YOMEDIA
ADSENSE
Dòng mực cũ - Phần 3
99
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phần 3 Minh vừa dứt lời , dân làng đã ồ lên tỏ vẻ đồng ý. Họ ủng hộ Minh trước hết là vì chưa bao giờ họ được chứng kiến một người thường dân dám đứng ra tranh luận với các quan viên chức việc trong làng. Cảm tình của đám đông dành cho Minh , làm các cụ đâm ra bối rối. Lý trưởng vớt vát:
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 3
- Phần 3 Minh vừa dứt lời , dân làng đã ồ lên tỏ vẻ đồng ý. Họ ủng hộ Minh trước hết là vì chưa bao giờ họ được chứng kiến một người thường dân dám đứng ra tranh luận với các quan viên chức việc trong làng. Cảm tình của đám đông dành cho Minh , làm các cụ đâm ra bối rối. Lý trưởng vớt vát: - Nhưng nó ngủ với ai , sao nó không khai ra? Minh đáp: - Thưa cụ lý. Chị ấy ngủ với ai thì sau khi sinh nở , con chị ấy chị ấy nuôi chớ cụ lý có nuôi đâu ạ ! Mà nói xin cụ lý bỏ qua cho , thà chị ấy cứ giữ kín còn hơn khai ra , có khi lại làm làng mình dở khóc dở cười ! Mọi người ồ lên nhất trí. Những tiếng cười sảng khoái cất lên , những cái đầu gật gù nhìn Minh cảm phục: - Có ăn có học nó khác ! Cậu ấy nói cứng lắm. Các cụ không bẻ vào đâu được Chánh tổng đứng lên tuyên bố giải tán để các cụ họp riêng , rồi sẽ cho dân làng biết sau. Người ta bu quanh lấy Minh và Lụa. Lụa cứ chấp tay xá mãi , cảm ơn Minh đã liều mình cứu cô thoát cơn hoạn nạn ! Quả nhiên từ đó các cụ lờ đi. Lụa khỏi phài bán nhà kàm tiệc. Chỉ có Minh là nổi tiếng như cồn , ai ai cũng khen ngợi. Riêng ông lý trưởng thì ấm ức lắm vì hai lý do: vừa mất bửa ăn , vừa tìm không ra thủ phạm ai đã ngủ với Lụa. Mối hận canh cánh ấy kéo dài đã hai năm , mãi đến nay lý trưởng mới nhận được chỉ thị từ trên tỉnh đưa xuống: Chờ Minh về đến nhà là bắt ngay về tội chống chính quyền bảo hộ ! Hôm nay nghe tin Minh bị bắt , Duyên bổng nhớ lại lời nhận xét của bố năm xưa khi bà Lương cứ muốn có ý gả Duyên cho Minh: - Tính nết ngang tàng như nó thì rốt cục cũng chỉ mua lấy cái khổ vào thân thôi. Cái gương Cao-bá-Quát còn sờ sờ ra đấy ! Bất giác Duyên thở dài và càng cảm phục lời tuyên đoán của bố dù chưa biết đích xác Minh bị bắt về tội gì. Cô quay nhìn Tân và lo lắng cho anh , những người tân học mang đầu óc cấp tiến. Duyên nhớ lại năm ngoái , anh Tân cũng trở về với bộ mặt rất ưu tư , rồi nhân lúc hai chị em xay gạo ở đầu nhà , anh bảo: - Vừa rồi , Hội đồng Đề Hình xử cụ Phan bội Châu , tuyên án khổ sai chung thân. Cụ là người yêu nước , nhưng phong trào của cụ chắc đến đây là hết ! Lúc ấy , Duyên đã tò mò hỏi: - Cụ Phan bội Châu là ai? Anh quen cụ ấy à?
