YOMEDIA
ADSENSE
Dự báo vốn khả dụng của Việt Nam
210
lượt xem 44
download
lượt xem 44
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
III. Dự báo vốn khả dụng của Việt Nam 1. Cơ sở pháp lý Ngày 24/1/2000, NHNN ban hành quyết định 37/2000/QĐ-NHNN1 về quy chế quản lý VKD. Theo quyết dịnh này quản lý VKD cảu NHTM tại NHNN là sự kiểm
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự báo vốn khả dụng của Việt Nam
- III. Dự báo vốn khả dụng của Việt Nam 1. Cơ sở pháp lý Ngày 24/1/2000, NHNN ban hành quyết định 37/2000/QĐ-NHNN1 về quy chế quản lý VKD. Theo quyết dịnh này quản lý VKD cảu NHTM tại NHNN là sự kiểm soát của NHNN đối với sự thay đổi tiền gửi của các NHTM tại NHNN và thông qua việc sử dụng các chính sách tiền tệ, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở để tác động đến khả năng thanh toán của NHTM nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Sau đây là một số nội dung trong dự báo vốn khả dụng của NHNN Việt Nam: a. Cơ quan dự báo vốn khả dụng Theo điều 9 quyết định 37, cơ quan chịu trách nhiêm dự báo vốn khả dụng là vụ chính sách tiền tệ thuộc NHNN. Vụ chính sách tiền tệ phải có trách nhiệm: − Tập hợp số liệu và thông tin về thu chi ngân sách từ Bộ Tài chính, các số liệu và thông tin từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các nguồn thông tin khác. − Dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước . − Xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng, đưa ra kiến nghị cho việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở theo kỳ dự báo. b. Các nghiệp vụ quản lý vốn khả dụng Theo điều 3 quyết định 37 năm 2000: − Tổ chức thu thập lưu giữ các thông tin liên quan đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. − Phân tích và dự báo sự thay đổi vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. − Xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ và đ ưa ra các kiến nghị cho việc quyết định mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở. − Dự đoán các diễn biến tiền tệ trong thời gian tới và tìm nguyên nhân để Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ.
- Như vậy, công tác dự báo vốn khả dụng là một phần trong công tác quản lý vốn khả dụng. Kết quả dự báo sẽ giúp NHNN có những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. c. Kỳ dự báo Theo điều 1 nghị định 38 năm 2000: Kỳ dự báo vốn khả dụng là 3 kỳ trong một tháng. Kỳ thứ nhất từ ngày 01 đ ến ngày 10 của tháng. Kỳ thứ hai từ ngày 11 đến ngày 20 của tháng. Kỳ thứ ba từ ngày 21 đến ngày cuối tháng. Trường hợp các ngày 01, 11, 21 trùng vào ngày nghỉ làm việc theo quy định thì kỳ dự báo bắt đầu từ ngày làm việc sau đó. Trường hợp các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng trùng vào ngày nghỉ làm việc theo quy định thì kỳ dự báo kết thúc vào ngày làm việc trước đó Để có cơ sở đề xuất khối lượng can thiệp, bộ phận tham mưu dự kiến khối l ượng vốn khả dụng dư thừa hay thiếu hụt là cơ sở quan trọng để NHNN quyết định thu tiền về hay bơm tiền ra hàng ngày. Việc dự báo và điều tiết vốn khả dụng hàng ngày tạo điều kiện cho NHNN can thiệp thị trường một cách kịp thời và chính xác. Công cụ điều tiết vốn khả dụng của NHNN hiện nay cũng là công cụ chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, cho vay cầm cố, thực hiện hoán đổi ngoại tệ,… 2. Phương pháp dự báo vốn khả dụng a. Phương pháp dự báo vốn khả dụng NHNN Việt Nam đã thực hiện dự báo vốn khả dụng định kì hàng ngày theo phương pháp khuyến nghị của Quỹ tiền tệ Quốc tế là phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối rút gọn của NHTW. Việc dự báo định kì hằng ngày gắn với việc sự dụng linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nên việc điều tiết vốn khả dụng kịp thời, phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường và vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Cơ chế quy định tại chương III quy chế 37/2000/QĐ-NHNN1 và NĐ 82/2007/NĐ-CP giúp NHNN xây dựng cơ chế thu thập thông tin giữa các đơn vị trong NHNN và giữa NHNN với các bộ ngành để thu thập hầu hết các thông tin về các yếu tố tác động đến vốn khả dụng, phục vụ cho dự báo. Quy định cụ thể như sau:
- − Thông tin về mua bán ngoại tệ (tác động đến yếu tố tài sản có ngoại tế ròng) do sở giao dịch NHNN cung cấp − Kế hoạch giải ngân vốn cho NHTM (tác động đến cho vay NHTM) − Thu chi của NHNN (tác động đến tài sản có khác) − Tình hình thực hiện nghiệp cụ phát hành phục vụ cho dự báo tiền mặt ngoài lưu thông. − Tình hình vốn khả dụng thực tế của NHTM tác động đến điều chỉnh dự báo vốn khả dụng Phương pháp dự báo vốn khả dụng theo cách tiếp cận từ bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW phù hợp với việc điều tiết theo khối lượng chính sách tiền tệ của NHNN và giúp NHNN chủ động vì nguồn thông tin xuất phát từ chính các hoạt động của NHNN. Mặt khác việc dự báo vốn khả dụng đã dự báo được mức thay đổi của tiền cơ sở hay lượng tiền cần cung ứng từ lưu thông. Vì vốn khả dụng là thành phần quan trọng của tiền cơ sở thuộc tài sản nợ trên bảng cân đối rút gọn của NHNN. Ngoài căn cứ vào phương pháp dự báo vốn khả dụng của bảng cân đồi tiền tệ NHNN, bộ phận dự báo cón căn cứ vào nguồn thông tin ngoài thị trường và từ các NHTM để điều chỉnh dự báo vốn khả dụng trong ngắn hạn. 3. Chính sách điều tiết vốn khả dụng Điều tiết vốn khả dụng trong thời gian qua đã bảo đảm khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng và an toàn cho nền kinh tế. Nhiệm vụ đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống được thể hiện qua việc hỗ trợ vốn cho hệ thống ngân hàng trong các thời điểm nhu cầu vốn thanh toán của nền kinh tế tăng cao vào dịp l ễ tết cuối năm. Ngoài ra việc theo dõi chặt chẽ và hỗ trợ kịp thời thanh khoản của NHTM giúp cho không có NHTM nào rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng kéo dài mặc cho nền kinh tế vừa qua có nhiều biến động, hoạt động ngân hàng càng phức tạp, thị trường tài chính tiền tệ hoạt động sôi động. a. Công cụ điều tiết Nghiệp vụ thị trường mở (i) Giai đoạn từ 2000- 2007
- Trước năm 2000, NHNN cung ứng vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng bằng việc cho vay trược tiếp cụ thể theo chỉ định của Chính phủ để các NHTM cung ứng tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, bão lụt, …hoặc trong trường hợp NHTM đang có khó khăn thanh khoản. Việc can thiệp vón khả dụng của NHNN như vậy là một chiều chưa có công cụ hút tiền chủ động, hợp với nền kinh tế tập trung, bao cấp. Đến nay, các công cụ điều tiết VKD khá đa dạng, trong đó có NHNN đã có công cụ chủ động hút tiền là nghiệp vụ thị trường mở; việc cung ứng VKD trên cơ sở điều tiết thị trường như nhu cầu của NHTM, lãi suất của nghiệp vụ, nguồn cung của NHNN. Hiện nay việc áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở có nhiều đổi mới, doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở ngày càng tăng, số lượng thành viên giao dịch ngày càng lớn, số phiên giao dịch ngày càng nhiều và so với các giao dịch VKD khác ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Bắt đầu từ ngày 12/7/2000, NHNN tiến hành đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) vào hoạt động. Ngay từ khi triển khai, NHNN đã xác định OMO sẽ là công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT, điều này thể hiện qua doanh số mua bán GTCG trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm: Dưới đây là bảng tổng kết doanh số trúng thầu OMO qua các năm trong giai đoạn 2000- 2007 Đơn vị: tỷ đổng Năm thực Số phiên Khối lượng trúng thầu theo các phương thức giao dịch hiện thực hiện Mua kì Mua hẳn Bán kì Bán hẳn Tổng hạn hạn cộng 2000 17 873,50 480,00 550,00 1903,50 2001 48 3253,81 60,00 50,00 570,00 3933,81 2002 85 7245,53 1900,00 9145,53 2003 107 9844,15 11340,00 21184,15 2004 123 60985,91 950,00 61935,91 2005 159 100679,15 700,00 1100,00 102479,15 2006 155 86302 26332 112634 2007 165 88257 35624 123521 Tổng 859 357441,05 540 750 78006 436737,05 cộng Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Việc quyết định mua bán GTCG trên thị trường mở của NHNN phụ thuộc vào công tác dự báo vốn khả dụng của các TCTD. Bộ phận dự báo VKD đã cố gắng cải tiến phương pháp dự báo, khắc phục khó khăn trong thu thập thông tin, thường xuyên trao đổi với các TCTD qua đó làm giảm sai số dự báo, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công cụ này. Bằng việc đưa hệ thống thông tin báo cáo mới c ủa NHNN theo quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN, NHNN đã có bước đầu khai thác một số thông tin về VKD qua mạng. Nhờ đó, thông tin về VKD của các TCTD đ ược phản ánh kịp thời và toàn diện hơn. Giai đoạn 2008- 2009 Năm 2008, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để diều tiết vốn khả dụng cho các TCTD ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được được hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường. Trong 7 tháng đầu năm 2008, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày; lãi suất phổ biến đối với kỳ hạn 182 là 7,5%/năm, kỳ hạn 364 là 7,75%/năm. Đồng thời, để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thực sự thông suốt, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14, 21, 28 ngày), khối l ượng chào mua hàng ngày được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn thanh toán và diễn biến thị trường tiền tệ. Từ tháng 8/2008, trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT để tuc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Để ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ các NHTM thật sự khó khăn về vốn, NHNN tiếp tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7-14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất c ơ bản và các loại lãi suất do NHNN công bố. Trong dịp giáp Tết, nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ chủ yếu cho các TCTD, góp phần duy trì ổn định tiền tệ. Năm 2009, các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14 ngày); phương th ức
- đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn định thị trường; lãi suấ được điều chỉnh theo mục tiêu điều hành và phát tín hiệu điều hành của NHNN; khối lượng chào mua phù hợp với mục tiêu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản. Nửa đầu năm 2009, NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giảm từ 9%/ năm xuống 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, t ạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạn đầu, nhu cầu vốn của các TCTD vẫn còn đang dư thừa nên nhu cầu tham gia các phiên chào mua nghiệp vui thị trường mở không cao với doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1000 tỷ đồng/ phiên. Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xu hướng tăng cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN và đạt khoảng 6000 tỷ đồng/ phiên, gấp 6 lần so với mức 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đ ầu tháng 12, NHNN đã chào mua qua kênh nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng bình quân xấp xỉ 15000 tỷ đồng/ phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chào mua tương ứng là 7% và 7-8%/ năm. Đồng thời, để chủ động kiểm soát lạm phát và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD trong hệ thống, NHNN với định kỳ 3 phiên/ tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ đồng. Lượng cung ứng tiền qua nghiệp vụ thị trường mở 2008-2011
- Trong giai đoạn khủng hoảng 2008- 2009, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các TCTD; đòng thời, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Giai đoạn từ 2010 đến nay Theo thông tin từ NHNN cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng lượng tiền cung ứng thông qua việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày; giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7,8%/năm xuống 7,5% - 7%/năm Tháng 7/ 2010, NHNN vừa công bố 9 nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2010, trong đó sẽ tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý Dưới đây là bảng: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở Cung ứng Cung ứng Cung ứng Hấp thụ Cung ứng Hấp thụ ròng ròng 327.868 279.340 48.528 1.285.146 1.202.215 82.931,9 413.952 348.306 65.646 1.014.916 1.084.791,9 -69.875,9 446.510 365.326 81.184 920.385 821.439 98.946 2.108.71 1.814.411 294.304 2.300.0 62 2.287.006 13.056 Lượng tiền NHNN bơm ra trên thị trường mở có xu hướng giảm dần trong 6 tháng đầu năm 2011. Đồng thời lãi suất trên thị trường mở cũng được điều chỉnh tăng, c ụ thể đến 4/5/2011, lãi suất trên thị trường mở là 15%, tăng 2% sau hai lần điều chỉnh trong tháng 5 và tăng 8% kể từ tháng 11/2010.
- Tháng 7/2011, Lãi suất thị trường mở (OMO) giảm về mức 14%/năm sau 47 ngày duy trì ở mức 15%/năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11.2010 lãi suất OMO được điều chỉnh giảm. động thái này được cho là tín hiệu chính sách ngoại tệ sẽ nới lỏng trong thời gian tới Trong những tháng tiếp theo năm 2011, dòng vốn trên thị trường mở có những diễn biến mạnh mẽ, dòng vốn được bởm mạnh trên thị trường mở như một dấu hiệu cho quá trình giảm lãi suất. Như vậy, có thể nói, trong suốt giai đoạn này, các công c ụ chính sách tiền tệ, trong đó có nghiệp vụ thị trường mở được xử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn, đóng góp mạnh mẽ vào việc kiềm chế tỉ lệ lạm phát và ổn định tỉ giá trên thị trường tiền tệ Nghiệp vụ thị trường mở được kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ đã thể hiện được vai trò định hường chính sách. Hiện nay, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh thông tin hai chiều giữa NHNN và NHTM. Công cụ tái cấp vốn (ii) Giai đoạn từ 2000- 2007 Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, NHNN đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5% tháng xuống 0,45% tháng và sau đó giảm xuống 0,4%/tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45% xuống 0,4%/tháng vào tháng 3/2000 và xuống 0,35%/tháng vào tháng 7/2000. Khi NHNN đưa hình thức cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng vào áp dụng thì lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán được thống nhất với lãi suất cho vay qua đêm. Mức lãi suất này là 0,03%/ngày từ năm 2002 đ ến nay. Như vậy, mặc dù là 2 hình thức TCV nhưng lãi suất áp dụng đối với 2 hình thức này lại không phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất thời đó. Lãi suất cho vay qua đêm cao hơn lãi suất cầm cố GTCG. Đây là một bất cập hiện nay trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Từ năm 2003 đến tháng 10/2005, chênh lệch giữa 2 loại lãi suất này đ ược duy trì là 2%/năm. Cuối năm 2005, NHNN đã tăng các lãi suất lên thêm 0,5%/năm. Điều này nhằm thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hành lang, theo đó lãi suất trần là lãi
- suất cho vay cầm cố GTCG và lãi suất sàn là lãi suất chiết khấu GTCG. Lãi suất chiết khấu hiện nay đang là lãi suất vay vốn thấp nhất trên thị trường tiền tệ. Như vậy, có thể nói công cụ tái cấp vốn chưa thực sự là công cụ hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ: cung ứng nguồn vốn ngắn hạn và bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán của NHTM. Điều này là do nghiệp vụ này diễn ra không thường xuyên với số lượng không nhiều, chủ yếu tập trung ở các NHTM quốc doanh và chưa tác động đến các điều kiện tín dụng trên thị trường. Giai đoạn 2008- 2009 Trong những tháng đầu năm 2008, các TCTD có khó khăn tạm thời về vốn khả dụng, NHNN nhất là những NHTM có quy mô nhỏ. Việc NHNN hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các NHTM đã có tác động tích cực trong việc ổn đ ịnh thị tr ường tiền tệ. Từ quý IV năm 2008, khi tình hình thị trường tiền tệ từng bước đi vào ổn định, nguồn vốn của các TCTD đã được đảm bảo nên nhu cầu vay tái cấp vốn của NHTM đã giảm . Năm 2009, NHNN thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ch ủ yếu để dung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay tái cấp vốn từ 7-8%/ năm. Các TCTD tham gia vay tái cấp vốn tập trung chủ yếu vào cuối năm 2009 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền gửi cảu các tổ chức kinh tế và dân cư để chi tiêu trong dịp Tết dương lịch. Giai đoạn từ 2010 đến nay Nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng ở mức hợp lý, giảm dần mặt bằng lãi suất, đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế và cải thiện nguồn cung ngoại tệ, hạn chế nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó yêu cầu các NHTM giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm Do đó, năm 2010 được xem là năm có mà lãi suất tái cấp vốn ổn đ ịnh nhất trong vòng 10 năm từ 2000-2010 với mức lãi suất là 8% duy trì trong suốt 11 tháng đầu năm, khối lượng cho vay tái cấp vốn cũng tăng lên. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát gia tăng cuối năm, ngày 05/11/2010, NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn tăng 1% lên mức 9%/năm
- Sang đến năm 2011, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHTW đã liên tục có những điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn cho các NHTM. Cụ thể Từ ngày 17/2/2011, các ngân hàng thương mại phải vay vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với mức cao hơn khi cơ quan quản lý này vừa điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất qua đêm từ mức 9% lên 11%. Theo các chuyên gia, điều này sẽ làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng và có thể sẽ làm lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao hơn, nhưng điều này nằm trong mục tiêu kiềm chế lạm phát của NHNN Chỉ trong 2 tháng 2,3, NHNN lại đã một loạt lãi suất chủ chốt,. Trong đó, có 2 đợt tăng lãi suất tái cấp vốn, từ 12% lên 13% rồi 14%. Đây là lần thứ 4 trong năm NHNN nâng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% vào tháng 11/2010 lên 14% vào tháng 4/2011). Việc nâng liên tục các lãi suất chủ chốt càng thể hiện quyết tâm của NHNN trong việc siết chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát Như vậy, trong giai đoạn này, việc cho vay TCTD dưới hình thức tái cấp vốn bị chi phối mạnh mẽ của chính sách tiền tệ thắt chặt b. Hạn chế của các chính sách Lãi suất liên ngân hàng biến động lớn tại một số thời điểm do VKD của một số ngân hàng giảm mạnh. Việc thiếu hụt VKD đã từng xuất hiện vào đầu năm 2008, khi NHNN thực hiện đồng loạt các biện pháp mạnh để thắt chặt tiền tệ. Tại thời điểm này, mặc dù NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá nhưng khối lượng can thiệp chưa cân đối và phù hợp với yêu cầu vốn thanh khoản của hệ thống ngân hàng, nên đẩy lãi suất thị trường lên cao. Sự hạn chế này do nhiều nguyên nhân: − Trong khuôn mẫu điều hành chính sách tiền tệ hiện nay, NHNN đang lúng túng với khuôn khổ điều tiết khối lượng hay điều tiết lãi suất làm cho việc can thiệp VKD nhiều thời điểm chưa đủ mạnh để ổn định thị trường và lãi suất. Cơ chế điều tiết VKD hiện thời là điều tiết theo khối lượng với mục tiêu hoạt động là tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, mục tiêu trung gian là tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán. Theo đó, khối l ượng VKD cần điểu tiết phải trong phạm vi chỉ tiêu tiền cung ứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu quản lý VKD hướng tới trực tiếp là tăng
- trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, thực tế, ngoài việc hướng vào các mục tiêu trung gian là khối lượng (tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán), điều tiết VKD còn nhằm hướng vào mục tiêu lãi suất thị trường ( giảm, ổn định hoặc tăng và các loại lãi suất huy đ ộng , cho vay NHTM. Vì vậy, việc giới hạn về lượng can thiệp sẽ làm hạn chế khả năng tác động của công cụ này, khối lượng vốn khả dụng can thiệp vào thị trường tại nhiều thời điểm không đủ mạnh để hạ nhiệt thị trường Chưa có sự rõ ràng và cụ thể khi đặt ra các mục tiêu trọng tâm trong quản lí - vốn khả dụng, do vậy, mức dự trữ bắt buộc qua các thời kỳ không ổn định do không phải là mục tiêu hướng tới trong việc điều tiết vốn khả dụng Cũng như dự trữ bắt buộc, lãi suất liên ngân hàng không phải là mục tiêu - hướng tới của việc điều tiết vốn khả dụng, nên thực thế NHNN không thể kiểm soát hoặc không có đủ công cụ để điều tiết ổn định lãi suất. Thêm nữa, những biến động mạnh mẽ của dự trữ bắt buộc đã tác động lên lãi suất gây nên lo ngại trong điều hành của NHNN. Sự thiếu ổn định lãi suất là một nguyên nhân gây khó khăn cho NHNN trong việc lên kế hoạch quản lý vốn khả dụng một cách chủ động Về công cụ điều tiết, nhìn chung hiện nay công cụ thị trường mở đang đ ược s ử dụng một cách tương đối hiệu quả và linh hoạt. Lãi suất thị trường mở trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đã định hướng lãi suất thị trường trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, khi NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chủ đ ạo trong các phiên giao dịch thị trường mở thì mối quan hệ giữa lãi suất thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu còn chưa thực sự chặt chẽ Một thực tế khác là NHNN hiện đang thiếu các công cụ mạng tính chủ động để hút vốn khả dụng một cách hiệu quả. Vai trò của tín phiếu NHNN trong thị trường tiền tệ mờ nhạt, chưa được các ngân hàng thương mại coi là công cụ dự trữ thanh khoản, kỳ hạn của tín phiếu chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các NHTM. Do đó, việc phát hành tín phiếu NHNN chưa đủ khả năng hút tiền về để thực hiện mục tiêu lạm phát. Công cụ cho vay tái cấp vốn và chiết khấu – với vai trò là người cho vay cuối cùng nhưng lại có mức lãi suất thường thấp hơn lãi
- suất liên ngân hàng cùng kỳ hạn ( mức lãi suất này mới điều chỉnh tăng lên gần đây) nên chưa khuyến khích được NHTM sử dụng vốn trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra, các công cụ mang tính trực tiếp như tín phiếu bắt buộc vẫn được NHNN sử dụng. Nguồn thông tin về mục tiêu và định hướng của NHNN trong việc quản lý vốn khả dụng chưa được công khai rộng rãi, gây khó khăn cho các NHTM trong việc tiếp cận và từ đó chủ động lên kế hoạch quản lú vốn khả dụng trong nội bộ ngân hàng mình Đây là những khó khăn mang tính hệ thống và không thể thay đổi trong một sớm một chiều, đòi hỏi các nghiên cứu chuyên sâu và cái nhìn toàn diện hơn của các nhà điều hành trong thời gian tới. 4. Những hạn chế của công tác dự báo VKD và nguyên nhân a. Hạn chế − Dự báo vốn khả dụng hiện nay mới chú trọng đến dự báo ngắn hạn và chủ yếu trên cơ sở các yếu tố tác động đến VKD đã có trong kế hoạch (mua/bán ngoại tệ và cho vay NHTM) nhưng còn thiếu một số nhân tố khác như nhu cầu rút tiền mặt trong ngày, tiền gửi kho bạc nhà nước tăng/giảm trong ngày. − Các dự báo dài hạn trên một tháng tuy đã được thực hiện nhưng không thường xuyên và chủ mang tính dự báo về xu hướng và ước đoán theo dãy số liệu lịch sử vì việc dự báo theo phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối c ủa NHNN cho thời gian dài (từ một tháng trở lên) gặp khó khăn do thiếu thông tin về các yếu tố tác động đến VKD trong dài hạn như thu chi ngân sách, cán cân thanh toán, hoặc định kỳ cung cấp thông tin chưa đáp ứng yêu cầu dự báo (phát hành tiền mặt định kỳ 5 ngày/lần). Vì vậy, NHNN khó dự báo trạng thái VKD của hệ thống ngân hàng của từng ngày trong một tháng tiếp theo, thậm chí trong một tuần tiếp theo. − Việc thiếu các dự báo VKD có chất lượng trong dài hạn làm cho việc chủ động điều tiết VKD của NHNN bị hạn chế. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong dự báo VKD: b. Nguyên nhân
- − Diễn biến tài chính, tiền tệ quốc tế và trong nước biến động phức tạp, đặc biệt là về tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dự báo VKD: các yếu tố tác động đến cung cầu VKD biến động mạnh, vì vậy việc sử dụng phương pháp dự báo dựa trên chuỗi số liệu lịch sử để dự báo các yếu tố này gặp hạn chế. − Sự phối hợp thông tin giữa các đơn vị trong NHNN và giữa NHNN với các cơ quan liên quan như bộ tài chính, bộ kế hoạch đầu tư, kho bạc nhà nước... chưa thật sự chặt chẽ và chưa đáp ứng được yêu cầu dự báo. − Việc áp dụng chế tài xử phạt hành vi không tuân thủ quy đ ịnh về cung cấp thông tin cho NHNN đối với NHTM chưa được coi trọng. − Hệ thống chuỗi số liệu lịch sử về tiền tệ, tín dụng của các tổ chức tín dụng, cũng như của NHNN còn nhiều bất cập làm cho việc phân tích dựa trên số liệu lịch sử chưa chính xác và việc sử dụng phương pháp dự báo kinh tế lượng còn hạn chế.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn