Dòng mực cũ - Phần 15
lượt xem 5
download
Phần 15 Chờ chị Búp đi khá xa, Hậu mới lại lao ra tiếp tục lộ trình. Ở nhà Duyên cũng choàng dậy lúc mặt trời vừa mọc. biết chị đã đi rồi, Duyên thấy trống vắng lạ thường. Trống vắng trong căn buồng và trống vắng trogn lòng. Ngày anh Tân mất, cô đã có cảm giác hụt chân vì mất đi người hướng dẫn hoạt động. Nhưng cái cảm giác đó không mãnh liệt như hôm nay bởi dù sau anh Tân cũng không gần gũi Duyên như Hậu. Đôi mắt cay nhứt vì thiếu ngủ, Duyên ra dàn nước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 15
- Phần 15 Chờ chị Búp đi khá xa, Hậu mới lại lao ra tiếp tục lộ trình. Ở nhà Duyên cũng choàng dậy lúc mặt trời vừa mọc. biết chị đã đi rồi, Duyên thấy trống vắng lạ thường. Trống vắng trong căn buồng và trống vắng trogn lòng. Ngày anh Tân mất, cô đã có cảm giác hụt chân vì mất đi người hướng dẫn hoạt động. Nhưng cái cảm giác đó không mãnh liệt như hôm nay bởi dù sau anh Tân cũng không gần gũi Duyên như Hậu. Đôi mắt cay nhứt vì thiếu ngủ, Duyên ra dàn nước rửa mặt và hình dung ra chiều nay, khi cha mẹ cô biết tin Hậu đã vắng nhà. Vừa xúc miệng cô vừa quay nhìn lên nhà trên. Cô thấy ông Lương đã dậy từ lâu, đang ngồi hút thuốc lào ở gian giữa.Cô thở dài buồn bã, vào bếp đun nước pha tràcho bo rồi lấy cuốc ra đồng như thường lệ. Cả ngày làm việc uể oải trên cánh đồng ngô, có lúc Duyên hoảng hốt tưởng tượng ra Hậu ra đi rồi sẽ không trở lại giống như anh Tân trước đây. Anh Tân nhận công tác lần đầu, đã ra người thiên cổ. Biết đâu nhà Duyên lại sắp đón nhận thêm một đám tang nữa! Buổi chiều mặt trời xuống chênh chếch sau cây đa, Duyên đã ra về. Bà Lương đã nấu cơm xong đang dọn ra hiên nhà. Nhà này vẫn có thói quen ăn tối ngoài hiên nhà cho nó mát và đỡ muỗi. Cả nhà ngồi quay quanh cái mâm đồng đặt trên chiếc chiếu cũ, bà Lương quay sang hỏi Duyên: - Cái Hậu nó đâu? Sao giờ này chưa về? Ông Lương bưng bát cơm, hững hờ nhìn ra cổng. Từ ngày Tân mất ông thay đổi tính nết rất nhiều. Xưa kia ông hay bẳn gắt, hơi một tí là đánh mắn các con. Tân chết rồi ông như người mất hồn, cạy mồm không thèm nói. Nhiều hôm Hậu lên tỉnh hoặc ghé nhà bạn bè đến khuya mới về, tưởng thế nào ông cũng nổi trận lôi đình, hóa ra về, ông cứ ngồi yên, chả có phản ứng gì, làm như không nôm thấy. Riêng bà Lương, gần đây thì cũng đã quen với việc về trễ của Hậu, bởi bà biết từ ngày mở lớp cắt may, Hậu giao tiếp rất đông bạn bè trong xóm. Nhưng hôm nay bà cần gặp Hậu vì trưa nay bà tổng Trương lại sang để nhắc lại việc hỏi Hậu cho con giai bà. Với bà Lương thì chỗ ấy không nên chần chờ làm lỡ cơ hội. Bà quay sang Duyên, nhắc lại: - Sáng nay nó có đi làm chung với mày không? Duyên đáp: - Không mẹ ạ. Lúc con đi, chị con còn chưa dậy! Bà Lương bực mình nói: - Thế là cả ngày hôm nay nó đi đâu? Không ra đồng với mày à? Hay là nó lại gánh đỗ đen ra chợ tỉnh bán? Nó có nói gì với tao đâu! Ông Lương chen vào:
- - Bà cứ ăn đi. Kệ nó! Nó về, nó ăn sau! Bà Lương chẳng biết nói sao, đành bưng bát cơm lên, uể oải gắp thức ăn. Bà vừa ăn, vừa lóng ngóng trông ra cửa. Cơm nước xong, trời tối dần, vẫn chẳng thấy Hậu về, bà Lương sốt ruột giục Hoàn chạy đi kiếm: - Sang nhà cái Nhâm xem nó có ở bên ấy không? Bấy giờ Duyên mới vào buồng hốt hoảng chạy lao ra, tay cầm mảnh giấy nhỏ và đọc cho mọi người nghe. Bức thư di ngôn của Hậu chỉ có mấy dòng, giã từ bố mẹ và các em. Hoàn giằng mảnh giấy, xem lại một lần nữa: " Khi bố mẹ đọc được lá thư này thì con đã chết rồi! Bố mẹ đừng mất công tìm con nữa. Con năm nay đã hai mươi, làm lụng đầu tắt mặt tối mà chẳng đủ nuôi gia đình, không giả được nợ nần cho bố mẹ. Con thấy con vô dụng, chẳng muốn sống nữa. Con đành cam tội bất hiếu với bố mẹ vậy. Xin bố mẹ tha thứ cho con. Vĩnh biệt bố mẹ và các em. Hậu". Bà Lương nghe xong, ngã lăn xuống đất. Ông Lương thì ngồi lặng thinh trên thềm nhìn ra khoảng sân bóng tối đang phủ dần. Duyên cũng giả vờ khóc rống lên thảm thiết. Thằng Hoàn chạy ra sân hái lá trầu không hơ lửa đánh gió cho mẹ tỉnh lại. Bà Lương vật vã khóc nghẹn từng cơn: - Ối con ôi là con con ôi! Mẹ thương con biết là dường nào! Sao con nỡ bỏ cha bỏ mẹ, bỏ các em con! Hậu ơi! Rồi cứ thế cả tuần lễ kế tiếp, bà lang thang tìm xác con. Lòng bà cực kỳ hối hận vì tưởng rằng Hậu bị bà ép gã cho con ông chánh Tổng nên mới tự tìm cái chết. Ngày ngaỳ, họ hàng thân thích tập trung, chia nhau từng toán đi tìm xác Hậu. Cả mấy cô trong chi bộ cũng rủ nhau kéo đến hỏi thăm Hậu, nhìn Duyên bằng ánh mắt cảm thông, rồi làm bộ lăng xăng tìm xác Hậu. Dọc mé sông, vạch các bụi rậm, nhìn các nhánh cây, khoắng dưới đáy giếng . Chỗ nào cũng xem xét, cũng gọi "ba hồn chín vía" mà chẳng thấy dấu tích của Hậu. Bà Lương ngồi trên bờ đê, nhìn xuống dòng sông mênh mông, nước chảy cuồn cuộn, nức nở kêu: - Con ơi! Con sống khôn thác thiêng, về báo mộng cho mẹ biết xác con ở đâu. Mẹ nỡ lòng nào để con chết bờ chết bụi cho đành! Con ơi là con! Duyên lúc đầu chỉ giả vờ khóc cho mọi người khỏi nghi. Nhưng về sau thấy bà Lương sướt mướt quá thì chính cô cũng mũi lòng khóc theo và khóc thật tình như Hậu đã chết rồi! Cả mấy cô trong chi bộ đến nhà Duyên như Nhâm, Đoan và Nhu cũng cùng một tâm trạng như Duyên, ai cũng sụt sùi nước mắt bởi khóc là một căn bệnh hay lây. Bà Lương cứ lúc mê lúc tỉnh, bỏ ăn bỏ ngủ, đêm hôm thơ thẩn nói nhảm một mình ngoài sân.
- Duyên bức rức chụi không nổi trước cảnh chết đi sống lại vật vờ của bà Lương, nhất là mỗi khi khóc thương Hậu, bà lại nhắc luôn đến cả Tân. Mấy lần Duyên đả toan nói thật với mẹ là Hậu còn sống. Nhưng Duyên cố gắng phấn đấu để giữ nguyên bí mật của tổ chức. Huống chi ở cương vị bí thư chi bộ, cô càng không thể yếu mềm nương theo tình cảm gia đình mà vi phạm lời thề tuyệt đối trugn thành với đảng. Nhớ lời Hậu dặn đêm cuối cùng, Duyên chỉ còn cách tìm lời an ủi mẹ để đề phòng bà Lương quẩn trí, tự tìm cái chết theo hai con. Đêm đêm, Duyên sang nằm ngủ chung với bà Lương, trăn trở vì thương mẹ, nhớ chị, có khi thức trắng luôn tới sáng. Bước sang ngày thứ tám, mới sáng thức dậy bà đã bảo Duyên: - Con thay quần áo, đi với mẹ? Duyên ngơ ngác hỏi lại: - Đi đâu hở mẹ? Vừa hỏi Duyên vừa lo lắng nhớ lại trước đây đã từng theo mẹ xuống tận Hà Nội để dò tin tức của Tân. Nhưng bà Lương đáp ngay: - Cứ đi với mẹ, sang bên kia sông! Duyên chưa biết bà Lương định làm gì bên kia sông, nhưng thấy mẹ tiều tụy quá, cô đành nghe lời, vào buồng thay quần áo rồi cầm nón bước ra. Hai mẹ con rảo bước trên con đường đất ngang qua cánh đồng dẫn đến chân đê. Con đường này, bao năm nay in dấu chân Hậu và Duyên bởi nó là con đường đọc đạo để dân làng ngày ngày ra làm ruộng. Cánh đồng bao la hai bên, đang mùa cuốc vỡ, bao nhiêu người ngừng tay lao động, ngẩn đầu lên nhìn theo hai mẹ con. Họ đều biết cái thảm cảnh vừa xảy ra trong gia đình bà: Hai đứa con theo nhau giã từ dương thế! Họ muốn bỏ cuốc chạy lại chia buồn cùng bà, nhưng ngại khơi dậy vết thương, bắt bà phải khóc thêm mtộ lần nữa. Hai mẹ con đến lưng chừng dốc đê thì trời bỗng nhiên đổ cơn mưa dù không có dấu hiệu báo trước. Vì lúc đi trời quang mây tạnh, nên bà Lương với Hậu chỉ có nón chứ không mang áo tơi. Gió ngược chiều thổi mạnh như hắt vào mặt mà bà Lương thì nóng ruột muốn đi ngay, sợ mất thì giờ. Duyên lo âu bảo mẹ: - Hay là vào trong quán nước, chờ tạnh bớt hẵng đi mẹ ạ! Mẹ đang mệt, con sợ mẹ bị cảm thì khồ! Bà Lương lắc đầu: - Thôi con ạ! Sang bên ấy cho xong việc rồi về! Chịu khó vất vả một tí! Duyên nhíu mày hỏi"
- - Nhưng việc gì chứ? Việc gì mà mẹ phải sang tận bên kai sông? Bà Lương thở dài đáp: - Mẹ không tìm được xác chị con mà chôn cất cho tử tế, thì mẹ áy náy lắm! Mẹ muốn để nó nằm bên cạnh anh nó! Chưa nói hết câu, bà đã nghẹn ngào như có vật gì chẹn lấy cổ. Duyên nén tiếng thở dài, lặn lẽ theo mẹ lại bến đò. Cô đứng nhìn mặt sông mênh mông mờ mờ dưới làn nước mưa dày đặc. Chờ khá lâu mới có chuyến đò ngang, hai mẹ con leo lên thì toàn thân đã bắt đầu thấm lạnh. Lên bờ bên kia, lại đi một quãng khá xa trên khúc đường lầy lội, mới đến căn nhà nhỏ có treo hình bát quái trước cửa. Bấy giờ, cô mới biết mẹ đi tìm người lên đồng, nhờ họ gọi hồn Hậu về, cho biết xác Hậu đang nằm ở đâu để đem về chôn. Duyên nhìn mẹ xót xa như xát muối trong ruột, nhất là từ ngực bà trở xuống đã ướt đẫm, đang run lên vì nứơc mưa thấm lạnh vào cơ thề. Muốn gọi hồn thì trước hết phải có hồn thì mới gọi hồn về đươc chứ! Hậu còn sống lù lù, đã chết đâu mà gọi hồn! Duyên đưa tay đập cửa và gọi lại một lần nữa: - Có ai trogn nhà không? Làm ơn mở cửa cho chúng tôi vào với! Duyên dứt câu thì cánh cửa hé mở. Một người đàn bà khoảng 40, áo tứ thân, yếm đào, váy lĩnh, vấn tóc trần, cất tiếng hỏi hai mẹ con: - Ở bên kia sông sang đây phải không? Bà Lương giật mình quay sang Duyên như thầm nói: - Cô đồng giỏi quá! Sao cô biết chúng tôi từ bên kia sông? Đối với Duyên thì chẳng có gì đáng phục. Đó chỉ là môt câu đoán mò cầu may mà thôi. Nhìn hai mẹ con ướt đẫm thì đoán là ngồi chuyến đò ngang, chứ khó khăn gì đâu! Hai mẹ con theo gia chủ vào nhà, bỏ nón sát vách, rồi ngồi ké lên mép chõng. Mùi hương tỏa ngào ngạt, cố tình tạo cho căn phòng nhỏ không khí trầm mặc nghiêm trang. Đó là nơi làm ăn của cô đồng Diêu, nồi tiếng khắp tỉnh là có khả năng gọi hồn người chết về để gặp gỡ thân nhân còn trên dương thế. Bình thường, cô đông khách lắm. Đôi khi còn phải đi xa vì nhiều người nhà giàu hoặc quan quyền tại chức sai đầy tớ đến thỉnh cô về tận dinh để hỏi việc. Hôm nay may mắn cô có nhà, lại gặp trời mưa vắng khách nên mới có thì giờ tiếp hai mẹ con bà Lương. Cô ngồi xuống chiếc ghế mây, bên cái bàn vuông trải khăn đỏ. Bà Lương taon cất tiếng nhập đề thì cô phán: - Nhà có người mới chết phải không?
- Bà Lương lại càng cảm phục. Bà bấm vào vai Duyên để tỏ ý kinh ngạc. Nhưng Duyên chỉ nén tiếng thở dài. Nhìn mặt bà thảm não thế kai thì ai chả đoán được là nhà có người chết, việc gì phải nhờ tới cô đồng! Bà rươm rướm nước mắt phun ra hết nỗi đau trong lòng để cô đồng cứ theo lời của bà mà nói dựa. Cô ghi ngày sinh tháng đẻ của Hậu, bấm đốt ngón tay, vẽ bùa chú trên mãnh giấy màu đỏ và đặt trong cái đĩa cổ rồi bắt đầu gieo quẻ. Mặt cô bỗng tái đi, đôi mắt lạc thần hướng về cõi xa xăm. Rồi chỉ trong khoảnh khắc cô cất tiếng hát nỉ non nghe rất thê lương: " Thương cha nhớ mẹ sầu bi Đêm ngày lẩn khuất đi về trông nom " Bà Lương khóc ngất đi, lăng ra chiếu vì tội nghiệp con gái nặng lòng hiếu thảo mà trời cướp đi quá sớm! Cô đồng được thể, càng hát não nề hơn: "Không tròn được nghĩa mẹ cha Chưa đền chữ hiếu hồn đà về âm Bây giờ xa lánh cõi trần Xót thương cha mẹ trăm phần đớn đau!" Những bài vè kiểu này, cô đã chế ra từ lâu để dùng trong các trường hợp tương tự. Nó đánh trúng tâm lý của người còn sống, gợi thêm nỗi xót xa vốn đã tràn ngập trong lòng mẹ thương con. Bà Lương sụt sùi một lúc khá lâu rồi mới nhắc lại câu hỏi chính yếu là xác Hậu hiện giờ nằm ở đâu. Câu này cũng dễ trả lời, bởi lúc này bà đã kể mọi hci tiết cho cô đồng nghe rồi: Hậu tự tử. Cả làng đổ đi tìm. Không thấy treo cổ trên cành cây thì chắc hẳn trầm mình dưới nước. Cô phán: - Xác nữ nằm ở chỗ có nước, có cây! Cô nói bâng quơ như thế rồi lập tức đồng thăng! Duyên bực mình lắm, chỉ muốn xông lại vả vào mặt cô đồng vài cái cho hả giận. Nhưng Duyên đành nhịn, đau đớn nhịn mẹ trả tiền cho cô đồng rồi hai mẹ con quay ra cửa. Bên ngoài, mưa đã giảm hẳn, chỉ còn lất phất rơi. Nhưng gió vẫn thổi vù vù trên quãng đường lầy lội dẫn ra bến đò. Xế chiều, hai mẹ con về đến nhà. Duyen đi thẳng vào buồn thay quần áo. Bà Lương thì rẽ lên gian giữa, nơi chồng bà đang ngồi trầm ngâm một mình trên cái điếu bát và bô ấm trà.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện học trò " Một kí ức đẹp "
94 p | 285 | 106
-
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ Axit lactic trong máu của vận động viên điển kinh trẻ chạy cự ly dài 15-17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau tập luyện
5 p | 6 | 3
-
Thực trạng sức bền chuyên môn cự ly chạy 800m của nữ vận động viên lứa tuổi 15 – 16 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Công an nhân dân
3 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn