Nguyễn Bá Thành Dự báo lượng khí thải CO2...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DỰ BÁO LƯỢNG KHÍ THẢI CO2, MỨC TIÊU THỤ<br />
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br />
Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC MÔ HÌNH XÁM<br />
Nguyễn Bá Thành(1)<br />
(1) Trường Đại Học Thủ Dầu Một<br />
Ngày nhận bài: 14/8/2018; Ngày gửi phản biện 20/8/2018; Chấp nhận đăng 20/11/2018<br />
Email: thanhnb@tdmu.edu.vn<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo này sử dụng các mô hình dự báo xám bao gồm GM (11) và DGM (11) để dự báo<br />
lượng khí thải CO2, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Việt<br />
Nam. Hiệu suất của GM (11) và DGM (11) mô hình được trình bày để so sánh độ chính xác dự<br />
báo của hai mô hình dự báo trên. Sau đó, mô hình tốt nhất đã được thực hiện để dự đoán giá trị<br />
tương lai của khí thải CO2 Việt Nam, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và GDP trong 5 năm tới.<br />
Nghiên cứu này thu thập dữ liệu hàng năm về lượng khí thải CO2, mức tiêu thụ năng lượng tái<br />
tạo và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014. Dữ liệu được<br />
thu thập từ Ngân hàng Thế giới. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính<br />
sách những thông tin hữu ích trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng,<br />
tăng trưởng kinh tế và giảm thải CO2 ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: mô hình xám, năng lượng tái tạo, phát thải CO2, tăng trưởng kinh tế<br />
Abstract<br />
USING GREY MODELS TO PREDICT CO2 EMISSIONS, RENEWABLE ENERGY<br />
CONSUMPTION AND GDP IN VIETNAM<br />
This paper uses Grey forecasting models including GM (11) and DGM (11) to predict<br />
CO2 emissions, renewable energy consumption, and Gross domestic product (GDP) in<br />
Vietnam. The performance of GM (11) and DGM (11) models is presented to measure their<br />
accuracy. Then the best model has been implemented to predict the future value of Vietnam<br />
CO2 emissions, renewable energy consumption and GDP for the next 5 years. The data got<br />
from the World Bank was annually collected on CO2 emissions, renewable energy consumption<br />
and GDP from 2010 -2014. The results of this study give an useful information to policy makers<br />
in order to improve energy efficiency, economic growth and reduce CO2 emissions in Vietnam.<br />
<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhu cầu tiêu thụ<br />
năng lượng của Việt Nam cũng đã tăng lên đáng kể (Margareth Sembiring, 2016). Tuy nhiên,<br />
tăng tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế cũng như phát thải carbon dioxide (CO2) là nguyên<br />
nhân chính gây ô nhiễm môi trường (Nguyen, 2017). Vì vậy, nghiên cứu về cách cân bằng giữa<br />
<br />
34<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách. Thúc đẩy phát triển năng<br />
lượng tái tạo tương đối mới ở Việt Nam. Đó là một phần trong phát triển bền vững và giảm phát<br />
thải khí nhà kính (Zhang, Zhou & Fang, 2014; Tsai, 2016). Nghiên cứu về hiệu quả năng lượng<br />
tái tạo, phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế trở nên quan trọng trong giảm thiểu biến đổi khí hậu<br />
và lợi ích kinh tế. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát thải CO2, tiêu thụ năng<br />
lượng và tăng trưởng kinh tế (Pao, Fu & Tseng, 2012; Ang, 2007; Wang, Ho & Hsueh, 2017;<br />
Wu et al., 2015). Xie et al., (2015) đã áp dụng mô hình dự báo xám để dự báo nhu cầu năng<br />
lượng trong giai đoạn 2006-2020 ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng tiêu thụ<br />
năng lượng ở Trung Quốc đã giảm theo chính sách tiết kiệm năng lượng. Lin et al., (2011) sử<br />
dụng mô hình GM (11) để dự đoán lượng khí thải CO2 ở Đài Loan. Hamzacebi và Karakurt<br />
(2015) dự báo lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng trong giai đoạn 1965–2012 ở Thổ<br />
Nhĩ Kỳ. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng lượng phát thải CO2 sẽ tăng 64% vào năm 2025<br />
so với năm 2010. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào để dự đoán lượng phát thải CO2, mức tiêu<br />
thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này áp dụng các<br />
mô hình dự báo Xám bao gồm mô hình GM (11) và mô hình DGM (11) để dự báo lượng phát<br />
thải CO2, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và GDP ở Việt Nam. Sai số tương đối trung bình đã<br />
được tính toán để đánh giá độ chính xác của các mô hình dự báo. Độ chính xác của mô hình dự<br />
báo nào cao nhất sẽ được áp dụng để dự báo các giá trị tương lai.<br />
<br />
<br />
2. Cơ sở toán học<br />
2.1 Mô hình dự báo Xám (Grey forecasting model) (11)<br />
Lý thuyết mô hình Xám được thiết kế bởi Deng (1982). Mô hình GM (11) là một trong<br />
những mô hình được sử dụng phổ biến nhất. Mô hình GM (11) chỉ cần một lượng nhỏ dữ liệu và<br />
dữ liệu mẫu ngẫu nhiên là có thể tính toán và đưa ra kết quả dự báo.<br />
Thiết lập biến đầu tiên là X(0) X(0) x(0) (1), x(0) (2),...x(0) (n) (1)<br />
(0) (1)<br />
Với X là chuỗi không âm có n số dữ liệu mô hình hóa. X được thành lập bằng<br />
phương pháp cộng tích lũy (accumulated generating operation – AGO):<br />
<br />
X(1) x(1) (1), x(1) (2),..., x(1) (n)<br />
(2)<br />
k<br />
Với X(1) ( k) x(0) (i), k 1, 2,..., n<br />
i 1<br />
<br />
Thiết lập phương trình của mô hình Xám: x(0) k az(1) (k) b, k 2,..., n (3)<br />
a là hệ số phát triển, b là biến điều khiển.<br />
Do đó, tác giả có thể tính toán hệ số a, b theo phương pháp bình phương tối thiểu.<br />
T 1 T<br />
a, b ( B B) B YN<br />
T<br />
<br />
<br />
-z(1) (2) 1 <br />
x(0) (2) <br />
-z(1) (3) 1 <br />
Y = x (3) <br />
(0)<br />
<br />
Với B= ............. ... N (4)<br />
.......... <br />
-z(1) (n) 1 (0) <br />
, x (n)<br />
dx(1) (k )<br />
Phương trình (3) có thể viết lại như sau: ax(1) (k ) b (5)<br />
dk<br />
<br />
35<br />
Nguyễn Bá Thành Dự báo lượng khí thải CO2...<br />
<br />
Giải phương trình (4) và có được các giá trị được dự báo cho chuỗi dữ liệu từ AGO:<br />
b b<br />
x (1) (k 1) [ x (0) (1) ]e ak <br />
a a<br />
Bằng cách áp dụng AGO nghịch đảo, các dự báo cho chuỗi dữ liệu gốc có thể được biểu<br />
thị là:<br />
b<br />
x (0) (k 1) x(0) (1) e ak (1 ea )<br />
a ,<br />
(0) (0)<br />
Với k 2,3,..., n, x (1) x (1) x (1)<br />
(0)<br />
<br />
<br />
B. Mô hình Xám rời rạc DGM (11)<br />
Giả sử rằng chuỗi<br />
X (0) x(0) (1), x(1) (2),..., x(1) (n) , thì chuỗi mới đạt được qua AGU là:<br />
k<br />
X (1) (k ) x(0) ( j ), k 1, 2,..., n<br />
j 1<br />
<br />
Phương trình:<br />
x (1) (2) <br />
(1) <br />
x (3) <br />
Y (6)<br />
<br />
x (1) (n) <br />
<br />
Được gọi là mô hình Xám rời rạc viết tắt là DGM, sử dụng phương pháp bình phương<br />
nhỏ nhất để có được:<br />
<br />
1<br />
a a, u BT B<br />
T<br />
BY<br />
<br />
x (1) (1) 1 x (1) (2) <br />
(1) (1) <br />
x (2) 1 x (3) <br />
Với B ,Y <br />
<br />
x (1) (n 1) 1 x (1) (n) <br />
<br />
1 ak<br />
Đặt x(1) (1) x(0) (1) , chức năng đệ quy được cho bởi: x(1) (k 1) a k x(0) (1) u<br />
1 a<br />
k=1,2,..,n-1, giá trị được khôi phục có thể cho bởi:<br />
x(0) (k 1) x(1) (k 1) x(1) (k )<br />
u 1 , k=1,2,…,n-1 (7)<br />
=(x(0) (1) )(1 )a k<br />
1 a a<br />
C. Đo lường độ chính xác dự đoán<br />
Nghiên cứu này đã áp dụng sai số tương đối trung bình (mean relative error - MRE) để đo<br />
tính chính xác của các mô hình dự báo:<br />
<br />
N<br />
yi yi<br />
<br />
i 1 yi<br />
MRE <br />
N (8)<br />
<br />
y i là giá trị được dự đoán bởi mô hình dự báo lớp i và giá trị thực tế của nó là yi .<br />
<br />
<br />
<br />
36<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
3. Kết quả<br />
3.1. Thu thập dữ liệu<br />
Nghiên cứu này thu thập dữ liệu hàng năm về lượng khí thải CO2, mức tiêu thụ năng<br />
lượng tái tạo và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014. Dữ<br />
liệu được thu thập từ ngân hàng thế giới. Bài báo này thu thập dữ liệu lượng khí thải CO2 là<br />
nguồn phát sinh từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Mức tiêu thụ năng<br />
lượng tái tạo là phần năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng. GDP được<br />
tính bằng đô la Mỹ theo giá 2000 (World bank).<br />
3.2. Phân tích và dự báo (Predict and analysis)<br />
Trong phần này, hai mô hình dự báo Xám bao gồm GM (11) và DGM (11) đã được sử<br />
dụng để dự báo giá trị lượng phát thải CO2 của Việt Nam, mức tiêu thụ năng lượng và GDP từ<br />
năm 2015 đến năm 2019. Hiệu suất của GM (11) và DGM (11) mô hình được trình bày để so<br />
sánh độ chính xác dự báo của hai mô hình dự báo trên. Sau đó, mô hình tốt nhất đã được thực<br />
hiện để dự đoán giá trị tương lai của khí thải CO2 Việt Nam, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và<br />
GDP trong 5 năm tới. Bảng 1 cho thấy các giá trị tiên đoán được tính toán bởi mô hình GM<br />
(11) và mô hình DGM (11). Kết quả cho thấy các giá trị tiên đoán của hai mô hình so sánh có<br />
hiệu suất dự báo mạnh. Tuy nhiên, mô hình DGM (11) có sai số tương đối trung bình nhỏ<br />
(1,21%, 0,47% và 0,04%) trong năm 2010-2019 so với GM (11) (4,83%, 1,86%, 0,17%) có<br />
nghĩa là mô hình DGM (11 ) tốt hơn để dự báo lượng phát thải CO2, mức tiêu thụ năng lượng<br />
tái tạo và GDP ở Việt Nam.<br />
Bảng 1. Các giá trị dự báo và MRE phát thải CO2, tiêu thụ năng lượng tái tạo<br />
và GDP ở Việt Nam<br />
Tiêu thụ năng lượng tái tạo<br />
Phát thải CO2<br />
(% of total final energy GD (constant 2010 US$)<br />
(kt)<br />
consumption)<br />
GM DGM GM DGM GM DGM<br />
(11) (11) (11) (11) (11) (11)<br />
Thực Mô Mô Mô Mô Thực Mô Mô<br />
Năm Thực tế<br />
tế phỏng phỏng phỏng phỏng tế phỏng phỏng<br />
2010 142,73 142,73 142,73 34,79 34,79 34,79 115,93 115,93 115,93<br />
2011 152,16 144,51 144,75 36,52 37,31 37,31 123,16 122,94 122,94<br />
2012 142,22 149,46 149,56 38,10 37,13 37,13 129,62 129,77 129,77<br />
2013 147,23 154,58 154,53 37,38 36,96 36,96 136,65 136,97 136,97<br />
2014 166,91 159,87 159,66 36,20 36,79 36,79 144,83 144,58 144,58<br />
2015 165,34 164,96 36,63 36,62 152,57 152,61<br />
2016 171,00 170,44 36,47 36,45 161,04 161,09<br />
2017 176,85 176,10 36,30 36,28 169,98 170,038<br />
<br />
2018 182,90 36,14 36,11 179,42 179,48<br />
181,95<br />
2019 189,16 35,98 35,94 189,38 189,44<br />
188,00<br />
MRE(%)<br />
4.83% 1.21% 1.86% 0.47% 0.17% 0.04%<br />
(2016-2021)<br />
<br />
<br />
37<br />
Nguyễn Bá Thành Dự báo lượng khí thải CO2...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Dữ liệu dự báo và số liệu thực tế về Hình 2. Dữ liệu dự báo và số liệu thực tế về tiêu<br />
lượng phát thải CO2 của Việt Nam thụ năng lượng tái tạo của Việt Nam<br />
<br />
<br />
Hình 1-3 cho thấy xu<br />
hướng thay đổi của phát thải<br />
CO2, mức tiêu thụ năng lượng<br />
và GDP ở Việt Nam. Hình 1-3<br />
cho thấy lượng phát thải CO2 sẽ<br />
lên tới 188.000 kilô tấn vào năm<br />
2019 với mức tăng 3% so với<br />
năm 2010. Tiêu thụ năng lượng<br />
tái tạo có xu hướng tăng 0,33%<br />
và GDP được dự báo sẽ tăng<br />
5% trong năm 2019 so với năm<br />
2010.<br />
<br />
Hình 3. Dữ liệu dự báo và số liệu thực tế về GDP của Việt Nam<br />
4. Kết luận<br />
Hiệu suất của mô hình DGM (11) tốt hơn mô hình GM (11). Mô hình DGM (11) đã áp<br />
dụng để dự báo lượng phát thải CO2, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và GDP ở Việt Nam từ<br />
2015 đến 2019. Giá trị dự báo cho thấy GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 189.449 triệu đô la Mỹ<br />
vào năm 2019, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo không tăng đáng kể, lượng khí thải CO2 sẽ tăng<br />
lên 181, 957 (kt) vào năm 2018. Nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định<br />
chính sách Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và giảm<br />
lượng khí thải CO2.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. C. Hamzacebi and I. Karakurt (2015). Forecasting the energy-related CO2 emissions of<br />
Turkey using a grey prediction model. Energy Sources, Part A: Recovery, Utilization, and<br />
Environmental Effects, 37(9),1023–1031.<br />
[2]. C. N. Wang, H. X. T. Ho and M. H. Hsueh (2017). An Integrated Approach for Estimating<br />
the Energy Efficiency of Seventeen Countries. Energies, 10(10), 1597.<br />
<br />
38<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
[3]. C. S .Lin, F. M. Liou and C. P. Huang (2011). Grey forecasting model for CO2 emissions:<br />
A Taiwan study. Applied Energy, 88(11), 3816–3820.<br />
[4]. H.T. Pao, H.C. Fu, and C. L. Tseng (2012). Forecasting of CO2 emissions, energy<br />
consumption and economic growth in China using an improved grey model. Energy, 40(1),<br />
400–409.<br />
[5]. J. L. Deng (1982). Control problems of grey systems. Sys. & Contr. Lett., 1(5), 288–294.<br />
[6]. J.B. Ang (2007). CO2 emissions, energy consumption, and output in France. Energy<br />
Policy, 35(10), 4772–4778.<br />
[7]. K. D. Nguyen (2017). Factors affecting CO2 emission in Vietnam: A panel data analysis.<br />
Organizations & Markets in Emerging Economies, 9.2, 2017.<br />
[8]. L. Wu, S. Liu, D. Liu, Z. Fang and H. Xu (2015). Modelling and forecasting CO2 emissions<br />
in the BRICS (Brazil, Russia, India, China, and South Africa) countries using a novel multi-<br />
variable grey model. Energy, (79), 489–495.<br />
[9]. Margareth Sembiring (2016). Vietnam’s vision for a renewable energy future. Nguồn<br />
http://www.eastasiaforum.org/2016/08/12/vietnams-vision-for-a-renewable-energy-future/.<br />
Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.<br />
[10]. N. M. Xie, C. Q. Yuan and Y. J. Yang (2015). Forecasting China’s energy demand and<br />
self-sufficiency rate by grey forecasting model and Markov model. International Journal<br />
of Electrical Power & Energy Systems, (66), 1–8.<br />
[11]. Q. Zhang, D. Zhou, and X. Fang (2014). Analysis on the policies of biomass power<br />
generation in China. Renewable and Sustainable Energy Reviews, (32), 926–935.<br />
[12]. Renewables 2017 Global status report. Nguồn: http://www.ren21.net/wp-<br />
content/uploads/2017/06/17-8399_GSR_2017_Full_Report_0621_Opt.pdf, truy cập ngày<br />
29 tháng 5 năm 2018.<br />
[13]. S.B. Tsai (2016). Using grey models for forecasting China’s growth trends in renewable<br />
energy consumption. Clean Technologies and Environmental Policy, 18(2), 563–571.<br />
[14]. World bank: https://data.worldbank.org/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
39<br />