intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đón lấy thoáng sáng tự nhiên

Chia sẻ: Tran Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôi nhà thích nghi, hoà hợp với môi trường tự nhiên, ngoài ứng dụng các vật liệu chuyên dụng, theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu còn phải quan tâm đến cấu trúc và dây chuyền hợp lý. Ngôi nhà có thiết kế tốt nhất về công năng sử dụng là thân thiện với môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng năng lượng điện. Có nhiều đất đai thì không khó để kiến tạo như ý, nhưng trong điều kiện diện tích eo hẹp hay nhà ống ở phố thị sẽ gay go hơn. Tuy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đón lấy thoáng sáng tự nhiên

  1. Đón lấy thoáng sáng tự nhiên Ngôi nhà thích nghi, hoà hợp với môi trường tự nhiên, ngoài ứng dụng các vật liệu chuyên dụng, theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu còn phải quan tâm đến cấu trúc và dây chuyền hợp lý. Ngôi nhà có thiết kế tốt nhất về công năng sử dụng là thân thiện với môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng năng lượng điện. Có nhiều đất đai thì không khó để kiến tạo như ý, nhưng trong điều kiện diện tích eo hẹp hay nhà ống ở phố thị sẽ gay go hơn. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp nhất định để đón lấy được nguồn sáng thoáng tự nhiên Vận hành trong đối lưu không khí Qua thực tiễn, nhiều người xác nhận, “vào những ngôi nhà thời tây lúc nào cũng thấy mát mẻ!”. Bởi những villa thời đó thường có không gian rộng, vườn cây cao
  2. bóng mát, nền cao. Và quan trọng hơn là xây tường dày 30 – 40cm để cản sức nóng xứ nhiệt đới; trổ cửa và ô thông gió lá sách nhiều cho đối lưu không khí – cửa lá sách là loại cửa “thông minh” nhất; và luôn tạo khoảng lùi, khoảng không gian đệm (hành lang) để đón gió lùa, lưu thoát không khí tự nhiên. Có thể chỉ chừng đó đã đủ cho ngôi nhà thoáng mát mà không cần thiết phải dùng máy lạnh, quạt máy. Không riêng villa, nhà cư xá, mà nhà liên kế xây cách nay chừng 70 – 80 năm trước cũng xây tường dày, có khoảng hành lang đệm và luôn có sân trời ở đoạn giữa nhà. Sân trời mà nay thế hẹp trong nhà ống gọi là giếng trời thường nằm phân cách nhà trên – phòng khách, sinh hoạt, ngủ với nhà dưới – bếp ăn, vệ sinh... Chính sân trời hay giếng trời này là nơi lưu thoát không khí hiệu quả với xu hướng không khí đi ngang và hút lên. Trong nhà ống nếu tổ chức tốt, đúng, hợp lý thì giếng trời sẽ giải quyết tốt việc đối lưu không khí và lấy được nguồn sáng tự nhiên. Trong điều kiện có thể mở được nhiều cửa sổ, ô thông gió càng tốt, nhưng theo kỹ sư Nguyễn Văn Bắc, có những hướng nên tránh trổ cửa, tuỳ theo địa hình từng vùng miền. Thông thường, miền Bắc né gió bấc; miền Trung né gió hướng tây – gió Lào; miền Nam, gió hướng nam là tốt nhất, dễ chịu và mát, nhà hướng chính nam bao giờ cũng có giá hơn. Sức nóng truyền dẫn vào nhà qua ba hướng, đối lưu nhiệt ở những hệ thống thông gió, dẫn nhiệt trực tiếp và bức xạ nhiệt thông qua mái, tường... Những hệ quả này đều có thể khắc phục, kỹ sư Bắc cho rằng, dù nhà ống hay diện tích nhỏ cũng không nên vì cần quá những không gian sử dụng chính mà bỏ đi không gian phụ như giếng trời. Nó là khoảng thông để thoát khí và lấy sáng thuận lợi. Muốn có gió lùa trao đổi không khí trong nhà phải mở cửa. Không thể để tình trạng cửa kính đóng bít vì gió sẽ không lọt vào được, việc trao đổi không khí sẽ không hình thành. Nhiều trường hợp, trổ giếng trời, mái giếng lợp tôn trong hay kính lấy sáng nhưng bít bùng thì không khí cũng sẽ không thoát ra được. Có thể thiết kế lam thông gió quanh thành giếng hay mái giếng phải có khoảng hở với thành giếng –
  3. tựa như nắp chụp ống khói, khi đó mới thực sự có hiệu quả. Vật liệu kháng nhiệt và cấu trúc hợp lý Dẫn nhiệt trực tiếp từ hệ mái xuống là áp lực lớn làm nóng các không gian dưới mái. Trên mái đúc bằng có thể sử dụng gạch bọng (hourdis) dán lên trước khi trải vữa; hoặc xây những đường gạch cao khoảng 30cm, gác những tấm đan lên để tạo khoảng trống thoát khí giữa mái bằng và lớp vữa hay đan. Kỹ sư Nguyễn Văn Đực cho rằng, nên làm sân trồng cây xanh ngay trên mái đúc bằng, tạo trường âm, bóng mát cho sân thượng. Thậm chí, có thể tổ chức hồ nước thấp trên mái bằng để giải nhiệt, bố trí chỗ giặt giũ ngay trên sân này và xả nước ra hồ thấp. “Như vậy, kết cấu bê tông sẽ cân bằng không bị co nhót gây nứt, thấm; mặt khác làm mát không gian dưới mái”, kỹ sư Đực nói. Với mái ngói, tôn... có thể sử dụng tấm nhôm túi khí, bông thuỷ tinh lót dưới mái hay trải trên trần la phông để cách nhiệt. Lưu ý, nhiều công trình mái dốc, bên trong đóng trần nhưng khoảng không gian áp mái này lại không có những ô thông gió, đối lưu nhiệt nên càng gây nóng hầm, mất tác dụng giải nhiệt. Để cản nhiệt lượng truyền dẫn từ vách, nhất là hướng tây có thể dùng tấm nhôm dán vào giữa hai lớp tường xây 20cm hay dùng tôn tráng nhôm để phản quang; sơn chống nóng phủ mặt ngoài cũng hạn chế được phần nào nhiệt năng hấp thụ lên tường. Khi cần lấy sáng có thể thiết kế vách kính cường lực hai lớp hút chân không, kính cường lực phản quang hay kính cường lực chống tia tử ngoại để “bảo vệ” – cách ly nhiệt lượng ập từ ngoài vào nhà. Ngôi nhà thích nghi, hoà hợp với môi trường tự nhiên, ngoài ứng dụng các vật liệu chuyên dụng, theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu còn phải quan tâm đến cấu trúc và dây chuyền hợp lý. Ở đó, cần phân bố không gian, phòng ốc và giao thông hợp lý, ngắn gọn. Tất cả các phòng đều phải có sự thông thoáng tự nhiên. Phân bố tỷ lệ
  4. diện tích sử dụng chính và phụ thích hợp. Ngoài ra, còn phải nương vào những điều kiện chung quanh để tránh những hướng bất lợi, chọn hướng gió tốt và tận dụng không gian để trồng cây xanh hay tạo hồ nước... Sử dụng sắc màu sáng, lạnh cũng tạo không gian dịu dàng, thoáng hơn so với màu tối, màu nóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2