intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y trị cảm cúm

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đông y trị cảm cúm Cảm cúm Đông y gọi thương phong. Nguyên nhân chính là do bộ máy hô hấp kém khả năng lọc sạch không khí, nên vi khuẩn, virut trong không khí thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém hoặc bị viêm niêm mạc mũi, họng, amidan... mà xuất hiện cảm cúm. Để chữa cảm cúm, trong Đông y có nhiều phương pháp như xoa bóp, đánh gió, xông hơi, trích máu, châm cứu... Theo y học hiện đại cảm là một chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến, nguyên nhân do cảm nhiễm các loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y trị cảm cúm

  1. Đông y trị cảm cúm Cảm cúm Đông y gọi thương phong. Nguyên nhân chính là do bộ máy hô hấp kém khả năng lọc sạch không khí, nên vi khuẩn, virut trong không khí thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém hoặc bị viêm niêm mạc mũi, họng, amidan... mà xuất hiện cảm cúm. Để chữa cảm cúm, trong Đông y có nhiều phương pháp như xoa bóp, đánh gió, xông hơi, trích máu, châm cứu... Theo y học hiện đại cảm là một chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến, nguyên nhân do cảm nhiễm các loại virut khác nhau; cảm có thể chia ra cảm thông thường và cúm. Cảm thông thường là một chứng bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp trên, thường do virut gây ra. Những biểu hiện Bấm huyệt thái dương lâm sàng bao gồm: hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi, khô rát họng sau đó đau họng, khản tiếng, ho khan, mệt mỏi... Cúm là do virut cúm gây, là bệnh viêm nhiễm cấp tính rất hay lây. Biểu hiện người ớn lạnh đột ngột rồi sốt cao 39oC hoặc kèm theo nhức đầu nhiều, đau mỏi tứ chi, đau lưng, toàn thân mệt mỏi... Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp chữa cảm bằng Đông y. Đông y chia cảm thành hai thể: cảm hàn (phong hàn) và cảm nhiệt (phong nhiệt). Tùy biểu hiện mà dùng bài thuốc hay phương pháp thích hợp. Cảm hàn (phong hàn): Triệu chứng: sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi trắng mỏng. Bài thuốc: tía tô (cả lá và cành) 12g, trần bì (vỏ quýt) 6g, hương phụ 12g, gừng 6g, cam thảo nam 6g. Đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, uống lúc nóng cho ra mồ hôi. Uống từ 1 đến 3 thang. Nếu có đầy bụng, buồn nôn cho thêm hoắc hương 12g, hậu phác 12g. Trẻ em uống 1/3 - 2/3 liều người lớn, tùy tuổi.
  2. Cảm nhiệt (phong nhiệt): Vị trí huyệt cần tác động Triệu chứng: sốt nóng, sợ gió, đầu Nghing hương: Cạnh cánh mũi đo ra 0,5 tấc. nặng, đau họng, miệng khô, ra mồ hôi, Ấn đường giữa: Giữa 2 đường lông mày. ho có đờm, đau lưng, miệng khô, Thái dương: Chỗ lõm giao điểm của đuôi mắt khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. với khóe mắt ngoài, (cánh đuôi mắt 1 tấc ra Khám thấy họng đỏ. phía ngoài). Phong trì: Bờ xương chẩm. Bài thuốc: bạc hà 8g, kim ngân hoa Khúc trì: Khúc khuỷu, chỗ đầu vận ngang ngoài 12g, lá tre 20g, cam thảo nam 12g, khuỷu tay. kinh giới 12g. Đổ 400ml nước sắc còn Hợp cốc: Giữa xương bàn tay, 1/2 trên mu bàn 200ml để nguội rồi uống. Uống 1 - 3 tay hơi lệch về phía ngón tay trỏ. thang. Phương pháp xông hơi (nồi lá xông): Dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt, nguyên liệu gồm có: lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ 1 nắm bằng nhau cho vào nồi đổ ngập nước, đậy vung thật kín, đun sôi vài phút rồi xông. Khi xông trùm chăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì thôi, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt. Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt, người mất máu, mất nước nặng. Phương pháp đánh gió: dùng cho cả cảm hàn và cảm nhiệt. Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ nghĩa là bệnh còn ở biểu. Nguyên liệu dùng để đánh gió có thể lựa chọn như sau: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc. Gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40o. Lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa). Kỹ thuật đánh: bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Nguyên liệu đánh gió chọn một trong các nguyên liệu trên tùy theo trong nhà sẵn có.
  3. Gừng tươi 50g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10 - 20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ). Hoặc: Trứng gà luộc chín bóc bỏ vỏ rồi lấy lòng trắng trứng cho bấm bạc (đồng bạc) vào giữa, (lòng trắng bọc xung quanh), ngoài cùng bọc vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi tiến hành đánh như trên. Phương pháp này hay dùng đánh gió cho trẻ em. Lá trầu không và dầu hoả cũng làm như trên. Phương pháp xoa bóp: Dùng cho thể bệnh nhẹ. - Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa vuốt từ giữa trán sang hai bên đến tận huyệt thái dương, làm 30 lần. - Vuốt ấn đường: dùng ngón tay cái hoặc ngón Day huyệt hợp cốc tay trỏ và ngón giữa vuốt từ ấn đường lên đỉnh trán 30 lần. - Day huyệt nghinh hương: dùng hai đầu ngón tay giữa day vào huyệt nghinh hương khoảng 50 lần. Day huyệt thái dương: dùng 2 ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương. Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt, day đi day lại, không để móng tay sắc tránh tổn thương da. - Day huyệt phong trì: dùng 2 ngón tay cái day ấn vào huyệt phong trì 15 lần. - Day huyệt khúc trì: dùng ngón cái tay phải day huyệt khúc trì ở tay trái rồi đổi tay trái để day huyệt bên tay phải, mỗi bên 30 lần. - Bấm huyệt hợp cốc: dùng ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa tay phải bấm vào huyệt hợp cốc ở tay trái rồi đổi tay trái bấm hợp cốc ở tay phải. Chú ý: Khi bấm, động tác tay bấm theo nhịp một mạnh, một nhẹ, lực bấm vừa phải, từ nhẹ đến mạnh. Dù là day bấm hay vuốt vào huyệt vị, nếu cảm thấy rát, sưng, đau, tê thì dừng lại. Ngoài ra người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống đủ nước và uống thuốc cảm.
  4. Phòng bệnh: Bệnh hay mắc khi thời tiết thay đổi nhất là khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì vậy để phòng cần giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm cần phòng bệnh bằng cách: Uống rượu tỏi: 100g tỏi giã nát ngâm với nửa lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20 - 30 giọt với nước lọc. Không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Nhỏ mũi bằng nước tỏi: nước sôi để nguội hoà với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha từ 10 - 15 giọt nước), lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không dùng cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi). BS. Đỗ Minh Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2