intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng kháng sinh đúng cách khi trẻ bị bệnh hô hấp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sợ biến chứng viêm phổi khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp nên nhiều người vội cho bé uống kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nó không có tác dụng phòng biến chứng mà còn gây tác dụng không mong muốn như: dị ứng, tiêu chảy... Đây là một thực trạng đáng báo động. Lấy ví dụ với phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây viêm mũi-họng, viêm tai giữa, viêm xoang ở trẻ. Một nghiên cứu gần đây tại huyện Ba Vì, Hà Nội cho thấy, có đến 95% chủng trong số hơn 400...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng kháng sinh đúng cách khi trẻ bị bệnh hô hấp

  1. Dùng kháng sinh đúng cách khi trẻ bị bệnh hô hấp Sợ biến chứng viêm phổi khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp nên nhiều người vội cho bé uống kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nó không có tác dụng phòng biến chứng mà còn gây tác dụng không mong muốn như: dị ứng, tiêu chảy... Đây là một thực trạng đáng báo động. Lấy ví dụ với phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây viêm mũi-họng, viêm tai giữa, viêm xoang ở trẻ. Một nghiên cứu gần đây tại huyện Ba Vì, Hà Nội cho thấy, có đến 95% chủng trong số hơn 400 chủng của khuẩn này đã đề kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh và chỉ có duy nhất 1 chủng nhạy cảm với tất cả các loại kháng sinh. Trong số này có nhiều loại kháng sinh thông dụng như: tetracycline, ampicillin, cefotaxime, ciprofloxacin... Vì thế, điều quan trọng là phải dùng kháng sinh đúng nhóm bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên của phó giáo sư Dũng về việc dùng kháng sinh cho trẻ: 1. Viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên vị trí không xác định Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh trong trường hợp này. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, thuốc ho, thuốc sổ mũi... Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày. 2. Viêm họng, viêm amidan cấp do liên cầu Để chẩn đoán chính xác viêm họng do liên cầu phải làm xét nghiệm cấy nhớt họng hoặc các test chẩn đoán nhanh. Tuy nhiên, thực tế không phải trẻ nào bị viêm họng
  2. cũng có thể lấy dịch họng để xét nghiệm tìm liên cầu được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới cần nghĩ đến viêm họng do liên cầu ở trẻ khi có ít nhất các dấu hiệu sau: họng đỏ, amidan sưng, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ. Ngoài ra còn có thể có thêm một số triệu chứng khác như: đau họng, sốt, đau đầu, chấm xuất huyết nhỏ ở vòm. Nếu chỉ có họng đỏ không thôi thì thường là viêm họng do virus. Trẻ bị viêm họng do liên cầu cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim, sau này rất khó chữa. 3. Viêm tai giữa cấp Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn và cả virus- chiếm 40-75%. Đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Kháng sinh được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau: - Trẻ dưới 6 tháng tuổi - Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi: Dùng kháng sinh nếu chẩn đoán chắc chắn và nếu chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng. - Trẻ trên 2 tuổi: Dùng kháng sinh nếu chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng. - Các trường hợp khác: Điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh. 4. Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn Biểu hiện thường gặp của bệnh là: chảy mũi, tắc mũi, ho về ban ngày, thường không đỡ sau 10 ngày hoặc bệnh nặng hơn với các biểu hiện như: sốt, chảy mũi mủ, đau ở vùng xoang trên mặt sau 5-7 ngày.
  3. Trừ azithromycyn có thể dùng 3-5 ngày, còn những loại kháng sinh khác dùng ít nhất 10 ngày, dài nhất có thể tới 4 tuần. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào thời gian hết các triệu chứng và cộng thêm 1 tuần sau khi hết triệu chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2