YOMEDIA
ADSENSE
Domain-Hosting part 3
98
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khái niệm về Domain Name/Web Hosting Domain Name (tên miền) Tên miền là một chuỗi ký tự được gán vào một máy tính và được tìm kiếm thông qua hệ thống “Domain Name System” (DNS).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Domain-Hosting part 3
- Khái niệm về Domain Name/Web Hosting Domain Name (tên miền) Tên miền là một chuỗi ký tự được gán vào một máy tính và được tìm kiếm thông qua hệ thống “Domain Name System” (DNS). Mỗi tên miền được gán cho chỉ một địa chỉ IP (nhưng một địa chỉ IP có thể có nhiều tên miền) và được lưu trữ bởi máy chủ DNS toàn cầu. Sở dĩ người ta phải sử dụng tên miền vì nó dễ nhớ và mang tính diễn đạt ý nghĩa so với địa chỉ IP. Một tên miền gồm có 2 phần: phần tên và phần đuôi. Phần tên có chiều dài từ 1 - 63 ký tự và phải là chữ cái, số hoặc dầu “-“. Phần đuôi là phần được quy định sẵn, để biểu thị cho lĩnh vực của website mà tên miền được gắn tới hoặc là quốc gia của nó. Cả 2 phần được gắn với nhau bởi dấu “.” Ví dụ: chongthamnhung.com Thì “chongthamnhung” là tên và “com” là đuôi. Các đuôi tên miền đang hiện hành: .biz .com .edu .gov .info .int .mil .name .net .org Các đuôi tên miền theo quốc gia: .ac .ad .ae .af .ag .ai .al .am .an .ao .aq .ar .as .at .au .aw .az .ba .bb .bd .be .b f .bg .bh .bi .bj .bm .bn .bo .br .bs .bt .bv .bw .by .bz .ca .cc .cd .cf .cg .ch .ci .ck .cl .cm .cn .co .cr .cu .cv .cx .cy .cz .de .dj .dk .dm .do .dz .ec .ee .eg .er . es .et .eu .fi .fj .fk .fm .fo .fr .ga .gd .ge .gf .gg .gh .gi .gl .gm .gn .gp .gq .gr .gs .gt .gu .gw .gy .hk .hm .hn .hr .ht .hu .id .ie .il .im .in .io .iq .ir .is .it .je .j m .jo .jp .ke .kg .kh .ki .km .kn .kr .kw .ky .kz .la .lb .lc .li .lk .lr .ls .lt .lu .lv .ly .ma .mc .md .mg .mh .mk .ml .mm .mn .mo .mp .mq .mr .ms .mt .mu .mv .mw .mx .my .mz .na .nc .ne .nf .ng .ni .nl .no .np .nr .nu .nz .om .pa .pe .pf . pg .ph .pk .pl .pm .pn .pr .ps .pt .pw .py .qa .re .ro .ru .rw .sa .sb .sc .sd .se .s g .sh .si .sk .sl .sm .sn .sr .st .sv .sy .sz .tc .td .tf .tg .th .tj .tk .tl .tm .tn .to .tr .tt .tv .tw .tz .ua .ug .uk .us .uy .uz .va .vc .ve .vg .vi .vn .vu .wf .ws .ye .yt . yu .za .zm .zw Dịch vụ Web Hosting
- Dịch vụ web hosting là một dạng của dịch vụ Internet hosting. Các nhà cung cấp web hosting sẽ cung cấp cho người dùng một phần đĩa cứng trên server của họ và đường truyền đến server đó. Người dùng có thể dùng những gì được cung cấp để lưu trữ một website mà website đó có thể được truy cập thông qua Internet. Các server phục vụ cho web hosting phải mang một IP tĩnh. Người sử dụng web hosting có thể tải các file của họ lên server thông qua giao thức FTP hoặc HTTP. Thường thì các nhà cung cấp hosting cũng cung cấp cả domain để tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng. Có một số dịch vụ cung cấp web hosting miễn phí, bù vào đó website của người dùng thường sẽ được thêm và các thông điệp quảng cáo cho dịch vụ của họ. Ngày nay, các web hosting thường hỗ trợ người dùng sử dụng các server script như PHP, ASP, Java và vài năm trở lại đây là sự nổi lên của Ruby và Python. Tùy theo quy mô của web site mà khách hàng cần một loại web hosting khác nhau. Nếu web site có quy mô nhỏ, người dùng chỉ cần dịch vụ “shared hosting”, với dịch vụ này, nhiều web site sẽ được lưu trữ trên cùng một server với cùng một IP. Người dùng có thể quản lý web site thông qua các phần mềm web-based như Plesk, Cpanel. Nếu website có quy mô trung bình – nhỏ, và yêu cầu nhiều tùy biến hơn, người dùng có thể chọn dịch vụ dedicated server. Với dịch vụ này, người dùng có nhiều quyền can thiệp vào hệ thống hơn, và website của họ sẽ có một IP riêng. Các website có quy mô vừa và lớn thường chọn giải pháp sử dụng một hoặc nhiều server riêng biệt cho hệ thống của mình. Tác giả: baby_learns_to_fly (Nguyễn Hải Nhật Huy); Y!M: php_mysql_2006 Khái niệm về Domain Name, Web Hosting Domain Name (tên miền) Khái niệm “tên miền” có nhiều nghĩa, tất cả đều liên quan đến: • một cái tên được người dùng nhập vào máy tính (như một phần tên trang Web hoặc các URL khác, hoặc một địa chỉ thư điện tử, v.v.) và sau đó sẽ được dò tìm trong Hệ thống Tên miền (DNS) toàn cầu để cung cấp (các) địa chỉ IP của cái tên đó cho máy tính. • sản phẩm được các công ty cung cấp tên miền cung cấp cho khách hàng của họ. • một cái tên được dò tìm trong hệ thống DNS vì những mục đích khác. Đôi khi chúng còn được gọi (sai) theo thói quen là “địa chỉ Web.” • Định nghĩa chính thức được cung cấp trong các tài liệu RFC định nghĩa hệ thống DNS. Tên miền là tên host (hostname, thỉnh thoảng gọi là sitename, tức tên nhận dạng không trùng lặp của một hệ thống máy tính có nối mạng), giúp người sử dụng ghi nhớ dễ hơn so với địa chỉ IP (vốn là chuỗi số phức tạp) của hệ thống đó. Chúng cho phép các dịch vụ
- bất kỳ chuyển đến một địa điểm khác (có địa chỉ IP khác) trên mạng Internet (hoặc liên khác). Mỗi chuỗi ký tự, số và dấu gạch nối giữa các dấu chấm được gọi là một nhãn (label) trong ngữ cảnh của Hệ thống Tên miền. Các nhãn hợp lệ phải tuân thủ những quy luật nhất định, đang được nới rộng dần theo thời gian. Thuở sơ khai, nhãn phải bắt đầu bằng một chữ cái, kết thúc với một chữ cái hoặc một chữ số; những ký tự ở giữa có thể là chữ cái, chữ số, hoặc dấu gạch nối. Mỗi nhãn có độ dài từ 1 tới 63 ký tự (tổng cộng). Chữ cái nằm trong phạm vi A-Z và a-z trong bảng mã ASCII; tên miền không phân biệt chữ hoa chữ thường. Về sau người ta cho phép nhãn bắt đầu bằng một chữ số (nhưng không cho phép toàn bộ tên miền là ký số), và cho phép nhãn chứa dấu gạch chân (underscore). Đây là những quy định bắt nguồn từ cách dò tìm trong hệ thống DNS. Một số tên miền ở cấp cao nhất còn bị ràng buộc bởi quy định chặt chẽ hơn, như độ dài tối thiểu phải lớn hơn. Tên miền đầy đủ (FQDN) đôi khi còn phải có một dấu chấm ở cuối. Bằng cách dịch các địa chỉ IP toàn số thành tên dễ nhớ, tên miền cho phép người dùng Internet dễ dàng định vị và truy cập trang Web. Ngoài ra, do có thể gán nhiều địa chỉ IP cho cùng một tên miền, và ngược lại, có thể gán nhiều tên miền cho cùng một địa chỉ IP, nên một server có thể đóng nhiều vai trò, và một vai trò lại có thể được chỉ định cho nhiều server. Thậm chí cũng có thể gán một địa chỉ IP cho nhiều server khác nhau. Ví dụ Ví dụ sau đây minh họa sự khác biệt giữa một URL (địa chỉ Web) với một tên miền: URL: http://www.example.com/ Tên miền: example.com Theo quy luật chung, địa chỉ IP và tên server có thể được hoán đổi với nhau. Đối với đa số dịch vụ Internet, server không thể biết được người dùng sử dụng cái tên nào. Tuy nhiên, sự quan tâm ngày càng lớn của con người với Internet cũng đồng nghĩa với việc số Website nhiều hơn hẳn server. Để đáp ứng nhu cầu người dùng, giao thức truyền siêu văn bản (HTTP) quy định máy khách phải thông báo cho serer biết nó đang sử dụng tên nào. Bằng cách này, một server chỉ với một địa chỉ IP có thể cung cấp nhiều site khác nhau cho nhiều tên miền khác nhau. Tính năng này gọi là virtual host, thường được các server chuyên cung cấp trang Web áp dụng. Ví dụ, server ở địa chỉ IP 192.0.34.166 quản lý cả 3 site này: example1.com example2.net example3.org Khi một yêu cầu (request) được thực hiện, dữ liệu tương ứng với tên miền được yêu cầu sẽ được cung cấp cho người dùng. Tên miền cấp cao nhất Mọi tên miền đều kết thúc với tên miền cấp cao nhất (TLD), thường thì đó hoặc là một danh sách gồm vài tên chung (ba ký tự trở lên), hoặc mã khu vực gồm hai ký tự dựa trên
- chuẩn ISO-3166 (có rất ít ngoại lệ, và code mới thỉnh thoảng lại được bổ sung). Tên miền cấp cao nhất đôi khi còn được gọi là tên miền cấp một. Các cấp tên miền khác Ngoài tên miền cấp 1, ta còn có tên miền cấp 2 (SLD). Đó là những cái tên nằm ngay bên trái cụm .com, .net, và các tên miền cấp 1 khác. Ví dụ, trong tên miền en.wikipedia.org, “wikipedia” là tên miền cấp 2. Tiếp theo là tên miền cấp 3, đứng ngay bên trái tên miền cấp 2 (en trong en.wikipedia.org). Hoạt động cấp tên miền ICANN (Công ty cung cấp tên và số trên Internet) là tổ chức chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý hệ thống tên miền. Cơ quan này quản lý tên miền gốc, ủy quyền mỗi tên miền cấp 1 cho một tổ chức đăng ký tên miền. Đối với các tên miền cấp 1 là mã quốc gia, việc đăng ký tên miền thường do chính quyền của quốc gia đó quyết định. Trong trường hợp này ICANN đóng vai trò tham vấn nhưng không được phép quy định những điều kiện và thỏa thuận về cách phân bố tên miền hoặc ai là người phân bố tên miền ấy trong phạm vi tên miền cấp 1 thuộc quốc gia cụ thể. Trái lại, các tên miền chung cấp cao nhất là do ICANN quản lý trực tiếp, có nghĩa mọi thỏa thuận và điều kiện sẽ được ICANN quy định cho các tổ chức cung cấp tên miền thuộc loại này. Các tên miền về lý thuyết có thể được coi giống như bất động sản, cũng chịu tác động rất lớn từ các hoạt động xây dựng chi nhánh, quảng cáo, v.v. trên mạng. Một số công ty đưa ra mức giá thấp, cực thấp, thậm chí miễn phí trong việc thuê miền, áp dụng nhiều mô hình khác nhau nhằm thu lại chi phí. Thông thường họ bắt buộc các miền cho thuê phải nằm trong khung hoặc cổng, xung quanh nội dung của người sử dụng miền là các mẩu quảng cáo đủ loại, và lợi nhuận thu được từ các thông tin quảng cáo này sẽ bù đắp chi phí cho nhà cung cấp. Khi hệ thống DNS mới được thiết lập, tên miền được đăng ký miễn phí. Mỗi chủ sở hữu tên miền có toàn quyền cho hoặc bán vô số tên miền con trực thuộc tên miền mà họ sở hữu, ví dụ chủ sở hữu tên miền example.edu có thể cung cấp các tên miền con như foo.example.edu hoặc foo.bar.example.edu. Sử dụng và lợi dụng Tên miền ngày càng trở nên hấp dẫn đối với thị trường, không chỉ vì những mục đích kỹ thuật như dự kiến ban đầu, chúng bắt đầu được sử dụng theo những cách thức khác hẳn cấu trúc dự định. Theo kế hoạch ban đầu, cấu trúc tên miền là một cấu trúc phân cấp chặt chẽ, trong đó cấp cao nhất biểu thị hình thái tổ chức (thương mại, chính quyền, v.v.), và các địa chỉ được lồng nhau xuống đến cấp thứ 3, thứ 4 hoặc sâu hơn nữa để biểu diễn một cấu trúc phức hợp, nơi mà các công ty con, chi nhánh, phòng ban của công ty cha chẳng hạn, sẽ có địa chỉ là tên miền con trực thuộc tên miền của công ty cha đó. Đồng thời, người ta dự định gán hostname cho các máy tính vật lý trên mạng, duy nhất một tên cho mỗi máy. Tuy nhiên, từ khi WWW bắt đầu phổ dụng, các nhà điều hành Website thường
- muốn có những địa chỉ dễ nhớ cho Website của họ, bất chấp tên đó có phù hợp với cấu trúc hay không; do đó, vì .com là tên miền cấp một phổ biến và dễ nhớ nhất, nên ngay cả các tổ chức phi thương mại cũng muốn đặt có .com trong địa chỉ Website của mình, và mọi Website đều muốn đăng ký tên miền cấp 2 ngay cả khi chúng chỉ là bộ phận của một tổ chức lớn hơn, mơi mà đúng ra phải là một miền con logic (chẳng hạn như abcnews.com thay vì news.abc.com).Một trang Website với địa chỉ http://www.example.org thường được quảng cáo không có phần “http://”, và trong đa số trường hợp, có thể truy cập chỉ bằng cách gõ “example.org” vào trình duyệt Web. Trường hợp tên miền .com, đôi khi chỉ cần gõ “example” là đã vào được Website ấy (tùy thuộc vào phiên bản và các xác lập cấu hình của trình duyệt, thường khác nhau ở cách trình duyệt diễn dịch những địa chỉ không hoàn chỉnh). Mức độ nổi tiếng của tên miền còn dẫn tới nạn lợi dụng các nhãn hiệu cầu chứng, mà những công ty nổi tiếng có quyền sử dụng các nhãn hiệu đó là nạn nhân. Tình trạng này gọi là cybersquatting: có kẻ đăng ký tên miền gần giống với nhãn hiệu cầu chứng nào đó của công ty nổi tiếng nào đó nhằm thu lợi từ số lượng khách bị thu hút bởi nhãn hiệu đó (do người dùng gõ nhầm địa chỉ chẳng hạn, hoặc do người dùng không biết rõ địa chỉ gốc mà vô tình lạc qua website có địa chỉ ăn theo). Để chống lại tệ nạn này, nhiều đạo luật và chính sách cho phép cưỡng bức chuyển nhượng những tên miền cố tình lợi dụng, tuy nhiên chính những đạo luật này đôi khi lại bị một số công ty lợi dụng để tranh giành tên miền với những chủ nhân miền có lý do hợp pháp để giữ lại tên miền của mình, chẳng hạn tên miền có chứa những từ chung, cũng như những nhãn hiệu trong một ngữ cảnh cụ theê3 Tên miền chung – rắc rối nảy sinh từ việc lựa chọn mất kiểm soát Trong một miền cấp 1 nào đó, các tổ chức hoặc cá nhân được toàn quyền chọn lựa tên miền chưa được sử dụng theo nguyên tắc người đăng ký trước được duyệt trứơc. Với những tên chung chung hoặc tên thông dụng, làm thế đôi khi dẫn đến việc sử dụng một tên miền không chính xác hoặc gây nhầm lẫn. Có thể nhìn thấy vấn nạn này ở việc sở hữu hoặc kiểm soát tên miền dành cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Một ví dụ minh họa, trong những năm gần đây, các liên hoan văn học (hội sách hoặc hội nghị các nhà văn) đang gia tăng mạnh mẽ về cả số lượng lẫn quy mô ở khắp nơi trên thế giới. Hiện tại thì tên miền chung literary.org đang có sẵn, có thể được một đơn vị tổ chức liên hoan văn học bất kỳ đăng ký nếu họ là người nộp đơn đầu tiên, ngay cả khi tổ chức đó còn rất non trẻ hoặc chưa có uy tín. Một số người chỉ trích cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu để dành những tên miền chung như thế cho các liên hoan mang tầm cỡ châu lục hoặc thế giới. Những tranh cãi tương tự, liên quan đến những tên miền phi thương mại, cũng đang ngày càng gia tăng. Các tên miền độc đáo Do sự hiếm hoi của các tên miền một từ, nhiều tên miền khác lạ và độc đáo đã trở nên nổi tiếng. Chúng sử dụng tên miền cấp 1 như một phần trong tên hiệu của Website. Hai tên miền nổi tiếng thuộc dạng này là del.icio.us và blo.gs, đọc là “delicious” và “blogs.”
- Các tên miền độc đáo còn được tận dụng để tạo nên những địa chỉ email độc đáo. Hai ví dụ (không có thật) của hộp thư mang tên ‘James’: j@m.es và j@mes.com sử dụng hai tên miền m.es (dựa trên tên miền cấp 1 .es của Tây Ban Nha), và tên miền mes.com. Những vụ bán lại tên miền nhằm mục đích thương mại Hiệu quả thương mại của những tên miền nổi tiếng biến chúng thành mặt hàng béo bở trên thị trường mua bán tên miền đang hoạt động ngày càng nhộn nhịp trong thập niên cuối thế kỷ 20. Một số tên miền nhất định, đặc biệt là những tên miền liên quan đến thương mại, cờ bạc, khiêu dâm, và nhiều lĩnh vực sinh lợi lớn khác trong thế giới kinh doanh qua mạng được các tổ chức và nhà môi giới săn lùng ráo riết do giá trị vô hình của chúng trong việc hấp dẫn khách hàng. Thực tế là tên miền đắt giá nhất được bán lại cho đến nay, theo sách Kỷ lục Thế giới, là tên miền business.com, được bán lại vào năm 1999 với giá 7,5 triệu đô-la. Một tên miền đắt giá khác, sex.com, đã bị đánh cắp từ chủ sở hữu hợp pháp của nó qua một văn bản giao dịch giả mạo gửi qua fax. Trong thời kỳ đỉnh cao của kỷ nguyên “chấm com”, tên miền này mang lại lợi nhuận hàng triệu đô-la tiền quảng cáo mỗi tháng từ số lượng lớn khách viếng thăm mỗi ngày. Đã từng có hai vụ kiện nổi tiếng và kéo dài ở Hoa Kỳ về tranh chấp tên miền, với một bị đơn là kẻ đánh cắp tên miền và bị đơn còn lại là công ty đăng ký tên miền VeriSign. Trong vụ Kremen kiện công ty Network Solutions, tòa án đã xử thắng cho nguyên đơn, dẫn tới một phán quyết chưa từng có tiền lệ: coi tên miền đã được phân loại như một dạng tài sản và do đó cũng được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật. Năm 1999, công ty Microsoft đã đổi tên miền đáng giá Bob.com cho nhà môi giới Bob Kerstein lấy tên miền Windows2000.com, vốn là tên hệ điều hành mới của họa1 Một trong những lý do khiến tên miền có giá trị là ngay cả khi không được quảng cáo hoặc tiếp thị, chúng vẫn thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến các loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó; họ chỉ việc gõ vào ô tìm kiếm những cái tên chung chung. Hơn thế nữa, những cái tên chung như movies.com hoặc Books.com cực kỳ dễ nhớ đối với các khách hàng tiềm năng, gia tăng khả năng họ sẽ quay lại và trở thành khách hàng thân thếit. Mặc dù thị trường tên miền hiện nay không thể nào so sánh với thời điểm hoàng kim của các doanh nghiệp “chấm com,” nhưng đó vẫn là thị trường mạnh và một lần nữa đang tăng trưởng nhanh chóng. Mỗi năm hàng chục triệu đô-la được trao tay trong thị trường tên miền. Một số lượng lớn tên miền đã đăng ký mất hiệu lực bị xóa mỗi năm. Bình quân mỗi ngày có 25.000 tên miền bị xóa. Trách nhiệm của người mua Luôn luôn phải thận trọng khi đăng ký tên miền: hệ thống DNS không phân biệt chữ hoa chữ thường khiến tên miền đôi khi bị hiểu lầm hoặc trở nên khó hiểu khi các trình duyệt Web tự động chuyển chúng thành chữ thường. Who Represents, cơ sở dữ liệu của các nghệ sĩ đã chọn tên miền whorepresents.com (chữ “whore” tiếng Anh nghĩa là “gái điếm”); hoặc một mạng lưới trị liệu y tế cho rằng therapistfinder.com là tên miền phù
- hợp (“therapist” là “nhà trị liệu”, nhưng “the rapist” là “kẻ hiếp dâm”); công ty sản xuất bút theo đơn đặt hàng Pen Island đăng ký tên miền penisland.com (“penis” nghĩa là “dương vật”); Experts Exchange, một trang Web dành cho lập trình viên, đã sử dụng tên miền expertsexchange.com trong một thời gian dài. Trong những trường hợp như vậy, cách đọc đúng có thể được minh định bằng dấu gạch nối, cụ thể như expertsexchange.com đã được thay bằng tên miền experts-exchange.com. Hệ thống DNS không phân biệt chữ hoa chữ thường, nên cũng có thể làm rõ tên những Website như thế bằng cách quảng cáo chúng với chữ hoa viết đúng chỗ, cụ thể như TherapistFinder.com. DỊCH VỤ WEB HOSTING Dịch vụ Web host là hình thức dịch vụ host trên Internet, cung cấp cho các cá nhân, tổ chức và người sử dụng những hệ thống trực tuyến (trên mạng) để lưu trữ thông tin, hình ảnh, video, hoặc bất kỳ nội dung nào khác có thể truy cập qua Web. Web host là các công ty chuyên cung cấp chỗ (dung lượng) trên server của họ cho khách hàng sử dụng, đồng thời cung cấp kết nối Internet, thường trong một trung tâm dữ liệu. Các Web host còn có thể cung cấp không gian ở trung tâm dữ liệu và kết nối Internet đến các server không thuộc sở hữu của họ. Phạm vi dịch vụ Phạm vi của các dịch vụ host rất rộng. Cơ bản nhất là host trang Web và những tập tin nhỏ, với các tập tin được upload lên server thông qua giao thức FTP hoặc một giao diện Web. Các tập tin thường được cung ứng “nguyên trạng” cho ứng dụng Web, hoặc chỉ được xử lý rất ít. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp dịch vụ này miễn phí cho khách hàng của họ. Người dùng còn có thể sử dụng dịch vụ Web host do nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác cung cấp. Dịch vụ Web host thường miễn phí, có kèm theo quảng cáo hoặc có giá rẻ. Dịch vụ Web host thông thường chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của các trang chủ cá nhân. Một Web site phức tạp đòi hỏi một gói dịch vụ toàn diện hơn, cung cấp khả năng hỗ trợ cơ sở dữ liệu và các hệ nền phát triển ứng dụng (như PHP, Java, ASP.NET). Những tính năng này cho phép người dùng viết hoặc cài đặt script cho các ứng dụng như diễn đàn hay quản lý nội dung. Các Web site thương mại điện tử còn đòi hỏi mã hóa SSL. Nhà cung cấp dịch vụ host có thể còn cung cấp một bảng điều khiển giao diện Web (Cpanel, Helm, Plesk, ví dụ thế) để quản lý Web server và cài đặt script cũng như các dịch vụ khác, chẳng hạn e-mail. Gần đây các bảng điều khiển hoặc giao diện Web này gây ra nhiều cuộc tranh cãi khi Web.com tuyên bố công ty này được độc quyền về công nghệ host với 19 phát minh của mình. Hostopia, một công ty host sỉ lớn, gần đây đã mua quyền sử dụng công nghệ của Web.com với giá 10% lợi tức host lẻ. Web.com cũng đã kiện công ty Godaddy vì xâm phạm các phát minh độc quyền đó.
- Một số nhà cung cấp dịch vụ host tập trung vào một phần mềm hoặc dịch vụ nhất định (ví dụ như thương mại điện tử). Những phần mềm hay dịch vụ này thường do các công ty lớn hơn sử dụng để tận dụng kiến trúc hạ tầng mạng của công ty cung cấp dịch vụ host. Mức độ tin cậy và thời gian phục vụ của dịch vụ host Hosting uptime là thời gian mà dịch vụ host ở tình trạng khả dụng cho phép khách hàng truy cập. Các nhà cung cấp dịch vụ host luôn nhắm tới mục tiêu uptime 100%, nhưng nhu cầu khởi động lại hoặc bảo trì server luôn luôn tồn tại, do đó mục tiêu uptime 100% gần như là điều bất khả thi. Tuyên bố thường thấy ngày nay là “server uptime 99 hoặc 99,9%”, tuy nhiên khoảng cách giữa hai tỉ lệ này đã là 80 giờ ngưng phục vụ mỗi năm. Uptime 99% nghĩa là server ngưng phục vụ khoảng 87 giờ mỗi năm. Các loại dịch vụ host Sau đây là những dịch vụ giới hạn trong phạm vi ứng dụng Web: • Dịch vụ Web host miễn phí: Miễn phí, (đôi khi) chấp nhận quảng cáo, và cực kỳ hạn chế khi so sánh với dịch vụ host có thu phí. • Dịch vụ Web host dùng chung: Website của bạn được đặt chung server với hàng trăm Web site khác. • Dịch vụ host dành riêng: Người sử dụng thuê trọn Web server và có toàn quyền điều khiển nó, tuy nhiên, người sử dụng không sở hữu server. • Dịch vụ host hỗ trợ: Tương tự dịch vụ host dành riêng, nhưng người sử dụng sở hữu server; công ty host chỉ cung cấp chỗ (không gian vật lý) để lắp đặt và bảo trì server. Đây là loại dịch vụ Web host mạnh nhất và đắt tiền nhất. • Server ảo dành riêng: Chia một server thành nhiều server ảo, mỗi người dùng có cảm tưởng như họ đang quản lý server dành riêng cho họ, nhưng thât ra họ đang chia sẻ server với nhiều người dùng khác. • Web host lẻ: Cho phép khách hàng cung cấp dịch vụ Web host cho chính họ. • Host phân bổ: Sử dụng nhiều server lưu trữ cùng một nội dung để tận dụng tài nguyên tốt hơn. Một số dịch vụ Web cụ thể: • Dịch vụ lưu trữ tập tin: không lưu trữ trang Web mà là các tập tin • Dịch vụ lưu trữ hình ảnh • Dịch vụ lưu trữ video • Dịch vụ lưu trữ blog • Dịch vụ lưu trữ công cộng (như yousendit hay myfilehut vậy) Sử dụng dịch vụ host Dịch vụ Web host thường được cung cấp như một phần của dịch vụ truy cập Internet chung; có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ miễn phí và có thu phí cung cấp các dịch vụ này. Khách hàng cần cân nhắc các yêu cầu của ứng dụng để lựa chọn loại dịch vụ host phù hợp, trong đó có yêu cầu về phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm viết mã, và hệ
- điều hành. Đa số nhà cung cấp dịch vụ host cung ứng dịch vụ host chạy trên nền Linux, cung cấp rất nhiều phần mềm khác nhau. Cấu hình tiêu biểu cho môt server Linux là hệ nền LAMP: Linux, Apache, MySQL, và PHP/Perl/Python. Các gói dịch vụ Web host thường bao gồm một Hệ thống Quản lý Nội dung Web, giúp người dùng trực tiếp không phải lo lắng đến các vấn đề kỹ thuật. DỊCH VỤ WEB HOSTING DÙNG CHUNG Dịch vụ host dùng chung (cũng có thể hiểu là chia sẻ), hay còn gọi là dịch vụ host ảo, là một hình thức của dịch vụ Web host trong đó nhiều bản (instance có nghĩa gần như copy) của cùng dịch vụ Web được lưu trữ trên một server (vật lý) duy nhất. Thông thường đây là lựa chọn kinh tế nhất vì có nhiều người dùng cùng nhau chia sẻ tổng phí bảo trì server. Mô tả Dịch vụ host phải có tính năng quản lý hệ thống vì nó được nhiều người dùng chung; đây là một thuận lợi đối với những người không muốn nhúng tay vào công việc này, nhưng là một trở ngại đối với những người dùng trình độ cao muốn nắm nhiều quyền kiểm soát hơn. Các dịch vụ host dùng chung thường sử dụng một bảng điều khiển dựa trên giao diện Web, như Interland, cPanel, DirectAdmin, Plesk, Helm, H-sphere, Ensim, Sphera, v.v. (Đoạn kế tiếp đã dịch, xem ở trên). Với hình thức host dùng chung, nhà cung cấp dịch vụ thường chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì server, cài đặt phần mềm server, cập nhật bảo mật và các dịch vụ khác. Các server thường chạy hệ điều hành Linux vì nhiều sản phẩm bảng điều khiển (xem phần trên) được thiết kế dành cho Linux. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ còn cung cấp giải pháp dựa trên hệ điều hành Microsoft Windows. Ví dụ như bảng điều khiển Plesk có hai phiên bản – một cho Linux và một cho Windows, cả hai đều có giao diện và chức năng rất giống nhau, ngoại trừ những khác biệt cụ thể tùy theo hệ điều hành (ví dụ như hỗ trợ ASP.NET, hoặc Microsoft SQL Server trên Windows). Chỉ tính trong nội bộ nước Mỹ đã có hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ host dùng chung, dàn trải trên nhiều phạm vi và tầm cỡ khác nhau, từ các công ty thiết kế nhỏ tới các nhà cung cấp dịch vụ trị giá nhiều triệu đô-la, với hàng trăm ngàn khách hàng. Một thị phần lớn trong thị trường host dùng chung được phát triển thông qua các chương trình quảng cáo trả tiền theo số lần nhấp chuột (PPC) hoặc quảng cáo liên kết. Dịch vụ host dùng chung còn có thể được thực hiện một cách riêng tư thông qua việc chia sẻ chi phí dành cho server qua một trung tâm hỗ trợ; đây gọi là hình thức host hợp tác. Thực hiện Web host dùng chung có thể được thực hiện theo hai cách: dựa theo tên và dựa theo IP.
- Dựa theo tên Trong dịch vụ host ảo dựa theo tên, còn gọi là host dùng chung IP, nhà cung cấp dịch vụ host ảo phục vụ nhiều tên host (tên miền) khác nhau trên một server với một địa chỉ IP duy nhất. Khi một trình duyệt Web yêu cầu truy cập một tài nguyên nào đó từ một Web server qua giao thức HTTP/1.1, nó gộp luôn tên host (tên miền) cụ thể vào yêu cầu. Server sẽ sử dụng thông tin này để quyết định hiển thị Website nào cho người dùng. Dựa theo IP Trong dịch vụ host ảo dựa theo IP, còn gọi là dịch vụ host IP dành riêng, mỗi host (máy tính vật lý) có một địa chỉ IP khác nhau. Web server được cấu hình với nhiều giao diện mạng vật lý, hoặc nhiều giao diện mạng ảo trên cùng một giao diện vật lý. Phần mềm Web server sử dụng địa chỉ IP mà máy khách kết nối đến để quyết định truy xuất Web site nào cho người sử dụng. Nhược điểm Hình thức host ảo dựa theo tên có một số bất tiện: · Không phục vụ được những trình duyệt không gửi tên host trong các yêu cầu. Đó là trường hợp của các trình duyệt sử dụng giao thức HTTP/1.0 phiên bản cũ, không tích hợp các tính năng về host của giao thức HTTP/1.1. · Không hỗ trợ hoàn hảo các trang Web bảo mật (HTTPS). Mọi host ảo sử dụng chung địa chỉ IP phải dùng chung một chứng nhận số. Đó là vì tiến trình bắt tay của SSL/TLS diễn ra trước khi tên host được gửi tới server. Do đó server không biết phải sử dụng khóa mật mã nào khi có kết nối được thiết lập. Phần mở rộng của giao thức TLS, thuộc RFC 3546 (Transport Layer Security (TLS) Extensions), định rõ phương thức cho phép máy khách đưa tên host yêu cầu vào tiến trình bắt tay, nhưng hiện tại điều luật này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. · Nếu DNS bị trục trặc, sẽ rất khó sử dụng một Website được host ảo theo tên. Thông thường trong trường hợp này, người dùng có thể quay lại sử dụng địa chỉ IP để liên lạc với hệ thống, như trong http://12.34.56.78/. Tuy nhiên, trình duyệt Web sẽ không biết phải gửi tên host nào cho server, nhưng một dịch vụ host ảo dựa theo tên thì bắt buộc phải có. Tác giả: Anh Huỳnh Hiếu, GV trường THPT Trương Định - Tiền Giang ( Y!M: mr.huynhhieu)
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn