intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng "lạt mềm" để dạy học sinh

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Con thần tượng Bi Rain vì đẹp trai, hát hay. Con ghét nhất môn Sử vì cô cho chép bài và không giảng gì. Con ghét bạn này vì hay đánh bạn"…, đó là bản sơ yếu lý lịch của các học sinh lớp 9D (THCS Tân Trào, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trước kia nhiều người cho rằng "’yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", vì thế giáo viên mắng, đánh trẻ là điều chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay việc quát mắng, đánh trẻ cũng là một hành vi bạo lực về thân thể và tinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng "lạt mềm" để dạy học sinh

  1. Dùng "lạt mềm" để dạy học sinh "Con thần tượng Bi Rain vì đẹp trai, hát hay. Con ghét nhất môn Sử vì cô cho chép bài và không giảng gì. Con ghét bạn này vì hay đánh bạn"…, đó là bản sơ yếu lý lịch của các học sinh lớp 9D (THCS Tân Trào, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  2. Trước kia nhiều người cho rằng "’yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", vì thế giáo viên mắng, đánh trẻ là điều chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay việc quát mắng, đánh trẻ cũng là một hành vi bạo lực về thân thể và tinh thần. Vì thế để thay đổi cách giáo dục trẻ, 4 năm nay, trường THCS Tân Trào đã vận động giáo viên áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực để giáo dục học sinh. Cô Nguyễn Kim Thanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 9D chia sẻ nếu như trước kia lúc nào giáo viên cũng đúng, không quan tâm đến sự ấm ức, bất khâm phục trong lòng trẻ… Nhưng nay thì ngược lại, giáo viên cần hiểu, đồng cảm, chia sẻ với trẻ để có cách giáo dục tích cực và có hiệu quả. Thông qua câu hỏi "Trong lớp con không thích bạn nào? Vì sao?", cô giáo có thể biết được em nào không hòa nhập trong lớp, em nào có tật xấu như: hay đi đưa chuyện, hai mặt vì lúc chơi với bạn này nói xấu bạn kia, đùa dai, hay tát bạn… Từ đó, cô Thanh biết được với mỗi học sinh mình phải làm gì để thay đổi các em tốt hơn, để các em hòa nhập hơn. Hay như "Môn học nào con ghét nhất? Vì sao?", có em trẻ lời là: "Môn Toán vì khó hiểu", hay "Môn Sinh vì chữ
  3. thầy xấu, thầy giảng khó hiểu"…. Từ đó cô giáo có thể đưa ra ý kiến góp ý với các cô giáo bộ môn khác để việc dạy hiệu quả hơn. "Học sinh bây giờ không như ngày xưa, vì thế tôi cũng phải thay đổi tư duy để phù hợp với các em. Tôi học cách chấp nhận cá tính như là một cái gì đó của lớp trẻ, không áp đặt nhưng vẫn phải hướng các em đi đúng đường", cô Thanh chia sẻ. Tuy nhiên cô cũng cho biết việc mắng, phạt trẻ trong quá trình giáo dục là điều không tránh khỏi nhưng nên chọn cách nào để không xúc phạm, tổn thương trẻ. Mô hình phòng chống bạo lực thân thể và tinh thần trẻ em tại gia đình và nhà trường do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên áp dụng. Trên địa bàn Hà Nội ngoài trường Tân Trào, còn có trường tiểu học Bồ Đề, THPT Đinh Tiên Hoàng và phường Bồ Đề cũng áp dụng mô hình này. Với cách tuyên truyền như: tập huấn, hội trại tuyên truyền, phát tờ rơi trong khi họp phụ huynh…, mô hình bước đầu đã mang lại được những kết quả nhất định.
  4. Em Nguyễn Hương Lan, học sinh lớp 9D chia sẻ: "Em rất thích cách dạy của cô. Học với cô em cảm thấy rất thoải mái, tự do. Điều em quý nhất ở cô là cô luôn tỏ ra tin tưởng chúng em. Làm tốt hoặc phạm lỗi mà biết nhận sai, bọn em đều được cô khen, động viên". Theo cô Vũ Phương Liên, Hiệu phó THCS Tân Trào (Hoàn Kiếm, Hà Nội), từ khi áp dụng mô hình này, nề nếp kỷ luật trong trường khác hẳn. Người lớn thay đổi tư duy, còn trẻ em được làm chủ. Năm ngoái nhà trường có 22 học sinh chưa ngoan và năm nay chỉ còn 7. "Điều khó khăn nhất là các em có thể nhầm lẫn giữa tình cảm của giáo viên và sự dễ dãi, vì biện pháp dùng lý lẽ nhiều, biện pháp mềm. Và trên hết nó đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ để cả trò và cô thích ứng với cách dạy mới", cô Liên chia sẻ. Cô Liên cũng cho biết ngoải ra trong các buổi sinh hoạt phụ huynh cũng có tuyên truyền các bậc cha mẹ tham gia phối hợp cùng với gia đình trong việc giáo dục các em. Hầu hết các phụ huynh đều tỏ ra rất nhiệt tình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0