ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
SỞ QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC<br />
<br />
DỰ THẢO<br />
<br />
QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH , KIẾN TRÚC<br />
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TP.HỒ CHÍ MINH<br />
THÁNG 6/2013<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
QUY ĐỊNH CHUNG<br />
<br />
Điều 1. Mục tiêu<br />
1. Quy chế này nhằm kiểm soát việc xây dựng, khai thác, sử dụng công trình<br />
mới, công trình cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng tổ chức không gian, kiến<br />
trúc, cảnh quan trên phạm vi toàn thành phố phù hợp với đồ án QH chung TP Hồ Chí<br />
Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ/TTg ngày<br />
06/01/2010 và các đồ án quy hoạch xây dựng được Thành phố phê duyệt. Quy định cụ<br />
thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc của các cấp chính quyền của thành phố.<br />
2. Quy chế này là cơ sở để :<br />
a) Lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch,<br />
thiết kế đô thị được duyệt;<br />
b) Lập thiết kế cảnh quan trong đô thị;<br />
c) Lập và ban hành Quy chế quản lý các khu vực đô thị đặc thù;<br />
d) Cấp giấy phép quy hoạch;<br />
e) Cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang công trình và nhà ở<br />
riêng lẻ.<br />
<br />
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng<br />
1. Đối tượng áp dụng :<br />
a) Tất cả tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan<br />
đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị của thành phố Hồ Chí Minh có trách<br />
nhiệm thực hiện theo đúng Quy chế này.<br />
b) Những dự án, công trình đã được cấp giấy phép xây dựng, phê duyệt quy<br />
hoạch chi tiết 1/500, chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (còn hiệu lực<br />
pháp lý) thì được tiếp tục triển khai theo nội dung được chấp thuận nhưng phải bổ<br />
sung những quy định theo chương 3 của quy chế này, trường hợp có những quy định<br />
mâu thuẫn thì sử dụng theo nội dung đã được chấp thuận. Trong trường hợp có điều<br />
chỉnh thì phải thực hiện theo quy chế này.<br />
2. Phạm vi áp dụng:<br />
a) Quy chế này quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc trong ranh giới của<br />
thành phố Hồ Chí Minh. Trong các khu vực có thiết kế đô thị riêng được duyệt, việc<br />
quản lý quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình và<br />
nhà ở riêng lẻ phải thực hiện theo đồ án và quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị<br />
riêng.<br />
2<br />
<br />
Điều 3. Giải thích từ ngữ :<br />
Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau :<br />
1. Công trình xây dựng : sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con<br />
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,<br />
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên<br />
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.<br />
2. Nhà (tòa nhà) : công trình xây dựng có chức năng chính là bảo vệ, che chắn<br />
cho người hoặc vật chứa bên trong; thông thường được bao che một phần hoặc toàn<br />
bộ và được xây dựng ở một vị trí cố định.<br />
3. Công trình được phép xây dựng: trong Quy chế này là các công trình phù<br />
hợp quy hoạch các khu vực và được xây dựng sau khi có cấp giấy phép xây dựng do<br />
cơ quan có thẩm quyến cấp theo quy định của Pháp luật.<br />
4. Nhà ở riêng lẻ : công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc<br />
quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp<br />
xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.<br />
5. Nhà ở liên kế: Là loại nhà ở riêng lẻ, gồm các căn hộ được xây dựng liền<br />
nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền<br />
nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử<br />
dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị. Trong quy định này, nhà ở liên<br />
kế bao gồm : nhà ở liên kế, nhà phố liên kế, nhà liên kế có sân vườn, nhà liên kế có<br />
khoảng lùi.<br />
6. Nhà phố liên kế (nhà phố): Là loại nhà ở liên kế, được xây dựng ở các trục<br />
đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà phố liên<br />
kế ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà<br />
trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ v.v…<br />
7. Nhà liên kế có sân vườn: Là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà<br />
có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy<br />
thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực.<br />
8. Nhà liên kế có khoảng lùi: Là nhà liên kế trong khu vực đô thị hiện hữu cải<br />
tạo, có khoảng lùi đối với ranh lộ giới đường xác định theo hiện trạng hoặc bản đồ chỉ<br />
giới xây dựng.<br />
9. Biệt thự : nhà ở riêng lẻ có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, …), có<br />
tường rào và lối ra vào riêng biệt.<br />
10. Nhà chung cư : nhà ở hai tầng trở lên có lối đi, cầu thang và hệ thống công<br />
trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều căn hộ gia đình, cá nhân.<br />
11. Công trình đa năng (tổ hợp đa năng) : công trình được bố trí trong cùng một<br />
tòa nhà có các nhóm phòng hoặc tầng nhà có công năng sử dụng khác nhau (văn<br />
phòng, các gian phòng khán giả, dịch vụ ăn uống, thương mại, các phòng ở và các<br />
phòng có chức năng khác).<br />
12. Mật độ xây dựng : Tỷ lệ hình chiếu bằng của mái và các bộ phận nhô ra của<br />
3<br />
<br />
công trình trên diện tích khuôn viên đất. Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện<br />
tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không<br />
bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi,<br />
sân thể thao ngòai trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và<br />
chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh…). Mật độ xây dựng gộp (brut-tô)<br />
của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên<br />
tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây<br />
xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).<br />
13. Chiều cao nhà : chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo qui<br />
hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với<br />
công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp<br />
nhất theo quy hoạch được duyệt. (Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu<br />
sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại … không tính vào chiều<br />
cao nhà).<br />
14. Số tầng nhà (tầng cao) : số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên<br />
mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.<br />
15. Tầng hầm : tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất<br />
đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.<br />
16. Tầng nửa hầm : tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cao<br />
độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.<br />
17. Tầng kỹ thuật : tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật<br />
có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.<br />
18. Tầng áp mái : tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc<br />
một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó<br />
tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.<br />
19. Mái đua (canopy): Mái che vươn ra từ công trình, có thể nằm trên phần<br />
không gian vỉa hè và ngoài chỉ giới xây dựng công trình (điều 31)<br />
20. Hành lang đi bộ (arcade): Lối đi bộ có cột hoặc vòm cuốn ở một hoặc hai<br />
bên, thường được hình thành bằng cách lùi tường bao che tại tầng trệt của tòa nhà vào<br />
một khoảng cách nhất định so với chỉ giới xây dựng công trình (khoảng lùi tại tầng<br />
trệt); các tầng trên và cột chịu lực vẫn được xây dựng tại chỉ giới xây dựng; khoảng<br />
không gian giữa hàng cột và tường tạo nên hành lang đi bộ có mái che. (điều 31)<br />
21. Khu vực đô thị có ý nghĩa quan trọng :<br />
22. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới<br />
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.<br />
23. Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở<br />
dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị.<br />
24. Thời hạn hiệu lực của quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được tính từ khi<br />
đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt đến khi có quyết định điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.<br />
25. Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình<br />
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của<br />
4<br />
<br />
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.<br />
26. Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây<br />
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.<br />
27. Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô<br />
thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,<br />
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất<br />
tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian<br />
sử dụng chung thuộc đô thị.<br />
28. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là chỉ tiêu để quản lý phát triển không<br />
gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ<br />
xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.<br />
29. Giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu<br />
tư làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trình<br />
tự và thủ tục cấp Giấy phép quy hoạch được quy định tại Quyết định số 48/2011/QĐUBND ngày 12/07/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về cấp Giấy phép quy<br />
hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
30. Không gian ngầm là không gian dưới mặt đất được quy hoạch để sử dụng<br />
cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.<br />
31. Dự án đầu tư phát triển đô thị là dự án đầu tư xây dựng một công trình hoặc<br />
một tổ hợp công trình trong khu vực phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền<br />
quyết định và công bố. Dự án đầu tư phát triển đô thị bao gồm dự án đầu tư xây dựng<br />
khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị. 9. Dự án đầu tư xây dựng<br />
khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng các công trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ<br />
thuật, công trình công cộng…) trên một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô<br />
thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.<br />
32. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý, sử<br />
dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị.<br />
33. Chủ đầu tư cấp 1 là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án đầu tư<br />
phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là:<br />
a) Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng;<br />
b) Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây dựng<br />
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;<br />
c) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã;<br />
d) Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của<br />
pháp luật.<br />
34. Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo<br />
tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc nhận<br />
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị<br />
để đầu tư xây dựng công trình.<br />
<br />
5<br />
<br />