CHƯƠNG 3<br />
KIẾN THA LÂU ĐẦY TỔ<br />
Thuyết chúa sáng tạo mang vẻ<br />
quyến rũ cổ điển, và lý do cũng dễ<br />
hiểu. Chẳng phải là do người ta, ít<br />
ra là những người tôi gặp tự nguyện<br />
tin vào Kinh Thánh hay các truyền<br />
thuyết khởi nguyên khác. Mà chính<br />
họ ngộ ra vẻ đẹp tinh tế của thế<br />
giới sống, thế nên họ kết luận rằng<br />
“hiển nhiên” thế giới phải được sáng<br />
tạo ra (thì mới đẹp được đến thế.<br />
ND). Những nhà theo thuyết (chúa)<br />
sáng tạo, những người thừa nhận<br />
rằng thuyết tiến hóa của Darwin<br />
cho ta điều gì đó thay thế thuyết<br />
<br />
kinh thánh, thường đưa ra một lời<br />
phản đối phức tạp. Họ phủ nhận<br />
khả năng tồn tại của các dạng tiến<br />
hóa trung gian. Họ nói: “A chắc hẳn<br />
phải được thiết kế ra bởi Đấng Tạo<br />
Hóa, bởi vì một nửa của A không<br />
cách chi mà hoạt động được. Tất cả<br />
mọi phần của A chắc chắn là phải<br />
được ráp lại đồng thời; chúng ta<br />
không thể nào tiến hóa lên dần dần<br />
được”.. Để tôi kể ra đây một ví dụ.<br />
Một ngày kia, khi tôi bắt đầu viết<br />
chương này, tôi bỗng nhận được<br />
một lá thư do một mục sư người Mỹ<br />
gởi. Trước đó ông là vô thần, nhưng<br />
rồi ông đổi niềm tin sau khi đọc một<br />
bài báo trên National Geographic<br />
<br />
(Tạp chí Địa lý). Một đoạn trích lá<br />
thư như sau:<br />
Bài báo này nói về sự thích<br />
nghi với môi trường đến mức<br />
kinh ngạc của hoa phong lan<br />
nhằm phát tán thành công. Khi<br />
đọc nó, tôi bị lôi cuốn đặc biệt<br />
bởi thủ thuật của một loài mà<br />
lôi kéo được cả sự hợp tác của<br />
con ong bắp cầy đực. Rõ ràng<br />
là bông hoa có hình dáng rất<br />
giống với con ong bắp cầy cái,<br />
bao gồm một khe hở ngay chỗ<br />
cho con đực chạm vào phấn<br />
hoa khi giao phối với bông hoa.<br />
Khi con ong bay sang bông hoa<br />
khác, quá trình lặp lại và nhờ<br />
<br />
đó sự thụ phấn chéo được thực<br />
hiện. Điều khiến bông hoa lập<br />
tức hấp dẫn ngay con ong đực<br />
chính là do nó tiết ra<br />
pheromone [chất hóa học<br />
chuyên biệt được các loài côn<br />
trùng hay sử dụng để hấp dẫn<br />
giới tính] giống hệt với con ong<br />
bắp cày cái. Tò mò, tôi xem xét<br />
kỹ bức hình minh họa vài phút,<br />
Rồi vô cùng sửng sốt, tôi nhận<br />
ra rằng để cho thủ thuật sinh<br />
sản đó có thể hoạt động được,<br />
cho dù chỉ là chút ít, nó phải<br />
hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên.<br />
Không có bước trung gian nào<br />
có thể làm tiền thân cho được,<br />
<br />
bởi vì nếu bông hoa phong lan<br />
không nhìn giống hay ngửi<br />
giống một con ong cái, và<br />
không có một khe hở thích hợp<br />
cho việc giao phối, trong đó<br />
phấn hoa nằm hoàn toàn trong<br />
tầm với của cơ quan sinh sản<br />
của ong đực, thủ thuật này<br />
chắc chắn hoàn toàn thất bại.<br />
Tôi sẽ không bao giờ quên được<br />
cái cảm giác nôn nao tràn ngập<br />
trong người lúc ấy, bởi vì trong vòng<br />
một phút tôi chợt nhận ra rằng một<br />
dạng Chúa sáng tạo nào đó chắc<br />
chắn phải tồn tại, và phải đang có<br />
một mối liên hệ với các quá trình<br />
mà nhờ đó mọi thứ trở nên tồn tại<br />
<br />