- Tân phì cười: - Cô chả biết tí gì cả ! Anh làm sao mà quen được cụ ấy ! Anh như hạt các , còn cụ như sao Bắc đẩu ! Anh đến gần thế nào được ! Rồi nhân tiện Tân cắt nghĩa: - Cụ Phan bội Châu một đời bôn ba tìm đường cứu nước khỏi ách nô lệ của Pháp. Cụ là tấm gương ái quốc sáng ngời hiện nay ! Hai chị em nghe vậy thôi chứ không quan tâm lắm vì cụ Phan nào đó hoàn toàn là người xa lạ đối với họ. Nhưng hôm nay , tin Minh bị bắt thì lại khác. Minh là một người quen , dù không thân , nhưng gặp nhau quá nhiều lần trong làng , nhất là có thể nên duyên với Duyên. Cho nên cái tin ấy làm hai cô suy nghĩ rất nhiều , như mất một người thân. Cả ba chị em cùng ngồi yên lặng cùng nghe ông anh cả nói ra những điều rất mới mẻ mà họ chưa nghe ai nhắc đến bao giờ. Bàng bạc trong những chuyện anh kể , anh luôn luôn hướng về đểm chính là nổi đau của những người dân mất nước. Xa xôi hơn , anh đề cập đến những nhà tư tưởng lớn của Pháp như Jean Jacques Rousseau hay Montesqueieu và cuộc đại cách mạng 1798 giành lại dân quyền cho quần chúng. Giọng Tân hết sức say sưa nhưng lắm khi không giấu được nỗi ngậm ngùi. Trong nhà bổng có tiếng gọi lớn của ông Lương: - Chúng mày đâu cả rồi? Hoàn ơi ! Duyên đang ngồi bên Hậu đứng bật dậy , vừa chạy vừa đáp: - Dạ , con vào ngay. Bố cần gì đấy bố? Trong phòng khách , tức là gian giữa của căn nhà , có bàn thờ tổ tiên , ông Lương đang tiếp khách , một người khách rất thân mà hầu như tuần nào cũng ghé đến đây với áo dài khăn xếp gọn gàng. Duyên khoanh tay cúi đầu: - Cháu chào bác Tú ạ ! Khách không nhìn lại , thản nhiên đáp gọn: - ừ , cháu ! Ông Lương bảo: - Pha cho bố ấm chè mới. Bưng ấm xuống , bỏ hết bã chè , cọ sạch đi rồi hẵng pha. Mà nước phải thật sủi , nhe chửa?
- Duyên nhè nhẹ xếp bộ tách và cái ấm vào khay để bưng ra giàn nước. Cô nghe ông Tú nói với bố cô: - Tiên sinh cứ tin tôi đi. Vua Khải Định lấy 12 vợ , nhưng không có con. Hoàng tử Vĩnh Thụy là con người khác ! Người trong hoàng cung nói ra ngoài là vua Khải Định không thích đàn bà ! Ngừng một chút , ông Tú chép miệng than: - Làm vua mà không thích đàn bà thì phí quá ! Ông Tú là một nhà nho mà nhắc đến “thiên tử” với giọng cười cợt thì đủ biết ý niệm tôn quân đã đến lúc suy tàn rồi. Thậm chí khi Khải Định mừng lễ tứ tuần , một danh sĩ miền Nam là Hùynh khúc Kháng từng làm thơ gọi vua là “thằng” , cho cho thấy vua không còn là biểu tượng của quyền uy tuyệt đối nữa một khi vua chấp nhận làm tay sai cho ngoại bang: Ai về địa phủ hỏi Gia Long Khải Định thằng nầy phải cháu ông? Bảo hộ trau dồi nên tượng gỗ Vua thời còn đó , nước thời không ! Duyên bưng khay trà quay ra. Hậu trông thấy chạy lao lại phụ em để còn mau mau nghe Tân kể chuyện tiếp. Chả mấy khi anh em đầm ấm như thế nầy. Bốn anh em đang miên man kể chuyện thì đến lượt bà Lương từ ngoài cổng cầm cái roi tre đi vào. Trong làng nhiều nhà nuôi chó , nên hễ cứ bước ra đường là bà phải thủ một cây roi cho yên trí. Từ ngoài cổng , nhìn thấy đàn con tụ tập đông đủ dưới mái hiên đầu nhà , bà vui lắm. Bà vẫn hãnh diện là con