intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án khí điện -Đạm Cà Mau

Chia sẻ: Tran Thanh Thao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

135
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000- 2005 của Việt Nam (hai dự án còn lại là Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Dự án này được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống 18 inch, dày 12,5 mm, công suất vận chuyển tối đa 2 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ mỏ PM3 thuộc vùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án khí điện -Đạm Cà Mau

  1. I.Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000- 2005 của Việt Nam (hai dự án còn lại là Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Dự án này được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư. Dự án bao g ồm việc xây d ựng đ ường ống dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới bi ển) đ ường kính ống 18 inch, dày 12,5 mm, công suất vận chuyển t ối đa 2 t ỷ m³ khí/năm đ ưa khí t ừ mỏ PM3 thuộc vùng chồng lấn Việt Nam vàMalaysia vào Khu công nghiệp Khánh An ở huyện U Minh, Cà Mau để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân đạm urê. Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có công suất 800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 1,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn thành 2008 và dự án đạm hoàn thành năm 2009). Dự án Khí - Điện - Đ ạm Cà Mau cùng v ới dự án khí Lô B - Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến Tổ hợp các nhà máy đi ện ở Ô Môn (Cần Thơ) (công suất Tổ hợp Ô Môn là 2600 MW) góp phần phát tri ển Đ ồng bằng Sông Cửu Long thành một trung tâm năng l ượng c ủa c ả Việt Nam. Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau là một phần của Dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau được Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) xây dựng, bao gồm 298 km đường ống dẫn khí ngoài biển nối từ mỏ Dầu -Khí PM3 thu ộc vùng bi ển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia và 26,114 Km đ ường ống d ẫn khí trên b ờ (bao gồm cả 03 trạm: Trạm tiếp bờ (LFS), cụm van ng ắt tuy ến (LBV) và Tr ạm phân phối khí (GDS). Dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3 đã đ ược đ ưa vào t ới tr ạm GDS thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vào lúc 12h54' ngày 2 tháng 5 năm 2007 để cung cấp cho Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đây là m ột sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đánh dấu ý nghĩa chi ến l ược phát tri ển kinh tế vùng cực Nam của Việt Nam. Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau cách trung tâm Thành phố Cà Mau khoảng 11 km. Phạm vi lập quy hoạch chung gồm 1.208 ha, Công trình Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: Xí nghi ệp liên doanh Vietsovpetro (VSP). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Worley. Pty. Ltd. (Úc). Tư v ấn qu ản lý dự án (PMC): Pegansus (Anh). Các công trình cung cấp khí cho cụm Khí - Điện - Đạm đ ược gắn v ới ngu ồn khí khai thác từ các mỏ khí thuộc khu vực biển Tây Nam có trữ lượng khai thác t ại mỏ khí PM-3/CAA (vùng khai thác chung Việt Nam và Malaysia) là 52,3 t ỷ m³, trong đó Vi ệt Nam hưởng 50% (26 tỷ m³); mỏ khí Cái Nước (thuộc Lô 46) khoảng 2 tỷ m³; và trong tương lai có thể bổ sung nguồn khí khai thác t ừ các mỏ 46/51, Lô B, 52/97. Công suất: 2 tỉ m³ khí/năm Chiều dài đường ống tổng cộng: 325 km (298 km ngầm dưới bi ển) Đường kính ống: 18 inch; độ dày ống: 12,7 mm
  2. Khởi công: 22/6/2005; Hoàn thành giai đoạn 1, cấp khí cho nhà máy đi ện Cà Mau 1: 24/6/2008 Hoàn thành giai đoạn 2, cấp khí cho cả hai nhà máy đi ện Cà Mau 1 và 2: 20/8/2008 Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước: 25/12/2008 Khánh thành (cùng hai nhà máy điện): 27/12/2008 Công trình Nhà máy nhiệt điện Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: T ổng công ty L ắp máy Việt Nam (LILAMA). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Liên danh tư vấn Poyry Energy Ltd. (Thụy Sỹ) và Công ty tư vấn Xây dựng điện 2 (PECC2). Tư vấn quản lý dự án (PMC): Công ty tư vấn Poyry Energy Ltd. (Thụy Sỹ). Nhà thầu phụ gói 1 (cung c ấp vật tư thiết bị chính): Siemens AG (CHLB Đức). Nhà thầu phụ gói 2 (sân phân ph ối cao áp): Tổ hợp PT Siemens (Indonesia) và Siemens Ltd. (Vi ệt Nam). Nhà th ầu ph ụ gói 3 (các hệ thống phụ trợ nhà máy): Tổ hợp Torishima (H ồng Kông) - Colenco (Thụy Sỹ)/EDF (Pháp) - LILAMA 18. Nhà thầu phụ gói 4 (phần xây d ựng): Vinci (Pháp)/CSB (Việt Nam). Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện chu trình k ết h ợp đa tr ục 2x1 s ử d ụng 4 tuabin khí thế hệ F của Siemens (SGT5-4000F), 2 tua bin h ơi SST-5000, 6 máy phát SGen-1000Air; 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn Doosan (Hàn Qu ốc) cấp. Công suất tinh mỗi nhà máy: 750 MW khi đốt khí; 669,8 MW khi đ ốt d ầu DO. S ố gi ờ sử dụng công suất đạt 6.500 giờ/năm đến 7.000 giờ/năm. Lượng khí tiêu th ụ hàng năm khoảng 900 triệu m³/năm/1 nhà máy, tương đương khoảng 3,1 tri ệu m³/ngày. Nhà máy Cà Mau 1 có DTSD: 20,4 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành th ương mại: 20/3/2008 Nhà máy Cà Mau 2 có DTSD: 9,5 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành th ương m ại: 13/12/2008 Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước cả hai nhà máy: 25/12/2008 Khánh thành cả hai nhà máy: 27/12/2008 Nhà máy đạm Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 800.000 tấn/năm, t ương đương 2.350 t ấn urea/ngày. Lượng khí tiêu thụ khoảng 500 triệu m³/năm. Cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa phương, gồm công nghiệp khí hoá lỏng; công nghiệp hoá chất l ấy khí làm nguyên li ệu; công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông, thu ỷ s ản... s ử d ụng khí thấp áp là nguồn nhiên liệu. Các công trình phụ trợ khác bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp, thoát nước, khu x ử lý n ước và rác thải trong và ngoài cụm công nghiệp; hệ thống kho, c ảng và b ến bãi; khu điều hành và dịch vụ công cộng. Khu đô thị mới Khánh An phục vụ nhu cầu tái định cư và khu ở dành cho công nhân khu công nghi ệp v ới quy mô dự kiến khoảng 10 ngàn dân.
  3. (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_Kh%C3%AD_-_%C4%90i %E1%BB%87n_-_%C4%90%E1%BA%A1m_C%C3%A0_Mau) II. Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) Ngày 05/01/2011, được sự chấp thuận của Chính phủ, Lễ khởi công xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 - với tổng công suất 1.200MW, do Tập đoàn D ầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư sẽ được tổ chức tại xã Long Đức (Long Phú). Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 có vị trí xây dựng nằm bên bờ phải sông H ậu, cách cửa Đ ại Ngãi 1 km về phía hạ lưu, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng 20km v ề phía Đông, phía Đông Bắc giáp sông Hậu, phía Tây Nam giáp đường Nam sông H ậu và kênh Bà S ẩm thuộc địa phận xã Long Đức. Đây là Dự án Nhà máy điện đốt than nằm trong Trung tâm Điện lực Long Phú thuộc qui hoạch điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với quy mô công suất khoảng 4.400MW, bao gồm 03 Dự án: Nhà máy nhiệt đi ện Long Phú 1, công suất 1.200 MW; Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2, công suất 1.200 MW và Nhà máy nhiệt điện Long Phú 3, công suất 2.000 MW; cùng các công trình hạ t ầng k ỹ thuật phụ trợ dùng chung khác đã và đang được PVN triển khai xây dựng đồng bộ. Theo ch ủ đ ầu tư, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 115 ha, phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành thương mại tổ máy đầu tiên vào năm 2014 và hoàn thành toàn bộ nhà máy vào đầu năm 2015. Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) - một tổng công ty thành viên của PVN, đứng đầu tổ hợp tổng thầu EPC bao gồm các đơn vị thành viên thuộc PVN, phối hợp với các nhà thầu trong nước và các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài, với tổng giá trị hợp đồng EPC gồm: Thiết kế, mua sắm hàng hóa, xây lắp,... trọn gói là 1,2 t ỷ USD. Phạm vi thực hiện hợp đồng gồm: Thực hiện thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết), mua sắm hàng hóa thiết bị vật tư, thực hiện toàn bộ công tác xây l ắp, chạy th ử, nghiệm thu, đào tạo và bàn giao vận hành… để cung cấp cho chủ đầu tư một nhà máy nhiệt điện đốt than hoàn chỉnh với công suất 2 x600MW, cùng các hệ thống thiết bị đồng bộ như hệ thống cung cấp xử lý và tồn chứa nhiên liệu than, dầu, đá vôi - th ạch cao, hệ thống xử lý nước, xử lý tro xỉ, khử lưu huỳnh, hệ thống thiết bị tự dùng, văn phòng điều hành nhà máy điện, kho, nhà xưởng… đạt các yêu cầu hiện đại, hiệu suất cao, b ảo đ ảm các điều kiện phát thải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế hiện hành, thân thiện v ới môi trường. Lò hơi và tua bin hơi nước được cung cấp cho Nhà máy nhiệt đi ện Long Phú 1 thuộc loại công nghệ thông số siêu hạng tiên tiến của thế giới hiện nay; lò hơi được vận hành bằng than nhập khẩu dự kiến từ Indonesia và Australia. Kể từ khi được Chính phủ giao làm chủ đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và cơ sở hạ tầng dùng chung tại Trung tâm Điện lực Long Phú, PVN đã phối hợp chặt chẽ cũng như được sự ủng hộ nhiệt tình và tích cực của UBND tỉnh Sóc Trăng, chỉ đạo quyết liệt các đơn v ị trực thuộc triển khai hàng loạt các công việc với tốc độ khẩn trương, v ượt qua nhi ều khó khăn để đến ngày hôm nay có đủ điều kiện tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú1.
  4. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, dự báo nhu c ầu phát tri ển ph ụ t ải điện sẽ tăng ở mức trên 15 ~ 17%/năm để đáp ứng với mức tăng trưởng GDP kho ảng 7 ~ 7,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Vì vậy, việc đầu tư xây d ựng Nhà máy nhi ệt đi ện Long Phú 1 cũng như Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Long Phú 3 sắp tới là hết sức cấp thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và của cả nước nói chung với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. PVN hiện nay đang quản lý, vận hành 3 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp gồm: Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nh ơn Tr ạch 1 v ới tổng công suất 1.950 MW, trong năm 2010 đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 12,5 tỷ KWh. Ngoài Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, PVN còn đang khẩn trương hoàn thành Dự án Nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 (công suất đuôi hơi 250 MW; tổng công suất là 750 MW), đã tiến hành hòa đồng b ộ chu trình đơn vào ngày 31/12/2010, dự kiến hoàn thành toàn bộ D ự án trong năm 2011; và đang triển khai các dự án khác được giao làm chủ đầu tư như: Nhà máy đi ện Sông H ậu 1 (công suất 1.200 MW) tại Trung tâm Điện lực Sông Hậu (H ậu Giang); Nhà máy nhi ệt đi ện Thái Bình 2 (công suất 1.200 MW), Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) có công su ất 1.200 MW; Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 (Quảng Bình) có công suất 1.200 MW; Nhà máy nhiệt điện Long Phú 3 (Sóc Trăng) có công suất khoảng 2000 MW… (http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDRy8DU_2CbEdFAOdXv_ U!/? WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/thutuchanhchinh/thongtinveduandautut rungtamdienluclongphu/khoicongnhamaydien) III. Việt ­ Nhật hợp tác xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 là dự án triển khai đầu tiên trong Trung tâm Đi ện l ực Sông Hậu đặt tại Cụm công nghiệp Phú Hữu A - huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang. Trung tâm điện lực Sông Hậu có quy mô lớn nhất Việt Nam tính đến nay - trong đó dự án đầu tiên là dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 là đơn vị thiết kế v ới tổng m ức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD. Trung tâm Điện lực Sông Hậu theo quy hoạch được Bộ Công thương phê duyệt với quy mô công suất khoảng 5.200MW (lớn gấp hơn 2 lần công suất thiết kế của Nhà máy Thủy điện Sơn La) bao gồm 3 dự án nhà máy nhiệt điện đốt than gồm: Nhà máy điện Sông Hậu 1 (2x600 MW), NMĐ Sông Hậu 2 (2x1.000 MW), NMĐ Sông H ậu 3 (2x1.000 MW) cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật phụ trợ khác cũng sẽ được xây dựng. Trung tâm Điện lực Sông Hậu được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 367ha. Theo Qui hoạch điện VI, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu khởi công xây dựng Nhà máy điện Sông Hậu 1 vào năm 2011 và đưa tổ máy thứ nhất phát điện vào cuối năm 2015, t ổ máy 2 vào năm 2016. Địa điểm xây dựng Nhà máy điện Sông H ậu 1 là khu đ ất bên b ờ phải sông Hậu Giang, cách cửa Định An khoảng 66 km về phía thượng lưu, cách Thành phố Cần Thơ 12km về phía hạ lưu. Dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 nằm trong khu quy hoạch Trung tâm Đi ện l ực Sông
  5. Hậu, phía đông bắc giáp sông Hậu, phía tây nam giáp rạch Giáo Hoàng khoảng 400m, phía tây bắc là Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2. Đây là khu vực khá phát tri ển v ề m ặt công nghiệp có dự án Cảng Cái Cui, Khu Công nghiệp Sông Hậu; về nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái, hoa màu và chăn nuôi gia cầm, gia súc. Trung tâm Điện lực Sông Hậu - Hậu Giang được xác định là trung tâm điện lực vùng, có nhiệm vụ cung cấp điện năng lên lưới điện quốc gia, phục vụ chủ yếu cho khu vực phía Nam và điều hòa chung cho cả nước thông qua hệ thống đường dây 220/500KV B ắc - Nam. http://www.pv-power.vn/viewer.asp?pgid=3&aid=330 IV. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn Ngày 26.2.2006, Tại Ô Môn (TP Cần Thơ), Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải và nhiều cán bộ lãnh đạo trung ương và địa phương đã tham dự. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn (dự án Ô Môn 1) có công suất 660MW (2 tổ máy), sản lượng điện  trung bình hàng năm khoảng 3,6 tỷ kWh, tiêu thụ khoảng 800 triệu  1 t ỷ m3 khí/năm, do  EVN làm chủ đầu tư, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ làm đại diện, Công ty Tư vấn điện lực  Tokyo (TEPSCO) tư vấn thiết kế, liên danh Mitsubishi Heavy Industries và Mitsubishi  Coporation trúng thầu xây dựng, với tổng vốn đầu tư 6.666 tỷ đồng (85% vốn do Ngân hàng  Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ thông qua nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật  Bản). Dự kiến, cuối năm 2008, nhà máy sẽ đưa vào vận hành tổ máy 1 và đến năm 2010 sẽ  đưa vào vận hành tổ máy 2. Ngoài dự án Ô Môn 1 vừa khởi công, Trung tâm Điện lực Ô Môn (được quy hoạch với tổng  công suất 2.800MW) còn có các dự án Ô Môn 2 (công suất 720MW), Ô Môn 3 (700MW) và  Ô Môn 4 (720MW), với tổng vốn đầu tư các dự án khoảng 2 tỷ USD, tiêu thụ khoảng 4 tỷ m3  khí/năm. Cùng với Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau sẽ khởi công vào tháng 3 năm nay, Trung  tâm Điện lực Ô Môn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu về điện trong khu vực và nước bạn Campuchia. http://vietbao.vn/Kinh-te/Khoi-cong-xay-dung-Nha-may-Nhiet-dien-O-Mon/55102710/88/ V. Xây nhà máy nhiệt điện tại Trà Vinh Nhà máy nhiệt điện than được xây dựng trên diện tích 641ha thuộc hai xã Tr ường Long Hòa và Dân Thành (huyện Duyên Hải). Trong đó, 235ha xây dựng nhà máy chính có công suất 4.400MW, 100ha bãi xử lý xỉ than và 306ha mặt nước cảng biển lấn ra biển Đông. Trung tâm Điện lực Duyên Hải – Trà Vinh dự kiến san lấp mặt bằng vào quí 2-2008, kh ởi công xây dựng quí 2-2009, đến năm 2012 sẽ vận hành hai nhà máy đầu tiên có t ổng công suất 1.200 MW. Tổng vốn đầu tư dự án là 5 tỉ đô la Mỹ. Theo ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch EVN, nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 do EVN làm chủ đầu tư, là một trong ba nhà máy của Trung tâm Đi ện l ực Duyên H ải. Trung tâm này có tổng diện tích 641 héc ta, tổng công suất gần 4.500 MW, tổng vốn đầu t ư kho ảng 5 t ỉ đô la Mỹ, điện năng sản xuất hàng năm khoảng 25 tỉ kWh, thuộc Quy ho ạch phát tri ển đi ện l ực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (Tổng sơ đ ồ 6) đã đ ược Th ủ t ướng Chính phủ phê duyệt.
  6. Đây là dự án thứ 4 EVN khởi công trong năm nay, sau các dự án Nghi S ơn 1, Sông Bung 4, Vĩnh Tân 2. Nhà máy có hai tổ máy, sản lượng điện sản xuất bình quân hàng năm kho ảng 7,2 tỉ kWh. Tổng mức đầu tư dự án là 1,57 tỉ đô la M ỹ, t ương đ ương g ần 29.245,8 t ỉ đ ồng, sử dụng 85% vốn vay thương mại do Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Qu ốc tài tr ợ và 15% vốn đối ứng của EVN. Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 1 do nhà thầu Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu EPC. Theo tiến độ đã được ký kết, nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại tổ máy 1 vào tháng 9-2014 và tổ máy 2 vào tháng 11-2014. VI. Dự án điện gió: Tập đoàn General Electric (GE) vừa ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Thương maị và Du lich ̣ Công Lý để cung cấp 10 bộ turbin gió và hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng thiết bị cho giai đoạn đầu của dự án điện gió Bạc Liêu, với tổng công suất là 16 MW. Trong giai đoạn tiếp theo, công ty Công Lý cho biết sẽ tiếp tục tăng công suất dự ań này thêm 120 MW. Theo các chuyên gia của GE, các turbin gió GE được lựa chọn cho dự án này có rotor canh ́ quạt dài 82,5 m, phù hợp với chế độ gió tại Bạc Liêu. Đây là loại turbin gió có công suất được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện, với hơn 16.000 chiếc trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, GE đã hỗ trợ công nghệ cho hàng loạt các dự án sản xuất điện trong thời gian qua. Năm 2009, tập đoàn này thành lập một nhà máy sản xuất turbin gió tại Hải Phòng, và đã xuất xưởng những sản phẩm đầu tiên vào tháng 5/2010. (http://vneconomy.vn/2011071511017659P0C9920/du-an-dien-gio-dau-tien-tai-dong-bang-song- cuu-long.htm) Dự án tiên phong từ Bạc Liêu Ngay từ tháng 9/2010, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Cà Mau) đã khởi công nhà máy điện gió đầu tiên của khu vực Nam bộ với công suất 99 MW, vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng tại TP. Bạc Liêu. Trong đó, nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và các nguồn huy động khác là 15%; nguồn vốn vay là 85% (trong đó 85% dành cho chi phí thiết bị được vay từ nước ngoài; 15% chi phí thiết bị và các chi phí khác được vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Ngày 14/7/2011, Tập đoàn GE (Mỹ) đã ký hợp đồng với công ty Công Lý, cung cấp 10 bộ turbin gió và hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng thiết bị cho giai đoạn đầu của dự án điện gió Bạc Liêu với tổng công suất 16 MW. Theo các chuyên gia của GE, các turbin gió lần này có rotor canh ́ quạt dài 82,5 m là phù hợp với chế độ gió cấp III tại Bạc Liêu. Đây là loại turbin gió có công suất đạt mức megawatt, được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện với hơn 16.000 chiếc được sử dụng trên toàn thế giới. Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển điện gió Mới đây, Chính phủ đã có Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về những cơ chế ưu tiên cho phát triển điện gió. Trong tổng sơ đồ điện VII, tổng công suất các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo sẽ ở mức 5,6% vào năm 2020 và 9,4% vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều hơn những sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế cho phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hút đầu tư vào lĩnh vực này thời gian tới. Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh, Tập đoàn EAB (Đức) và Công ty CP thương mại sản xuất và dịch vụ tổng hợp Trasesco đã phối hợp thực hiện dự án đầu tư năng lượng gió tại Duyên Hải - Trà Vinh với 20 tổ máy, tổng công suất 30MW, sản xuất bình quân 75 triệu kWh/năm trên nền diện tích 420 ha. Cũng trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng cũng đón tiếp hàng chục nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư điện gió. UBND tỉnh Sóc Trăng đã chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư thực hiện
  7. 4 dự án, tổng công suất khoảng 300 mW (giai đoạn 1). Hiện các nhà đầu tư đang trong giai đoạn khảo sát, xây dựng nghiên cứu khả thi. Theo nhận định của Tập đoàn EAB (Đức), 2 xã Vĩnh Phước và Vĩnh Tân thuộc huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là nơi tốt nhất để xây dựng "cánh đồng điện gió". Tỉnh Sóc Trăng có thể tận dụng lợi thế này để phát triển ngành công nghiệp tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch và thu hút khách du lịch. Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang mới đây, lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giang cũng đề xuất chủ trương đầu tư nhà máy điện gió kết hợp năng lượng mặt trời công suất 90 KVA để phục vụ cho phát sóng và sản xuất chương trình của Đài. Ông Lê Thành Phương, Phó Giám đốc đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giang cho biết, theo tính toán của đối tác Nord Energy (Đức), Dự án có vốn đầu tư 11 tỷ đồng, thời gian sử dụng 20 năm. Nếu so với mức sử dụng điện hiện nay của Đài, chỉ cần 10 năm đã thu hồi vốn. (http://www.congnghiepmoitruong.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3428:hien&catid=15&Itemid=11)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1