intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông: Phần 2

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

158
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu?: Phần 2 sẽ tiếp tục giới thiệu tới các bạn vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu; chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tể toàn cầu; một số vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin Tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông: Phần 2

  1. Chương 5 CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIẺN KINH TÉ TRUNG QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG KINH TÉ TOÀN CẦU Như những chương trên đã cho thấy, ngay từ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, do nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan, trong và ngoài khác nhau, nhiều quốc gia đã bắt đầu hoặc đẩy nhanh việc xem xét, đánh giá lại mô hình phát triển kinh tế của mìnhể Đặc biệt, cùng với những tác động hết sức nghiêm trọng, tiêu cực và kéo dài của nó, khủng hoảng kinh tể toàn cầu còn làm bộc lộ những điểm yếu căn bản của các mô hình phát triển hiện có, buộc các quốc gia không chỉ dừng lại ở chỗ xem xét và đánh giá, mà phải có những chính sách quyết liệt để chuyển đổi sang một mô hình phát triển mới. Mục đích nhằm vừa khắc phục hậu quả của khủng hoảng, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ bên ngoài, vừa khắc phục những điểm yểu cố hữu và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững nền kinh tế từ bên trong. Trung Quốc cũng là một trong số các quốc gia đó. Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung lý giải một số câu hỏi chính sau đây: Tại sao Trung Quốc cần chuyển đổi mô hình phát triển? Hướng chuyển sang mô hình phát triển kinh tế mới là gì? Nội dung chuyển đổi ra sao? Triển vọng của chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc sẽ như thế nào? 1. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ c ũ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 1.1. Quan niệm của người Trung Quốc về mô hình phát triển kinh tế Trên lý thuyết, có 3 yếu tố đầu vào quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng, đó là vốn, lao động và công nghệ. Trong một thời
  2. 190 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ.. điểm nhất định, ở một nền kinh tế, cả 3 nhân tố này đều hoạt động và có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tham gia của 3 yếu tố này vào tăng trưởng lại khác nhau đối với các nền kinh tế khác nhau có các trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ khác nhau. Có thể nói, cung cách khai thác hay kết hợp 3 yếu tố này như thế nào để tạo ra tăng trưởng ở một thời điểm sẽ quy định hay tạo ra đặc điểm cụ thể của một mô hình tăng trưởng kinh tể của một quốc gia ở thời điểm đó. Cho đến nay, bản thân người Trung Quốc cũng chưa thống nhất được với nhau về một định nghĩa rõ ràng: Mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc đang theo đuổi là như thế nào, mà vẫn còn nhiều ý kiến tương đối khác nhau. Có quan điếm cho ràng Mô hình Trung Quốc là một mô hình hỗn hợp - tức mặc dù nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, song bước đầu cũng đã coi trọng phát triển theo chiều sâu - trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và thị trường để tạo ra một thế cân bằng nhàm giữ vững sự ổn định, nghĩa là biết dung hòa giữa quyền sở hữu nhà nước với quyền sở hữu tư nhân, giữa nhu cầu và khả năng cung cấp, giữa trong và ngoài nước. Song lại cũng có quan điếm khác cho ràng, mô hình kinh tế Trung Quốc là mô hình phát triển theo chiều dọc - chủ yếu từ trên xuống, nghĩa là quyền lực tập trung vào tay nhà nước để tập trung năng lực vào những kế hoạch chiến lược lâu dài, chế độ một đảng cầm quyền là một chọn lựa đúng đan vì có thể mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng, chuyên chính để duy trì ổn định xã hội. Nhưng lại có một so người thì cho rằng, đó là một mô hình phát triển dựa vào nền văn hóa truyền thống Khổng Mạnh, ở đó có sự kết hợp giữa kinh tế chỉ huy, chính trị chủ đạo, xã hội dịch vụ. Nói khác đi, mô hình Trung Quốc chỉ đơn thuần là một mô hình chính trị tập quyền, sự thành công của Trung Quốc chi giản dị là đã có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa1. Zhang Jun cho rằng, 1. Zhang Jun (2003), Khoa Kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Trung Quôc, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quôc, “ Investment, Investment Efficiency and Economic Growth in China”, Journal of Asian Economics, SỐ 14, tr. 713-734.
  3. Chương 5ỀChuyển đổi mô hình phát triển kinh tếế. 191 dù có quy mô khác nhau, loại hình tăng trưởng của Trung Quốc (China’s growth pattern) gần giống mô thức tăng trưởng của các nước/nền kinh tế công nghiệp hóa mới Châu Á (NIEs), đó là tăng trưởng dựa vào đầu tư (investment - growth model)1. Mặc dù có đến 70% dân số Trung Quổc sống ở các vùng nông thôn, nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lại phụ thuộc rất nhiều vào sự gia tăng quy mô của ngành công nghiệp chế tạo hơn là dựa vào phát triển nông nghiệp. Giá trị sản lượng công nghiệp trong nhiều năm chiếm tỷ trọng lớn (trên dưới 45%) trong tổng GDP của Trung Quốc, trong khi mức của nông nghiệp chỉ chiếm 10% mà lại còn tiếp tục suy giảm. Mô hình tăng trưởng cũ của Trung Quốc cũng nằm trong kiểu mô hình tăng trưởng Đông Á nói chung - đó là tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt, với tỷ lệ đàu tư/GDP (đầu tư trên sản lượng) luôn cao (chỉ số ICOR). Chẳng hạn, từ năm 1978 đến năm 2000, tỷ lệ đầu tư 1 (Tỷ lệ đầu tư 1 = tổng đầu tư xã hội vào tài sản cổ định/ GDP) bình quân hàng năm của Trung Quốc là 30%, trong khi tỷ lệ đầu tư 2 (Tỷ lệ đầu tư 2 = tổng vốn đầu tư (capital formation)/GDP) là 37%. Mặc dù mức chênh lệch đang dần dần thu hẹp lại, song cho đến đầu những năm 2000, tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ này của Nhật Bản và Mỹ, và thậm chí còn cao hơn mức tương ứng của Hồng Kông và Đài Loan (là 25,4% và 23,7% cho thời gian từ năm 1966 đến 1998)2. Mức đầu tư của Trung Quốc chỉ có thể so sánh được với mức của Singapore giai đoạn 1970 - 1980. Trong giai đoạn 1966 - 1998, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ/GDP của Singapore là 35,4%. Trong một bài bình luận đăng trên tờ New York Times3, Paul Krugman cho rằng, mô hình tăng trưởng đã đưa kinh tế Trung Quốc phát triển tới mức khó tin trong 1. N hư trên, tr. 714. 2. N hư trên, tr. 715. 3. Paul Krugman, The Conscience of a Liberal, theo http://krugman.blogs. nytimes.com/
  4. 192 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ.. 3 thập kỷ qua đến nay đã kịch giới hạn. Paul Krugman đưa ra một so sánh rằng, con tàu kinh tế Trung Quốc sắp đâm vào Vạn lý trường thành. Câu hỏi đặt ra hiện nay là hậu quả của cú đâm này sẽ tồi tệ như thế nào và để tránh được cú đâm (chắc chắn là thảm họa) đó, Trung Quốc sẽ phải làm gì? 1.2. Đặc trưng và những hạn chế của mô hình tăng trưởng cũ ở Trung Quốc Mô hình tăng trưởng kinh tế cũ của Trung Quốc là phát triển dựa nhiều vào đầu tư, coi trọng FDI, xuất khẩu, coi trọng phát triển công nghiệp chế tạo dựa trên sử dụng nhiều tài nguyên và lao động, coi trọng thị trường bên ngoài, thiên về đầu tư theo chiều rộng và chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư theo chiều sâu. Sau nhiều năm tăng trưởng cao và điều chỉnh để có thể “hạ cánh mềm”, song cho đến nay tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức cao, dù đang thấp dần, trong khi FDI vẫn chảy mạnh vào Trung Quốc. Theo GS Hoàng Thanh (Viện Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore) tại buổi hội thảo diễn ra tại Hà Nội (tháng 10/2010) về những vấn đề và thách thức nghiêm trọng hiện nay trong mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, quốc gia này đang đối diện với 6 vấn đề căn bản, đó là: 1) Tăng trưởng lệ thuộc quá nhiều vào mở rộng đầu tư. 2) Sự phát triển không đồng đều ở trong nước. 3) Việc kiểm soát ngày càng khó hơn đội ngũ công chức và cán bộ. 4) Sự phụ thuộc quá mức vào thương mại quốc tế. 5) Sự mất an ninh về năng lượng. Và 6) Môi trường đang dần bị huỷ hoại nhanh1. Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, đầu tư có vai trò rất quan trọng tạo nên mức tăng trưởng cao của Trung Quốc. Theo Cục Thong kê Nhà nước Trung Quốc (National Bureau of Statistics), 1. Nguyễn Đức Thành (Giám đổc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Dấn theo http://vepr.org.vn/533/news-detail/433980/cap- nhat-tin-kinh-te-chinh-sach/2010-nam-cua-nhung-bai-hoc-ve-kinh-nahiem -phat-trien.html
  5. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế.. 193 năm 2007, đầu tư đóng góp 4,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, trong khi đó, phần đóng góp của tiêu dùng và xuất khẩu ròng tương ứng là 4,4 và 2,7 điểm phần trăm. Cùng với gói kích cầu đưa ra vào năm 2008, đầu tư càng có ý nghĩa hơn trong việc tạo ra mức tăng trưởng cao ở Trung Quốc. Theo Tân hoa xã (Xinhua) ngày 2/2/2010, đầu tư của Trung Quốc vào tài sản cố định năm 2009 đạt 22,48 ngàn tỷ NDT (tương đương 3,3 ngàn tỷ USD), tăng 39,1% so với năm trước. Trong khi đó, tổng doanh số bán lẻ chỉ tăng 16,9%, đạt 12,53 ngàn tỷ NDT*ề Trung Quốc được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng nóng và kém bền vững. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 8,7%. Năm 2010, tổc độ tăng trưởng của nước này là 10,3%. Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc trở thành mối lo ngại không chỉ riêng nước này. Trong quá trình hội nhập toàn cầu như hiện nay, Trung Quốc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới, bao gồm cả những cường quốc về kinh tế như Mỹ và Nhật Bản. Có thể tóm tắt các hạn chế của mô hình phát triển kinh tế cũ của Trung Quốc là “Bổn Không”, tức là “không ổn định, không cân bằng, không đồng bộ và không bền vững”. Sự phát triển không ổn định gắn liền với việc thiếu trầm trọng tài nguyên; không cân bằng thể hiện quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa dựa vào thị trường trong nước và thị trường quốc tể; không đồng bộ thể hiện ở chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, giữa các ngành nghề, giữa các tỉnh; không bền vững thể hiện ở nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều học giả đã tỏ ra lo ngại về một nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao - phồn vinh giả tạo - đang che dấu “Bốn Không” ngày càng 1. Ti lệ đóng góp của tiêu dừng nội địa vào tăng trường GDP của Trung Quốc ngày càng giảm, chẳng hạn thời ông Hồ c ẩ m Đào, ti lệ này giảm chì còn 37%, so với 50% và 46% tương ứng thời ông Đặng Tiểu Bình và ông Giang Trạch Dân (http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/7-kinh-te-trung- quoc-qua-3-nhiem-ky-chu-tich-nuoc-5496.html). Trong khi đó, theo hãng tin Xinhua, ngày 2/2/2010, tỉ lệ đóng góp cùa đầu tư rât cao, tới trên 90%.
  6. 194 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ.. nghiêm trọng. Điều này đã được phản ánh ngay trong Báo cáo chính trị tại Đại hội 17 ĐCS Trung Quốc (ngày 15/10/2007). Bản Báo cáo đã tổng kết thực tiễn, chỉ ra những tồn tại lớn của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm 2000, đó là: i) Trả giá quá lớn về tài nguyên, môi trường trong tăng trưởng kinh tế. ii) Phát triển không cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa kinh tế và xã hội. Xu thế mở rộng khoảng cách chênh lệch phát triển, chênh lệch phân phối thu nhập (nhất là giữa thành thị và nông thôn) về cơ bản vẫn chưa xoay chuyển được, iii) Nhiệm vụ phát triển ổn định kinh tế nông nghiệp và duy trì tăng thu nhập cho nông dân ngày càng khó khăn hơn. iv) Rất nhiều khó khăn trong đảm bảo việc làm, bảo đảm ổn định xã hội, trong giáo dục, y tế, trong giải quyết vấn đề nhà ở, trong trị an xã hội. v) Tình trạng một tầng lóp xã hội chi tiêu xa xỉ, lãng phí. Gắn liền với tình trạng này là tình trạng tiêu cực và tham nhũng vẫn khá nghiêm trọng trong xã hội. vi) Số người nghèo và người thu nhập thấp ở thành thị và nông thôn vẫn tương đổi lớnể vii) Khó khăn trong quy hoạch tổng thể lợi ích các bên. viii) Cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, sức ép và cạnh tranh từ các nước phát triển về kinh tế, khoa học công nghệ vẫn tiếp tục tồn tại lâu dài. Những khó khăn trên có lẽ gắn liền với sự tồn tại của mô hình cũ. về thể chế, cho đến nay, nhiều nhân tổ thị trường trong nền kinh tế Trung Quốc đã có 20 năm tồn tại, vận động và phát triển, nhưng như đã đề cập ở trên, sự lãnh đạo theo kiểu mệnh lệnh hành chính, áp đặt từ trên xuống vẫn còn rất mạnh, thể hiện trên nhiều khía cạnh: quy hoạch, định hướng, lập kế hoạch, điều chỉnh lãi suất, tỷ giá, xác lập giá cả,... Đặc biệt là quản lý tỷ giá - lĩnh vực mà Trung Quốc đã bị quốc tế phàn nàn, thậm chí đấu tranh đòi Trung Quốc phải nới lỏng. Chính vì vậy mà trong quan hệ giữa nhà nước hay kế hoạch và thị trường, không phải lúc nào các lực lượng thị trường hay quan hệ thị trường cũng được đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ khi đưa ra quyết định.
  7. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế..Ệ 195 Những hạn chế của mô hình cũ ở Trung Quốc được thấy rõ hơn ở một số khía cạnh như sau: a. Vẩn đề khai thác tài nguyên quá mức và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên Trung Quốc được coi là một công xưởng của thế giới, không chỉ sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của cư dân trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Năm 2008, Trung Quốc sản xuất 136,6 triệu máy tính nhỏ (Micro computer); 559,6 triệu chiếc điện thoại cầm tay; 41,7 tỷ bộ mạch tổng hợp (IC); 2,17 triệu máy kéo cỡ lớn và vừa; 9,34 triệu xe ô tô các loại, trong đó có hơn 5 triệu xe con; gần 10 triệu tấn etylen; 51,3 triệu tấn axít sunfurist; 1,4 tỷ tấn xi măng; 24,1 triệu tấn sợi hoá học; 14,5 triệu tấn đường; 90,3 triệu chiếc TV màu; 47,56 triệu chiếc tủ lạnh; 82,3 triệu chiếc máy điều hòa nhiệt độ,... \ Đến năm 2010, Trung Quốc sản xuất 118,3 triệu TV màu; 73 triệu tủ lạnh, hơn 108 triệu máy điều hòa nhiệt độ. Đe đáp ứng yêu cầu sản xuất một khối lượng quá lớn các sản phẩm như vậy, mỗi năm Trung Quốc cần một lượng nguyên nhiên vật liệu khổng lồ, làm tăng sức ép khai thác tài nguyên. Năm 2007, Trung Quốc khai thác 2.536 triệu tấn than (tăng 6,9% so với năm trước), 187 triệu tẩn dầu thô (tăng 1,1 %)ằ Năm 2008, Trung Quốc sản xuất 22,78 triệu tấn ôxit nhôm; 500,9 triệu tấn phôi thép; 584,88 triệu tấn thép cuộn; 25,2 triệu tấn của 10 loại kim loại màu, trong đó đồng là 3,78 triệu tấn, nhôm là 13,17 triệu tấn...; Cũng trong năm 2008, Trung Quốc khai thác 2ể793 triệu tấn than; 190 triệu tấn dầu thô; 76 tỷ m3 khí đốt; 3ệ466,8 tỷ Kwh điện, trong đó nhiệt điện là 2.790 tỷ Kwh, thuỷ điện là 585,19 tỷ Kwh. Năm 2010, Trung Quốc khai thác 3.240 triệu tấn than, 203 triệu tấn dầu thô, 626,9 triệu tấn phôi thép, 1,88 tỷ tấn xi măng, 67,4 triệu tấn phân 1. Full Text o f China's 2008 statistical communique o f economic, social development, http://news.xinhuanet.com/english/2009-02/27/content_10 908292.htm
  8. 206 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ.. người thành phố. Phải qua nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, do mất ruộng đất, không kiếm được việc làm, cuộc sổng sa sút một cách tương đối.ẽ. mãi đến những năm đầu thế kỷ XXI, vấn đề nông nghiệp, nông dân mới được bàn đến và mấy năm gần đây mới bắt đầu có những chính sách cụ thể nhằm giải quyết vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn và nông dân). Tính đến giừa năm 2009, Trung Quốc có khoảng 220 triệu nông dân vào thành phổ làm việc, trong đó có khoảng 140 triệu là “công nhân di trú” - tức họ không có nhà ở ổn định - thường về quê ăn tết1. d. Nền kinh tế tăng trưởng kém bền vững Mặc dù đạt được tổc độ tăng trưởng 2 con số liên tục suốt nhiều năm, song theo nhiều chuyên gia, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu sẽ không thể kéo dài nếu như không thay đổi. Thực tế đã cho thấy, trong nhiều năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn trong tình trạng quá nóng và do vậy là không bền vững. Đồng thời, tỉ lệ lạm phát ở Trung Quốc leo thang không ngừng, khiến sức tiêu dùng giảm và đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn gây cho nền kinh té Trung Quốc càng có thêm nhiều bất cậpẵ Cùng với lạm phát, đáng chú ý có vấn đề giá nhà đất và chứng khoán tăng cao đã dẫn đến các khoản nợ xấu ngày càng tăng. Sự bất ổn về tài chính của Trung Quổc luôn tiềm ẩn nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này rơi vào khủng hoảng và đổ vỡ. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, ba chi sổ tăng trưởng đầu vào khác, đóng góp tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, là vốn đầu tư, lao động và năng suất tổng thể các nhân tô (TFP) của Trung Quổc cũng rất mất cân đổi và chứa đựng nhiêu vân đê. Các chuyên gia hoàn .toàn có cơ sở khi xem xét ba 1Ể Thanh Lê, Cuộc cách mạng Ì1ĨỚỈ trong lao động Trung Quốc, theo http://vef.vn/2011 -05-15-cuo:-cach-mang-moi-trong-lao-dong-trung-quoc).
  9. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế.. 207 nhân tổ trên và đưa ra 'nhận định nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế kém bền vữngẽ Các thống kê cũng khẳng định rằng, trong giai đoạn 1999 - 2008, nền kinh tể Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư với tỷ lệ phần trăm đóng góp là 67,62%; lao động là 3,97%; TFP là 28,41%. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế còn thấp chứng tỏ các yếu tố làm tăng năng suất lao động bền vững gồm chất lượng lao động, công nghệ và trình độ quản lý vẫn chưa trở thành nhân tố chính của tăng trưởng. Đồng thời, như trên đã phân tích, sự tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, không hiệu quả đã dẫn đến tiêu hao nhiều lao động và nguyên nhiên liệu nhập khẩu cũng khiến cho giá thành sản phẩm cao, gây ô nhiễm môi trường và bất ổn xã hội. Thực trạng đó càng khiến cho sự tăng trưởng kinh tế cao trở nên không bền vững và cần phải điều chỉnh. Như vậy, những hạn chế chủ yếu trên của mô hình phát triển kinh tế cũ chính là những nhân tố bên trong thúc đẩy Trung Quốc phải thay đổi mô hình tăng trưởng nếu muốn tiếp tục tồn tại, duy trì được sức canh tranh và phát triển trong hoàn cảnh quốc tế và khu vực mới. 2. BỐI CẢNH QUỐC TẾ THAY ĐỔI THÚC ĐẨY TRƯNG QUỐC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN 2.1ẽ Toàn cầu hóa ngày càng gia tăng Từ đầu thế kỉ XXI, làn sóng toàn cầu hóa ngày càng lan rộng và sâu sắc hơn. Sự tiếp cận dễ dàng hơn, cởi mở hom và theo hướng thị trường đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thương mại đang là một trong các trụ cột của toàn cầu hóa hiện đại. Đây là một sự khác biệt so với toàn cầu hóa ở thế kỷ trước và là một lực lượng quan trọng giúp duy trì ổn định, cho phép tất cả các nước tiếp cận với các phương tiện để phát triển và tăng trưởng. Đặc biệt, hệ thống này từng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốcế Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã trở thành nhân tố
  10. 208 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ. kích thích cho những chu kỳ tăng trường tại Châu Á. Diện mạo của Trung Quốc trong thế kỷ XXI hoàn toàn khác với 30 năm trước đây. Đặc biệt là trong vòng 10 năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, mà các quốc gia công nghiệp phát triển đã phải mất vài chục năm, thậm chí là nhiều thế kỷ mới đạt được. Chẳng hạn, trong thời kỳ 1990 - 2004, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm của Trung Quốc là 10%ẵ Từ năm 1992 đến 2002, Trung Quốc tiếp tục đổi mới, đưa GDP đạt 1.450 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đã vượt ngưỡng trung bình vào năm 2002. Và từ mức độ kinh tế ngang bằng với Anh, Trung Quốc đã vượt Đức rồi Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ năm 2010, với GDP tăng gấp 5 lần và hiện đã vượt 7.250 tỷ USD1. Ngoại thương của Trung Quốc tăng từ gần 500 tỳ USD lên gần 3.000 tỷ USD trong thời gian từ năm 2001 đến 2010. Trung Quốc đã chuyển từ một quốc gia phải nhập khẩu vốn, công nghệ và bí quyết sản xuất từ nước ngoài thành một quốc gia xuất khẩu vốn, sản xuất chế tạo cho thế giới, ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn trên trường quốc tếẺ Trong bổi cảnh toàn cầu hóa diễn ra manh mẽ như hiện nay vẫn có không ít các ý kiến trái chiều về vấn đề chuyển đổi mô hình kinh tế Trung Quốc. Toàn cầu hóa đem lại cả những thời cơ, lợi ích lẫn những khó khăn, thách thức cho các quốc gia tham gia. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự liên hệ phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các nước ngày càng tăng. Nhờ tham gia vào toàn cầu hóa, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, EƯ, Nhật Bản,..ẻ ngày càng gia tăng, toàn cầu hóa đã gắn sự phát triển của 1. http://\v\vw.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/7-trung-quoc--ky-vong-vao-mo- hinh-tang-truong-kinh-te-moi-5525.html
  11. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế..Ề 209 Trung Quốc với sự phát triển của thế giới. Các nền kinh tế Trung Quôc và các nước này ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, khi mà giá nhiều loại nguyên vật liệu, năng lượng gia tăng mạnh, cả thế giới đổ xô đi tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, hướng tới sản xuất xanh, sản xuất sạch thì nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc cũng diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng. 2.2. Trung Quốc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn Trong những năm gần đây, cùng với những thành công của công cuộc cải cách và mở cửa, Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực, nhất là từ sau năm 2001, khi Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự hội nhập sâu rộng của Trung Quốc thể hiện ờ chỗ các nguồn lực (con người, vốn, hàng hóa, dịch vụ, công nghệ,...) ra vào Trung Quốc ngày càng nhộn nhịp, và kinh tế Trung Quốc ngày càng trở thành bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế thế giới. Kết quả là sự hội nhập đó đã dẫn đến những tác động nhiều chiều sau đây: i) Trung Quốc nói chung, nền kinh tế Trung Quốc nói riêng, buộc và sẽ tham gia, tác động và cụ thể là có tiếng nói khác (chủ động và tích cực hơn, thay vì thụ động) trong các vấn đề kinh tế, chính trị khu vực và toàn cầu. Muốn vậy, Trung Quốc không những phải duy trì vị thể và sức mạnh đã có, mà còn buộc phải có những đổi mới để hội nhập với một vị thế nước lớn trong cuộc chơi toàn cầu. ii) Chính sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu đã khiển cho hàng hóa giá rẻ, chất lượng thấp phải va đập manh và khốc liệt hơn với các mặt hàng chất lượng cao của các đổi thủ trên tầm, và buộc “công xưởng” thế giới Trung Quốc bộc lộ rõ hơn những mặt trái của nó, như “công xưởng” này muốn tăng trưởng bền vững phải dựa vào trí tuệ, vào công nghệ chứ không thể dựa mãi và chủ yếu vào khai thác quá mức tài nguyên quốc giaỂiii) ở
  12. 210 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ.. trong nước, Trung Quốc buộc phải có những cải cách nhiều mặt để không những trở nên mạnh hom, mà còn để có thể thích ứng với bối cảnh hội nhập, phải tiến đến chơi một sân chơi với nhừng điều luật ngày càng chung và phổ cập cùng với các nước khác. 2ế3. Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 Do nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, nên khi khủng hoảng toàn cầu 2008 nổ ra, nền kinh tế Trung Quốc đã phải gánh chịu những ảnh hường nặng nềẽ Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 1/2009 giảm mạnh nhất trong vòng 13 năm, và hậu quả là, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu suy giảm mạnh, từ mức cao nhất khoảng 14% năm 2007, xuống 8,5% năm 2008. Giá nhà đất tại 70 thành phố của Trung Quổc giảm chưa từng có trong 4 năm trở lại đây. Ngày 5/3/2009, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung Quốc khóa XI, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng, năm 2009 là năm khó khăn nhất mà Trung Quốc đối mặt trong thế kỷ này1. Khi bản thân các nền kinh tế mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EƯ,... vốn là những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc bị tổn hại nặng nề do khủng hoảng toàn cầu thì ngành xuất khẩu của Trung Quốc cũng bị suy giảm và gặp nhiều khó khăn hơn. Năm 2009, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 15,2%; giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm 18,7%, giữa Trung Quốc và EƯ giảm 17,5%, giữa Trung Quốc và Nhật Bản giảm 28% so với năm 2008. Bên cạnh đó sự tăng giá của đồng NDT khiến lợi nhuận xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm và Trung Quốc tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài (Overseas Direct Investment - ODI). Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng ODI cộng dồn của Trung 1. TTXVN, Đánh giá tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4/8/2009.
  13. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế.. 211 Quốc đạt 258,8 tỉ USD vào cuối năm 2010. Dù đầu tư nước ngoài trên toàn cầu giảm 40% trong năm 2009 do khủng hoảng tài chính, nhưng ODI của Trung Quốc trong lĩnh vực phi tài chính vẫn tăng 6,5%, giúp Trung Quốc leo lên đứng thứ ba trong bảng xếp hạng đầu tư toàn cầu. Riêng trong năm 2010, ODI trong lĩnh vực phi tài chính của Trung Quốc tăng 36,3%, đạt 59 tỉ USD và con số này dự đoán sẽ còn tăng cao trong những năm tiếp theo1. Khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu vừa qua không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà điều quan trọng hơn là đã tác động cả đến phưomg thức phát triển kỉnh tế của Trung Quốc. Trong một thời gian rất dài, Trung Quốc đã phát triển thiểu hài hòa và không bền vững, chủ yếu là do mất cân bằng trong quan hệ đầu tư và tiêu thụ; sự phát triển giữa các khu vực không đồng đều; kết cấu ngành nghề không họp lý; tài nguyên môi trường đang cạn kiệt và khả năng tự sáng tạo không cao,... Những nhân tố này càng bộc lộ rõ trong bổi cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu - nhiều khó khăn mới xuất hiện như nhập khẩu của nhiều nước lớn giảm, cung ứng vốn chưa ổn định, rủi ro đầu tư cao hơn,ề.. 3. HƯỞNG CHUYỂN ĐÔI SANG MÔ HÌNH MỚI Theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung uơng Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, do Hồ cẩm Đào, trình bày tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XVIII, mục tiêu chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc hiện nay là để đối phó với những biến động trong nước cũng như quốc tể, nhằm duy trì tổc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững, phấn đẩu tăng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 (so với mức của năm 2010), đảm bảo sự phát triển đó dựa trên sự cải thiện về chất lượng và tăng trưởng theo chiều sâu, làm tăng vai trò của 1. Preliminary report on China going Global Stretagy, Globalization Monitor, W orking Paper Series, 2011.
  14. 212 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TỂề. Trung Quốc ở khu vực và trên thế giới, đưa Trung Quốc ưở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030 Không phải đợi đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà ngay từ một thập kỷ trước đó, tức sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á 1997 - 1998, một số nhân tổ của mô hình tăng trưởng kinh tế mới đã dần dần được hình thành với những đặc trưng chủ yếu sau: 1) Quá trình công nghiệp hóa thay đổi với sự đổi mới trong cơ cấu công nghiệp và công nghệ sản xuất và các nhân tố khác. Công nghệ sản xuất là các công nghệ mới, tiên tiến và xanh hơn, tiêu hao ít lao động sống và tiêu tốn ít tài nguyên không thể tái tạo hơn; 2) Khoảng cách giàu nghèo và sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, các địa phương được thu hẹp. Tiến đến phân phổi thu nhập và phúc lợi xã hội công bằng hơn, thu nhập của người lao động sẽ được cải thiện nhằm ổn định tình hình chính trị và xã hội; 3) Trí tuệ con người trở thành nguồn tài nguyên lớn nhất và bền vừng cho sự phát triển kinh tế; 4) Giảm mức tiêu thụ tài nguyên không thể tái tạo và tăng sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch không gây ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường; 5) Khuyến khích phát triển đầu tư tư nhân, giảm đầu tư công; 6) Chuyển nền kinh tế từ sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sang tăng trưởng dựa vào tiêu dùng trong nước. Trung Quốc cho ràng, mô hình phát triển kinh tế bền vững trong tương lai tựa như chiếc kiềng ba chân với sự kết hợp hài hoà của ba yếu tố: phát triển kinh tế, ổn định xã hội và cân bằng về môi trường. Một điểm đáng chú ý là, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (tháng 1/2012) những nội dung chuyển đổi ưên cũng đã được tái khẳng định và nhấn mạnh thêm: Sự tăng trường kinh tế của Trung Quốc không chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu mà còn phải coi trọng cả vấn đề tiêu dùng trong nước; đồng thời, cần phải tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, hoàn thiện cơ chế 1. http://w w w .thoibaonganhang.vn/tin-tuc/7-trung-quoc—ky-vong-vao-mo- hinh-tang-truong-kinh-te-m oi-5525.htm l
  15. Chương 5ể Chuyển đổi mô hình phát triển kỉnh tế.. 213 có sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý theo pháp luật và nhân dân làm chủ1. 3ẻl. v ề thể chế Từ sau khi gia nhập WTO, xu hướng tự do hoá hay phương châm “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn” tiếp tục được thực hiện. Điều đó có nghĩa là, trong mô hình kinh tế mới, xu hướng chắc chắn sẽ là tự do hơn về thể chế. Rất có thể, Trung Quốc xem xét, nhân rộng và phổ biến hơn thể chế được áp dụng trong các đặc khu theo tinh thần “coi trọng hiệu quả và pháp chế hoá”. Các kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010) và lần thứ 12 (2011 - 2015) đã xác định thể chế kinh tế mới sẽ theo kiểu “phê duyệt ít, dịch vụ nhiều” khẳng định xu hướng cởi mờ hơn, tự do hơn, theo hướng “tinh giản, thống nhất và hiệu quả”. Tức là, chính phủ sẽ giảm sự can dự (trực tiếp) vào các hoạt động của cấp dưới, của xí nghiệp, chuyển một số quyền thẩm định, xét duyệt, quản lý,... cho cấp dưới, cho doanh nghiệp, làm cho các lực lượng thị trường trở thành chủ thể ngày càng quan trọng trong phân bổ các nguồn lực. Điều này cũng có nghĩa là phân giải một phần chức năng của chính phủ, làm giảm nhẹ chức năng quản lý nhiều mặt truyền thống của chính phủ. Chuyển từ chính phủ hướng về quản lý hành chính sang chính phủ thực hiện quản lý theo pháp trị. Nghĩa là chuyển từ xã hội được điều khiển bởi quyền lực sang xã hội điều khiển bởi chức năng, chuyển từ chính phủ với nhiều chức năng bất định sang chính phủ có chức năng giới hạn, từ hệ thống quản lý hành chính đơn nhất sang hệ thống quản lý mang tính tư vấn và hợp tác. Cùng với việc thúc đẩy hình thành và phát triển các tổ chức xã hội, để thực hiện tốt các chức năng của mình trong điều kiện mới, chính phủ phải phổi họp hoạt động với các tổ chức xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ, 1. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Vạch rõ con đường của đảng, Bảo Tuổi Trè Online, http://tuoitre.vn/The-gioi/519650/Dai-hoi-Dang-TQ-vach -ro-con-duong-cua-dang.htm l
  16. 214 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ. các tổ chức xã hội và cộng đòng doanh nghiệp được coi là ba trụ cột trong cấu trúc xã hội hiện đại. Điểm mới mà Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn manh là, dân chủ nhân dân cần đi liền với pháp trị, theo đó nhà nước sẽ bảo đảm về pháp luật để người dân được hưởng quyền tự do và dân chủ. 3.2. về kết cấu ngành nghề Điều chỉnh kết cấu ngành nghề là một trong những nội dung quan trọng nhằm thay đổi phương thức tăng trưởng, tạo ra sự phát triển hài hòa, giảm chênh lệch phát triển giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế Trung Quốc thời gian tới. Thông thường có 3 nhóm ngành nghề chính là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, và dịch vụ, mà Trung Quốc gọi là 3 sản nghiệp. Là một nước lớn, đông dân với đa số sống ở nông thôn nghèo đói và lạc hậu, dựa vào nông nghiệp, Trung Quốc đã bắt đầu cải cách từ nông nghiệp. Khi vấn đề lương thực về cơ bản được giải quyết, và nông nghiệp đã có thể hỗ trợ được công nghiệp (về lương thực và lao động), Trung Quốc chuyển sang tập trung vào cải cách công nghiệp, thương mại, tài chính, và ngân hàng. Địa bàn cải cách chủ yếu là các khu vực đô thị. Từ cuối những năm 1990 trở đi, đồng thời với mở cửa, phát triển mạnh ngành dịch vụ, do công nghiệp đã phát triển tương đối ổn định, Trung Quốc chủ trương chuyển sang dùng công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp (tam nông), lấy thành thị để thúc đẩy nông thôn, từ chỗ giảm thuế nông nghiệp đến bò hẳn thuế nông nghiệp. Hội nghị Trung ương 5 (Khoá XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc) họp tháng 10/2005 đã đưa ra phương châm “Xây dựng nông thôn mới XHCN” là phương hướng quan trọng để phát triển kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2010 với mục tiêu đã được khái quát trong 20 chữ là: “Sản xuất phát triển, cuộc sổne dư dật, nông thôn văn minh, nông thôn sạch đẹp, quản lý dân chủ”. Cũng trong thời gian này, “Thuyết hai xu hướng” do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ cẩm Đào đưa ra chi rõ: Trung
  17. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tấ.Ễế 215 Quốc đã ở vào giai đoạn “Dựa vào công nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp, dựa vào thành thị để thúc đẩy nông thôn”. Bảng 5.1: Thay đổi cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc 1980 - 2010 %/ GDP 1980 1985 1990 1995 2000 2001 2004 2005 2010 Nông, lâm, 30,1 28 27 20 15,9 15,2 12,7 12,4 10,2 ngư nghiệp Công nghiệp, 48,5 32 41,6 49 50,9 51,1 48,7 47,2 46,8 xây dựng Dịch vụ 21,4 29 31,3 31 33,2 33,6 38,6 40,2 43,0 Nguồn: Tổng hợp của các giả. Tuy vậy, đến năm 2010, cơ cấu kinh tế cho thấy, các ngành công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm ưu thế (gần Vi GDP) và “công xưởng thế giới” Trung Quốc vẫn tiếp tục ngốn nhiều tài nguyên và xả nhiều chất thải ra môi trường. Do đó, việc điều chỉnh kết cấu ngành nghề vẫn cần phải tiếp tục. Theo phương hướng chung, Trung Quốc sẽ chú trọng phát triển khu vực thứ nhất, điều chỉnh và nâng cao khu vực thứ 2, và tích cực phát triển khu vực thứ 3. Từ sau Đại hội 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002), để hướng tới “xây dựng toàn diện xã hội khá giả” Trung Quốc đã đưa ra bổn nội dung điều chỉnh cơ cấu kinh tế như sau: 1. Đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và nông thôn. Phát triển mạnh các ngành trồng trọt và chăn nuôi có chất lượng cao như trồng hoa, nuôi bò sữa, nuôi cá cảnh,... hướng dẫn và khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, trợ giúp và mở rộng ngành nghề mang tính động lực thúc đẩy, nhanh chóng hình thành các khu vực có ngành nghề ưu thế. 2. Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiên trì con đường CNH kiểu mới, đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược xây dựng các khu khoa học kỹ thuật tập trung, tích cực áp dụng công
  18. 216 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ... nghệ cao, tiên tiến, đặc biệt là đưa công nghệ tin học vào cải tạo ngành nghề truyền thống, lấy tin học hóa thúc đẩy công nghiệp hóa và ngược lại. Phát triển mạnh các kỹ thuật mới, sử dụng công nghệ cao, trọng điểm là công nghệ tin học, công nghệ sinh học và công nghệ bảo vệ môi trường. 3. Phát triển các ngành nghề mới, làm tổt công tác điều, chinh cơ cấu ngành dịch vụ, phát triển mạnh các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, kinh doanh bất động sản, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, môi giới,... nâng cao tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong tổng sản lượng kinh tế quốc dân. 4ể Phát triển kinh tế đặc thù, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo từng khu vực, phát triển mạnh công nghiệp đô thị, du lịch sinh thái, hình thành cục diện mới phát triển kinh tế theo khu vực mang bản sắc kinh tế riêng có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển nhanh. Thông qua điều chỉnh mang tính chiến lược để ưu hoá cơ cấu ngành, làm thay đổi căn bản phương thức tăng trưởng theo chiều rộng, thiết thực nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, Trung Quốc đã kết hợp phát triển ngành nghề gắn với sự phát triển của các khu vực, trong đó trọng điểm của khu vực duyên hải miền Đông là phát triển các ngành nghề và sản phẩm tiêu hao ít tài nguyên, có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao, từng bước phát triển loại hình kinh tế hướng ngoại thông qua lợi dụng nhiều hơn nữa vốn và thị trường quốc tểế Miền Đông cần đi đầu trong việc chuyển biển phương thức tăng trưởng kinh tế từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu là chính. Miền Trung, miền Tây và miền Đông Bắc sẽ tập trung phát triển giao thông vận tải, thông tin, cải thiện điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng các ngành nghề có ưu thế bao gồm nông nghiệp, năng lượng, khoáng sản, đồng thời tích cực thu hút vốn và kỹ thuật từ miền Đông. Từ tháng 3/2009, Trung Quốc ban hành Quy hoạch chấn hưng 10 ngành nghề lớn như: ôtô, dệt may, gang thép, đóng tàu, thông tin điện tử, chế tạo trang thiết bị, hoá dầu, công nghiệp nhẹ, kim loại
  19. Chương 5. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế.. 217 màu và ngành lưu thông phân phối, nhằm thay đổi cục diện kinh tế quá tập trung vào những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường như trước đây. v ề những ngành chiến lược, Trung Quốc cho rằng, trong tương lai, họ không muốn mãi tự hào với danh xưng là “công xưởng thế giới” nữa. Vì thế, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định phát triển công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có công nghệ cao hơn, thải ít các bon hom. Cụ thể, công nghiệp Trung Quốc đang hướng tới phát triển 7 ngành công nghiệp chiến lược của thế giới là năng lượng thay thế, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin thế hệ mới, sản xuất trang thiết bị trọn bộ, sản xuất vật liệu mới, sản xuất xe ô tô sử dụng nhiên liệu sạch và các công nghệ năng lượng mớiẽ Việc ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp Trung Quốc thay đổi cơ cấu kinh tế. Theo như các nhà nghiên cứu, khả năng làm thay đổi cơ cấu kinh tế của việc tiết kiệm năng lượng là 60%, thì khả năng làm thay đổi cơ cấu kinh tể của việc ứng dụng các công nghệ mới là 40%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh việc tiết kiệm năng lượng phải đi đôi với việc giảm lượng phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường. 3.3. Coi trọng tiêu dùng trong nước Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015) của Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách nhằm hạ bớt mức tăng trưởng, lấy tiêu dùng nội địa làm động lực chủ yếu cho tăng trưởng (thay vì đề cao tiết kiệm, đầu tư và xuất khẩu như trước), nâng cấp công nghiệp, tăng cường vai trò của các tập đoàn lớn hàng đầu quốc gia, coi đổi mới là động lực tăng trưởng. Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm tiết kiệm trong dân là mục tiêu đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư và xuất khẩu sang nền kinh tế mới ít bị lệ thuộc vào bên ngoàiỗ Đe đạt được các mục tiêu đó, Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng đến vấn đề tăng lương, tăng thu nhập
  20. 218 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÀO CHO KINH TẾ. thực tế cho người dân, từng bước tăng giá đồng NDT, đảm bảo an sinh xã hội. Cuối năm 2011, mức GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc đã vượt 5.000 USD. Từ năm 2005 đến nay, đồng NDT tăng gia khoảng 30% (từ 8,3 NDT/1 USD lên 6,3 NDT/1 USD). Đồng NDT tăng giá, cùng với việc Trung Quốc thực hiện cam kết WTO, mở cửa thị trường nội địa - nhập khẩu nhiều hơn, dẫn đến tăng tiêu dùng của cư dân do số lượng, chủng loại hàng nhập khẩu gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đời sổng. Đặc biệt, Trung Quốc cũng đang nỗ lực hướng tới việc nâng cao thu nhập cho người có thu nhập thấp và nâng tỷ lệ dân số có mức thu nl)ập từ trung bình trở lên. Tất cả đều hướng tới mục tiêu duy nhất là tăng tiêu dùng nội địa, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài. 3ế4ễ Tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nguồn tài nguyên chính Với 1,34 tỷ người, Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới, và cũng là thị trường lao động lớn nhất thế giới với tổng dân số trong độ tuổi lao động là 1,024 tỷ người, số người có việc làm đạt 816,2 triệu người năm 20 l l 1. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã chủ động theo đuổi mục tiêu tăng cường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với nhận thức rất rõ ràng về sức mạnh của nguồn nhân lực trong công cuộc hiện đại hóa đất nước và chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, Trung Quốc đã có những định hướng rất rõ trong việc phát triển nguồn nhân lực với các bản kế hoạch quốc gia như Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ (2006 - 2020), Kế hoạch phát triển và cải cách giáo dục trung hạn và dài hạn (2010 - 2020), Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trung hạn và dài hạn (2010 * 2020). Trong các kế hoạch này, Trung Quốc đang và sẽ tập trung trước hết vào nâng cao trình độ lao động thông qua các chính sách, hoạt động cải cách giáo dục, táng cường đào tạo nguồn nhân lực trên l ễ http://www.cia.gov/library/publications/Ồie-world-factbook/geos/ch.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2