intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án Khoa học thực vật: Phân loại và định hướng phát triển bền vững cây xanh công cộng

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành thống kê số lượng, phân loại tất cả cây xanh công cộng được trồng trên địa bàn thị trấn Ba Tri; lập danh sách tra cứu đặc điểm, công dụng, chất độc gây hại của các loài cây xanh công cộng được trồng trên địa bàn thị trấn Ba Tri. Đề xuất giải pháp quy hoạch và kiến tạo mảng cây xanh công cộng được trồng tại Ba Tri và các đô thị, địa phương khác; nâng cao ý thức hành động trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường cho người dân địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án Khoa học thực vật: Phân loại và định hướng phát triển bền vững cây xanh công cộng

  1. Dự án Khoa học thực vật TÓM TẮT DỰ ÁN Dự án “Phân loại và định hướng phát triển bền vững cây xanh công cộng” được thực hiện trong thời gian 10 tháng ( từ 3/1/2017 – 1/10/2017). Việc nghiên cứu đã được triển khai thí điểm tại 9 cơ quan, 1 khu đô thị, 1 công viên, 6 trường học và 6 con đường chính trên địa bàn thị trấn huyện Ba Tri . Kết quả thống kê, phân loại sau thời gian nghiên cứu thực địa: + Tổng số cây được phân loại là 2030 cây. + Tổng số loài được phân loại 81 loài, thuộc 49 họ. + Tổng diện tích phủ xanh của cây bóng mát, cây ăn quả và cây trang trí là: 48.942,27 m2 + Tổng diện tích phủ nền của cây trang trí nền và thảm cỏ là: 7.396,43 m2 Không dừng lại ở những con số, dự án còn thực hiện việc hệ thống hóa đặc điểm, cách nhân giống, công dụng của tất cả các cây xanh đã phân loại được. Một bộ sưu tập ảnh cây xanh công cộng trên địa bàn huyện Ba Tri cũng được xây dựng hoàn chỉnh. Đặc biệt, sản phẩm phát triển từ dự án là website “Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng” sẽ là kênh thông tin tiện dụng dành cho các bạn học sinh, sinh viên, giáo viên trong các quá trình học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực vật đặc biệt là cây xanh công cộng. Mong rằng với những nội dung đã nghiên cứu được, cùng với những định hướng phù hợp sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc quy hoạch và kiến tạo bền vững mảng xanh công cộng trên địa bàn thị trấn Ba Tri. Ngoài ra, kết quả của dự án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các địa phương khác khi có nhu cầu thực hiện quy hoạch và kiến tạo bền vững mảng xanh công cộng. Nhóm nghiên cứu Trang 1
  2. Dự án Khoa học thực vật MỤC LỤC Tóm tắt dự án……………………………………………………………………………... trang 1 A.Phần mở đầu.................................................................................................................... trang 3 I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………. trang 3 II. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………… trang 4 III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……………………………………….…. trang 4 IV. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu…………………………………….… trang 4 V. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………... trang 5 B. Phần nội dung……………………………………………………………………….... trang 6 I. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………... trang 6 1. Một số vấn đề liên quan đến cây xanh công cộng………………….…. trang 6 2. Giới thiệu về môi trường lập trình HTML…………………….……… trang 12 3. Phần mềm Microsoft Front Page 2003……………………….. …….. trang 12 4. Giới thiệu tổng quan về thị trấn Ba Tri……………………………….. trang 13 5. Một số kiến thức toán học liên quan trong dự án……………………… trang 14 6. Kiến thức phân loại học thực vật……………………………………… trang 14 II. Kết quả nghiên cứu phân loại………………………………………………… trang 14 1. Địa điểm thực hiện thống kê và phân loại…………………………… trang 14 2. Kết quả thống kê…………………………………………………….. trang 14 3. Kết quả phân loại……………………………………………………. trang 15 III. Nhận xét và thảo luận………………………………………………………… trang18 1. Ưu điểm……………………………………………………………… trang 18 2. Hạn chế ……………………………………………………………… trang 19 C. Kiến nghị và kết luận………………………………………………………………… trang 22 I. Kết luận………………………………………………………………………. trang 22 II. Kiến nghị…………………………………………………………………….. trang 22 1. Giải pháp phát triển mảng cây xanh công cộng tại thị trấn Ba Tri…………………. trang 22 2. Giải pháp phát triển mảng cây xanh công cộng ở các đô thị, địa phương ………….. trang 25 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………….. trang 32 Phụ lục 1 ………………………………………………………………………………... trang 24 Phụ lục 2 ……………………………………………………………………………….. trang 55 Phụ lục 3………………………………………………………………………………… trang 79 (DVD kèm theo) Trang 2
  3. Dự án Khoa học thực vật A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của các đô thị và thành phố lớn, việc quy hoạch và kiến tạo mảng cây xanh công cộng ngày càng được chú trọng phát triển. Cây xanh công cộng có một vai trò rất lớn trong việc tạo vẻ mỹ quan đô thị, điều hoà không khí, tạo bóng mát, cung cấp dược liệu và làm thức ăn cho con người và động vật. Chúng ta có thể đánh giá mức độ phát triển của các đô thị và thành phố dựa vào mức độ quy hoạch và kiến tạo cây xanh công cộng. Trên thế giới, bất kì một đô thị phát triển nào cũng cần có sự góp mặt của màu xanh cây cối. Những năm gần đây, Bộ xây dựng quan tâm nhiều hơn đến công tác trồng và quy hoạch mảng xanh công cộng trong các đô thị và thành phố lớn. Việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, bảo đảm an toàn và tạo cảnh quan cho đô thị, cũng như kỹ thuật trồng cây, chăm sóc cây được quan tâm đúng mức. Nhiều thành phố và đô thị mới phát triển đảm bảo tiêu chuẩn đô thị môi trường như: Thành phố Hạ Long, Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, công tác trồng và quy hoạch mảng xanh công cộng là chưa thật sự đồng bộ từ các thành phố lớn đến các địa phương. Một bộ phận cư dân rất thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ cây xanh đường phố, dẫn đến cây xanh bị chặt phá nghiêm trọng. Nhiều cây xanh có chứa độc tố được trồng đại trà trong các công viên, đường phố, trường học mà không có bất kì thông tin cảnh báo nào. Điều này thật sự nguy hiểm cho người dân xung quanh, đặc biệt là trẻ em. Trong năm 2017, Bộ y tế kết hợp với Cục an toàn thực phẩm ban hành công văn đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai phòng ngừa ngộ độc do độc tố tự nhiên ở một số loài cây, hoa trong các công viên, đường phố, đô thị, đặc biệt là các khuôn viên các cơ sở giáo dục. Hình 1. Một góc trong khu đô thị Việt Sinh-An Bình Qua khảo sát thực tế ban đầu của nhóm tại thị trấn Ba Tri, cây xanh công cộng được trồng chưa đa dạng về thành phần loài. Nhiều khu vực và tuyến đường, cây xanh chưa được chăm sóc và bảo vệ tốt. Việc quy hoạch và kiến tạo mảng cây xanh trên địa bàn chưa đồng bộ, chưa tạo Trang 3
  4. Dự án Khoa học thực vật hiệu ứng thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, người dân địa phương chưa hiểu hết những đặc điểm, vai trò quan trọng của cây xanh công cộng, cũng như chưa có ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Một số cây xanh có chứa độc tố có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng con người được trồng ở trường học, khu dân cư, công viên không có mang bất kì thông tin cảnh báo an toàn nào. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu thống kê, phân loại, đánh giá mảng xanh công cộng nào được thực hiện trên địa bàn Ba Tri. Với tinh thần thanh niên chung tay xây dựng tỉnh Bến Tre giàu mạnh, nhóm chúng em thực hiện dự án “ Phân loại và định hướng phát triển bền vững cây xanh công cộng”. Mong rằng dự án sẽ cung cấp những kênh thông tin cần thiết phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, quy hoạch và kiến tạo mảng cây xanh công cộng của các địa phương, các bạn học sinh, sinh viên và giáo viên. Đặc biệt, những giải pháp định hướng phát triển bền vững mảng cây xanh công cộng sẽ thật sự hữu ích và góp phần xây dựng tỉnh Bến Tre trở thành trung tâm kinh tế năng động và tiềm năng của Đồng bằng sông Cửu Long. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Thống kê số lượng, phân loại tất cả cây xanh công cộng được trồng trên địa bàn thị trấn Ba Tri . ( Phụ lục 1) - Lập danh sách tra cứu đặc điểm, công dụng, chất độc gây hại ( nếu có) của các loài cây xanh công cộng được trồng trên địa bàn thị trấn Ba Tri. ( Phụ lục 2) - Xây dựng bộ sưu tập ảnh cây xanh công cộng được trồng trên địa bàn thị trấn Ba Tri. ( Phụ lục 3) - Xây dựng website Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng ( DVD kèm theo) - Đề xuất giải pháp quy hoạch và kiến tạo mảng cây xanh công cộng được trồng tại Ba Tri và các đô thị, địa phương khác. - Nâng cao ý thức hành động trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường cho người dân địa phương. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Cây xanh công cộng. - Môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language). - Phần mềm Microsoft Front Page 2003. 2. Khách thể nghiên cứu Người dân địa phương, học sinh, cán bộ công chức và viên chức trên địa bàn thị trấn Ba Tri. IV. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp: - Nghiên cứu tài liệu cây xanh đô thị, cây cảnh, phân loại thực vật,... Trang 4
  5. Dự án Khoa học thực vật - Quan sát, điều tra, ghi nhận thông tin. - Đếm, đo đạc, phân tích, thống kê kết quả. - Nghiên cứu, tham khảo các trang trên mạng internet. - Thao tác trực tiếp trên môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language) và phần mềm Microsoft Front Page 2003. 2. Phương tiện. - Máy ảnh KTS - Máy vi tính. - Dụng cụ đo đạc: thước cây, thước dây - Sổ, bút ghi chép. - Xe đạp điệp. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu: từ 03/01/2017 – 01/10/2017 2. Phạm vi nghiên cứu - Tất cả cây xanh công cộng được trồng trên địa bàn thị trấn Ba Tri. Bao gồm: các tuyến đường, khu đô thị Việt Sinh, bệnh viện Ba Tri, các cơ quan, trường học trên địa bàn thị trấn huyện Ba Tri . - Cây xanh công cộng được trồng ở đô thị khác khác: Giồng Trôm, thành phố Bến Tre… - Môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language). - Phần mềm Microsoft Front Page 2003. 3. Lĩnh vực nghiên cứu : khoa học thực vật Trang 5
  6. Dự án Khoa học thực vật B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số vấn đề liên quan đến cây xanh công cộng 1.1. Khái niệm cây xanh công cộng Cây xanh công cộng bao gồm tất cả các cây xanh được trồng ở công viên, vườn hoa, khu dân cư, đường phố, trường học, bệnh viện, và các khu vực công cộng khác. Các cây xanh này có thể được trồng và quy hoạch bởi chính quyền địa phương, các cơ quan, trường học, người dân. 1.2. Vai trò của cây xanh đối với môi trường Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang nóng lên và môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống. a. Đối với môi trường không khí và khí hậu Người ta thường ví cây xanh đối với môi trường tương tự như là lá phổi hô hấp của con người. Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí sẽ được các lá cây giữ lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn. Cây càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bán hơn. Khi lá cây đã bám đầy bụi, trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp phụ bụi.Tổng lượng bụi được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm có thể đạt tới từ 10 – 30 kg. Nồng độ bụi trong không khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi từ 20 - 60%. Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi ở các tầng nhà trên từ 30 - 60%. b. Đối với môi trường nước và đất Hình 2. Cây xanh ở đường phố và công viên Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây mưa thấm nhanh xuống đất, làm giảm và làm chậm tốc độ lượng nước chảy tràn, giảm lượng nước úng ngập. Cũng nhờ tính năng này mà ở vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước mưa, làm giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét. Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước (những cây sống trong nước và trên mặt nước và ở các vùng đất ngập nước) và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ Trang 6
  7. Dự án Khoa học thực vật chứa lâu dài trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây các loại kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân... Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới người ta đã sử dụng một số loài thực vật trong hệ thống xử lý nước thải và đang nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất. c. Đối với yếu tố mỹ quan Hệ thống cây xanh làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, các khu vực công cộng tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc và môi trường khí hậu, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, học tập, đi dạo và thưởng ngoạn của nhiều người, cũng như của khách vãng lai và khách du lịch. Hình 3. Cây xanh làm tăng vẻ đẹp cho các khuôn viên d. Đối với sức khoẻ Tinh thần căng thẳng, mệt nhọc có quan hệ với môi trường sống, môi trường làm việc và đời sống sinh hoạt trong các đô thị. Sự căng thẳng là một trong những phản ứng tâm sinh lý của cơ thể đối với áp lực môi trường. Mặc dù những căng thẳng do áp lực môi trường có khi chỉ là tạm thời, có thể thích ứng được thông qua quá trình rèn luyện, nhưng trạng thái tinh thần của con người thì luôn thụ động trước những ảnh hưởng của áp lực môi trường. Màu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc sống. Chúng ta nhận thấy rằng, cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn. e. Hạn chế tiếng ồn Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình. Trang 7
  8. Dự án Khoa học thực vật f. Cải thiện hệ sinh thái Tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động vật khác. Thực tế là số lượng các loại chim khác nhau tùy thuộc vào cây trồng. 1.3. Phân nhóm và đặc điểm chung một số của một số loại cây xanh Cây xanh công cộng bao gồm tất cả các cây xanh được trồng ở công viên, vườn hoa, khu dân cư, đường phố, trường học, bệnh viện, và các khu vực công cộng khác. Theo đó, chúng được phân thành 5 nhóm bao gồm: cây bóng mát, cây ăn quả, cây trang trí, cây trang trí nền và thảm cỏ. Cách phân chia này giúp ích về mặt kỹ thuật thiết kế, chọn loài và phân chia theo nhóm công dụng hay nhóm mục đích sử dụng khác nhau. Bốn nhóm này có những đặc điểm chính sau đây: a. Cây bóng mát: Cây bóng mát là những loài có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng, có chiều cao từ 5 m đến 40 m hoặc 50 m, sống lâu 30 đến 40 năm, có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được trồng cho đường phố, khu nhà ở, các công sở, vườn hoa,… Cây bóng mát còn có thể chia thành 4 loại, là cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa đẹp, cây bóng mát ăn quả và cây bóng mát có hoa thơm. + Cây bóng mát thường: Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng cây đẹp. Chúng thường được trồng đơn, trồng từng khóm hay từng mảng phối kết với công trình kiến trúc đường phố, khu nhà ở, công sở bao gồm các loài như: Bồ đề (Ficus religiosa L.), Phi lao (Casuarina equisetifolia J.R. & G. Forst.), Bàng biển (Terminalia catappa L.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.)… + Cây bóng mát có hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỏ, cho bóng mát nhưng đặc biệt có hoa đẹp như Phượng vĩ [Delonix regia (Hook.) Raf.], Lim xẹt [Peltophorum pterocarpum (A. P. de Cand.)], Muồng vàng (Cassia splendida Vogel.)… Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao. Chúng thường được trồng làm cảnh phối kết với công trình kiến trúc. + Cây bóng mát có hoa thơm: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỏ có hoa thơm dễ chịu như: Ngọc lan trắng (Michelia alba DC.), Công chúa [Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. et Thoms.],… chúng thường được trồng bên những công trình kiến trúc như nhà ở, công sở, bệnh viện, khu nghỉ mát… Trang 8
  9. Dự án Khoa học thực vật Hình 4. Cây bóng mát b. Cây ăn quả: Bản chất của nhóm cây này cũng là cây bóng mát, nhưng con người có thể ăn quả. Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỏ, cho bóng mát và cho quả. Quả của một số loài khi chín hợp với tán lá tạo thành một khối màu sắc trong thời gian dài. Có loài quả phân bố trên thân, trên ngọn tạo thành những chùm quả với hình dáng độc đáo tăng thêm giá trị trang trí của cây như: Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Xoài (Mangifera indica L.).... c. Cây trang trí: Là những cây thân gỗ nhỏ, mọc bụi hay riêng lẻ, leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng chậu trưng bày trong nhà, trồng giàn leo. Cây trang trí gồm: + Các loài Tre, Trúc: Là những cây có một thân chính bao gồm những cây bụi cao từ 1 – 2 m và 15 – 20 m. Các loài tre, trúc có thân đẹp, ngọn mềm mại uống cong. Tre, trúc gần gũi gắn bó với con người Việt Nam, mang đậm sắc thái dân tộc. Chúng được trồng để trang trí, tạo cảnh ở các biệt thự, vườn hoa. + Các loài Cau, Dừa: Cây cao từ 15 – 20 m, thân cột đứng thẳng hài hòa với nét công trình kiến trúc. Tán cây gồm những tàu lá có bẹ xòe ra mềm mại hợp lại ở ngọn cây tạo nên tán hình chùm thưa thoáng rất đẹp như Cau (Areca catechu L) , Dừa (Cocos nucifera L.), là những loại cây tượng trưng khí hậu nhiệt đới và dùng trang trí cảnh sắc độc đáo. Một số loài thuộc họ Cau, Dừa còn cho quả ăn được, làm thuốc, chế biến dầu. Tre, Trúc, Cau, Dừa thuộc loại cây cao nhưng có hình dáng đẹp nên xếp chúng vào loại cây trang trí. Trang 9
  10. Dự án Khoa học thực vật + Cây cảnh dáng đẹp: Gồm cây thân gỗ nhỏ, mọc đơn hay mọc bụi, có dáng cây, hoa hay lá có màu sắc đẹp. Chúng thường được trồng làm cây trang trí phối kết tạo cảnh ở tầng thấp. Sử dụng những loại cây cảnh dáng đẹp để trang trí đỡ tốn chi phí hơn so với trồng những loại cây lâu năm như: Chuối rẽ quạt (Ravennala madagasriensis T.F.Gmel.) + Cây cảnh hoa đẹp: Gồm những cây gỗ nhỏ, mọc đơn hay mọc bụi, có hoa. Hoa có nhiều màu sắc được sử dụng phối kết tạo thành cảnh bằng cách trồng đơn lẻ “đều xanh” hay trồng thành nhóm từng mảng lớn. Chúng thường được trồng ở các vườn hoa, chậu cảnh, bên các công trình kiến trúc như: Sứ đại (Plumeria obtusum L.), Hồng mai (Jatropha padurifolia Andr.)... + Cây leo giàn: Gồm những cây leo có thân, lá, hoa đẹp, có tác dụng trang trí và tạo bóng râm tốt, có một số loài có mật độ lá thưa thoáng vừa ít che khuất, vừa ít công trình. Nhiều loài có hoa đẹp với mật độ hoa dày được dùng trang trí cho giàn leo, vòm cổng, mảng tường, mái che. Cây leo giàn có tác dụng tạo thảm xanh theo chiều đứng, mặt phẳng, mặt nghiêng của công trình kiến trúc làm cho công trình kiến trúc thêm sinh động. Ví dụ: Huỳnh anh (Allamanda cathartica L.), Tóc tiên (Ipomaea quamodit L.), Tigon (Antigonon leptopus Hook. et Arn.). + Cây cảnh quả đẹp: Gồm những cây gỗ nhỏ có dáng đẹp, đặc biệt có quả với hình dáng và màu sắc đẹp. Khi quả chín, phân bố trên tán lá tạo thành những khối màu đẹp trong thời gian dài. Chúng thường được dùng làm cảnh trang trí. Ví dụ: Kim quýt (Triphasia trifolia P.Wilson),… Hình 5. Cây trang trí d. Cây trang trí nền: Gồm những cây cảnh được bố trí ở tầng thấp, cùng với thảm cỏ tạo nên nhiều màu độc đáo mang tính chất đặc trưng cho từng khuôn viên, công viên. Cây trang trí nền gồm các nhóm sau: + Cây viền bồn bãi: Gồm những cây thân gỗ nhỏ hay những cây thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm. Cây có nhiều cành nhánh, chịu cắt xén. Một số loài có lá mang màu sắc đẹp có tác dụng trang trí đường viền cho những bồn hoa, bãi hoa. Ví du: Tai tượng đỏ (Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.), Ắc ó (Acanthus integrifolius T. Anders.)… Trang 10
  11. Dự án Khoa học thực vật + Cây hoa: Gồm những cây thân thảo hoặc những cây thân gỗ có độ cao dưới 1 m, sống theo mùa trong năm hoặc 2 - 3 năm. Màu sắc đẹp có hoa tạo nên các mảng màu. Chúng thường được trồng vào các bãi hoa, phối kết tạo cảnh ở các tầng cùng. Ngoài ra, còn trồng chậu, trưng bày hoa bát, cắm lọ để trang trí trong nhà. Ví dụ: Bướm đêm (Oxalis hedysavoides var. rubra Hort.) Hình 6. Cây trang trí nền e. Thảm cỏ: Cỏ là mảng màu trong phối kết cây xanh. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất, có tác dụng tạo nên một khoảng không gian rộng lớn, chống xói mòn và lắng lọc bụi, tạo nên sự yên tĩnh phục vụ nghỉ ngơi. Nước ta có nhiều loại cỏ nhưng hiện nay sử dụng chủ yếu là Cỏ nhung (Zoysia tenifolia Willd. ex Trin) và Cỏ lá gừng [Axonopus compressus (Sw.) P. Beauv.],… Hình 7. Thảm cỏ Trang 11
  12. Dự án Khoa học thực vật 2. Giới thiệu về môi trường lập trình HTML HTML là chữ viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language (dịch là Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được sử dụng để tạo một trang web, trên một website có thể sẽ chứa nhiều trang và mỗi trang được quy ra là một tài liệu HTML. Người sang lập ra HTML là Tim Berners-Lee, cũng là người khai sinh ra World Wide Web và chủ tịch của World Wide Web Consortium (W3C – tổ chức thiết lập ra các chuẩn trên môi trường Internet). Một tài liệu HTML được hình thành bởi các phần tử HTML (HTML Elements) được quy định bằng các cặp thẻ (tag), các cặp thẻ này được bao bọc bởi một dấu ngoặc ngọn và thường là sẽ được khai báo thành một cặp, bao gồm thẻ mở và thẻ đóng. Các văn bản muốn được đánh dấu bằng HTML sẽ được khai báo bên trong cặp thẻ . Nhưng một số thẻ đặc biệt lại không có thẻ đóng và dữ liệu được khai báo sẽ nằm trong các thuộc tính . Một tập tin HTML sẽ bao gồm các phần tử HTML và được lưu lại dưới đuôi mở rộng là .html hoặc .htm. 3. Phần mềm Microsoft Front Page 2003 Microsoft FrontPage (tên đầy đủ Microsoft Office FrontPage) là chương trình tạo web bán chuyên nghiệp, nó nằm chung với các chương trình Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint,... tạo nên bộ chương trình văn phòng Microsoft Office. Trong các phiên bản trước đây (Microsoft Office 97, 2000, XP) bộ Microsoft Office có 6 chương trình và tất cả nằm gọn trong 1 bộ cài. Tới phiên bản 2003, bộ Microsoft Office trở lên khổng lồ với 10 chương trình và hãng Microsoft đã tách FrontPage ra thành 1 bộ cài độc lập. Microsoft FrontPage 2003 là phần mềm hỗ trợ người dùng trong việc tạo ra các bộ cục trang web trên hệ điều hành windows. Với Microsoft FrontPage 2003 các lập trình viên có thể sử dụng các câu lệnh để thiết kế hoặc sử dụng các ứng dụng sẵn có của phần mềm để tạo lên bố cục trang web. Microsoft FrontPage 2003 là phần mềm hỗ trợ người dùng trong việc tạo ra các bộ cục trang web trên hệ điều hành windows. Với Microsoft FrontPage 2003 các lập trình viên có thể sử dụng các câu lệnh để thiết kế hoặc sử dụng các ứng dụng sẵn có của phần mềm để tạo lên bố cục trang web. Microsoft FrontPage 2003 mang đến cho các lập trình viên một cái nhìn trực quan hơn trong công việc thiết kế web. Bạn có thể tạo ra giao diện website trên Microsoft FrontPage 2003 đơn giản như làm việc trên Word vậy. Microsoft FrontPage 2003 cung cấp cho người dùng rất nhiều tình năng hữu ích như sơ đồ trang web, thanh điều hướng, các thuộc tính... Các hệ thống trang web được tạo ra bởi Microsoft FrontPage 2003 có sự liên kết cao, tổ chức đơn giản và nhiều chức năng khác nhau. Bạn có thể sử dụng Microsoft FrontPage 2003 để tạo ra các website có chứa các nền tảng khác nhau trong nó như hình ảnh, video, link liên kết, định dạng. Trang 12
  13. Dự án Khoa học thực vật Hình 8 . Môi trường thiết kế Microsoft Frontpage 2003 phần giao diện 4. Giới thiệu tổng quan về thị trấn Ba Tri ( địa điểm nghiên cứu) Thị Trấn Ba Tri thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Thị trấn Ba Tri có diện tích 7,537 km². Theo thống kê, dân số năm 2015 là 24356 người, mật độ dân số 3231 người/km². Thị trấn Ba Tri tiếp giáp với các xã An Bình Tây, An Đức, Vĩnh An, Vĩnh Hòa và Phú Lễ. Kinh tế chính của người dân trong thị trấn là thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và một bộ phận nhỏ làm nông nghiệp. Năm 2016, thị trấn Ba Tri mở rộng được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại IV. Về kết cấu hạ tầng, thị trấn Ba Tri mở rộng có 16 tuyến đường chính và nhiều tuyến đường nội ô. Thị trấn cũng đã được đầu tư xây dựng Khu đô thị Việt Sinh An Bình với quy mô 24,42 ha. Các trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức. Thị trấn cũng đã hình thành được cụm công nghiệp với quy mô 20,6 ha và đang đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Hệ thống điện, nước sinh hoạt cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Cơ sở vật chất lĩnh vực văn hóa - thể thao được đầu tư xây dựng khang trang và hiệu quả. Trong thời gian tới, thị trấn Ba Tri cần phát triển hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh đô thị, sân chơi trong cụm dân cư để phù hợp xu thế phát triển của đô thị. Thị trấn Ba Tri mở rộng được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại IV vào ngày 20/02/2016. Theo tiêu chuẩn đô thị loại IV thì thị trấn Ba Tri đạt 43/49 chỉ tiêu. Theo đề xuất của hội đồng thẩm định đô thị, để đạt 6 chỉ tiêu còn lại, thị trấn Ba Tri cần đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh công cộng. Trang 13
  14. Dự án Khoa học thực vật 5. Một số kiến thức toán học liên quan trong dự án - Thống kê số lượng cây: bằng cách đếm số lượng từng loại cây ở từng khu vực. - Xác định chiều cao cây: sử dụng thước dây, thước cây đo chiều cao dựa trên định lý Talet trong tam giác. - Xác định diện tích phòng học, bồn bãi + Dạng hình chữ nhật: S = dài x rộng + Dạng hình vuông: S = cạnh x cạnh + Dạng hình tròn: S = 3,14 x r2 6. Kiến thức phân loại học thực vật - Cách viết tên khoa học của thực vật theo đúng danh pháp hai phần của một loài. Trong đó, tên loài được viết in đậm, nghiêng, gồm 2 phần: phần thứ nhất là tên chi được viết hoa chữ cái đầu, phần thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Tên khoa học của một loài còn kèm theo tên của tác giả, im đậm. Thường tên tác giả sẽ được viết tắt vài kèm theo dấu chấm. Ví dụ: L. (chỉ Carl Linnaeus); DC. (chỉ De Candolle); Guill. (chỉ Guillemin); Guillaum. (chỉ Guillaumin) Cụ thể, tên khoa học của cây Bàng là Terminalia catappa L. Trong đó Terminalia là tên chi, catappa là tên loài, L. Là tên viết tắt của tác giả Carl Linnaeus. - Cách viết tên họ: in đậm, không nghiêng. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI 1. Địa điểm thực hiện thống kê và phân loại : Nhóm chúng em đã tiến hành thống kê và phân loại mảng xanh công cộng tại 9 cơ quan, 1 khu đô thị, 1 công viên, 6 trường học và 6 con đường chính trên địa bàn thị trấn huyện Ba Tri bao gồm: + Cơ quan: Huyện ủy Ba Tri, Ủy Ban Nhân Dân Ba Tri, Chi Cục Thuế Ba Tri, Nhà hát trung tâm văn hóa- thể thao Ba Tri, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu, Agribank chi nhánh Ba Tri, Trung tân bồi dưỡng chính trị Ba Tri, Trung tâm dạy nghề Ba Tri, bệnh viện Ba Tri. + Khu đô thị Việt Sinh – An Bình. + Trường học: THPT Phan Liêm (cũ), Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, THPT Phan Thanh Giản, Mẫu giáo Thị Trấn, THCS Thị Trấn, trung tâm giáo dục thường xuyên Ba Tri. + Tuyến đường: Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu, 19/5, Vĩnh Phúc, Sương Nguyệt Ánh. + Công viên Ba Tri. 2. Kết quả thống kê: + Tổng số cây được phân loại là 2030 cây. Trang 14
  15. Dự án Khoa học thực vật + Tổng số loài được phân loại 81 loài, thuộc 49 họ. + Tổng diện tích phủ xanh của cây bóng mát, cây ăn quả và cây trang trí là: 48.942,27 m2 + Tổng diện tích phủ nền của cây trang trí nền và thảm cỏ là: 7.396,43 m2 + Tổng số cây bóng mát là 1233 cây , thuộc 33 loài. + Tổng số cây ăn quả là 126 cây, thuộc 6 loài. + Tổng số cây trang trí là 737 cây , thuộc 30 loài. + Tổng số loài cây trang trí nền và thảm cỏ là 12 loài. 3. Kết quả phân loại : ( kết quả thống kê và phân loại cây xanh công cộng ở từng cơ quan, trường học, tuyến đường trên địa bàn thị trấn Ba Tri được cập nhật cụ thể ở phần Phụ lục 1) 3.1. Nhóm cây bóng mát STT TÊN VIỆT TÊN KHOA HỌC HỌ GHI CHÚ NAM 1 Bạch tạng Cordia latifolia Roxb Vòi voi Không độc 2 Bàng biển Terminalia catappa L. Bàng Không độc 3 Bằng lăng nước Lagerstroemia speciora (L.) Pers. Tử vi Không độc 4 Bò cạp nước Cassia fistula L. Đậu Không độc 5 Bồ đề Ficus religiosa Dâu tằm Không độc 6 Cau đuôi chồn Normanbya normanbyi Cau Không độc 7 Cau sâm banh Hyophorbe lagenicaulis Cau Không độc 8 Cau trắng Normanbya merrillii Cau Không độc 9 Cau vàng Chryslidocarpus lutesceus Cau Không độc 10 Cau vua Roystonia regta O. F. Cook. Cau Không độc 11 Còng Samanea saman (Jacq.) Merr Đậu Không độc 12 Da si Ficus microcarpa Dâu tằm Không độc 13 Đa hạch Ficus drupacea Thunb. Dâu tằm Không độc 14 Dầu con rái Dipterocarpus alatus Roxb. Dầu Không độc 15 Gừa Tectona grandis L.f. Dâu tằm Không độc 16 Hoa sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br. Trúc đào Không độc, không nên trồng mật độ quá dày 17 Hoàng nam Polyalthia longifolia (Lam.) Hook. Na Không độc f var. Pendula. 18 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum (A. P. Đậu Không độc De Cand.) 19 Lộc vừng Baringtoria acutangula Gaertn. Lộc vừng Không độc 20 Me Tamarindus indica L. Đậu Không độc Trang 15
  16. Dự án Khoa học thực vật 21 Muồng vàng Cassia spilendida Vogel. Đậu Không độc 22 Ngũ gia bì chân Scheffera octophylla (Lour) Nhân sâm Không độc chim Harms. 23 Phi lao Casuarina equisetifolia J. R. et G Phi lao Không độc Forst. 24 Phượng vĩ Delonix regia (Hook.) Raf. Đậu Không độc 25 Sanh Ficus benghalensis L. Dâu tằm Không độc 26 Sao đen Hopea odorata Roxb Dầu Không độc 27 Sộp Ficus superba var. japonica Miq Dâu tằm Không độc 28 Si Ficus microcarpa Dâu tằm Không độc 29 Tràm bông vàng Acacia auriculiformis Tràm Không độc 30 Trứng cá Muntingia calabura Trứng cá Không độc 31 Viết Mimusops elengii L. Hồng xiêm Không độc 32 Vương tùng Araucaria exelsa R. Br. Bách tán Không độc 33 Xà cừ Swietenia macrophylla King. Xoan Không độc 34 Xa kê Artocarpus altilis Dâu tằm Không độc Tổng cộng 34 loài 3.2. Nhóm cây ăn quả STT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC HỌ GHI CHÚ 1 Đu đủ Carica papaya Đu đủ Không độc 2 Mận Syzygium Samarangense Mơ Không độc 3 Xoài Mangifera indica L. Đào lộn hột Không độc 4 Mãng cầu ta Annona squamosa L. Na Không độc Tổng cộng 4 loài 3.3. Nhóm cây ăn quả STT TÊN VIỆT TÊN KHOA HỌC HỌ GHI CHÚ NAM 1 Cần thăng Feroniella lucida Vân hương Không độc 2 Chuỗi ngọc Duranta repens L. Cỏ roi ngựa Không độc 3 Chuối rẽ quạt Ravenala madagascariensis Thiên điểu Không độc 4 Đại lá tà Plumeria obtusa Trúc đào Nhựa có độc 5 Đại lá nhọn Plumeria rubra acutifolia (Poir.) Trúc đào Nhựa có độc Bailey. 6 Dâm bụt Hibiscus rosa-senensis Bông Không độc 7 Đinh lăng Polyscias fruticosa Cuồng Không độc cuồng 8 Hoa giấy Bougainvillea Brasiliensis Hoa giấy Không độc Raeusch 9 Hồng lộc Syzygium campanulatum Konth. Sim Không độc Trang 16
  17. Dự án Khoa học thực vật 10 Huỳnh liên Tecoma stans L. Núc nác Không độc 11 Kim đồng hồ Galphimia gracsilis Sơ ri Không độc vàng 12 Kim quýt Triphasia trifolata Cam Không độc 13 Lài trâu Tabernaemontana divaricata La bố ma Không độc 14 Mai chiến thủy Wrightia religiosa(Teijsm. et Trúc đào Không độc Binn.) Hook.f. 15 Mai tứ quý Ochna serrulata Mai Không độc 16 Mai vàng Ochna integerrima (Lour). Mai Không độc 17 Mật gấu Vernonia amygdalina Del. Cúc Không độc 18 Môn trường sinh Dieffenbachia Picta Jack. Môn Cây có độc đốm 19 Ngâu Aglaia duperreana Xoan Không độc 20 Nguyệt quế Murraya paniculata L. Cam Không độc 21 Nha đam Aloe vera (L.) Burm.f. Lô hội Nhựa vàng có độc 22 Phất dụ thơm Dracaena fragrans Huyết dụ Không độc 23 Sứ thái lan Adenium obesum La bố ma Không độc 24 Thiên tuế Cycas pectinata Thiên tuế Có độc 25 Thuốc bỏng Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Thuốc bỏng Không độc 26 Trắc bách diệp Platycladus orientalis Hoàng đàn Không độc 27 Trang đỏ Ixora coccinea L. Thiên thảo Không độc 28 Tre ngà Bambusa bambos (L.) Voss. Hòa thảo Không độc 29 Trúc đào Nerium oleander L. La bố ma Nhựa có độc 30 Xương rồng bát Euphorbia milii Đại kích Nhựa có độc tiên Tổng cộng 30 loài 3.4. Nhóm cây trang trí nền, thảm cỏ STT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC HỌ GHI CHÚ 1 Ác ó Acanthus integrifolius Ô rô Không độc 2 Cỏ lá tre Axonopus Compress Hòa thảo Không độc 3 Cỏ lông heo Zoysia Tenuifolia Hòa thảo Không độc 4 Chiều tím Ruellia brittoniana Ô rô Không độc 5 Dừa cạn Catharanthus roseus L. La bố ma Không độc 6 Lạc dại Arachis pintoi Đậu Không độc 7 Lẻ bạn Tradescantia spathacea tricolor Thài lài Không độc 8 Mười giờ Rtulaca grandiflora L. Rau sam Không độc 9 Ô rô gân đỏ Pseuderanthemum carruthersii Ô rô Không độc atropurpureum 10 Sài đất Wedelia chinensis Cúc Không độc 11 Tai tương đỏ Acalypha wilkesiana Thầu dầu Không độc 12 Phong huệ Zephyranthes rosea Tóc tiên Củ có độc Tổng cộng 12 loài Trang 17
  18. Dự án Khoa học thực vật III. NHẬN XÉT, THẢO LUẬN Qua kết quả thống kê, phân loại ban đầu, chúng em có những nhận xét, thảo luận về thực trạng quy hoạch và kiến tạo mảng xanh công cộng trên địa bàn thị trấn Ba Tri như sau : 1. Ưu điểm - Chính quyền địa phương có quan tâm đến việc quy hoạch và kiến tạo mảng xanh công cộng. Hiện tại, công viên Ba tri, khu đô thị Việt Sinh, các tuyến đường trong nội ô thị trấn Ba Tri đều có trồng cây xanh. Đường Trần Hưng Đạo và đường 19/5 là hai tuyến đường có nhiều cây xanh to, có nhiều bóng mát và xanh tốt. a b c d Hình 9. Ảnh chụp một số khu vực đã nghiên cứu (a) Khuôn viên trường THPT Phan Thanh Giản, (b) Công viên Ba Tri (c) Khu dân cư Việt Sinh-An Bình, (d) Một góc đường 19/5 Trang 18
  19. Dự án Khoa học thực vật - Đa số các cơ quan, trường học thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Việc chăm sóc cây xanh ở các cơ quan và trường học thường được phân công cho một thành viên đảm trách. Chính vì vậy, việc chăm sóc đạt hiệu quả cao hơn. Khuôn viên bệnh viện đa khoa Ba Tri, khuôn viên Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri, trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, trường mẫu giáo Thị Trấn có số lượng và thành phần cây xanh rất đa dạng và phong phú. - Các cây xanh công cộng được trồng đa số là phù hợp với quy hoạch khuôn viên đô thị. Các cây xanh thuộc chủ yếu các nhóm : cây bóng mát, cây trang trí và cây cỏ phủ nền. - Người dân, đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên là học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ và chăm sóc cây xanh công cộng. Đặc biệt, việc chăm sóc và bảo vệ này còn thực hiện tốt hơn nữa trong các trường học. 2. Hạn chế - Đa số đất nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, nhiều cây xanh chậm phát triển và chết do không được chăm sóc tốt. Điển hình là cây xanh trong khu đô thị Việt Sinh được xác định hơn 200 cây bằng lăng là kém phát triển. Cây xanh ở các tuyến đường và khu dân cư Việt Sinh không được tưới nước và bón phân. Đây là nguyên nhân chính làm cho cây xanh kém phát triển trong mùa khô. Cây trang trí nền và thảm cỏ không duy trì đời sống trong thời gian dài. Ngược lại, cỏ dại phát triển rất mạnh. - Ở nhiều cơ quan, tuyến đường và khu đô thị Việt Sinh, cây xanh công cộng được trồng chưa đa dạng về thành phần loài. Cụ thể như đường Sương Nguyệt Ánh có 2 loài, khu đô thị Việt Sinh có 5 loài, khu vực thư viện Nguyễn Đình Chiểu chỉ có 1 loài cây duy nhất. - Nhiều cây xanh chết, còi cọc chưa được dọn dẹp và trồng mới. Điều này làm mất mỹ quan đô thị và gây nguy hiểm cho con người khi cành nhánh bị gãy đổ. Rất nhiều cây bằng lăng bị còi cọc và chết trong khu đô thị Việt Sinh, một số cây bóng mát trên đường Trần Hưng Đạo (trước trường THCS Thị Trấn) có cành lớn bị chết chưa được thu dọn. Hình 10. Ảnh chụp một số khu vực đã nghiên cứu (a) Cây bằng lăng và cỏ dại trong khu đô thị Việt sinh-An Bình (b) Cây xanh chết chưa được dọn trên đường Trần Hưng Đạo Trang 19
  20. Dự án Khoa học thực vật - Việc quy hoạch trồng và chăm sóc cây xanh công cộng chưa đồng bộ, chưa tạo được tính thẩm mỹ ở công viên, khu dân cư và các tuyến đường. Hình 11. Quy hoạch cây xanh chưa đồng bộ trên đường Trần Hưng Đạo - Nhiều tuyến đường hẹp khó quy hoạch và trồng cây xanh. Một số đường có cây xanh phát triển cành lá quá nhiều gây mất tầm nhìn cho người tham gia giao thông. Cụ thể là đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Quang Trung, tuyến đường hướng về xã Phú Lễ. a b Hình 12. Nhiều tuyến đường hẹp khó quy hoạch cây xanh (a) Đường Quang Trung, (b) Đường Nguyễn Đình Chiểu Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2