế hệ trẻ, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có kiến thức về khoa học công nghệ và cũng biết rung động trước vẻ đẹp của tự nhiên và đời sống. Việc giáo dục âm nhạc cho thế hệ trẻ là một việc nên làm, điều đó không có gì phải bàn cãi. Nhưng làm như thế nào có hiệu quả nhất là điều chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để có thể đem âm nhạc đến với các em một cách hiệu quả nhất. Muốn vậy, trước tiên cần đào tạo ra những người thầy có tâm huyết, có năng lực thực sự để có thể trực tiếp dạy âm nhạc ở các trường phổ thông. Tất nhiên trong quá trình đó cần có sự phối hợp của các cơ quan truyền thông, các thiết chế văn hóa xã hội,v.v… nhưng ở đây, vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Để có một đội ngũ giáo viên tốt, đáp ứng việc dạy học môn âm nhạc ở trường phổ thông, ngoài những tương tác sư phạm khác, trường Sư phạm cần phải có đội ngũ giảng viên âm nhạc có đủ năng lực, trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng được những vấn đề nêu trên. So với các ngành học khác trong các trường Sư phạm (hoặc trường ĐH có khoa Sư phạm), ngành học âm nhạc vẫn còn mới mẻ, đang đi những bước đầu tiên và cũng mới gặt hái những thành quả đầu tiên. Để những bước đi ấy thêm vững chãi, có được những thành quả to lớn hơn, chúng tôi mong các cấp quản lý cần có những chính sách, động thái tích cực, khả thi tạo điều kiện để chúng tôi - những giảng viên âm nhạc ở trường ĐH Phạm Văn Đồng, có cơ hội được học tập nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt việc dạy - học bộ môn cũng như thỏa mãn những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Quảng Ngãi, ngày 12/10/2009
  5. Ghi chú: Tham luận có sử dụng tư liệu của một số đồng nghiêp. Chân thành cảm ơn sự góp ý của các bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2