cái bà gắn bó chặc chẽ chứ không như nhiều gia đình khác , hơi một tí là anh em cãi nhau ầm ĩ. Bà đi nhanh lại , nhìn duyên và nhập đề ngay: - Cậu Minh con bác Truyền bị bắt rồi ! Khổ thân ! Chả biết cậu ấy làm gì mà đến nông nỗi ! Năm ngoái bị đuổi học. Năm nay bị bắt ! Nghe nói cậu ấy vừa ở Hà nội về thì lý trưởng dẫn người ập vào bắt. Chắc là có lệnh lâu rồi ! Cậu út Hoàn lên tiếng: - Chúng con biết rồi mẹ ạ ! Con vừa ở ngoài đình về. Chính con nom thấy mà. Con với mấy đứa nữa đi theo anh Minh ra tận đầu làng. Anh ấy bị trói mà vẫn cứ nói cứ cười ! Cụ lý cầm roi đuỗi mãi chúng con mới chịu về ! Bà Lương lo âu bảo Tân: - Từ nay con làm gì cũng phải cẩn thận. Đứa nào rủ rê vào hộii nầy hội kia , con phải lánh xa ngay không thì có ngày mang họa vào thân ! Ăn nói cũng phải giữ gìn mồm
- miệng ! Hễ nghỉ học là về thẳng nhà , chớ có lang thang ở Hà nội. Mẹ nghe dạo nầy thanh niên bị bắt đông lắm ! Nhớ đấy ! Tân cười trấn an mẹ - Vâng , con nhớ rồi. Bố cũng mới bảo con như thế ! Cái tin đồng bà Lương vừa nêu ra là một sự thật. Trong hai năm 1925 và 1926 , mật thám Pháp và tay sai càn quét mạnh mẽ , thả những mảng lưới lớn , đưa vào tù bao nhiêu người trẻ đầy nhiệ huyết. Họ thuộc đủ mọi đảng phái như Phục Việt , Việt nam cách mạng đảng … Riêng trường hợp của Minh thì không có chân trong bất cứ tổ chức nào. Những hoạt động của anh hoàn toàn do lòng yêu nước thúc đẩy mà thôi. Khi cụ Phan bội Châu bị bắt từ Thượng hải đưa về hỏa lò Hà nội , cả một làn sóng sôi sục khắp nơi hướng về cụ. Đến ngày cụ ra tòa , tháng 11 năm 1925 , học sinh sinh viên từ các trường xa xôi hẻo lánh cũng đều biết tin , nhờ báo chí và nhờ các thầy giáo khi giảng bài đã đứng hẳn về phía cụ , coi cụ như tấm gương của lòng ái quốc. Đủ mọi tầng lớp quần chúng kéo nhau đến tòa. Thậm chí bạn hàng chợ Đồng xuân còn nghỉ buôn bán để rủ nhau đi. Điện tín khắp nơi gởi về tòa án Hà nội xin ân xá cho cụ Phan bội Châu. Một trong những sinh viên hăng hái nhất trong cuộc vận động nầy là Minh. Anh bị đuổi học từ đó vì nhà trường kết án anh làm loạn. Nghỉ học , nhưng anh ít về Hải ninh. Báo chí Hà nội lúc ấy chỉ có vài tờ như Trung bắc Tân văn , Thực nghiệp dân báo. Anh mon mem nhờ người giới thiệu anh đến tòa sọan xin cộng tác , vì đó là con đường hữu hiệu để mở rộng tiếng nói. Họ không nhận Minh vào làm thường trực , nhưng hứa sẽ đăng những bài anh viết. Cụ Phan bội Châu vào tù , nỗi buồn trong lòng người chưa nguôi thì tháng 3 năm sau , 1926 , cụ Phan chu Trinh tạ thế ở Sài gòn. Hung tin đưa ra bắc rất nhanh. Khắp nơi đều làm lễ truy điệu. Minh lại đứng đầu cuộc vận động nầy mặc đầu anh đã bị cảnh cáo cấm tụ tập đông người. Lễ truy điệu Phan chu Trinh diễn ra khắp nơi , có chỗ công khai , có nơi kín đáo , có người bị bắt , có người được mật thám ngơ đi. Riêng Minh thì thực dân không tha vì trong lễ truy điệu , anh đã phát tờ truyền đơn in lại lời cụ Phan bội Châu nói với quan tòa “Tôi là người nước Nam , tôi biết yêu nước tôi. Tôi muốn đánh thức dân tộc Việt nam …” Trong đám đông dự lễ truy điệu , biết bao nhiêu tay sai mật thám trà trộn vào và Minh đã đưa truyền đơn cho cả những người đó. Chúng không bắt anh tai chỗ vì sợ phản ứng bất lợi trước đám đông. Chúng theo dõi và chỉ thị địa phương , chờ anh về là tóm liền. Việc Minh bị bắt đối với bà Lương tất nhiên là một tin buồn vì hai gia đình quen biết nhau. Lát nữa đây , bà sẽ cùng chồng sang hỏi thăm một tiếng cho đúng thủ tục xã giao. Ngày trước , hai gia đình có bàn đến chuyện kết tình thông gia , để Duyên về nâng khăn sửa túi cho Minh sau khi anh tốt nghiệp. Nhưng bà Lương biết rõ việc ấy không thành bởi những chàng thanh nĩên từ nhà quê ra Hà nội học
- Thường bị biến chất hoàn toàn , ít khi còn muốn lấy vợ ở quê nhà nữa. Bà không trông mong gì ở Minh mà chính Duyên cũng dẹp hẳn niềm hy vọng để về sau khỏi thất vọng. Nhà bà tuy nghèo , nhưng được phần đông dân làng trọng vọng chỉ vì họ quí cái danh nhà giáo của ông Lương và vì có thêm Tân đi học tận Hà nội. Chính vì thế , hai cô con gái bà được nhiều gia đình để ý , mặc dầu nhan sắc của hai cô chỉ ở mức trung bình. Nghe mẹ nói về Minh , Duyên mơ màng nhìn xuống ao. Qua khóm tre thưa có những thân nhỏ uốn cong la đà chạm tới mặt nước , mấy con vịt đang nhàn hạ bơi lội , thỉnh thoảng chúi đầu xuống bắt cá. Duyên nhớ lại năm ngoái bất thần Minh đến thăm bố cô. Lúc ấy , hai chị em đang ngồi chẻ củi trong bếp , thoáng thấy Minh từ cổng đi vào , Hậu giật mình buông con dao và vỗ vào lưng Duyên: - Ai như anh Minh kìa ! Duyên trố mắt nhìn ra rồi kêu lên nho nhỏ: - Đúng rồi ! Anh ấy chứ ai? Cùng với câu nói đó , mặt cô đỏ bừng , vừa vui mừng vừa xấu hổ. Cô lấy làm lạ là mấy năm nay cô không còn nghe thấy bố mẹ nhắc đến chuyện lứa đôi của cô và Minh nữa , sao bổng hôm nay Minh lại đến? Thanh niên tân học ít ai muốn lấy vợ nhà quê ! Bà Lương thường bảo thế cho nên bà có ý bỏ cuộc. Nhìn thấy Minh bước vào sân , cả Hậu và Duyên cùng nhớ ngay đến câu chuyện chửa hoang của Lụa năm ngoái. Lụa đã sinh con , và điều bí mật lạ lùng là đến giờ nầy vẫn chẳng ai biết bố của đứa bé ấy là ai? Hậu giục Duyên đi rửa mặt thay quần áo vì sợ ông Lương sẽ gọi Duyên bưng nước lên nhà. Duyên ngượng ngùng đứng dậy , vòng phía sau bếp ra giàn nước rồi vào buồng thay cái yếm trắng và cái váy mới. Đứng chải tóc trong buồng , cô nghe tiếng Minh chào ông Lương ở gian giữa. Cô nhìn qua kẽ vách ghép bằng nan tre , thấy Minh năm nay gầy hơn năm ngoái. - Lạy thầy ạ ! Thầy vẫn mạnh khỏe đấy chứ ạ ! Minh vốn người bạo dạn , ăn to nói lớn ngay từ thuở còn bé. Ông Lương ngồi ở bàn , đang xếp lại bộ chén cổ , ngạc nhiên thấy cậu học trò cũ bước vào. Ông vui vẽ hỏi: - Anh nghĩ hè rồi đấy ư? Vào đây uống cốc nước với thầy ! Minh kéo ghế ngồi , miệng nói “Con xin phép thầy “ rồi thản nhiên đáp câu hỏi của ông Lương: - Bẩm thầy đã nghỉ hè đâu? Nhưng con đã bị đuổi học rồi thầy ạ !
- Ông Lương đang cầm cái se điếu , suýt nữa đánh rơi xuống đất. Ông sửng sốt hỏi lại: - Anh bị đuổi học à? Sao thế? Thầy nghe nói anh học giỏi lắm cơ mà !
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn