Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DU LỊCH THUYỀN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
BOAT TOURISM IN DA NANG CITY<br />
SVTH: Lê Thị Ánh Trinh, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Phạm Thị Thanh Trang,<br />
Nguyễn Thị Trúc Phương<br />
Lớp 09 CVNH, Khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư phạm<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Lưu Trang<br />
Khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư phạm<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Du lịch thuyền là loại hình du lịch đang rất được ưu chuộng trên thế giới và mang lại hiệu<br />
quả kinh tế khá cao. Thành phố Đà Nẵng, nơi có tiềm năng sông nước phong phú và nhiều điều<br />
kiện để phát triển loại hình du lịch này. Hiện nay du lịch thuyền đã có mặt ở thành phố Đà Nẵng,<br />
thế nhưng thực tế việc phát triển vẫn chưa đạt được hiệu quả cao và gặp rất nhiều hạn chế.<br />
Nghiên cứu thực trạng và phương hướng, triển vọng phát triển du lịch thuyền ở thành phố Đà<br />
Nẵng là nội dung và mục tiêu đề tài “Du Lịch Thuyền Ở Thành Phố Đà Nẵng” của chúng tôi.<br />
Từ khóa: Du lịch thuyền, du thuyền, sông Hàn, cảnh quan ven bờ, bến thuyền, thuyền<br />
buồm.<br />
ABSTRACT<br />
Boat tourism is a popular tourism on over the word. Boat tourism has bring high economic<br />
efficiency. Danang city where has much abundant water potential for develop boat tourism such as:<br />
Lake, river and sea…Nowadays, boat tourism has appeared in Danang city but the development<br />
have not yet been brought high efficiency and have a lot of difficulties. The researching clarification<br />
of real situation and solutions for the development of boat tourism in Danang city are the content<br />
and objectives of the project “ Boat tourism in Danang city”.<br />
Key words: Boat tourism, yacht, Han river, scenery riverside, wharf, sailboat.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ngày nay, du lịch thuyền là loại du lịch rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tất cả<br />
các quốc gia, thành phố có sông, biển đều đưa du lịch thuyền vào các tour tuyến tham<br />
quan. Ở Việt Nam, du lịch thuyền tuy chỉ mới phát triển rầm rộ sau vài năm trở lại đây,<br />
nhưng đã có sức lan tỏa đến hầu hết các vùng miền du lịch của cả nước và là loại hình có<br />
khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành phố Đà Nẵng - địa phương có nhiều lợi thế<br />
phát triển du lịch thuyền, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà loại hình du lịch này ở Đà<br />
Nẵng vẫn chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức, những định hướng phát triển còn thiếu<br />
hợp lí và rõ ràng. Và hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc nghiên cứu thực trạng tìm ra những<br />
hạn chế, nhằm vạch ra những phương hướng, giải pháp cho việc phát triển du lịch thuyền ở<br />
thành phố Đà Nẵng là mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển của thành phố của<br />
nhóm chúng tôi.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng phát triển du lịch thuyền tại thành phố Đà Nẵng<br />
- Thời gian hoạt động: Tàu thuyền du lịch ở Đà Nẵng chỉ hoạt động vào mùa nắng<br />
(từ tháng 1 đến tháng 8), trong thời gian này mùa du lịch tập trung vào các tháng có nhiều<br />
lễ hội và dịp nghỉ hè. Đặc biệt là dịp bắn pháo hoa quốc tế hằng năm tại Đà Nẵng, các<br />
thuyền du lịch hoạt động hết công suất phục vụ khách du lịch.<br />
- Các đơn vị kinh doanh và số lượng tàu thuyền hoạt động du lịch: Hầu hết các tàu<br />
thuyền đều thuộc loại nhỏ, có công suất dưới 30CV. Một số có xuất xứ là tàu đánh cá được<br />
hoán đổi công năng nên chủng loại và mẫu mã rất hạn chế, đa phần là cũ kĩ, lạc hậu.[1]<br />
Bảng 1: Một số đơn vị tàu tiêu biểu cùng số lượng hoạt động.<br />
<br />
<br />
Stt Đơn vị Số lượng Sức chứa Phạm vi /tuyến hoạt động<br />
(chỗ)<br />
<br />
1 Công ty cổ phần xây 01 tàu 250 Sông Hàn ra cửa biển<br />
dựng điệnVNECO11<br />
2 Công ty CP Du lịch 04 cano 06 – 12 Khu du lịch Xuân Thiều<br />
Xuân Thiều<br />
3 Khách sạn Green Plaza 02 tàu 06 – 10 Sông Hàn – Thái Lai; Sông Hàn – Cù lao<br />
Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà<br />
4 Khu du lịch Tiên Sa 02 tàu 40 Tiên Sa - Hòn Chảo; quanh bán đảo Sơn Trà.<br />
<br />
<br />
5 Nhà hàng cá Voi Xanh 01 cano 16 Sông Hàn – Cù lao Chàm; quanh bán đảo Sơn<br />
Trà<br />
Công ty TNHH Sơn 01 tàu 25 Sông Hàn – Thái Lai; Sông Hàn – Cù lao<br />
6 Trà Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà<br />
Công ty CP Huy 05 cano 04 – 12 Sông Hàn – Thái Lai; Sông Hàn – Cù lao<br />
7 Khánh - 02 tàu 30 – 35 Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà<br />
<br />
( Nguồn : Sở Văn Hóa – Thể Thao Và Du lịch thành phố Đà Nẵng)<br />
<br />
- Các loại dịch vụ phục vụ du lịch thuyền:: Thăm quan kết hợp phục vụ ăn uống, ca<br />
múa phục vụ khách. Tuy nhiên, các tàu thuyền du lịch này rất ít khi dừng lại tham quan tại<br />
điểm cụ thể và thiếu các dịch vụ bổ sung, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch thuyền nhìn<br />
chung còn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp; các dịch vụ còn đơn điệu chưa đa dạng và hấp<br />
dẫn.<br />
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật<br />
+ Bến bãi neo đậu: Hiện nay hầu hết các phương tiện tàu thuyền du lịch của các<br />
doanh nghiệp phải hoạt động trong tình trạng không có bến neo đậu, rất khó khăn cho các<br />
thuyền hoạt động nhất là vào dịp mưa bão, không an toàn cho du khách.<br />
+ Các tuyến đường lưu thông của tàu, thuyền: Tất cả các cây cầu trên các tuyến sông<br />
đều có độ rộng và độ tĩnh không thông thuyền phù hợp với mức quy định. Tuyến đường<br />
sông theo hướng sông Hàn - Ngũ Hành Sơn bằng sông Cổ Cò có thể nói là tuyến hấp dẫn<br />
<br />
<br />
2<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
nhất nhưng hiện tại vướng đập Bờ Quang ngăn nước mặn và sông Cổ Cò đang bị bồi lấp<br />
dần nên tàu thuyền không thể lưu thông được.<br />
+ Cơ sở vật chất tại các điểm đến: Các điểm đến chưa thực sự được đầu tư, các dịch<br />
vụ còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch, chưa xây dựng được bến đỗ cho tàu<br />
thuyền, các nhà hàng, quán ăn đặc trưng của địa phương, khu bán đồ lưu niệm...<br />
- Thị trường khách: Thị trường khách của các đơn vị chủ yếu là khách nội địa. Thị<br />
trường khách quốc tế vẫn chưa được khai thác nhiều.<br />
- Tuyến điểm, cảnh quan phục vụ du lịch thuyền<br />
+ Tuyến, điểm theo đường sông: Các tour tuyến còn đơn điệu, chưa có những dịch<br />
vụ mới mẻ để hấp dẫn khách. Hiện đang có các tuyến được khai thác như: Bảo tàng Chăm -<br />
Sông Cổ Cò - Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm - Trung Lương - Thái Lai, Vịnh Đà Nẵng - Thuỷ<br />
Tú - Trường Định, Bảo tàng Chăm - Cửa biển. Ngoài những tuyến đó thì có thêm một vài<br />
tuyến được triển khai nhưng rất ít hoạt động như: Đà Nẵng - Kim Bồng - Lò Gốm - Thuận<br />
Tình - Cửa Đại; Đà Nẵng - sông Thu Bồn - Hòn Kẽm Đá Dừng; …[1]<br />
+ Tuyến điểm dọc theo đường biển: Các tour tuyến này đều đi và về trong ngày như:<br />
Bảo tàng Chăm - bán đảo Sơn Trà - Hòn Chảo, Bãi Bụt- Bãi Rạng- Ngư Ông Câu Cá, ...<br />
- Hoạt động kinh doanh của các đơn vị: Hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch tàu<br />
thuyền trong những năm qua đều thua lỗ và không hiệu quả. Các doanh nghiệp không có<br />
sự đầu tư, triển khai những họat động mới; còn thiếu sự chủ động trong việc liên kết hợp<br />
tác với các công ty lữ hành để đưa khách đến với loại hình du lịch này.[1]<br />
- Nguồn lao động: Số lao động trẻ rất ít, đa số là ngư dân, chất lượng nhân viên phục<br />
vụ và làm việc trong lĩnh vực này rất ít có chuyên môn nghiệp vụ, không qua trường lớp<br />
đào tạo bài bản và từ các ngành nghề khác chuyển đổi đến. Khả năng phục vụ, phong cách<br />
và ứng xử không chuyên nghiệp.<br />
- Hạn chế: Từ thực trạng hoạt động trên cho thấy hoạt động du lịch thuyền Đà Nẵng<br />
từ trước đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại rất nhiều hạn chế cần được khắc<br />
phục:<br />
1. Thiếu cầu cảng, bến đỗ tập trung cho các phương tiện.<br />
2. Thiếu đầu tư, nâng cấp các điểm trên dọc tuyến đường sông, chưa có sự kết hợp<br />
giữa các đơn vị tổ chức dịch vụ, các nhà đầu tư với các đơn vị tổ chức tour.<br />
3. Số lượng phương tiện ít ỏi. Các phương tiện chủ yếu cải tạo từ tàu đánh cá nên<br />
chất lượng và tiện nghi trang thiết bị không đảm bảo.<br />
4. Tuyến đường sông theo hướng Sông Hàn - Ngũ Hành Sơn bằng sông Cổ Cò bị<br />
vướng đập Bờ Quang ngăn nước mặn và sông Cổ Cò đang bị lấp một số đoạn nên không<br />
thể lưu thông được..<br />
5. Dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng dịch vụ kém.<br />
6. Đội ngũ lao động ít ỏi và thiếu tính chuyên môn nghiệp vụ.<br />
7. Hoạt động của các đơn vị nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chuyên nghiệp và thiếu tuyên<br />
truyền quảng bá một cách bài bản vì vậy thì trường khách bị bó hẹp.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
3. Phương hướng phát triển du lịch thuyền tại thành phố Đà Nẵng<br />
3.1. Mở rộng các tuyến điểm du lịch thuyền<br />
Xây dựng các tour tham quan dựa trên các tuyến du lịch như: Tuyến sông Hàn-<br />
sông Cổ Cò- Hội An, tuyến sông Hàn- sông Cẩm Lệ- sông Túy Loan, tuyến sông Hàn-<br />
sông Cu Đê, tuyến sông Hàn về đêm, tuyến vòng quanh vùng bán đảo Sơn Trà, đến làng<br />
Vân qua vịnh Đà Nẵng, tuyến đến Huế, tuyến Hội An và Cù Lao Chàm qua biển.<br />
3.2. Xây dựng bến bãi và cảnh quan ven bờ<br />
* Về bến bãi: Đà Nẵng cần xây thêm các bến bãi cho tàu thuyền du lịch tùy theo số<br />
lượng và chủng loại tàu thuyền hoạt động. Tại các bến bãi cần xây dựng các khu vệ sinh,<br />
quầy bán vé, các quầy bán hàng lưu niệm, quầy cho thuê các dịch vụ lặn biển cũng như câu<br />
cá, các khu ẩm thực, quầy giải khát cùng các cơ sở bổ sung.<br />
* Xây dựng cảnh quan ven bờ: Quy hoạch đường Bạch Đằng thành tuyến đường đi<br />
bộ, mua sắm và giải trí cho du khách và khách đi thuyền với những không gian đa dạng<br />
như: không gian điêu khắc, không gian triển lãm tranh, không gian âm nhạc đường<br />
phố…Đường Trần Hưng đạo nên quy hoạch thành con đường ẩm thực. Trồng các loại cây<br />
lấy không gian xanh ven bờ như: Lộc Vừng, hoa Giấy, Diệp Anh Đào, Liễu rũ, Phượng…<br />
3.3. Đầu tư vào các dịch vụ<br />
Cần đầu tư vào các dịch vụ để đảm bảo phục vụ du khách trên thuyền như: đầu tư<br />
hoạt động lưu trú trên tàu thuyền với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi. Bổ sung thêm các dịch<br />
vụ giải trí như: Múa Apsara, hát bài chòi, chèo, đờn ca tài tử, các buổi tiệc Buffet Âu- Á,<br />
tiệc nhẹ, các món ăn đặc sản. Xây dựng chợ đêm dọc tuyến sông Hàn; các khu vực mua<br />
sắm hàng miễn thuế. Trong các chuyến du ngoạn sẽ kết hợp với việc câu cá, lặn biển ngắm<br />
San Hô, đua xuồng máy, cano lướt ván, tắm bùn… Đưa mô hình cầu phun nước nghệ thuật<br />
Banpo tại Hàn Quốc vào việc tạo cảnh quan về đêm. [4]<br />
3.4. Nâng cấp các thuyền đã có và tạo ra các loại du thuyền đặc trưng<br />
Bên cạnh việc nâng cấp tàu cũ thì các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp cần phát huy<br />
tính sáng tạo trong việc đưa những loại du thuyền mới vào hoạt động để thu hút khách như:<br />
Những chiếc tàu mang dáng dấp của những tàu cướp biển, thuyền Hoa, thuyền Rồng,<br />
thuyền buồm Flamingo, thuyền Kayak, Thuyền buồm du ngoạn 1- 2 cánh với nhiều màu<br />
sắc và hình dạng khác nhau. Cần đưa những loại thuyền với chất liệu bảo vệ môi trường<br />
như Composite hoặc Cano chạy bằng pin mặt trời vào hoạt động.<br />
3.5. Phương hướng kết hợp với các loại hình du lịch khác<br />
Để du lịch thuyền trở thành sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn du khách thì cần có<br />
sự kết hợp với các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái làng quê, du lịch Camping,<br />
du lịch mạo hiểm, kết hợp với city tour..<br />
4. Giải pháp phát triển du lịch thuyền<br />
- Quy hoạch đô thị cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cho du lịch thuyền: Cần phải khảo sát lập<br />
quy hoạch một cách chi tiết về các bến bãi, độ luồng thuyền…Thành phố cần tu sửa lại<br />
hoặc phá bỏ đập Bờ Quang. Tại các bến thuyền xây dựng hệ thống điện, nước, nhà vệ sinh,<br />
<br />
4<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
quầy lưu niệm tại các bến.[2]<br />
- Chính sách quản lý của Nhà nước về du lịch thuyền: Tăng cường sự phối hợp giữa<br />
các cấp, các ngành trong việc quản lý hoạt động cũng như số lượng của các tàu thuyền<br />
phục vụ du lịch. Cần loại bỏ các phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành.<br />
- Chính sách về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư: Thành phố cần có chính sách<br />
kêu gọi đầu tư như: Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc phát triển du lịch thuyền sẽ được<br />
miễn phí sử dụng cầu cảng, bến cảng dọc sông Hàn trong thời gian hoạt động đầu… Kèm<br />
theo đó là cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục giấy tờ phức tạp, làm mất thời gian.<br />
- Giải pháp về đảm bảo an toàn: Cần có sự thống nhất giữa các điều kiện bảo đảm<br />
an toàn trên thuyền như các hệ thống tự động, tự động cứu hỏa, tự động báo cháy, áo phao,<br />
mũi tên phát sáng. Ra quy định về thiết kế tàu theo đúng tiêu chuẩn. Trên tàu luôn có các<br />
nhân viên hướng dẫn trực tiếp về cách mặc áo phao, cách xử lý các tình huống xấu có thể<br />
xảy khi du khách đã ổn định chỗ ngồi…<br />
- Lao động và đào tạo nguồn nhân lực: Trước hết cần hoàn thiện chính sách thu hút<br />
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao như các kỹ sư chuyên về tàu<br />
thuyền, kỹ thuật công nghệ, các hướng dẫn viên trên thuyền…Đưa ra các tiêu chuẩn hành<br />
nghề của thuyền trưởng. Phạt nặng những người không có giấy phép khi kinh doanh du<br />
lịch thuyền. Cần có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với nhân lực phục<br />
vụ trên tàu thuyền du lịch. [5]<br />
- Công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền: Tăng cường tuyên truyền quảng bá du<br />
lịch thuyền dưới nhiều hình thức như: hội chợ, triển lãm, famtrip, roadshow, hội thảo trong<br />
nước và ngoài nước. Quảng bá thông qua các phương tiện như: Kênh truyền hình, ấn phẩm<br />
du lịch, báo, tạp chí, internet với các clip quảng cáo...[3]<br />
<br />
5. Kết luận<br />
Du lịch thuyền ở thành phố Đà Nẵng rất có tiềm năng phát triển, nhưng chưa được<br />
đầu tư, chú trọng đúng mức, những định hướng phát triển còn thiếu hợp lí và rõ ràng. Thực<br />
trạng phát triển chưa hiệu quả, doanh thu chưa cao. Vậy nên cần có những phương hướng,<br />
giải pháp cho việc phát triển du lịch thuyền một phần nào đó sẽ giúp thành phố có định<br />
hướng khai thác hiệu quả loại hình du lịch này. Để làm được điều này không chỉ là trách<br />
nhiệm của riêng ngành du lịch thành phố mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều<br />
ban ngành, lãnh đạo, các doanh nghiệp của thành phố để thay đổi một diện mạo mới cho<br />
du lịch Đà Nẵng nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Sở Văn Hóa- Thể Thao Và Du Lịch thành phố Đà Nẵng, Đề án phát triển tour<br />
tuyến du lịch đường sông và du lịch sinh thái làng quê (2010).<br />
[2] Bùi Thanh Huân, Lê Nguyễn Khánh Linh (2010), Phát triển bền vững du lịch Đà<br />
Nẵng, Kỷ yếu hội thảo khoa học 35 năm phát triển và hội nhập, trang 5-15.<br />
[3] Nguyễn Thị Thống Nhất (2010) “Chiến lược maketing địa phương nhằm thu hút<br />
khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ, (số 5),<br />
trang 215- 224.<br />
<br />
5<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
[4] Nguyễn Đình Vĩnh (2009), Nghĩ dọc sông Hàn - Những hướng nhìn, Tạp chí Non<br />
Nước ( số 169).<br />
[5] Ngô Quang Vinh (2011), Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Đà<br />
Nẵng trong thời gian đến, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />