intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DỰ ÁN ĐẦU TƯ:XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM GIỐNG CÀ PHÊ ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC

Chia sẻ: Hòa Xjtrum | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

648
lượt xem
124
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu : -Tạo một cơ sở cung cấp giống cà phê cho người dân,góp phần cải tạo diện tích cà phê đang bị già cỗi trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Qua đó nâng cao sản lượng, chất lượng cà phê của Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung. -Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và lâu dài. -Đạt được doanh thu vào năm thứ 1 sau khi dự án xây dựng hoàn thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DỰ ÁN ĐẦU TƯ:XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM GIỐNG CÀ PHÊ ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC

  1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ:XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM GIỐNG CÀ PHÊ ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC I. Tổng quan về dự án: Tên của dự án: Xây dựng vườn ươm giống cà phê. Thời gian thực hiện: 5 năm ( có thể làm dài hơn) Tổng vốn đầu tư : 1,6215 tỷ đồng. Địa điểm công trình: khu Đông Anh 2- Lâm Hà- Lâm Đồng. Quy mô dự án: 1500m2. Phương thức đầu tư: góp vốn. Mục tiêu : -Tạo một cơ sở cung cấp giống cà phê cho người dân,góp phần cải tạo diện tích cà phê đang bị già cỗi trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Qua đó nâng cao sản lượng, chất lượng cà phê của Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung. -Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và lâu dài. -Đạt được doanh thu vào năm thứ 1 sau khi dự án xây dựng hoàn thành. II. Căn cứ đầu tư.  Sơ lược cây cà phê tại Lâm Đồng: - Lâm Đồng là nơi được ưu đãi về khí hậu, đất đai và nhiệt độ. Khí hậu thuận lợi mát mẻ phù hợp với sự phát triển sinh lý của cây cà phê. - Cụ thể là: + Diện tích đất :200.000 ha phân bốở độ cao 800 đến 1800m. Phần lớn là đất đỏ bazan. + Nhiệt độ:18 đến 26oC. + Lượng mưa từ 1800 đến 2600mm. =>có điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê. - Cây cà phê có ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh chiếm 60% tổng thu nhập. - Chủ yếu là giống Robusta chiếm trên 90% còn lại là -Arabica được trồng từ trước năm 1990. Giống chủ yếu là giống thực sinh lấy hạt từ những vườn ươm chưa được chọn lọc kỹ. Vì vậy các vườn cà phê không có tính trạng thống nhất về hình thái ,thể hiện khác nhau về hình thái, kích cỡ,dạng lá , chế độ phân cành ,dang trái ,chất lượng hạt cà phê. => Năng suất khác nhau giữa các cây, độ đồng đều quả thấp, quả chín không tập trung gây khó khăn trong việc thu hoạch và chế biến.  Tình hình các vườn cà phê trên toàn tỉnh. - Giống cà phê chủ yếu ở Lâm Đồng là giống Robusta chiếm trên 80% còn lại là -Arabica được trồng từ trước năm 1990. Chủ yếu là giống thực sinh lấy hạt từ những vườn ươm dân sinh chưa được chọn lọc kỹ. Vì vậy các vườn cà phê không có tính trạng thống nhất về hình thái,thể hiện khác nhau về hình thái, kích cỡ,dạng lá, chế độ phân cành, dang trái,chất lượng hạt cà phê  Năng suất khác nhau giữa các cây, độ đồng đều quả thấp, quả chín không tập trung gây khó khăn trong việc thu hoạch và chế biến.  .Lý do lập dự án - Nước ta hiện nay là một trong những nước có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn trên thếgiới, tuy nhiên chất lượng cà phê Việt Nam thì vẫn còn kém. Do phần lớn diện tích cà phê của người dân đã bị già cỗi nên năng suất và chất lượng chưa cao. - Lãnh đạo Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết: Cùng với 40000ha cà phê già cỗi, cho năng suất và chất lượng thấp thì trong tổng số 142900ha cà phê trong hiện tại, cả tỉnh Lâm
  2. Đồng còn có thêm trên dưới 15000ha cà phê tuy tuổi chỉ dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi bởi được trồng ở những vùng đất không phù hợp. Toàn bộ diện tích này cần nhanh chóng chuyển sang trồng các loại cây trồng khác phù hợp hơn, hoặc thay thế bằng các giống càphê mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa đủ cở sở cung cấp giống cà phê có chất lượngđể cung cấp giống cho nông dân - Định hướng phát triển của tỉnh từ 2009-2015: + Phát triển cây cà phê chè (catimor) ở những vùng Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. + Mở rộng diện tích cà phê (catimor) đang từ 10-15% năm 2010 lên 20% trong năm 2015. + Đẩy mạnh thâm canh ứng dụng với các dòng cà phê Robusta chọn lọc có năng suất cao. + Dự kiến đến năm 2015 có 20-30% diện tích cà phê cũ được thay mới bằng các dòng cà phê cũ được thay thế mới bằng các dòng cà phê có tính chọn lọc. Kết luận: Chất lượng cà phê trên địa bàn đang suy giảm rõ rệt và dự án này là một trong những giải pháp tối ưu.  Sản phẩm cung cấp và thị trường tiêu thụ. ­ Sản phẩm cung cấp: cây con thuộc giống cà phê Catimor và Robusta. o Đặc tính của hai giống cà phê Catimor và Robusta. + Catimor: Giống cà phê Catimor được nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1984 từ Cu-ba, sau đó từ Trung tâm Nghiên cứu giống chống bệnh gỉ sắt Oeiras Bồ Đào Nha vào năm 1990. Đây là giống lai giữa Hybrid de Timor với giống Catura; thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn,có khả năng trồng dày; kháng bệnh gỉ sắt (tính ưu việt nổi bật nhất của Catimor). (Bà con nông dân mình vẫn gọi cây cà phê Catimor là con nhà nghèo, bởi nó rất dễ chăm sóc, không đòi hỏi nhiều về kỷ thuật) rất được ưa chuộng vì có phẩm chất thơn ngon, mùi thơm rất đặc biệt, cho trái sớm - 2 năm sau khi trồng.Cây cà phê Catimor có bộ tán che kín thân, vì vậy hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (loại sâu này có tập tính không thích đẻ trứng vào nơi thiếu ánh sáng). Nếu thâm canh tốt, 1 ha cà phê Catimor sẽ cho năng suất đạt 4 – 5 tấn. Do có năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt, hương vị thơm ngon, giá bán cao hơn khoảng 1,5 lần so với cà phê vối nên cà phê Catimor được trồng nhiều nơi trên thế giới. + Giống Robusta (cà phê vối): Do đặc tính mọc khoẻ, dễ trồng ít bị bệnh rỉ sắt và sâu đục thân. Năng suất cao (5-7 tấn nhân/ha). Giống cà phê này hiện đang được trồng nhiều như ở Gia Lai - Kon Tum, Lâm Đồng, Sinh trưởng rất khoẻ, cây cao trung bình, phân cành trung bình, cành ngang, lá trung bình, dạng lá mũi mác, lá non xanh tươi, lá thuần thục xanh đậm. Quả chin có màu huyết dụ, dạng quả hình trứng, có núm, số quả 650-670/1kg. Hạt rất to, tỉ lệ tươi/nhân= 4,4, trọng lượng 100 nhân: 17,6g, hạt loại 1: 68,4 %. Hàm lượng cafein: 1,57g/100g chất khô. Năng suất (thời kỳ kinh doanh): 6-7 Tấn nhân/ha.Kháng gỉ sắt tốt - Thị trường tiêu thụ: nông dân, cơ quan khuyến nông, các đại lý phân phối. - Đặc điểm của khách hàng:
  3. - Ở đây khách hàng trọng tâm của chúng ta chủ yếu là các nông dân, tất c ả họ đều có đất nông nghiệp. Nhưng do mức sống của người dân nông dân chưa cao vì v ậy tâm lý chung của họ là thích mua hàng với giá rẻ, có khuyến mãi. - Nhà phân phối: liên kết với cơ quan khuyến nông tỉnh Lâm Đồng và cơ quan khuyến nông ở các địa phương. - Chiến lược giá: đây là sản phẩm đã qua chọn lọc nhưng chúng tôi vẫn bán bằng v ới giá thị trường. 50 khách hàng đầu tiên ( người nông dân) sẽ được tặng quà khuyến mãi, những khách hàng mua với số lượng lớn sẽ giảm giá 5%. - Chiến lược chiêu thị:Vì là cơ sở mới thành lập nên muốn bà con nhân dân biết đến sản phẩm - dịch vụ của mình, cơ sở thực hiện các chiến lược ban đầu như sau: + Chủ động đến từng địa phương chuyên canh cây cà phê để giớ thiệu sản phẩm +Phát tờ bướm (kèm theo sách mỏng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê) giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho nông dân. +Dùng băngrol quảng cáo treo ở các vị trí thuận lợi, để bà con dễ thấy.  Xây dựng dự án. + Hình thức đầu tư: xây dựng mới. + Thời gian thực hiện: tháng 7/2013 + Đặc điểm khu vực lập dự án: • Giao thông thuận lợi,tầm nhìn thông thoáng. • Địa hình bằng phẳng, thông thoáng, không bị ngập úng, dễ thoát nước. • Chủ động được nguồn nước. + Các hạng mục công trình thiết yếu và quy mô của các hạng mục. Số thứ tự Hạng mục Diện tích Ghi chú 2 1 Xây văn phòng 30m 5x6(m) 2 2 Xây nhà kho 16m 4x4 (m) 3 Nhà vệ sinh 4m2 2x2(m) 4 Ao chứa nước, 20m 2 4x5(m) giếng. 5 Xây dựng vườn 1400m2 70x20(m) ươm
  4. + Mô hình dự án: + Hạng mục chi tiết: a. Chi phí ban đầu:  Cơ sở hạ tầng: SST Hạng mục Chi phí 1 Xây văn phòng. 80 triệu 2 Xây nhà kho, nhà vệ sinh. 30 triệu 3 Ao chứa nước, giếng. 12 triệu 4 Chi phí phát sinh 10 triệu 5 Tổng 132 triệu  Xây dựng vườn ươm: stt Hạng mục chi phí ghi chú 1 Cột bê tông 10 triệu 140 cột x 70 ngàn/cột 2 Dây kẽm 3 triệu 100kg x30 ngàn/kg 3 Lưới che 14 triệu 1800m2 = 9 x 1,5trieu/ cuộn 4 Pép tưới 1 triệu 140 pép (7 ngàn/ pép) 5 Đường ống dẫn nước 8 triệu 330m 6 Máy phun thuốc 2,5 triệu 7 Máy bơm nước 3 triệu 8 Các dụng cụ khác, chi phí phát sinh 5,5 triệu cuốc ,xẻng, dao, ... 9 Chi phí quảng cáo 10 triệu
  5. Tổng 57 triệu b. Chi phí hằng năm: SST Hạng mục chi phí ( triệu đồng) ghi chú 1 Chi phí khuyến mãi 10 triệu 2 Bao nilon làm bầu đất 12,5 triệu 3 tạ x 40 ngàn/kg 3 Đất làm bầu 21 triệu 53 xe x300 ngàn/xe 4 Hạt giống : -Arabica 16,8 triệu 84kg x200 ngàn/1kg -Rôbusta 10,8 triệu 36kg x 300 ngàn/kg 5 Phân bón: (Lân, phân chuồng 30 triệu ủ hoai, một số loại phân khác..) 6 Thuê đất 25 triệu 7 Lương nhân viên, công nhân: + Quản lý(kế toán, makerting) 55 triệu + Kĩ sư 20 triệu + Công nhân =134,6 49,6 triệu triệu 8 Chi phí phát sinh 20triệu Tổng 280,7 triệu
  6. Sơ đồ pert: • Chú thích công việc: Công việc A: Làm mặt bằng Công việc B: Đổ đất đóng bbầu Công việc C: Xây nhà vệ sinh Công việc D: Đào ao, giếng Công việc E: Xây nhà kho Công việc F: Xây văn phòng làm việc Công việc G: Dựng vườn ươm Công việc H: Đóng bầu Công việc M: lên luống Công việc P: Vào cây Công việc S: Chăm sóc Công việc T: Xuất cây
  7.  Kĩ thuật ươm. - Bầu dùng để ươm cây giống Dùng túi nylon có kích thước rộng từ 10 - 15cm, dài 23-25cm và đục 8 lỗ đường kính 0,5cm cách đáy bầu khoảng 2-4cm để dễ thoát nước. Đất dùng để vào bầu phải chọn lớp đất mặt từ 0-20cm, tơi xốp và nhiều mùn. Dùng lớp đất mặt đã được làm tơi xốp trộn lẫn với phân chuồng đã hoại mục và phân lân theo tỷ lệ: 0,7-0,8m3 đất mặt+0,3-0,2m3 phân chuồng + 5-6kg phân lân nung chảy sẽ tạo thành 1m3 hỗn hợp đủ đóng được 800-900 bầu có kích thước như trên. Khi cho đất vào bầu cần phải lèn chặt, bầu cân đối không gấp khúc và cách mép bầu khoảng 1cm. - Xử lý thúc mầm và cho hạt vào bầu. a. Xử lý thúc mầm với hạt còn nguyên vỏ thóc. Hoà nước vôi theo tỷ lệ 1kg vôi trong 50 lít nước, sau đó gạn lấy phần nước trong đem đun nóng tới khoảng 55-60oC rồi cho hạt vào ngâm 18-24 giờ. Vớt hạt giống ra đem đãi, rửa cho thật sạch nhớt bằng nước sạch.Trong quá trình đãi, rửa cần loại bỏ những hạt lép, đen, mốc. Dụng cụ để ủ hạt giống có thể dùng rổ, rá, thúng hoặc sọt đan dày tuỳ theo khối lượng giống cần ủ, với điều kiện dễ thoát nước. Phía dưới lót một lớp lá chuối hay rơm khô sạch, sau đó một lớp bao đay sạch. Đổ hạt giống vào và dùng một hay hai bao tải sạch khác tủ lên trên và trên cùng tủ thêm các lớp rơm rạ để giữ nhiệt.Hàng ngày kiểm tra nếu thấy hạt giống bị khô thì phải dùng nước ấm (30-400C) để tưới cho hạt đủ ẩm. Sau 5 ngày kể từ khi ủ hạt cần thường xuyên kiểm tra nếu thấy hạt đã nhú mầm thì đem ươm vào bầu ngay, đồng thời loại bỏ kịp thời những hạt bị thâm đen, nấm mốc để tránh lây lan. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là từ (30-32oC), do vậy ở những nơi có nhiệt độ thấp cần có biện pháp giữ nhiệt cho đủ ấm bằng việc thường xuyên tưới nước nóng, hoặc để trong nhà bếp và ban ngày đem phơi nắng nhưng phải đậy kín để tránh bị khô. Ở những nơi trong giai đoạn ủ hạt nhiệt độ không thấp lắm có thể ủ hạt ngay trên luống đất. Luống ủ hạt cao 10-15cm, rộng 1,0-1,2m. Trước khi rải hạt cần rải một lớp cát sạch 1-2cm, tiếp đến là lớp hạt giống dày 3-4cm rồi phủ một lớp cát dày 1-2cm và trên cùng phủ một lớp bao đay hoặc rơm rạ để giữ nhiệt. Ban ngày để che nắng chiếu trực tiếp trên luống và tưới đủ ẩm. Ban đêm cần che tủ kỹ để giữ nhiệt. b. Xử lý thúc mầm với hạt đã bóc vỏ thóc Phương pháp này có ưu điểm là rút ngắn được thời gian ủ hạt, nhưng chỉ thích hợp khi số lượng hạt giống ít. Đối với số lượng hạt giống nhiều và đặc biệt là loại hạt giống đã qua thời gian bảo quản dài xử lý thúc mầm khó, hạt dễ bị hư hỏng. Để hạt mọc mầm tốt cần đem hạt giống ra hong dưới nắng khi thấy vỏ thóc hơi giòn sau đó đem đi bóc bằng tay hoặc dùng chân chà nhẹ sao cho lớp vỏ thóc tách rời ra. Tiếp đó lựa bỏ những hạt dị dạng, sâu mọt, …rồi đem ngâm trong nước sạch nóng (50-55oC) trong khoảng thời gian 16-18 giờ. Sau đó đãi sạch lớp vỏ lụa bám xung quanh hạt rồi đem ủ thúc mầm như trường hợp hạt không bóc vỏ thóc.Điều cần lưu ý là trong thời gian 4-5 ngày đầu phải thường xuyên kiểm tra nếu thấy vẫn còn ít vỏ lụa lẫn trong khối hạt thì phải đem đi đãi lại cho thật sạch để tránh bị thối.
  8. c. Cho hạt vào bầu. Thông thường sau 5 ngày kể từ khi ủ hạt đã bắt đầu nẩy mầm. Do hạt không nảy mầm cùng lúc nên hàng ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy hạt đã nhú màm phải đem cho vào bầu ngay tránh để rễ dài ra bị gãy hoặc bị cong queo khi cho vào bầu. Dùng ngón tay trỏ hoặc que nhọn có đường kính khoảng 1cm chọc một lỗ ngay giữa bầu đất, rồi đặt hạt đã nẩy. Độ sâu đặt hạt cách mặt đất 1,5-2 cm và lấp đất lại. Sau khi cho hạt vào bầu xong có thể dùng trấu rải lên mặt bầu hoặc dùng rơm phủ lên một lớp mỏng để khi tưới hạt không bị xê dịch. Trong trường hợp hạt ủ đã nhú mầm mà bầu đất chưa kịp đóng xong, để tránh cho rễ không bị gãy do phát triển quá dài trong lúc đợi bầu đất có thể ươm hạt ra luống đất đã làm sẵn. Gieo hạt thành từng hàng, hạt cách hạt khoảng 1cm và hàng cách hàng khoảng 3-4cm. Cách gieo hạt vào luống tương tự như gieo hạt vào bầu, sau đó phủ lên trên một lớp cát dày khoảng 0,5cm và tưới nước đủ ẩm. Khi cây con còn ở giai đoạn đội mũ chưa bung lá sò tiến hành bứng cây để chuyển vào bầu đất. Dùng que nhọn đường kính khoảng 2-3cm chọc một lỗ ngay giữa bầu tới độ sâu 10-12cm, đưa bộ phận rễ xuống một cách cẩn thận sao cho không làm cong đầu rễ, cổ rễ hơi nằm sâu dưới mặt đất, sau đó dùng que lèn đất dọc theo chiều dài của rễ. Vừa lèn đất vừa lấy tay kéo nhẹ cây lên để cho rễ được thẳng. Trong quá trình bứng cây cho vào bầu cần loại bỏ tất cả những cây có bộ rễ cong rễ bị xoắn hoặc có hai, ba rễ cọc.Nên dành một số bầu ở mép hàng để ươm 2 cây dùng trồng giặm vào những bầu có cây chết. - Chăm sóc, huấn luyện cây con a.Tưới nước – làm cỏ Dùng ô doa cứ 2-3 ngày tưới một lần. Thời gian đầu tưới bằng nước lã, khi cây đã có từ 1-2 cặp lá thật có thể dùng phân urê hoà loãng 0,1-0,15% để tưới. Khi cây có từ 3 cặp lá thật, tăng nồng độ lên 0,2-0,3%, sau khi tưới xong đợi cho lá khô ráo thì tưới lại bằng nước lã. Tưới phân vào lúc buổi sáng và cách nhau 15-20 ngày tưới một lần. Ngoài ra nên dùng thêm nước ngâm phân hữu cơ, khô dầu pha thật loãng để tưới. Sau khi tưới xong cần tưới lại bằng nước lã để phân không bám trên mặt lá làm lá bị cháy. Nếu thấy có cỏ dại xuất hiện trên mặt bầu phải kịp thời nhổ bỏ. Thường xuyên phá vỡ lớp váng trên mặt bầu bằng cách dùng tay bóp nhẹ xung quanh miệng bầu hoặc dùng que xăm bới. b.Điều chỉnh ánh sáng Từ mọc cho đến khi cây có một cặp lá thật chỉ để khoảng 15-20% lượng ánh sáng tự nhiên chiếu xuống. Khi cây được 2-3 cặp lá thật điều chỉnh tăng độ chiếu sáng lên 30- 40%. Từ 3-4 cặp lá để khoảng 50-70% lượng chiếu sáng và trước khi đem trồng khoản một tháng dỡ bỏ hoàn toàn giàn che để cây quen dần với ánh sáng ngoài đồng ruộng. Cây con đủ tiêu chuẩn trồng khi đã có 5-6 cặp lá thật, cao từ 20-30 cm và có đường kính thân trên 3mm.  Nhân sự: • 1 quản lý vườn ươm có kinh nghiệm • 1 kĩ sư nông nghiệp có trình độ đại học, kinh nghiệm thực tế • 1 kế toán. • 2 nhân công làm vườn ươm liên tục.
  9.  Hiệu quả tài chính: ­ Diện tích vườn ươm 1400m2 dự tính sẽ ươm được 280000 cây. ­ Trong đó giống catimo chiếm 196000 cây(70%), giống robusta 84000 cây (30%) Giống Số lượng Giá thị trường Thành tiền (trung bình) Catimor 196000 2500/1cây 490 triệu robusta 84000 3500/1cây 294 triệu Tổng 784 triệu Trừ khấu hao 10% 784 – 78,4 = 705,6 triệu. Thu nhập trong 5 năm đầu. (đơn vị: triệu đồng) Năm thực hiện Thu vào Chi ra Lời 1 705,6 469,7 235,9 2 705,6 280,7 424,9 3 705,6 280,7 424,9 4 705,6 280,7 424,9 5 705,6 280,7+20 404,9 Tổng 3528 1612,5 1915,5 • Theo dự tính trong năm đầu tiên dự án có thể đem lại lợi nhuận, nhưng cần phải đầu tư hàng năm cho nên tới cuối năm thứ 2 dự án mới cho lợi nhuận thực sự.  Hiệu quả kinh tế xã hội: ­ Ước tính mỗi năm sẽ cung cấp cho bà con nông dân khoảng 252000 cây giống cà phê đã được chọn lọc. ­ Góp phần cải thiện diện tích cà phê già cỗi, đồng thời làm tăng diện tích cà phê trên địa bàn, nâng cao năng suất và chất lượng cây cà phê.  Thuận lợi của dự án: Điều kiện khí hậu ở Lâm Đồng phù hợp cho việc nuôi cấy, chăm sóc cây cà phê con. Nhu cầu thay mới cây cà phê của người dân rất cao nên sau khi vườn ươm đi vào hoạt động sẽ nhận được sựủng hộ của người dân.  Khó khăn của dự án: Giá cây giống nông sản đặc biệt là cây công nghiệp trên thị trường thường không ổn định, người dân lại có thói quen trồng cây theo phong trào.  Kết luận: Từ những kết quả trên cho thấy việc thực hiện dự án là cần thiết, vì dự án này ước tính sau 5 năm thực hiện sẽ thu được lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng. Nó không nh ững mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, ngoài ra nó còn giúp cho bà con nông dân có được nguồn
  10. giống ổn định, làm tăng thêm năng suất cây trồng góp phần tăng thêmthu nh ập cho ng ười nông dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2