YOMEDIA
ADSENSE
Dòng mực cũ - Phần 58
78
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phía Quốc Dân Đảng tại miền Nam cũng có những hạt nhân xuất sắc nhưng không may đều bị bắt cả : Trần Huy Liệu , Cao Hữu Tạo , Nguyễn Phương Thảo , Nguyễn Hòa Hiệp , Phạm Hoài Xuân , Võ Công Tồn v.v. đều nằm trong khám lớn . Và đúng như Lê Hửu Cảnh tiên đóan , khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt , khi tổng bộ Quốc Dân Đảng tan vỡ, thì sẽ có những đảng viên không còn điểm tựa để trong mong ngày chiến thắng , họ sẽ bị lung lạc...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 58
- Phần 58 Phía Quốc Dân Đảng tại miền Nam cũng có những hạt nhân xuất sắc nhưng không may đều bị bắt cả : Trần Huy Liệu , Cao Hữu Tạo , Nguyễn Phương Thảo , Nguyễn Hòa Hiệp , Phạm Hoài Xuân , Võ Công Tồn v.v. đều nằm trong khám lớn . Và đúng như Lê Hửu Cảnh tiên đóan , khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt , khi tổng bộ Quốc Dân Đảng tan vỡ, thì sẽ có những đảng viên không còn điểm tựa để trong mong ngày chiến thắng , họ sẽ bị lung lạc và bị quyến rũ về phía Cộng sản . Đó là trường hợp Trần Huy Liệu bỏ Quốc Dân Đảng sang Cộng Sản làm đến bộ trưởng tuyên truyền của chính phủ lâm thời Việt Minh . Hoặc Nguyễn Phương Thảo cũng bỏ Quốc Dân Đảng sang Cộng Sản và trở thành tướng Nguyễn Bình lừng lẫy sau này . Trở lại đầu năm 1930 , toàn cõi Bắc Kỳ sôi sục những vụ bắt bớ Quốc Dân Đảng . Phía Cộng Sản muốn tạo uy thế , liền xúi giục nông dân biểu tình trong dịp lễ Lao Động Quốc Tế ngày mùng 1 tháng 5 . Ở Thái Bình , mật thám bắt được hàng loạt truyền đơn và cờ búa liềm ném đêm 30 tháng 4 . Sáng hôm sau khoảng 300 nông dân kéo đến đình công sứ tỉnh . Mật thám cứ tưởng rằng đám nông dân ấy đều là đảng viên cộng sản nên nã súng bắn chết tại chỗ 15 người và cả trăm người khác bị thương . Nhóm cộng sản lãnh đạo thì giấu mặt , nên chẳng ai hề hấn gì cả ! Ngày 5 tháng 5 , nhóm Cộng Sản Nam Định trong khi đang họp với tỉnh bộ Thái Bình để rút kinh nghiệm về cuộc biểu tình bị thảm sát vừa qua thì tình cờ biết được tin Ký Con từ Hải Dương sang Nam Định . Thời ấy , ranh giới Quốc Cộng chưa rõ nét , chưa thù hận . Những người yêu nước hoạt động phần lớn là biết nhau , có khi là bạn học chung lớp chung trường rồi mỗi người theo một phía . Đặc biệt là bên Quốc Dân Đảng thì hết sức lơ là , chẳng bao giờ đề phòng sự phản bội của phía Cộng sản . Ký Con lại là nhân vật nổi , tiếng tăm lừng lẫy , hầu như nhóm cách mạng nào cũng biết . Thành ra khi Ký Con về Nam Định , mật thám chưa có tin tức gì mà nhóm Cộng Sản tại đây đã hay biết rồi ! Tuy 3 nhóm Cộng Sản đã kết hợp hoạt động chung , nhưng trên thực tế thì lãnh đạo các tỉnh bộ tại miền Bắc đều nằm trong tay Đông Dương Cộng Sản Đảng tức Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội ngày trước . Nhân danh lý tưởng đảng , nhóm này luôn luôn chủ trương sắt máu và tàn nhẫn , điển hình là hồi tháng 5 năm ngoái , chính họ giết hai đồng chí của họ là Trịnh Thị Nhu và Trịnh Thi Uyển ở Hải Phòng rồi loan tin Quốc Dân Đảng là thủ phạm . Bây giờ nghe tin Ký Con đang ở Nam Định , mà biết rõ cả địa chỉ Ký Con đang tạm trú , nhóm Cộng Sản Nam Định và Thái Bình họp liền họp nhau bàn kế hoạch ứng xử sao cho có lợi ! Một đảng viên tên Đặng Xuân Nghiêu thuộc tỉnh đảng bộ Nam Định , hùng hồn phát biểu : - Từ sau vụ bạo động ở Yên Bái hồi tháng 2 , Quốc Dân Đảng kể như chấm dứt vai trò lịch sử của mình ! Xong hẳn rồi , không còn gì phải bàn đến nữa ! Vài đảng viên còn xót lại , tạm thời trốn tránh , sớm muộn gì thì cũng bị bắt nốt thôi ! Bây giờ chỉ còn lại đảng Cộng Sản của chúng ta tiếp tục sự nghiệp đánh đuổi thằng Tây . Ký
- Con , tức là Đặng Trần Nghiệp bí danh là Doãn , trưởng ban ám sát của Quốc Dân Đảng , vừa từ Hải Dương trốn sang đây . Tây thù Ký Con ngang với Nguyễn Thái Học , cho nên nay mai khi biết Ký Con ở đây , mật thám sẽ huy động lực lượng lớn về đây lùng bắt . Chừng ấy , tỉnh đảng bộ chúng ta sẽ bị vạ lây ! Chi bằng chúng ta đi một bước trước , báo cho Tây biết . Ký Con người nhỏ bé, trói gà không chặt , chỉ cần một thằng mật thám là thừa sức bắt trói Ký Con . Nghĩa là mật thám không cần phải đưa lực lượng lớn về đây làm liên lụy đến chúng ta . Chẳng những thế , chúng ta lại còn có món tiền thưởng 5 nghìn đồng để sung vào quĩ đảng ! Nhất cữ lưỡng tiện , cơ hội này không nên bỏ qua ! Đại đa số các đồng chí trong phòng họp đều gật gù tán thành , cho là diệu kế . Nhưng cũng có người gay gắt phản đối : - Không được ! Quốc Dân Đảng làm cách mạng tư sản . Chúng ta làm cách mạng vô sản . Tuy đường lối khác nhau nhưng họ cũng là những người yêu nước , nỡ nào ta đi ốt cáo ! Từ vụ ám sát Bazin cho đến bạo động Yên Bái , họ đã cống hiến cho đất nước biết bao nhiêu liệt sĩ và biết bao nhiêu người hiện đang bị tra tấn trong tù . Ta tố cáo Ký Con là sai nguyên tắc đạo đức cách mạng ! Ta giết Tây chứ không giết đồng bào ! Xin hội nghị bác bỏ ý kiến của đồng chí Nghiêu ! Chưa ai kịp lên tiếng thì Nghiêu lại phân trần thêm : - Tôi không có oán thù gì với Ký Con . Chẳng những thế , tôi còn quen anh ta từ lúc còn bé ở Phố Hàng Sơn . Bố tôi quen với bố Ký Con là ông Ba làm thợ vàng (thợ vàng hay thợ bạc vậy cha nội ??) ở số 36 Phố Hàng Bạc Hà Nội . Tôi quen Ký Con và phục Ký Con . Nhưng tôi biết chắc là Ký Con sắp bị bắt . Nguyễn Thái Học đã bị bắt rồi . Tổng bộ Quốc Dân Đảng tan rã rồi . Mật thám đang càn quét mẻ lưới cuối cùng để xóa sổ Quốc Dân Đảng . Đàng nào Ký Con cũng bị bắt thì chẳng thà mình chỉ cho mật thám bắt để mật thám đừng bắt lây anh em của mình . Vả lại , 5 nghìn đồng là một món tiền lớn , ta dùng được biết bao nhiêu việc ! Tôi vì đảng mà đề xuất ý kiến này ! Hội nghị biểu quyết thông qua , giao cho Đặng Xuân Nghiêu cùng hai đồng chí đi gặp mật thám . Nghiêu cùng phái đoàn chuẩn bị đi Hà Nội ngay . Có đồng chí ngạc nhiên hỏi - Ơ hay , sao không báo ngay cho sở mật thám Nam Định mà phải lên tận Hà Nội là thế nào ? Nghiêu đáp : - Louis Marty , tổng giám đốc tổng nha liêm phóng Đông Dương là người ký bản cáo tri tặng tiền thưởng cho ai bắt được Ký Con . Phải gặp nó mới chắc ăn . Báo cho mật thám Nam Định , ngộ nhỡ mật thám Nam Định trở mặt , không trả tiền mình thì làm sao ? Với lại Louis Marty không biết mình là ai . Chứ biết đâu sở mật thám Nam Định có hồ sơ của mình , rồi họ loan tin là mình tố cáo thì mang tiếng lắm !
- Mọi người đều khen Nghiêu suy nghĩ thấu đáo . Thế là Nghiêu dẫn hai đồng chí ngày đêm chạy sang Hà Nội , đến đường Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo) , xin vào gặp Marty , nhân vật lớn nhất của hệ thống mật thám bao trùm cả ba nước Việt , Miên , Lào . Nhân viên canh gát hỏi Nghiêu : - Các anh là ai mà xin gặp quan Tổng Giám Đốc ? Nghiêu khúm núm đáp : - Bẩm , chúng tôi là nông dân ở Nam Định . Có việc cơ mật cần trình với quan tổng giám đốc ! Nhân viên canh gác tò mò hỏi thêm : - Việc cơ mật là việc gì ? Nghiêu liền rút trong túi áo ra tờ cáo thị và bức hình của Ký Con , mở ra và hạ giọng nghiêm trọng : - Chúng tôi biết chỗ Ký Con đang trốn ! Gã nhân viên đứng bật dậy . Trước khi vào trình với Louis Marty , anh ta chỉ mặt Nghiêu và dọa : - Việc này không phải là chuyện đùa ! Nếu không chắc chắn thì đừng có mất thì giờ của quan lớn ! Nghiêu gật đầu quả quyết : - Chúng tôi là dân quê mùa , có đâu dại dột lại gõ cửa quan nếu không dám chắc ! Nhờ ông làm phước vào bẩm với quan hộ chúng tôi ! Anh ta chạy vào trình rồi quay ra xét tỉ mỉ từng người xem có mang thứ vũ khí nào trong mình không . Gặp Louis Marty , Nghiêu khúm núm trình bày cặn kẽ . Louis Marty giật mình sửng sốt , gọi ngay Amoux , giám đốc nha liêm phóng Bắc Kỳ , chỉ thị điều động khẩn cấp lực lượng mật thám Hà Nội , kéo tốc sang Nam Định . Lộ trình 85 cây số , chỉ vài tiếng đồng hồ sau Amoux đã có mặt . Gã đến thẳng sở mật thám Nam Định , tập họp tất cả nhân viên và mắng như tát nước vào mặt : - Đồ ăn hại ! Ký Con đang có mặt tại đây , cả tỉnh Nam Định đều biết mà tại sao chúng mày không biết ! Cáo thị dán đầy đường mà nó ngang nhiên đi lại trước mắt chúng mày . Chúng mày mù hết cả rồi phải không ? Rồi Amoux đưa địa chỉ và bố trí nhân viên về làng Năng Tình . Lực lượng tiến công chủ yếu là mật thám Hà Nội . Nhân viên mật thám Nam Định chỉ theo tăng cường mà
- thôi . Sáng hôm sau , Ký Con thức dậy từ giã gia chủ và khăn gói ra đi . Nhưng vừa mới đẩy cửa ra , đã thấy cả một rừng mật thám Tây và ta vây chặt quanh nhà , súng ống loảng xoảng , vừa xông vào vừa quát tháo ầm ĩ . Chúng đập bá súng vào đầu vào bụng Ký Con liên tiếp rồi còng tay anh đẩy lên xe . Gia chủ chứa Ký Con cũng bị đánh nhừ tử tại chỗ rồi đưa về sở mật thám Nam Định để khai thác thêm . Hôm ấy là mùng 8 tháng 5 , 1930 . Trước khi đưa Ký Con về tổng nha ở Hà Nội . Amoux tập họp nhân viên mật thám Nam Định một lần nữa và nặng lời xỉ vả những kẻ tắc trách . Mấy gã trưởng toán người Việt , bị Amox lôi ra , tát mỗi đứa một cái tát tay nảy đom đóm mắt ! Tất cả đều chỉ biết cúi đầu nhận lỗi ! Bản tin bắt được Ký Con được sở mật thám Hà Nội loan đi rất nhanh như một chiến thắng lớn . Chẳng những đám ký giả Pháp đang có mặt tại Hà Nội tò mò muốn đến nhìn mặt và phỏng vấn , mà ngay cả những kiều dân thường , không dính dáng gì đến chính quyền bảo hộ , cũng hiếu kỳ đòi vào gặp Ký Con , giống như họ đòi gặp Nguyễn Thái Học trước đây . Danh tiếng Ký Con lan truyền hai năm nay vì những hành động xuất quỉ nhập thần của trưởng ban ám sát , chuyên thi hành bản án của tòa án cách mạng . Anh lại được nhiều người thiêu dệt thêm cho anh trở thành huyền thoại . Đến khi họ gặp thì họ càng sửng sốt vì Ký Con chỉ là một cậu thanh niên thư sinh hiền hòa , dáng người vốn nhỏ bé lại càng gầy guộc vì trốn tránh mấy tháng nay . Gặp Ký Con trong văn phòng Amoux , nhà báo Louis Roubaud nêu nhận xét : - Amoux là giám đốc công an của Pháp . Ký Con là giám đốc công an của Quốc Dân Đảng ! Chẳng qua Ký Con thua , nên trở thành tù nhân của Amoux ! Rồi Rouboud hỏi Ký Con một câu quan trọng : - Ông có phải là Cộng Sản không ? Ký Con nhấn mạnh : - Tôi chỉ là một người cộng hòa , làm cách mạng giải phóng đất nước tôi ! Dĩ nhiên Rouboud biết điều đó . Nhưng quần chúng Pháp ngày ấy ít có ai có cảm tình với Cộng Sản , nên Rouboud muốn Ký Con xác nhận . Bắt được Ký Con rồi , tổng nha mật thám đông dương giữ đúng lời hứa , trao tặng Đặng Xuân Nghiêu và hai đồng chí số tiền thưởng 5 nghìn đồng . Cả bọn hí hửng nhận tiền về Nam Định chuẩn bị ăn mừng . Nhưng , thiên bất dung gian ! Sở mật thám Nam Định từ khi bị Amoux khiển trách , ấm ức cho người điều tra xem đứa nào đã lên gặp Louis Marty . Trong sở có ông Phán Tảo phụ trách hồ sơ công văn , từ lâu vốn biết Đặng Xuân Nghiêu là đảng viên Cộng
- Sản mà Pháp thì đang rất ghét Cộng Sản . Biết , nhưng ông Tảo không nói ra vì công việc của ông chỉ lo giấy tờ , không phải nhiệm vụ đi bắt người . Nay thấy cả sở bị thượng cấp xỉ nhục , lại thêm mối bất mãn là đảng này tố đảng kia , ông Tảo liền cho xếp biết cái nhóm đi tố Ký Con chính là tỉnh đảng bộ Cộng Sản tỉnh Nam Định . Sở mật thám Nam Định điều tra thêm và xác nhận viên Cộng Sản .Thế là tiền thưởng chưa kịp tiêu đã bị đòn nhừ tử . Chánh sở mật thám Nam Định đích thân tát cho mỗi đứa mấy cái nẩy lửa và mắng : - Tiên sư cha chúng mày ! Ký Con về Nam Định , tao ngồi lù lù ngay ở đây , sao chúng mày không đến báo cho tao biết , mà chạy tuốt xuống tận Hà Nội để tâng công với tổng giám đốc Louis Marty ! Tao không đáng để chúng mày nói chuyện à ? Tao bị tổng giám đốc mắng như tát nước vào mặt vì tắc trách , thì hôm nay tao sẽ không tắc trách nữa . Tỉnh đảng bộ Cộng Sản của chúng mày sẽ tan tành !
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn