Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 21
lượt xem 10
download
Quân Sơn-nhung tức là nước Linh-Chi , phía Tây giáp nước Yên , phía Đông Bắc giáp với Tề và Lỗ. Chúa nước Linh-chi ỷ mình là nơi hiểmđịa, không ai dám xâm lấn nên chẳng chịu tùng phục ai, lại còn phá phách nhiều nơi, cướp bóc của cãi . Trước đây, đã một lần xâm lấn nước Tề, bị Thế-tử Hốt nước Trịnh, đem binh giúp Tề đánh một trận phải lui về . Nay nghe nước Tề làm bá chủ, nên cử đại binh sang đánh nước Yên, mục đích làm cho nước Yên sợ oai...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 21
- Đông Châu Liệt Quốc Hồi 21 Quản-trọng đoán thần Du-nhi Tề-hầu đánh nước Cô-trúc Quân Sơn-nhung tức là nước Linh-Chi , phía Tây giáp nước Yên , phía Đông Bắc giáp với Tề và Lỗ. Chúa nước Linh-chi ỷ mình là nơi hiểm- địa, không ai dám xâm lấn nên chẳng chịu tùng phục ai, lại còn phá phách nhiều nơi, cướp bóc của cãi . Trước đây, đã một lần xâm lấn nước Tề, bị Thế-tử Hốt nước Trịnh, đem binh giúp Tề đánh một trận phải lui về . Nay nghe nước Tề làm bá chủ, nên cử đại binh sang đánh nước Yên, mục đích làm cho nước Yên sợ oai mình, không dám tùng phục Tề nữa .
- Nước Yên cự không lại, phải sai sứ sang Tề cầu cứu . Tề hoàn-công hay tin hỏi Quản-trọng : - Nước Yên bị giặc Sơn-nhung xâm lấn, ta phải làm cách nào để cứu nước Yên . Quản-trọng nói : - Yên là một nước trong hội minh chủ, nay đã cầu cứu thì không bỏ qua được. Vả lại, quân Sơn-Nhung lâu nay không tùng-phục nhà Châu, ta cũng nên mượn cớ mà đem quân chinh phạt. Tề hoàn-công nhậm lời, kiểm điểm binh mã kéo đi . Khi qua đến sông Tề-thức thuộc địa giới nước Lỗ, Lỗ trang-công thân hành đến nơi tiếp đón, làm tiệc đãi đằng. Lỗ trang-công nói : - Minh công đánh được quân Sơn-nhung chẳng những nước Yên đội ơn, mà nước Lỗ tôi cũng lấy làm toại nguyện . Vậy xin Minh-công cho tôi được đem quân giúp sức. Tề hoàn-công nói :
- - Tôi không dám làm phiền Hiền hầu đến những nơi hiểm-địa ấy . Nếu tôi không thắng được sẽ cần đến sự giúp đỡ của Hiền-hầu cũng chẳng muộn. Nói xong từ biệt Lỗ trang-công kéo quân đi . Lúc ấy Chúa nước Linh-chi tên Mật-lư , đem quân quấy nhiễu nước Yên đã hai tháng rồi, cướp bóc của cải, bắt đàn bà, con gái không biết bao nhiêu mà kể . Nay nghe tin binh Tề đến cứu, bèn lật đật rút lui về nước. Tề hoàn-Công đem binh đến nơi . Yên trang-Công khai thành nghinh tiếp, và tạ ơn khó nhọc đã đem binh đến cứu . Quản-trọng nói : - Quân Sơn-nhung chưa thua mà kéo về, nếu quân ta trở về ắt chúng lại đến phá rối nữa . Bây giờ phải thừa thế thẳng đến nội địa mà đánh mới dứt hậu hoạn được. Tề hoàn-công khen phải, truyền tiến binh . Yên trang-công thưa : - Tôi xin đem binh đi tiên phong mà giúp Minh công .
- Tề hoàn-công nói : - Nước Yên vừa bị quân giặc tàn phá, ta nở nào để hiền-hầu đi tiên phong . Xin Hiền-hầu cứ đem binh đi sau làm tiếp ứng mà trợ oai cũng đủ. Yên trang-công nói : - Cách đây tám mươi dặm có một nước gọi là Vô-chung cũng là giống người Sơn-nhung nhưng không thuộc nước Linh-chi, Minh công nên sai người đi dụ để mượn chúng đưa đường thì mới tinh . Tề hoàn-công đắc ý, liền sai Thấp-bằng đem vàng bạc đến dụ vua nước Vô-chung . Vua nước Vô-chung sai tướng Hồ nhi-bang đem hai ngàn quân đến giúp. Hồ nhi-bang theo Thấp-bằng đến ra mắt Tề hoàn-công . Tề hoàn-công hậu thưởng, và khiến đi tiền đội . Đi độ ba ngày , đến một nơi rừng núi hiểm trở, hai bên đá dựng chập chồng, Tề hoàn-công hỏi Yên trang-công : - Chỗ nầy kêu là chỗ gì ?
- Yên trang-công thưa : - Đây là Quy-từ, yết lộ của Sơn-nhung ra vào. Tề hoàn-công thương nghị với Quản-trọng rồi cho đốn cây lập đồn, khiến Bảo Thúc-nha ở lại đó trấn thủ, coi việc vận lương . Cách hai ngày sau, đại binh tiến bước. Chúa nước Linh-chi, hay được tin binh Tề đến đánh, liền sai mời Đại- tướng Tốc-mãi đến thương nghị. Tốc-mãi nói : - Quân Tề từ xa đến đây, binh lao mã liệt ta phải đánh gấp chớ nên trì hoãn. Mật-lư y lời, đem quân mai phục trong rừng, rồi sai Tốc-mãi dẫn một ngàn binh, đợi nghênh-chiến. Hồ nhi-bang vừa kéo binh thì gặp Tốc-mãi đã dàn quân sẵn. Hai bên đánh nhầu một trận. Tốc-mãi giả thua, kéo binh chạy.
- Hồ nhi-bang đuổi theo, vừa đến giữa rừng , binh phục của Mật-Lư nổi dậy, ó lên một tiếng, áp đến chém giết, quân của Hồ nhi-Bang bị chết rất nhiều, bỏ chạy trở lại. Còn Hồ nhi-bang bị quân của Mật-Lư bắt trói. May thay , đại binh của Tề hoàn-Công đền kịp đánh đuổi Mật-Lư, giải cứu cho Hồ nhi-bang khỏi tay giặc đem về trại. Hồ nhi-bang có ý thẹn thuồng. Tề hoàn-công vỗ về, an ủi . - Ra trận thắng-bại lẽ thường, tướng quân chớ lấy thế làm áy náy . Nói xong chọn một con ngựa tốt tặng cho Hồ nhi-bang . Hồ nhi-bang cảm tạ lui ra . Tề hoàn-công tiến quân đến núi Phục-long truyền quân đóng trại nơi đỉnh núi . Lại khiến Vương-tử Thành-phủ và Tân tu-vô đóng trại dưới núi, đem những binh xa kết liền với nhau làm một bức thành giả, canh giữ rất nghiêm nhặt.
- Sáng hôm sau, Mật-lư cũng với Tốc-mãi đem hơn một vạn quân đến khiêu chiến. Nhưng vì bị bức thành binh xa ngăn đón không làm sao tiến quân được, phải đánh cầm chừng. Quản-trọng trèo lên ngọn núi cao xem thấy quân sĩ Sơn-nhung lớp nằm lăn xuống đất lớp ôm nhau nô đùa, bỏ cả ngựa xe, vũ khí . Bèn vỗ vai Hồ nhi-bang, nói : - Lúc nầy là lúc tướng quân có thể đem quân ra đánh trả thù đó . Hồ nhi-bang trợn mắt, nhìn số quân Sơn-nhung đang nằm dưới bãi rồi hậm hữuc kéo quân ra đi . Thấp-bằng nói : - Tôi e giặc Sơn-nhung dùng kế để dụ ta chăng ? Thữuc vậy quân Sơn-nhung thấy quân Tề không ra đánh nên cho hai đội quân phục nơi mé rừng, rồi khiến một số quân sĩ giả cách trễ biếng mà dụ địch. Tuy nhiên, Quản-Trọng đâu phải không biết binh-pháp, nhìn Thấp- bằng mỉm cười nói : - Ta đã liệu trước cả rồi.
- Nói xong khiến Thành-phủ đem một toán quân đi về phía tả, Tân tu- vô dẫn một toán quân đi về phía hữu, để chận quân mai phục. Hồ nhi-bang vừa kéo quân xuống khỏi núi quân giặc ào ào bỏ chạy . Hồ nhi-bang giục ngựa đuổi theo . Nhưng nghe trên núi có tiếng kẻng thu quân, nên Hồ nhi-bang quay ngựa trở lại . Mật-lư thấy Hồ nhi-bang không đuổi theo lòng tức tối, ra hiệu cho hai toán quân trong rừng ùa ra truy kích. Vừa lúc ấy hai đạo quân của Thành-phủ và Tân tu-vô cũng vừa kéo đến đổ ra đánh. Hai bên xáp chiến một hồi, hai đạo binh Sơn-nhung vỡ loạn bỏ chạy, bị chết không biết bao nhiêu mà kể. Mật-lư thu góp tàn quân, thấy hao hơn nữa, lòng buồn bã nói với tướng Tốc-mãi. - Xưa nay chưa hề có nước nào đem binh đánh nước ta mà thắng trận như vầy . Nay ngươi có kế chi chăng ? Tốc-mãi nói :
- - Quân Tề đóng trên đỉnh Phúc-long sơn xung quanh không có suối nước , chỉ có con sông Nhụ-thuỷ mà thôi . Nay ta đắp ngang nguồn sông, làm cho nước sông không chảy tới, ắt binh Tề phải chết khát . Mật-lư nói : - Kế ấy tuy hay, song phải kéo dài thời gian . Hiện nay, quân ta hao hụt quá nhiều, nếu quân Tề thiếu nước uống liều chết mà tiến binh thì ta lấy gì cự địch. Tốc-mãi, nói : - Một mặt phải sai sứ qua nước Cô-Trúc viện binh thêm . Mật-lư đẹp ý, truyền quân chặt cây, đào đất lấp dòng sông Nhụ-thuỷ, rồi sai người qua cầu cứu nước Cô-trúc . Tề hoàn-công đang ở trên núi Phúc-long bàn bạc với các tướng sĩ mưu việc tiến quân, xảy nghe quân vào báo : - Giặc Sơn-nhung lấp lòng sông Nhụ-thuỷ quân sĩ không còn nước uống . Mọi người kinh hãi ngơ ngác nhìn nhau .
- Tề hoàn-công hỏi : - Xung quanh núi nầy không có một khe nước nào sao ? Quân sĩ tâu : - Chúng tôi đã tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy một vũng nước nào cả . Quản-trọng nói : - Xin cho quân sĩ đào giếng, lấy nước mà uống. Tề hoàn-công truyền đào giếng lấy nước, hễ ai đào được giếng có nước trước thì sẽ trọng thưởng. Quân sĩ thi nhau đào khắp nơi nhưng tuyệt nhiên, không chỗ nào có mạch nước cả. Phần thì mệt phần lại khát ai nấy chán nản. Tề hoàn-công muốn rút quân về. Thấp-bằng nói : - Xin Chúa-công hãy chậm rãi, tôi còn có cách nầy.
- Nói xong dẫn quân đi tìm ổ kiến. Tề hoàn-công trông thấy hỏi : - Trong lúc quân sĩ thiếu nước, khanh lại đi tìm ổ kiến làm chi ? Thấp-bằng thưa : - Giống kiến là một linh vật, nơi nào có nước ắt nó làm tổ mà ở. Quân sĩ đi tìm một lúc lâu, bắt gặp một tổ kiến nơi hướng mặt trời mọc. Thấp-bằng cho đào nơi đó. Quả nhiên, tìm được một mạch nước rất trong trẻo. Quân sĩ reo hò, không còn sợ chết khát nữa. Tề hoàn Công khen Thấp-bằng là bậc kỳ tài và đặt tên giếng nước ấy là Thánh-tuyền. Chúa nước Linh-chi, sau khi đắp xong dòng sông Nhụ-thuỷ cho người dò xét, thấy binh Tề lâu ngày mà không thiếu nước, lấy làm lạ hỏi tướng Tốc-mãi :
- - Đã lâu sao binh Tề vẫn chưa thiếu nước ? Tốc-mãi nói : - Tôi có nghe quân Tề vừa đào được suối nước, đặt tên là Thánh-tuyền. Nhưng đó chỉ là sống tạm với thời gian, thế nào cũng phải kéo binh về . Ta chờ họ rút binh, đem quân truy kích, đoạt một số vũ khí mà dùng. Chúa tôi đắc ý, cả ngày say sưa không còn lo nghĩ gì nữa . Bỗng một hôm, có tin báo : - Quân Tề đem đại binh đến vây thành . Mật-Lư và Tốc-mãi kinh hãi bỏ trốn. Quân Sơn-nhung mất Chúa, chạy tán loạn, lớp thì đầu hàng, lớp ôm nhau kêu khóc. Tề hoàn Công không cho quân sĩ giết hại một người nào, kéo quân vào thành mở ngục thả một số đàn bà con gái rất đông , mà trước đây bọn Sơn-nhung đã bắt bên nước Yên . Đoạn chiêu an bá tánh. Quân Sơn-Nhung thấy vua Tề nhơn đức, rủ nhau ra đầu hàng hết.
- Tề hoàn-công hỏi quân Sơn-nhung : - Chúa bây hiện giờ trốn nơi nào ? Quân Sơn-nhung thưa : - Nước tôi giáp với nước Cô-Trúc, hai nước vốn giao hảo với nhau . Trước đây Chúa-công tôi có cho người sang mượn quân, nhưng chưa kịp đi . Nay Chúa-công tôi tất trốn qua nước đó . Tề hoàn-công hỏi : - Nước Cô-trúc mạnh hay yếu đường sá thế nào ? Quân Sơn-nhung thưa : - Cô-Trúc là một nước lớn, địa thế hiểm-trở, cách đây chừng trăm dặm, có suối Tỵ-Nhỉ làm giới hạn. Quản-trọng nói : - Người Sơn-nhung chiếm miền rừng núi, tuyệt địa khó lòng, sớm đánh tối đầu, rất nên nguy hiểm. Nay nước Linh-Chi và Cô-trúc đã kết giao, nếu lấy được Linh-Chi mà không phá được Cô-Trúc thì Linh-chi không thể giữ nỗi . Xin Chúa-công kéo quân đánh Cô-trúc một thể .
- Tề hoàn-công nhậm lời , truyền nghĩ binh lại đó ba ngày, rồi kéo sang đánh Cô-trúc. Nói về Chúa nước Linh-chi là Mật-Lư sau khi bỏ thành chạy trốn sang nước Cô-trúc , đem việc bại binh thuật lại. Chúa nước Cô Trúc là Đáp lý-kha nghe nói than rằng : - Ta vừa toan cất binh đến giúp chẳng ngờ Hiền-hầu lại bị thảm bại như vầy. Thôi thì cứ ở lại đây, chờ ta chỉnh tu binh mã dõng sẽ mưu việc phục quốc cho . Mật-lư cúi đầu cảm tạ, lòng buồn không vơi . Xảy có quân vào báo : - Quân nước Tề chiếm nước Linh-chi nay lại cử binh sang đánh Cô- trúc nữa. Đáp lý-kha cười lớn nói : - Đã lấy được nước Linh-chi, còn mạo hiểm đến đây mà chịu chết ! Nói rồi truyền quân thu hết các thuyền bè nơi suối Tỵ-Nhỉ để ngăn giặc.
- Đại tướng Hoàng-hoa thưa : - Tôi sợ quân Tề có thể đóng bè qua suối, xin Chúa-công cho quân sĩ phục nơi mé rừng mà phòng bị trước là hơn . Đáp lý Kha nói : - Việc đóng bè để đổ binh qua sông không phải chốc lát mà làm xong . Ta không cần phải lo sớm. Nói rồi cùng Mật-lư uống rượu say sưa cả ngày không lo gì cả. Trong lúc đó, binh Tề đã kéo đến bên Tỵ-nhĩ . Nơi đây núi đá lởm chởm cỏ cây rậm rạp chận kín đường đi . Quản-trọng liền khiến lấy diêm tiêu, lưu hoàng rải khắp nơi rồi đốt lửa. Lửa cháy rần rần cây cối hai bên đường thành tro, mở đường cho xe ngựa đi được . Tuy nhiên, núi đá lởm chởm, những xe lương thữuc đi rất chậm chạp khó khăn . Quân-sĩ đem lòng chán nản. Quản-trọng thấy thế đặt vài bài hát, để quân sĩ hát cho vui mà quên cực nhọc.
- Bài hát như vầy : Non cao vòi vọi, đèo đá chơ vơi Mây trôi man mác bên trời Khó khăn đâu dễ làm vơi được lòng Bánh xe dù long , bàn tay người đở Thân trai là nợ , há sọ gian truân Quyết lòng xẻ núi lấp sông Núi dầu cao mấy, chẳng bằng quân ta . Quân sĩ vừa hát, vừa đẩy xe đi, quên cả mệt nhọc. Chẳng mấy chốc, xe đã qua khỏi đồi núi hiểm nghèo. Tề hoàn-công ngoảnh đầu nhìn lại, tấm tắc khen thầm : - Sức mạnh của câu ca, lời hát quả thữuc nhiệm mầu ! Quản-trọng nói :
- - Thể xác và tinh thần của con người là hai mối tương-quan , thể xác mệt mỏi, tinh thần tất yếu đuối. Ngược lại như tinh thần hưng khởi , thể chất ắt sung mãn. Do đó, kích thích tinh thần là điều cần thiết. Tề hoàn-công nói : - Trọng-phụ qua là một kẻ thấu đáo nhân tình. Qua khỏi vài hòn núi nữa, lại đến một cụm núi cao, xe cộ phải dừng lại, không có lối đi . Trước mặt hai bên đá dựng như vách, chỉ có một con đường nhỏ ở giữa vừa một người một ngựa. Tề hoàn-công biến sắc, nói : - Chỗ nầy nếu bị phục binh, chúng ta sẽ không còn một mạng . Nói vừa dứt lời mặt vua xây xẩm, thoáng thấy trong kẹt đá nhảy ra một quái thú, nữa người nửa vật, mình mặc áo đỏ, đầu đội mũ đen, bước đến trước mặt Tề hoàn-công cúi đầu thi lễ, rồi giơ tay một vén vạt áo lên đoạn chạy biến vào núi. Tề hoàn-công kinh hãi, quay qua hỏi Quản-trọng : - Khanh có thấy gì chăng ?
- Quản-trọng đáp : - Tôi không thấy gì cả . Tề hoàn-công thuật lại quái-trạng vừa rồi cho Quản-trọng nghe . Quản-trọng đáp : - Theo tôi đoán, đó là thần Du-nhi . Một vị thần núi đến mách bảo với Chúa-công đó. Tề hoàn-công hỏi : - Tại sao lại vén áo lên để làm gì ? Quản- trọng đáp : - Vén áo là ý nói, phía trước mặt có nước, mà vén phía tay mặt là ý nói phía tay mặt nước sâu, bảo phải đi phía trái. Nay xin đóng quân nơi đây do thám thì biết. Tề hoàn-công khiến quân thám-tử đi dò xét. Quân về báo :
- - Phía trước có suối Tỵ-nhỉ, sâu lắm. Chúa nước Cô-trúc đã thâu đoạt hết thuyền bè, không thể qua đặng. Tề hoàn-công còn đang suy nghĩ , bỗng có toán quân khác về báo : - Suối Tỵ-nhỉ phía mặt sâu thăm thẳm, nhưng về phía trái thì cạn, lội không quá gối. Tề hoàn-công vỗ tay, cười lớn : - Thế thì đúng theo lời thần Du-nhi đã mách bảo rồi. Yên trang-công nói : - Thuở nay tôi không nghe nói suối Tỵ-Nhỉ có chỗ nào cạn như vậy . Đây chắc là thần Du-nhi muốn độ Minh-công qua sông đó . Tề hoàn-công hỏi : - Từ đây đến Cô-trúc còn bao xa ? Yên trang-công đáp : - Thành quách nước Cô-trúc mới dựng lên từ đời nhà Thương . Qua khỏi suối Tỵ-nhỉ có ba hòn núi cách nhau ba mươi dặm gọi là Tiên-đoàn sơn , Mã-tiên sơn và Song-tử sơn . Ba hòn núi ấy chính là ba ngôi mộ của
- Tiên-quân xứ Cô-trúc. Khỏi ba hòn núi ấy đến Vô-đệ thành tức là Kinh-đô rồi . Tề hoàn-công cả mừng, truyền quân theo triền núi tiến về hướng trái mà lội qua suối. Lúc ấy Chúa nước Cô-trúc đang ăn uống, nghe quân báo rằng quân Tề đã qua suối rồi lòng hoảng sợ, sai tướng Hoàng-hoa đem năm ngàn quân ra cự địch. Mật-lư nói : - Tôi tới đây đã lâu chưa lập được công trạng gì, xin đi với Tốc-mãi làm tiên-phuộng Tướng Hoàng-hoa cười lớn : - Thôi thôi, một vị vua mất nước, một bại tướng không còn một tên quân, lại muốn theo tôi mà làm gì ? Nói xong, tướng Hoàng-hoa kéo quân ra đi . Mật-lư có ý trẽn tràng. Đáp lý-kha thấy vậy nói :
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn