hay quản lý doanh nghiệp cần phải nắm vững. Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện thể<br />
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tuân thủ quy luật và đưa<br />
ra những điều tiết cần thiết nhằm có một thể chế thích hợp đảm bảo mối quan hệ hài hòa<br />
giữa các giá trị kinh tế và giá trị xã hội, nhân văn khác ở đất nước ta. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Văn phòng Trung ương Đảng 102 - 110.<br />
2, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Khóa XII của Đảng cộng sản Việt Nam.<br />
3, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng. Một số luận điểm mới về phát triển kinh tế thị trường định<br />
hướng XHCN ở nước ta - Tạp chí lý luận chính trị 8/2016.<br />
4, Trương Đình Tuyển kinh tế thị trường theo hướng hiên đại là gì. Thời báo kinh tế Sài<br />
Gòn 5.3.2015.<br />
<br />
<br />
<br />
QUẢN LÝ - KINH TẾ<br />
<br />
DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2018<br />
2018 ECONOMIC FORECAST<br />
Đỗ Thanh Quang<br />
<br />
Tóm tắt: Năm 2017 là một năm ngược dòng lập kỉ lục của nền kinh tế Việt Nam với<br />
tốc độ phát triển GDP ngoạn mục 6,7% cao nhất trong nhất trong 10 năm qua và là<br />
1 dấu ấn tăng trưởng cao nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Kim ngạch xuất nhập<br />
khẩu của Việt Nam chạm ngưỡng 400 tỷ USD. Nền kinh tế ước xuất siêu 2,7 tỷ USD. Lạm<br />
phát cả năm chỉ là 3,53%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Tiếp tục trên đà phát triển kinh tế<br />
của năm 2017 thì trong năm 2018 Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7%,<br />
tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Nợ đọng thuế phấn đấu<br />
giảm xuống dưới 5%, tăng thu ngân sách 4%, kiểm soát bội chi ngân sách ở mức 3,7%.<br />
Từ khoá: Kinh tế, 2018, tăng trưởng, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp<br />
<br />
Abstract: The year 2017 is an year with upward trend that sets the record for<br />
Vietnamese economy with the highest GDP growth rate of 6.7% in the past 10 years<br />
and is one of the highest growth rates in a decade. Export turnover of Vietnam reached<br />
400 billion USD. Surplus of the economy is estimated at 2.7 billion USD. Inflation rate of<br />
the year was only 3.53%, lower than target. Continuing on the momentum of economic<br />
development in 2017, the government sets a GDP growth target of 6.7% on average,<br />
CPI growth of about 4% in 2018. Targets include tax arrear reduction to below 5%,<br />
budget revenues increase by 4%, budget deficit controlled at 3.7%.<br />
Keywords: Economy, 2018, growth, direction, tasks, solutions<br />
<br />
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 29/01/2018<br />
Ngày phản biện đánh giá: 20/02/2018<br />
Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018<br />
<br />
Cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh TẠP CHÍ KHOA HỌC 65<br />
Email: quanghq@ gmail.com QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2018<br />
Tăng trưởng kinh tế:<br />
Những thuận lợi:<br />
- Triển vọng tăng trưởng lạc quan của kinh tế thế giới giúp đầu tư toàn cầu được dự báo<br />
tiếp tục phục hồi, tăng cao hơn so với năm 2017. Trong bối cảnh này, với nền tảng vĩ mô<br />
tương đối ổn định và những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách<br />
thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ góp phần giúp Việt Nam tăng cường thu<br />
hút đầu tư FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.<br />
- Tăng trưởng thương mại toàn cầu tuy giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn duy trì mức<br />
khá (IMF dự báo 4%). Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế mới nổi<br />
và đang phát triển được dự báo tăng đáng kể so với năm 2017. Đây là cơ hội cho xuất khẩu<br />
của Việt Nam khu vực này trong bối cảnh hàng hóa vào khối các nước phát triển đang khó<br />
khăn hơn do những thay đổi trong chính sách thương mại từ đa phương chuyển sang song<br />
phương.<br />
- Ở trong nước, tổng cung của nền kinh tế được dự báo sẽ cải thiện nhờ hưởng lợi từ các<br />
chính sách cải thiện bên cung theo tinh thần Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghịquyết số<br />
35/NQ-CP của Chính phủ. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của WB, Việt<br />
Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá<br />
trong năm 2017.<br />
- Khu vực tư nhân được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018<br />
nhờ số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao trong những năm qua.<br />
- Ngành công nghiệp chế biến chếtạo được dự báo tiếp tục có mức tăng trưởng<br />
khá nhờ sự mở rộng đầu tư của khu vực doanh nghiệp FDI đạt kỷ lục trong năm 2016<br />
và tiếp tục có diễn biến khả quan trong năm 2017.<br />
- Dự báo, tăng trưởng GDP năm 2018 đạt khoảng 6,5 - 6,8%<br />
Những khó khăn:<br />
- Mặc dù được được dự báo có triển vọng tăng trưởng tươi sáng, kinh tế thế giới năm 2018<br />
vẫn phải đối mặt với những rủi ro do bất ổn địa chính trị. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu<br />
nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng sẽ chịu tác động nhất định bởi sự thay đổi<br />
chính sách thương mại từ đa phương sang song phương của Mỹ.<br />
- Trong nước, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công<br />
nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực<br />
cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự đột phá. Ngoài ra, yếu<br />
tố động lực tăng trưởng ở cả tổng cung và tổng cầu như khai thác dầu, than, đóng góp của<br />
Samsung, kiều hối, FDI, tiêu dùng đều đã được tận dụng và khó có khả năng duy trì được<br />
mức tăng cao như trong năm 2017.<br />
Lạm phát:<br />
Lạm phát năm 2018 dự báo khoảng 4%. Tuy nhiên, lạm phát năm 2018 có thể tăng cao<br />
hơn nếu giá điện tăng mạnh. Ước tính nếu giá điện tăng 8-10% sẽ góp phần làm lạm phát<br />
tăng 0,1-0,15 điểm %.<br />
Tín dụng:<br />
Dự báo năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng tương<br />
đương với 3 năm gần đây, vào khoảng 17 - 18%.<br />
Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hướng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và<br />
tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao và là<br />
<br />
66 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
mảng hoạt động chiến lược của nhiều ngân hàng trong năm tới. Chất lượng tín dụng được<br />
cải thiện nhờ xử lý quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh, các TCTD yếu kém đặc biệt là 3<br />
ngân hàng 0 đồng đang có những dấu hiệu tích cực, khuôn khổ pháp lý cho xử lý tài sản xấu<br />
dần được hoàn thiện, các yếu tố kinh tế vĩ mô hỗ trợ mạnh.<br />
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng:<br />
Thanh khoản hệ thống năm 2018 được dự báo tương đối ổn định. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn<br />
hạn sử dụng cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm do các TCTD đang chủ động cơ cấu<br />
lại nguồn và sử dụng nguồn, xu hướng tăng cho vay ngắn hạn và tăng huy động tiền gửi kỳ<br />
hạn dài và phát hành GTCG.<br />
Lãi suất:<br />
- Lãi suất huy động và cho vay VND năm 2018 dự báo khá ổn định so với năm 2017, với<br />
biên độ giao động khoảng 0,2 điểm %.<br />
Lãi suất có thể có biến động nhẹ và cục bộ do: (i) yếu tố mùa vụ vào đầu năm do Tết<br />
Nguyên đán và vào cuối năm do nhu cầu tín dụng thường tăng cao; (ii) Một số TCTD buộc<br />
phải tăng huy động dài hạn để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo<br />
quy định; (iii) Một số TCTD tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về CAR theo Basel II.<br />
- Về khả năng hạ lãi suất VND: những yếu tố còn hỗ trợ thuận lợi cho việc giảm mặt bằng<br />
lãi suất cho vay: (i) các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát được kiểm soát khoảng 4%, áp lực<br />
từ phía tỷ giá không lớn; (ii) Nợ xấu nhiều khả năng được xử lý nhanh và triệt để hơn do cơ<br />
chế hỗ trợ từ Nghị Quyết số 42; (iii) dự báo kết quả kinh doanh hệ thống tiếp tục khả quan,<br />
thanh khoản tương đối ổn định, các TCTD yếu kém có chuyển biến tích cực.<br />
Về thị trường ngoại hối<br />
Tỷ giá năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục ổn định. Tỷ giá trong năm 2018 có nhiều yếu tố hỗ<br />
trợ đó là: (1) Cán cân thương mại có khả năng tiếp tục thặng dư do kinh tế thế giới và thương<br />
mại toàn cầu tại các nước mới nổi và đang phát triển tiếp tục xu thế tăng so với năm trước<br />
(IMF, WEO-T10); (2) Dòng vốn nước ngoài vẫn có xu hướng tích cực. Do đó, tỷ giá USD/<br />
VND có thể điều chỉnh tăng khoảng 1,5-2% là khá hợp lý, tiếp tục tạo ra lợi thế cạnh tranh<br />
cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.<br />
Thị trường chứng khoán:<br />
- Thị trường cổ phiếu: với triển vọng tăng trưởng GDP năm 2018 tích cực có thể đạt từ<br />
6,5-6,8%, các biện pháp cải cách quyết liệt và hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ sẽ phát<br />
huy tác dụng, các đợt thoái vốn Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ tiếp tục<br />
thu hút mạnh dòng vốn ngoại, UBGSTCQG nhận định thị trường cổ phiếu có khả năng tăng<br />
trưởng trong năm 2018, tuy nhiên vẫn sẽ có những đợt điều chỉnh giảm.<br />
- Thị trường TPCP năm 2018 dự báo ít biến động. Khối lượng phát hành TPCP năm 2018<br />
dự kiến thấp hơn so với năm 2017 (khoảng xấp xỉ 150 nghìn tỷ đồng), khối lượng đáo hạn<br />
năm 2018 dự kiến cũng giảm hơn so với 2017; lãi suất trúng thầu nhiều khả năng vẫn sẽ<br />
duy trì ở mức thấp.<br />
<br />
2. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của<br />
Chính phủ và NHNN năm 2018<br />
2.1. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội<br />
của Chính phủ năm 2018<br />
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bỏa đảm các cân đối lớn của<br />
nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 67<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
bền vững<br />
- Điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ<br />
động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính<br />
sách khác; phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc<br />
độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.<br />
- Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự<br />
toán được giao. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,7% GDP.<br />
- Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trọng phạm vi<br />
dự toán được giao.<br />
Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu qủa tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ<br />
ngoài ngân sách,… Phấn đấu cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ chính phủ<br />
khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP,…<br />
Thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh mở rộng thị trường gắn với đơn giản hóa thủ tục hành<br />
chính trong hoạt động xuất nhập khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8%<br />
đến 10% so với 2017, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu;<br />
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10%,…<br />
2. Tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược<br />
3. Tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô<br />
hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh<br />
của nền kinh tế trong đó:<br />
Đẩy mạnh cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa; đảm<br />
bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển 26%, tỷ trọng chi thường xuyên 64,1% trong tổng chi ngân<br />
sách nhà nước;<br />
Cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt tỷ<br />
lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33- 34 % GDP; tăng tỷ trọng vốn đầu tư tư<br />
nhân trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội lên khoảng 41%;<br />
Phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp,… Phấn đấu tốc độ tăng trưởng<br />
GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 3,0%, kim ngạch xuất khẩu đạt<br />
khoảng 36 - 37 tỷ USD.<br />
Phát triển mạnh công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp chế biến, chế tọa,<br />
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ,.. Phấn đấu tăng trưởng GDP của khu<br />
vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 7,7%.<br />
4. Bảo đảm an sinh xã hội, của thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển<br />
toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội<br />
Trong đó,<br />
Tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, phấn dấu đạt mục tiêu tỷ lệ hộ<br />
nghèo giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; phát triển thị trường lao động, giảm<br />
tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%;…<br />
Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả của hoạt động y tế dự phòng, chăm<br />
sóc sức khỏe, phấn đấu đạt tỷ lệ 26 giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y<br />
tế xã), tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế cao hơn 88,5%;…<br />
5. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai,<br />
thích ứng với biến đổi khí hậu<br />
Trong đó, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ<br />
lệ che phủ rừng khoảng 41,6%;…<br />
<br />
68 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
6. Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây<br />
dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu<br />
lực, hiệu quả; dẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo<br />
Trong đó, nhanh chóng kiện toàn bộ máy hành chính, phấn đấu trong năm 2018 giảm<br />
khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 1,7% biên chế công chức, giảm tối thiểu<br />
2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước chức so với số giao năm 2015.<br />
7. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cứu hộ, cứu<br />
nạ, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế<br />
8. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông<br />
9. Tăng cường công tác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan của Đảng, Nhà nước,<br />
các đoàn thể quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp đề ra.<br />
2.2. Định hướngchính sách tiền tệ của NHNN năm 2018<br />
Trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và đánh giá kinh tế vĩ mô, tiền tệ, năm<br />
2018, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính<br />
sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu<br />
đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm<br />
thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tê. Năm 2018, định<br />
hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 17%, có điều<br />
chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.<br />
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng và để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 01/N-CP ngày<br />
1/1/2018 của Chính phủ, NHNN đã chủ động, linh hoạt ban hành Thông tư quy định cho vay<br />
bằng ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú để tiếp tục hỗ trợ các doanh<br />
nghiệp xuất khẩu giảm chi phí vốn và Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn<br />
trong hoạt động của TCTD, trong đó NHNN đã điều chỉnh lộ trình tỷ lệ tối đa nguồn vốn<br />
ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, góp phần hỗ trợ TCTD ổn định và phấn<br />
đấu giảm lãi suất cho vay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 69<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />