YOMEDIA
ADSENSE
Dòng mực cũ - Phần 17
77
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bà Truyền lắc đầu: - Để khi khác cháu ạ! Cháu về nói với mẹ cháu là bá vội lắm. Nói chuyện với anh Minh một tí rồi bác lại về ngay! Bá gởi lời tăhm mẹ cháu và cả nhà! Nhi đi rồi bà Truyền theo con trai len gác. Bà lay hết quà trên giỏ ra đặt trên bàn cho con. Quà nhà quê thì cũng chỉ có vài quả ổi, quả bưởi chín cây cùng chục bánh rợm, bột gạo nếp nhân đường, bà đặt người ta gói tối hôm qua. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 17
- Phần 17 Bà Truyền lắc đầu: - Để khi khác cháu ạ! Cháu về nói với mẹ cháu là bá vội lắm. Nói chuyện với anh Minh một tí rồi bác lại về ngay! Bá gởi lời tăhm mẹ cháu và cả nhà! Nhi đi rồi bà Truyền theo con trai len gác. Bà lay hết quà trên giỏ ra đặt trên bàn cho con. Quà nhà quê thì cũng chỉ có vài quả ổi, quả bưởi chín cây cùng chục bánh rợm, bột gạo nếp nhân đường, bà đặt người ta gói tối hôm qua. Minh khép cửa, cài then rồi quay lại, lo lắng hỏi ngay: - Mẹ lên đột ngột thế này chắc nhà có chuyện gì, phải không mẹ? Minh sợ bố mình lâm bệnh bất ngờ. Nhưng bà Truyền ngồi xuống giường, phe phẩy nón lá và lắc đầu. Minh vội vàng cầm tờ báo quạt cho mẹ. Bà Truyền mặt u sầu nói: - Có việc gì đâu! Cả nhà vẫn khỏe mạnh cả! Mẹ lên là vì cậu Tân, con bác Lương, mới mất. Chôn ba hôm rồi! Minh ngắt lời: - Việc này thì con biết! Bà Truyền xua tay: - Cậu ấy đang đi học, bỏ ngang đi đâu biệt tích. Nửa năm sau mò về, người xanh như tàu lá chuối. Chết vì sốt rét ngã nước! Minh lại gật đầu lặp lại: - Vâng. Con biết! Bà Truyền thở dài nhìn con nặng trĩu ưu tư: - Từ ngày con bị bắt, lão lý Bân được chỉ thị của Huyện là phải để mắt theo dõi vì sợ con theo hội kín đấy. May mà có chú Phúc làm phó lý, che chở cho con, nên làng xã người ta mới để yên cho con tới giờ. Cậu Tân nhà bác Lương thì ai cũng quả quyết là chốn theo hội kín chống Tây, sang Tàu hoạt động rồi bị ngã nước rồi mới trở về. Tối hôm qua, chú Phúc sang chơi, ngồi nói chuyện với bố mẹ gần đến nửa đêm rồi mới về. Chứ cứ nhắc đi nhắc lại mãi là con phải cẩn thận. Chớ có nhẹ dạ nghe theo lời bạn bè rủ rê. Chú Phúc bảo, công văn trên Huyện, trên tỉnh gởi xuống hàng loạt, báo động là hiện giờ đang có hai hội kín đang tuyên truyền mạnh là Cộng Sản và Quốc Dân Đảng. Cả hai đều nguy hiểm như nhau. Chú Phúc bảo mẹ là bên làng Cốc, mật thám mới ập vào bắt nguyên một đám thanh niên giữa tiệc đám hỏi. Nghe bảo là Quốc Dân Đảng giả vờ làm đám hỏi để hợp hành, che mắt mật thám, nhưng có đứa bên
- trong tố giác. Chú Phúc giục mẹ lên nói với con, bảo con bớt giao du với người lạ. Viết báo thì pahỉ đắn đo, đừng có dính dáng gì đến chuyện thời cuộc. Bút sa gà chết, lúc nào cũng pahỉ cẩn thận từng li từng tí. Nếu tìm được việc gì káhc thì bỏ hặn, đừng viết báo nữa thì càng tốt! Nói xong những điều mà bà Truyền đã nhẵm suốt quãng đường, bà Truyền kết luận: - Bố mẹ nhịn ăn nhịn tiêu cho con đi học, mong con thành tài để đỡ đần bố mẹ lúc tuổi già. Nhưng con trót dạy làm càng để cho người ta đuổi, khiến việc học bị dở dang. Bây giờ làm lại cũng chưa muộn. Thời buổi nhiễu nhương, yên phận thủ thường sống cho qua ngày, đừng để bố mẹ nhìn con bị bắt một lần nữa. Mà lần này thì chắc chắn không ai van xin cho con được nữa đâu! Minh cảm động vì sự lo toan của mẹ mình, lội bộ từ sáng lên đây chỉ để dặn dò đôi lời. Mà bà nói đúng: Ông ký giả Pháp ngày ấy vào tù lãnh Minh ra, bây giờ đã trở lại lèm vệic luôn tại Paris, viết cho tờ Action Francaise. Ông vẫn theo quan điểm cấp tiến, nhưng xa xôi vạn dặm, có chuyện gì liên quan đến Minh, ông không thể can thiệp được nữa! Minh cười trấn an mẹ: - Xin mẹ cứ yên lòng. Con lớn rồi. Con biết giữ thân! Nhờ mẹ thưa lại với bố với chú Phúc là lúc nào con cũng cẫn thận! Rồi anh đổi ngay đề tài, hỏi mẹ: - Tối nay mẹ ngủ lại đây với con, sáng mai hẵn về? Bà Truyền cầm nón đứng dậy: - Không! Mẹ về ngay bây giờ. Ở nhà trăm công ngàn việc... Rồi bà nghiêm trang nhắc lại những lời dặn dò một lần nữa trước khi bước xuống thang gác, đi bộ ra ngoại ô. Bà dự trù về đến Hải Ninh thì trời cũng vừa tối. Bà Truyền về rồi, đêm ấy Minh trăn trở không ngủ được vì giằng co phấn đấu. Thương cha mẹ nặng trĩu trong lòng, nhưng không thể vì tình riêng mà bỏ dở con đường riêng đang theo đuổi. Anh nhớ lời đảng trửơng Nguyễn Thái Học đã nói: - Nếu ai cũng nặng tình riêng, không dám xã thân vì đại nghĩa, thì giặc Pháp muôn đời vẫn cai trị nước ta! Một ngày cuối năm 1928, ủy viên Thành Bộ Hà Nội Nguyễn Văn Viên, đến gác trọ của Minh ở Khâm Thiên để nhờ anh khảo tờ truyền đơn kể tội thực dân nhân ngày kỷ niệm một năm Quốc Dân Đảng ra đời. Trong cuộc sống hàng ngày thì Viên là nhân viên bán hàng cho một hãng buôn lớn của Pháp. Về sinh hoạt đoàn thể thì Viên phụ
- trách các chi đoàn công nhân Việt Nam làm việc trong các xí nghiệp hoặc công ty của Pháp Minh cũng là một Ủy viên Thành bộ, nhưng không giữ chức bởi anh cần chồ đứng độc lập đề dễ hoạt động trong giới báo chí. Hôm ấy, đến nhà Minh thấy xấp bản thảo viết dở đặt trên bàn ,Viên tò mò mở ra xem rồi máu nóng cứ bừng bừng bốc lên .Một phần vì uất hận ,một phần vì muốn gây tiếng vang cho Đảng ,Viên nghiến răng bảo Minh . - Phải giết thằng René Bazin ! Giết nó thì mới trừ được mối họa cho đồng bào và cũng để cảnh cáo những tên mộ phu khác ! Minh đang ngồi xổm trên sàn nhà pha trà mời khách. Bản chất Minh là một thanh niên khí phách, ngang tàng, nhưng khi gia nhập Quốc Dân Đảng, anh tự khép mình vào kỷ luật đoàn thể, nên anh ngước lên bảo: - Muốn làm gì thì cũng phải hợp Thành Bộ để thống nhất ý kiến, rồi xin lệnh Tổng Bộ! Viên đáp: - Đã đành là thế. Nhưng giết thằng Bazin thì ai chả đồng ý! Rồi Viên quăng xấp giấy trên mặt bàn, hăm hở xuống thang gác, không kịp uống nước trà. Minh ngạc nhiên nói với theo: - Ô hay! Đi đâu mà cuống lên thế! Ngồi chưa nóng đít đã chạy là thế nào? Việc gì thì cũng phải cân nhắc, đừng có hấp tấp! Minh chưa dứt câu, Viên đã ra tới lề đường. Về Thành Bộ, Viên tiến hành hội ý ngay. Đa số các đồng chí đều tán thành cả. Đặc biệt là các chi đoàn công nhân thì ai cũng hối thúc Viên phải thanh toán Bazin. Viên hăm hở chạy lại Khách Sạn Việt Nam, cơ sở kinh tài công khai của Đảng ở phố Hàng Bông mới khai trương hôm 30 tháng 9. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và một số ủy viên trung ương đang có mặt tại đây. Viên xin gặp và tha thiết đề nghị trừng trị Bazin. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học vốn có giao tình khá thân với Nguyễn Văn Viên vì trước khi Việt Nam Quốc Dân Đảng chính thức thành hình, thì nhóm thanh niên yêu nước chung quanh Nguyễn Thái Học đã cùng nhau bí mật cho ra đời một tổ chức bí mật chống Pháp lấy tên là: " Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã " hồi cuối tháng 10 năm 1927. Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã chính là tiền Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng sau này. Nguyễn Văn Viên cũng có mặt trong Chi Bộ đó. Hai tháng sau, khi Chi Bộ Nam Đồng biến thành Tổng Bộ Quốc Dân Đảng thì Nguyễn Văn Viên mới nhận nhiệm vụ mới thuộc Thành Bộ Hà Nội, phụ trách vận động các tầng lớp công nhân. Nghe Viên trình bày ý nguyện của mình và của đông đảo công nhân trong các nhà máy đòi trừng trị Bazin, đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các ủy viên Tổng Bộ dứt khoác gạt đi ngay. Giết Bazin này sẽ có Bazin khác. Huống chi Việt Nam Quốc Dân Đảng
- đang trong thời kỳ hoạt động bí mật, không nên vọng động, gây sự chú ý cho mật thám Pháp. Nguyễn Thái Học nhắc lại bài học Nguyễn Khắc Cần của Việt Nam Quang Phục Hội 15 năm về trước mà các đồng chí dưới Thành Bộ như Viên có thể không còn nhớ. Đó là ngày 26 tháng 4 năm 1913, ở khu phố Tràng Tiền xa hoa vốn chỉ để cho Tây Đầm cư ngụ, thực khách đông đảo da số là lính Pháp, đang ăn uống trong nhà hàng thuộc khách sạn Con Gà Vàng (Coq d`Or), thì Nguyễn Khắc Cần, một đảng viên Việt Nam Phục Hội, quăng một trái tạc đạn vào đám lính viễn chinh ấy. Quả đạn chỉ giết được hai tên Pháp và một người Việt, nhưng mật thám Pháp bắt nhốt 254 người bị tình nghi, trong đó có Nguyễn Khắc Cần và sáu người nữa bị xử tử hình, kéo theo hàng loạt án tù giam và biệt xứ khác. Nhắc lại kinh nghiệm cũ Nguyễn Thái Học bảo Viên: - Mỗi năm, thực dân Pháp khai thác cao su ở nước ta, thu lợi cho chúng gần 310 triệu Phật lăng, mà tiền lương chúng trả cho công nhân chưa đầy 40 triệu! Tội bóc lột không chối cãi vào đâu được! Giết Bazin là đúng! Tuy nhiên, hiện nay đa số các đồng chí trong các cấp lãnh đạo của Đảng, đều nằm trong sổ bìa đen của mật thám Pháp. Chúng chỉ chờ cơ hội là ra tay bắt. Nay nếu ta vội giết Bazin thì sẽ tạo cớ cho thực dân Pháp khủng bố toàn diện. Vậy khuyên các đồng chí bình tâm để ra sức lo việc lớn. Bazin chẳng qua chỉ là một cành cây. Hễ cây đổ thì cành sẽ đổ theo! Viên thất vọng chẳng biết nói sao, đứng sớ rớ một chút rồi chào từ giã. Đứng bên đảng trưởng Nguyễn Thái Học là ủy viên Hoàng Văn Đào, trước đây phụ trách vận động ở Thanh Hóa, mới được mời về tăng cường cấp trung ương. Anh nghiêm nghị nhắc Viên: - Đó là lệnh Tổng Bộ. Đồng chí cần chấp hành! Viên vâng dạ rồi lầm lũi trở về. Lệnh của đảng trưởng rõ ràng như thế, nhưng Viên lại tự vạch cho mình một hướng đi khác, nhất là xung quanh anh có khá đông đồng chí giục anh ra tay. Anh phải giết Bazin để đồgn bào và đồng chí tin tưởng vào sức mạnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Anh tự trấn an mình rằng anh hành động là vì Đảng chứ không phải vì cá nhân anh. Trong tâhm sâu, Viên cũng có chút "cạnh tranh" với Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội lúc này cũng tung cán bộ đi khắp nơi để vận động quần chúng. Cũng giống như quan điểm của Tổng Bộ, Viên không thù ghét Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Nhưng Viên thấy cần phải làm một cái gì nổi đình nổi đám để nâng cao uy tín của Quốc Dân Đảng. Ám sát toàn quyền Pie`rre Pasquier hoặc tổng giám đốc Nha Liêm Phóng Đông Dương Louis Martin thì vừa khó vừa phải chờ thời gian thuận tiện. Năm 1924, Phạm Hồng Thái đã từng quyết tâm giết toàn quyền Matial Henry Merlin tại Quảng Châu mà việc không thành, phải trầm mình tự tử. Suy đi nghĩ lại thì Viên chỉ thấy tên mộ phu Rene' Bazin là dễ trừng trị hơn cả! Giết hắn, sức mạnh của Quốc Dân Đảng sẽ tăng gấp bội! Vì tin chắc như thế, cho nên dù đảng Nguyễn Thái Học không tán thành, Nguyễn Văn Viên vẫn cứ nhất định lặng lẽ tiến hành.
- Từ hôm ấy, Minh không gặp lại Viên. Dòng đời lặng lẽ trôi, Minh cắm đầu viết lách trên căn gác nhỏ, dùng bút mực để phcụ vụ lý tưởng theo hướng đi của Đảng đã vạch ra, đồng thời cũng đễ có chút tiền độ nhật. Một chiều tối cuối năm âm lịch Mậu Thìn, nhưng đã sang đầu tháng 2 dương lịch 1929, chỉ còn chưa đến mười ngày nữa là Tết, Minh ở tòa báo về, tạt vào quán nhỏ bên kia đường mua một gói thuốc Bastos vì anh vừa lãnh được món tiền nhuận bút mà chủ báo thiếu anh từ giữa năm. Nợ nần gì thì năm hết Tết đến người ta cũng cố thanh toán để khỏi mang theo cái xui sang năm mới. Minh kẹp tờ báo vào nách, bóc gói thuốc, vỗ ra một điếu gắn lên môi. Bên cạnh anh,xát góc cây bàng, có quầy nhỏ của ông thợ sửa mũ mà Minh quen biết đã nữa năm nay. Minh quay lại, khom người mời ông điếu thuốc, đồng thời tặng ông tờ báo cuối năm. Ông đưa cả hai tay đỡ lấy và nói theo thói quen: - Thầy cho tôi xin! Mời thầy ngồi choi, uống cốc nước chè! Minh gật đầu đáp: - Vâng. Tôi lên buồng một tí rồi xuống ngay! Minh băng qua đường, đẩy cành cửa nhỏ, lên gác, cất bớt tiền dưới đáy gương. Căn gác đìu hiu quạnh quẽ, quanh năm không dọn dẹp, lúc nào cũng ngổn ngang sách báo, từ mặt bàn, từ trên giường đến sàn gỗ ẩm. Minh đứng nhìn quanh một chút, tự hẹn sẽ dành một buổi quét dọn trước khi Tết đến. Rồi anh trở xuống, qua ngồi nói chuyện với ông thợ sửa mũ dưới gốc cây có tàn lá thấp bốn mùa che nắng. Còn nhớ dạo mới dọn về khu phố này, ngày ngày từ trên gác trọ xách cặp ra cửa, Minh vẫn thấy ông thợ sửa mũ gật đầu chào anh bằng một cân thân tình: - Thầy đi làm ạ! Lúc đầu Minh không để ý chỉ xãgiao chào lại. Người có chữ nghĩa, làm việc văn phòng như Minh thời ấy rất hiếm, nên được xã hội trọng vọng gọi bằng "thầy", như "thầy thông", "thầy ký" v.v... Ngày ngày đứng trong cửa sổ căn gác ngó xuống đường, dù muốn dù không, Minh cũng phải nhìn ông ta ngồi trên chiếc ghế gỗ bên cạnh cái mũ len, nỉ, những chiếc nón cói màu trắng hoặc bọc vải kaki vàng nhạt khách đem tới sửa. Tuổi khoảng 40, mặt mũi khắc khổ, nước da xạm đen. Dáng người gầy gò và lưng hơi khòm có lẽ lao động vất vả từ nhỏ. Toàn thân ông chỉ được vầng trán khá cao và ánh mắt toát ra vẻ thông minh, tư lự. Bạn hàng xung quanh gọi ông là ông Sửu. Trẻ con thì kêu thẳng ông là Sửu què.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn