intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi tên ngân hàng, “chuyện thường ngày ở huyện”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản đồ ngành ngân hàng Việt Nam mấy năm trở lại đây đang xuất hiện một “sự lạ”: một loạt các tên tuổi khá nổi từng gắn bó với khu vực nông nghiệp, nông thôn ví như Ngân hàng Nông thôn Ninh Bình, Ngân hàng Nông thôn Đồng Tháp Mười... tự dưng lần lượt biến mất. Trong khi đó, một loạt các tên tuổi mới với tên gọi “thời thượng” lại đột ngột xuất hiện, như G-Bank (Ngân hàng Cổ phần Toàn cầu), PG Bank (Ngân hàng Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, SHB (Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi tên ngân hàng, “chuyện thường ngày ở huyện”

  1. Đổi tên ngân hàng, “chuyện thường ngày ở huyện” Bản đồ ngành ngân hàng Việt Nam mấy năm trở lại đây đang xuất hiện một “sự lạ”: một loạt các tên tuổi khá nổi từng gắn bó với khu vực nông nghiệp, nông thôn ví như Ngân hàng Nông thôn Ninh Bình, Ngân hàng Nông thôn Đồng Tháp Mười... tự dưng lần lượt biến mất. Trong khi đó, một loạt các tên tuổi mới với tên gọi “thời thượng” lại đột ngột xuất hiện, như G-Bank (Ngân hàng Cổ phần Toàn cầu), PG Bank (Ngân hàng Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, SHB (Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội), Western Bank (Ngân hàng Cổ phần Miền Tây)... Sau khi tìm hiểu kỹ, người ta mới vỡ lẽ ra rằng chẳng có ngân hàng nào “chết”, cũng chẳng có ngân hàng nào mới (bởi thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cấp phép thành lập mới ngân hàng thương mại nào), mà thật ra đây chỉ là hiện tượng thay tên, đổi họ của một loạt các ngân hàng nông thôn để tái xuất dưới những thương hiệu mang dáng dấp thị thành khác mà thôi, kiểu như G-Bank tên trước đó là vốn là Ngân hàng Nông thôn Ninh Bình, PG Bank nguyên là Ngân hàng Nông thôn Đồng Tháp Mười, SHB vốn là Ngân hàng Nhơn Ái (Cần Thơ)... Có rất nhiều lý do nằm ở “hậu trường” khi một ngân hàng quyết định thay tên đổi hiệu. Theo một thành viên trong hội đồng quản trị của một ngân hàng có xuất thân từ nông thôn nay đang là một thương hiệu khá “hot” tại khu vực miền Bắc thì việc đổi tên giao dịch của các ngân hàng nông thôn là một việc tối quan trọng trong định hướng chiến lược và mở rộng phạm vi hoạt động của các ngân hàng, nhất là với phân khúc thị trường thành thị sôi động mà họ đang hướng tới.
  2. Vì vậy, các thương hiệu “quê mùa” không còn thích hợp với bối cảnh mới, cần mạnh dạn thay đổi! Thậm chí, đổi tên một lần vẫn chưa đủ, lại tiếp tục... đổi! Đó là trường hợp của Ngân hàng Cờ Đỏ sau lần đổi tên thứ nhất để chuyển lên đô thị thành Ngân hàng Cổ phần Miền Tây (Western Bank), sau đó lại tiếp tục đổi t ên thành... Ngân hàng PhươngTây. Hay đơn giản hơn như VPBank - Ngân hàng Ngoài quốc doanh - đổi tên bởi cái tên cũ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, khi khu vực tư nhân hiện nay đã chiếm đến 70% GDP; các ngân hàng đều chuyển hướng tập trung vào bán lẻ và khu vực kinh tế này, nên tên đó không còn tạo được sự khác biệt nữa! Ngoài lý do đổi tên để thay đổi vị trí địa lý, chiến lược phát triển, còn có một lý do khác: đằng sau việc thay tên họ là chuyện đổi chủ sở hữu các ngân hàng, hoặc một cổ đông lớn tăng tỷ lệ nắm giữ và chi phối các quyết định quan trọng. Khi đó chủ sở hữu mới không chỉ không muốn ngân hàng của mình mang một cái tên “thời thượng” mà cái tên đó còn là cách để họ áp đặt “dấu ấn cá nhân” lên khối tài sản đang sở hữu! Hiện ở Việt Nam đang có 3 xu h ướng chủ yếu để đặt tên ngân hàng: đặt tên mang đặc trưng về địa lý, vùng miền như Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Miền Tây...; đặt tên dựa trên lĩnh vực chủ yếu mà ngân hàng đó phục vụ như Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Nhà; đặt tên mang ý nghĩa biểu trưng và hàm ý rộng như Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Liên Việt... Tuy nhiên, liệu việc thay đổi tên gọi có giúp các ngân hàng nâng tầm được thương hiệu của mình? Trên thực tế tại Việt Nam, đa phần những ngân hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là những ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử phát triển tương đương, với thương hiệu và
  3. tên gọi truyền thống có bề dày nhiều thập kỷ, trong khi đó dấu ấn của hàng chục ngân hàng thương mại có qui mô nhỏ (và cũng là những đơn vị hay thay tên, đổi chủ) ra đời trong thời gian gần đây vẫn tỏ ra nhạt nhòa hơn. Ngoài ra, hiện hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đều kinh doanh các dịch vụ cơ bản như huy động vốn, dịch vụ, tín dụng na ná nhau, rất ít ngân hàng tạo dựng và cung cấp được cho các thượng đế những dịch vụ thế mạnh của riêng mình, điều mà mỗi ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã định vị ngay được từ đầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0