intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DỤ XƯƠNG (1585 - 1664}

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dụ Xương, hiệu Gia Ngôn, sau hiệu Tây Xương lão nhân, người Giang Tây, Tân Kiến (nay là Giang Tây, Tân Kiến), là y gia trứ danh cuối đời Minh, đầu đời Thanh, tiếng tăm ngang với Trương Lộ, Ngô Khiêm, được tiếng là ‘tam đại gia’ đầu đời Thanh. ' Theo sách ‘Mục Trai Di Sử': Dụ Xương vốn họ Chu, là hậu duệ của tôn thất nhà Minh, từ nhỏ giỏi văn chương, đọc khắp sách vở, gồm thông Phật học. Niên hiệu Sùng Trinh (1628 -1644), với bằng cống sinh Phó bảng đến kinh đô, ông từng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DỤ XƯƠNG (1585 - 1664}

  1. DỤ XƯƠNG (1585 - 1664} Dụ Xương, hiệu Gia Ngôn, sau hiệu Tây Xương lão nhân, người Giang Tây, Tân Kiến (nay là Giang Tây, Tân Kiến), là y gia trứ danh cuối đời Minh, đầu đời Thanh, tiếng tăm ngang với Trương Lộ, Ngô Khiêm, được tiếng là ‘tam đại gia’ đầu đời Thanh. ' Theo sách ‘Mục Trai Di Sử': Dụ Xương vốn họ Chu, là hậu duệ của tôn thất nhà Minh, từ nhỏ giỏi văn chương, đọc khắp sách vở, gồm thông Phật học. Niên hiệu Sùng Trinh (1628 -1644), với bằng cống sinh Phó bảng đến kinh đô, ông từng dâng thư lên vua nghị luận chính sự. Vua vời ông đến cho làm quan, ông cố từ chối. Sau khi nhà Minh mất ngôi, ông sợ liên lụy bèn cắt tóc làm tăng, đổi họ là Dụ, qua lại vùng Nam Xuống và Tịnh An. Về sau, ông ra công học y, du lịch Giang Nam. Niên hiệu Thuận Trị (1644 -1661), ông ngụ cư ở Thường Thục, hành nghề y, trị bệnh hiệu nghiệm, nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Vì ông giao du với các
  2. danh sĩ đương thời nên được gọi là một trong số ‘mười bốn thánh nhân’, thanh danh cao vượt. Ông dùng nghề thuốc cứu đời cứu dân, thường ôm lòng trắc ẩn, xót thương người nghèo khó. Ông thường cất bạc trong kệ thuốc. Khi có nguy khốn khó đến xin trị bệnh, ông bèn bỏ bạc trong thuốc, dặn bệnh nhân thuốc khi sắc thuốc tua xem xét cẩn thận. Bệnh nhân nghe lời ông, được bạc tiền, mừng của trời cho, chưa uống thuốc mà bệnh đã thấy bớt. Ở đất Thuổng Thục, một phụ nữ giàu sang tuổi đã 50, bỗng bệnh thổ tả không biết thèm ăn; nhiều thầy thuốc đến chữa trị, uống đủ thứ thuốc không khỏi. Sau, mời ông đến xem mạch. Ông suy nghĩ hồi lâu, đoán là có thai, đồng thời căn cứ theo mạch thì đứa trẻ sẽ là con trai. Ai nấy đều không tin, nhưng sau đó quả đúng như lời ông đoán. Ở mặt trị bệnh, ông chú trọng về thực tế. Cả đời ông viết sách rất nhiều, sách tiêu biểu có ‘Thượng Luận Thiên’, ‘Thống Luận Hậu Thiên’, ‘Y Môn Pháp Luật’, ‘Ngụ Ý Thảo’. ‘Thương Luận Thiên’ là tên gọi tắt của ‘Thống Luận Trương Trọng Cảnh Thương Hàn Luận 897 Pháp’, là sách tiêu biểu cho sự nghiên cứu sách ‘Thương hàn luận’ của ông. Trong sách, đối với Vương Thúc Hòa, Lâm Ức, Thành Vô Kỷ, ông đều có phê bình, chỉ tán thưởng nghị luận ‘giảm sai’ của Phương Hữu Chấp, đồng thời mạnh dạn đưa ra học thuyết tam cương ‘phong thương vệ, hàn thương doanh, phong hàn lưỡng thương doanh vệ. Lại viết thêm 'Thương luận hậu thiên’ để cùng tham khảo với sách này. Bộ 'Y Môn Pháp Luật’ 6 quyển, mỗi môn, trước luận bệnh nhân, bệnh lý, sau luận pháp, luật. ‘Pháp’ chủ yếu thuật r õ phép tắc biện chứng luận trị, ‘Luật’ chủ yếu đưa ra sai lầm dễ phạm phải tại lâm sàng của một số y gia, đồng thời phán định tội của họ. Sách ‘Ngụ Ý Thảo’ l à sách ông viết lúc
  3. cuối đời. Sách ghi chép 62 điều kinh nghiệm trị án của ông, ki ên trì giữ trình tự ‘tiên nghị bệnh, hậu nghị dược’ (trực luận bệnh, sau luận dùng thuốc), suy luận các mặt của các loại tật bệnh để giải rõ đạo lý thâm chứng dụng dược, sánh với các y án khác chỉ nói bệnh gì dùng thuốc gì, càng phương tiện hơn trong lý giải và nắm chắc vấn đề. Ông còn thu nhiều đồ đệ, mở đường cho kẻ hậu học. Đệ tử của ông có hơn 75 người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2