ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ BỆNH NHÂN
lượt xem 88
download
Mục tiêu: 1.Nêu được các quy chế dùng thuốc cho bệnh nhân. 2.Biết được kỹ thuật thử phản ứng thuốc. 3.Nắm được phương tiện và phác đồ xử trí khi bệnh nhân bị sốc phản vệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ BỆNH NHÂN
- ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ BỆNH NHÂN Mục tiêu: 1.Nêu được các quy chế dùng thuốc cho bệnh nhân. 2.Biết được kỹ thuật thử phản ứng thuốc. 3.Nắm được phương tiện và phác đồ xử trí khi bệnh nhân bị sốc phản vệ. 1.Đại cương Đưa thuốc vào cơ thể được áp dụng cho những bệnh nhân có chỉ định điều trị thuốc.Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ, phải tuân thủ theo các quy chế. 1.1.Qui chế kê đơn điều trị Bác sĩ được giao nhiệm vụ mới được kê đơn và chịu trách nhiệm với đơn thuốc. Kê đơn sau khi có chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc độc A- B, nghiện, thuốc quý hiếm phải được giám đốc hay trưởng khoa duyệtl, kháng sinh phải đánh số, ghi đầy đủ các mục trong đơn, ghi rõ ràng, không viết tắt và tẩy xóa, không viết bằng mực đỏ. Đơn còn thừa phải gạch chéo. Đơn thuốc độc phải đóng dấu bệnh viện. 1.2.Qui chế sử dụng thuốc
- 1.2.1.Qui định chung Đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả kinh tế, thực hiện đúng qui chế cấp phát, bảo quản, sử dụng và thanh toán tài chính. 1.2.2.Qui định cụ thể - Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho bệnh nhân: Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào bệnh án. Sử dụng thuốc phù hợp với bệnh, lứa tuổi, cân nặng, có mục đích, có kết quả cao nhất và ít tốn kém. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc tương kị. Giải thích rõ cho người bệnh cách dùng thuốc. Tiêm thuốc vào mạch máu phải có mặt bác sĩ điều trị, cấm tiêm mạch máu thuốc có dầu, nhũ tương và làm tan máu. - Lĩnh và phát thuốc: Điều dưỡng hành chính của khoa có trách nhiệm tổng hợp thuốc. Phiếu lĩnh thuốc phải rõ ràng và có chữ ký của trưởng khoa (thuốc độc A-B, gây nghiện có phiếu lĩnh riêng). Nhận thuốc phải kiểm tra số lượng và chất lượng, hàm lượng, hạn dùng... - Bảo quản thuốc: Bảo quản theo đúng qui định, nghiêm cấm cho vay, mượn thuốc. Mất hay làm hỏng thuốc phải xử lý theo chế độ bồi thường. - Theo dõi người bệnh sau dùng thuốc:Theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời các biến chứng sau dùng thuốc. - Chống nhầm lẫn thuốc: Đơn thuốc viết rõ ràng, dùng chữ Việt Nam, La Tinh hoặc tên biệt dược. Ghi theo thứ tự thuốc tiêm, viên, nước rồi đến phương pháp điều trị khác. Phải đánh số cho thuốc độc, gây nghiện và kháng sinh. Điều dưỡng phải đảm bảo thuốc đến người bệnh, công khai thuốc hàng ngày, khi gặp thuốc mới phải hỏi lại cẩn thận trước khi phát. - Thực hiện 3 kiểm tra:
- ã Họ tên bệnh nhân so với bệnh án. ã Tên thuốc so với tên thuốc trong y lệnh. ã Liều lượng thuốc so với y lệnh. - Thực hiện 5 đối chiếu: ã Số giường, số buồng. ã Nhãn thuốc. ã Đường dùng thuốc. ã Chất lượng thuốc. ã Thời gian dùng thuốc. - Thực hiện 5 đúng: ã Đúng bệnh nhân. ã Đúng thuốc. ã Đúng liều lượng thuốc theo chỉ định. ã Đúng đường đưa thuốc. ã Đúng thời gian đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ. - Hỏi kỳ tiền sử dị ứng thuốc.
- - Làm test lẩy da, thử phản ứng thuốc trước khi tiêm đối với các thuốc dễ gây sốc phản vệ. - Sử dụng bơm, kim tiêm phù hợp với số lượng thuốc và từng kỹ thuật tiêm thuốc. - Trước khi tiêm thuốc phải đuổi hết khí trong bơm tiêm. - Đâm kim đúng góc độ qui định cho từng kỹ thuật. - Khi tiêm thuốc cho bệnh nhân phải có hộp đựng thuốc và phương tiện chống sốc phản vệ. 2.Kỹ thuật làm test lẩy da, thử phản ứng thuốc. Test lẩy da là test khá chính xác, tương đối an toàn và dễ làm để dự phòng sốc phản vệ. 2.1.Kỹ thuật làm test - Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh định tiêm cho người bệnh (pnixilin hoặc streptomicin...) nồng độ 100000 đơn vị/ml lên mặt da (1 ram streptomicin tương đương 1 triệu đơn vị). - Cách đó 3 - 4 cm nhỏ một giọt dung dịch muối sinh lý ( NaCl 0,9%) làm chứng. - Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng một kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 450 rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy máu. Sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả. 2.2.Đọc kết quả
- MỨC ĐỘ KÝ HIỆU BIỂU HIỆN Âm tính - Giống như chứng âm tính Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3mm. Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3 - 5mm, ngứa, sung huyết. Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 6 - 8 mm, ngứa, ban đỏ. Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 9 - 12 mm, ngứa, chân giả. Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính >12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả. 2.3.Chú ý - Không được làm test lẩy da khi người bệnh đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mày đay, phù Quyncke...). - Trước khi làm test lẩy da chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ. 3.Phương tiện phác đồ xử trí khi người bệnh bị sốc phản vệ 3.1.Thuốc và phương tiện chống sốc phản vệ - Thuốc: Adrenalin 1 mg (1ml) x 2 ống. Depesolon 30 mg x 2 ống. - Nước cất 10 ml: 2 ống. - Bơm kim tiêm vô khuẩn: 10 ml: 2 cái; 1 ml: 2 cái. - Phương tiện khử trùng: Bông, băng, gạc, cồn. - Dây garo.
- - Phác đồ chống sốc. 3.2.Phác đồ chống sốc phản vệ (Kèm theo Thông tư số 08/1999 - TT - BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999). 3.2.1.Triệu chứng Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn xuất hiện: - Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi...) tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan: Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quyncke. - Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được. - Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở. - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ. - Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê. - Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật. 3.2.2.Xử trí - Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi). - Cho người bệnh nằm tại chỗ.
- - Thuốc adrenaline: Là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ: Dung dịch 1/1000, ống 1 ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau: ã 1/2 - 1 ống đối với người lớn. ã Không quá 0,3 ml đối với trẻ em (ống 1 ml(1 mg) + 9 ml nước cất=10 ml sau đó tiêm 0,1 ml/kg). ã Hoặc adrenaline 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. - Tiếp tục tiêm adrenaline liều như trên 10 - 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. - Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 - 15 phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn). - Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm qua adrenaline dung dịch 1/10000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. - Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến cơ sở y tế ta có thể áp dụng các biện pháp sau đây: ã Thở oxy qua ống thông mũi hầu - thổi ngạt. ã Bóp bóng ambu có oxy. ã Đặt ống nội khí quản, mở khí quản nếu có phù thanh môn. ã Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophylline 1 mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
- - Có thể dùng Terbutaline 0,5 mg, 1 ống dưới da ở người lớn và 0,2 ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 - 8 giờ nếu không đỡ khó thở. Xịt họng Terbutaline, Salbutamol mỗi lần 4 - 5 nhát bóp, 4 - 5 lần/ngày. - Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenalin để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1 microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2 mg Adrenalin/giờ cho người lớn 55 kg). - Các thuốc khác: ãMethylprednisolon 1-2 mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortison hemisuccinal 5 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở). Dùng liều cao gấp 2 - 5 lần nếu sốc nặng. ã Truyền dung dịch Natriclorua 0,9% 1 - 2 lít ở người lớn, không quá 20 ml/kg ở trẻ em. ã Diphenhydramin 1 - 2 mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. - Điều trị phối hợp ã Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa. ã Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. - Chú ý: ã Theo dõi người bệnh ít nhất 24h sau khi huyết áp đã ổn định trở lại. ã Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì mạch to, nằm phía trong động mạch đùi dễ tìm).
- ã Nếu huyết áp vẫn không nên sau khi truyền đủ dịch và adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có. ã Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin tiêm dưới da theo phác đồ khi thầy thuốc không có mặt. ã Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng là cần thiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân - GV. Vũ Văn Tiến
41 p | 379 | 67
-
Kiêng kị trong ăn uống đối với bệnh nhân đái tháo đường
5 p | 141 | 19
-
Thuốc chữa dị ứng... thuốc
5 p | 149 | 15
-
Chọn dạng thuốc dùng (Kỳ 1)
6 p | 120 | 14
-
THUỐC MÊ HÔ HẤP
10 p | 139 | 13
-
Chữa bệnh không dùng thuốc
6 p | 159 | 12
-
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc an thần thế hệ mới
3 p | 130 | 10
-
Các thuốc điều trị Cao Huyết Áp
4 p | 131 | 7
-
Cần lưu ý đến tư thế khi dùng thuốc
6 p | 90 | 6
-
Viên con nhộng dưới da chữa các bệnh mạn tính
3 p | 42 | 4
-
Ngạt mũi ở phụ nữ có thai
4 p | 47 | 4
-
Dùng vi điện cực đưa thuốc vào não
4 p | 64 | 4
-
Thuốc tây gây “nóng gan”?
3 p | 59 | 3
-
Dị ứng thuốc, vì sao?
3 p | 60 | 2
-
Quen thuốc và nghiện thuốc
6 p | 68 | 2
-
Điều trị và chăm sóc người sử dụng và lệ thuộc vào ma túy dựa vào cộng đồng: Thông tin tóm tắt cho khu vực Đông Nam Á
8 p | 54 | 2
-
Bài giảng Thuốc qua đường uống
5 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn