intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối phó thời khách giảm

Chia sẻ: Nguyen An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi giữa năm, các doanh nghiệp du lịch đã lo ngại dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ giảm trong những tháng cuối năm. Đến nay, dự báo này đã trở thành sự thật và cũng như lần sụt giảm khách do dịch SARS 2003, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa có những chiến lược hành động chung để đối phó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối phó thời khách giảm

  1. Đối phó thời khách giảm Hồi giữa năm, các doanh nghiệp du lịch đã lo ngại dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ giảm trong những tháng cuối năm. Đến nay, dự báo này đã trở thành sự thật và cũng như lần sụt giảm khách do dịch SARS 2003, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa có những chiến lược hành động chung để đối phó. Khách ít trong mùa đông khách Tháng 10, tháng bắt đầu của mùa đông khách quốc tế đến Việt Nam đã kết thúc nhưng hầu hết các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại TPHCM đều không đưa ra những con số khả quan như những năm trước. Hiện tại, chỉ có vài doanh nghiệp như Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, Bến Thành Tourist... cho biết tuy cũng rất lo ngại
  2. cho tình hình khó khăn sắp tới tuy hiện lượng khách vẫn tăng. Với rất nhiều công ty khác lượng khách đã giảm. Ông Nguyễn Việt Hùng, Tổng giám đốc của Fiditourist, cho biết chín tháng đầu năm lượng khách đã giảm đến 15% so với cùng kỳ năm trước. “Giá nhiên liệu tăng, giá dịch vụ cũng tăng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính đã làm cho khách giảm đi du lịch”, ông nói. Tại VITOURS, lượng khách đã giảm đến 40%. Ở Asian Trails, lượng khách của tháng 9 giảm đến 22%, tháng 10 có tăng một chút nhưng vẫn thấp hơn năm trước. Một doanh nghiệp chuyên về khách Nhật tại TPHCM thông báo, lượng khách của năm nay sẽ thấp hơn năm trước khoảng 16.000 lượt. Năm tới, có thể lượng khách của công ty này sẽ giảm từ 10-20%. Cũng tương tự như lữ hành, tình hình kinh doanh khách sạn cũng không nhộn nhịp như năm trước. Nếu như cùng thời điểm này vào năm ngoái, các công ty lữ hành phải đau đầu để tìm phòng
  3. khách sạn từ 3-5 sao cho khách thì năm nay mọi việc dễ hơn nhiều vì lượng khách đến ít hơn và khách MICE (khách du lịch kết hợp dự các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm), vốn là lượng khách được các khách sạn ưu ái, cũng đến không nhiều. Ông Đặng Duy Hải, Phó tổng giám đốc khách sạn New World, nói công suất phòng của tháng 10 chỉ đạt 68%, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với dự kiến. “Khó khăn còn có thể kéo dài đến nửa đầu năm sau. Năm nay, doanh số của chúng tôi sẽ thấp hơn năm ngoái,” ông nói. Tháng 10-2008 cũng là tháng đầu tiên trong suốt nhiều năm nay, lượng khách đến bằng đường hàng không của TPHCM giảm 4% so với tháng trước, chỉ đạt khoảng 101.030 lượt. Con số này là đáng lo ngại vì đa số khách quốc tế đến thành phố bằng đường hàng không, lượng khách đến bằng đường thủy và bộ chiếm tỷ lệ nhỏ và TPHCM là trung tâm du lịch chiếm đến trên 55% lượng khách quốc tế của cả nước.
  4. Trong cuộc trao đổi gần đây với TBKTSG, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhận định với tình hình khó khăn hiện tại thì ngành du lịch khó đạt chỉ tiêu đón khách quốc tế. Dự báo, lượng khách đến của cả năm chỉ đạt khoảng 4,6 triệu so với kế hoạch là từ 4,8-5 triệu lượt. Đối phó của doanh nghiệp Doanh nghiệp, mỗi nơi một cách phải tự vạch ra kịch bản riêng để chuẩn bị cho đợt suy thoái sắp tới. Thậm chí có công ty đang ngồi chờ khủng hoảng tài chính qua đi, rồi khách du lịch sẽ quay trở lại. “Ngay từ tháng 1 năm nay, chúng tôi đã lập kế hoạch để đối phó với khủng hoảng, thắt chặt quản lý để giảm chi phí điều hành và linh hoạt trong cách thức thu hút khách”, ông Hải của khách sạn New World nói.
  5. Kế hoạch này đã được khách sạn áp dụng trong vài tháng trở lại đây. Mọi chi phí điều hành được rà soát lại để cắt giảm những khoản không cần thiết. Giảm bớt việc thuê dịch vụ bên ngoài nếu nhân viên có thể thực hiện được. Khách sạn đã kêu gọi nhân viên nghỉ hết phép năm cũng như nghỉ không lương nếu có việc nhà cần giải quyết... Trước đây, khách sạn này tập trung cho lượng khách chính là Nhật, Mỹ, những đoàn khách hội họp lớn. Tuy nhiên, từ năm nay New World đã mở rộng ra quảng bá ở Singapore, Hồng Kông và nhắm đến những đoàn khách hội nghị nhỏ, chi phí thấp hơn. “Khó mà có thể thu hút những đoàn khách hội nghị lớn vì hầu hết các doanh nghiệp cũng lâm vào tình trạng phải cắt giảm chi phí. Chúng tôi đang nhắm đến những đoàn khách nhỏ hơn”, ông Hải nói. Đồng tình với nhận định này, bà Lê Hoàng Yến, Chủ tịch Tổng công ty Truyền thông Vina, cho biết đây cũng là thời điểm để chủ doanh nghiệp nhìn lại cách thức quản lý của mình. Trước đây, có
  6. thể do quá bận rộn với những hợp đồng mà giám đốc không có thời gian để ý đến hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Trong tình hình hiện tại, nhân viên phải làm việc hết công suất. Đội ngũ bán hàng cũng buộc phải mang về nhiều hợp đồng hơn nếu không muốn nghỉ việc. “Với một doanh nghiệp nhỏ thì cắt giảm một vài nhân viên làm việc không tốt đã có thể giải quyết được tiền thuê mướn mặt bằng, điện nước. Đây cũng là cách để giảm chi phí điều hành”, bà Yến nói. Hơn bao giờ hết, vấn đề phân khúc thị trường và tạo những sản phẩm tiết kiệm phù hợp với túi tiền của khách được các doanh nghiệp nhắm đến nhiều nhất. Ông Nguyễn Minh Quyền, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ lữ hành Bến Thành Tourist, cho biết vẫn làm tour cho khách châu Âu nhưng công ty đã làm thêm những tour dùng dịch vụ thấp hơn một chút, từ 2-3 sao so với cao cấp trước đây. Hoặc với tour trọn
  7. gói cao cấp thì độ dài có thể giảm bớt để khách vẫn có thể đi với chi phí thấp hơn. Bến Thành Tourist thì tìm cách mở rộng thị trường, chẳng hạn thu hút sinh viên đi các chương trình hè tuy giá bán thấp nhưng lại ở dài ngày hay quảng bá mạnh mẽ tour xe đạp ở đồng bằng sông Cửu Long... Tuy nhiên, theo nhận xét của doanh nghiệp này thì đây chỉ là những nỗ lực tự thân của doanh nghiệp để hạn chế giảm doanh thu. Nếu muốn tiếp thị, tạo sản phẩm cho cả điểm đến Việt Nam thì cần có sự hợp sức của cả doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hàng không và cơ quan quản lý ngành để có những chương trình lớn mang lại hiệu quả mà điều này hiện vẫn là điểm yếu của ngành du lịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2