intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng nhầm lẫn hai loại thuốc kháng sinh rifamycin và rifampicin

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

259
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc có khi rất giống nhau, chỉ cần viết khác đi một chữ là đã sang loại thuốc khác. Hai loại thuốc kháng sinh có tên gần giống nhau là Rifamcin và Rifampicin là một ví dụ. Thật ra thì rifamycin là tên chung của một nhóm kháng sinh chiết suất từ chủng nấm streptomycet mediterrnei. Còn rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ này nên tính chất, tác dụng của chúng có những nét tương đồng. Tuy nhiên, cách sử dụng của rifamycin và rifampicin rất khác nhau về mục đích dùng thuốc và cách sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng nhầm lẫn hai loại thuốc kháng sinh rifamycin và rifampicin

  1. Đừng nhầm lẫn hai loại thuốc kháng sinh rifamycin và rifampicin Tên thuốc có khi rất giống nhau, chỉ cần viết khác đi một chữ là đã sang loại thuốc khác. Hai loại thuốc kháng sinh có tên gần giống nhau là Rifamcin và Rifampicin là một ví dụ.
  2. Thật ra thì rifamycin là tên chung của một nhóm kháng sinh chiết suất từ chủng nấm streptomycet mediterrnei. Còn rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ này nên tính chất, tác dụng của chúng có những nét tương đồng. Tuy nhiên, cách sử dụng của rifamycin và rifampicin rất khác nhau về mục đích dùng thuốc và cách sử dụng để tránh nhầm lẫn. Trước hết điểm qua về thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh lao là rifampicin. Rifampicin (còn có nhiều tên khác như rifampin, rifaldazin, rifamycin AMP) là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ rifamycin, thường dùng phổ biến dưới dạng thuốc uống và chỉ có nó mới được sử dụng trong các công thức điều trị bệnh lao. Rifampicin trong chương trình chống lao quốc gia thường được phối hợp với rimifon (INH) thành viên RH hoặc phối hợp với INH và pyrazinamid (PZA) thành viên RHZ (rimactazid), vì dùng thuốc trong bệnh lao bao giờ cũng phải phối hợp 2-3 loại hóa chất trị vi khuẩn. Bệnh lao cần phải điều trị theo các phác đồ quy định của chương trình chống lao quốc gia, thường kéo dài 8-9 tháng cho nên khi uống thuốc này, nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng vì phải dùng thuốc kéo dài. Rifampicin có tác dụng chống lao tốt nhưng độc với gan và làm tăng transaminase máu, cho nên khi sử dụng thuốc này để điều trị lao, người bệnh được cho dùng kèm một số thuốc giải độc gan, bảo vệ nhu mô gan và bắt buộc phải làm
  3. các xét nghiệm theo dõi chức năng gan theo quy định của chương trình chống lao quốc gia. Trong khi chúng ta chưa có thêm một thuốc chống lao nào mới nữa thì việc sử dụng rifampicin để tiêu diệt vi khuẩn lao vẫn là lựa chọn đầu tiên. Vì vậy, cân nhắc lợi-hại ở đây bao giờ cũng đặt ra vấn đề dùng rifampicin để tiêu diệt vi khuẩn lao trước. Phân chia thuốc cho bệnh nhân lao. Còn thuốc kháng sinh rifamycin (có nhiều tên biệt dược như otofa, rifomycin, tuborin...) thường dùng dạng ống tiêm, với các hàm lượng khác nhau như: ống 2ml hàm lượng 100mg, ống 10ml hàm lượng 500mg và ống 3ml hàm
  4. lượng 250mg có phối hợp với 10mg lidocain HCl. Rifamycin là kháng sinh dùng tại chỗ để trị các nhiễm khuẩn gram âm và gram dương có nhạy cảm với thuốc, vì vậy nó thường được phối hợp với một kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm khác để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da và các mô mềm, vết thương, bỏng... Thuốc cũng thường dùng dưới dạng dung dịch để đắp vào vết thương như: đầu đinh, viêm bì có mủ, áp xe... Trên thị trường còn có dạng rifamycin lọ thuốc nhỏ mắt hoặc ống thuốc mỡ tra mắt để điều trị viêm kết mạc, loét bờ mi, viêm túi lệ... Đối với thuốc kháng sinh rifamycin mỗi đợt chỉ dùng khoảng 1-3 tuần chứ không bao giờ kéo dài hàng mấy tháng như thuốc chống lao rifampicin. Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp, cũng có tính chất và phổ kháng khuẩn tương tự r i f a m y c i n nhưng chủ yếu được dùng dạng viên uống hàm lượng 150mg hoặc 300mg. Đối với các dạng thuốc rifampicin có hàm lượng cao hơn dạng lọ thuốc bột đông khô để pha tiêm thường rất ít phổ biến, vì giá cao và chỉ dùng cho các bệnh nhân nặng hoặc khi bệnh nhân không thể uống được. Rifampicin chủ yếu chỉ để điều trị các thể lao và bệnh phong, cho nên trong cộng đồng khuyến cáo nhân dân không tự ý tháo vỏ của các viên thuốc rifampicin dạng con nhộng (capsule), để lấy bột thuốc rắc vào các mụn nhọt hoặc trộn lẫn với các loại kem bôi khác để bôi vào vết thương. Cách dùng thuốc như thế dễ xảy ra tai biến, không hiệu quả cao và làm cho kháng sinh rifampicin dễ bị vi khuẩn kháng lại làm mất hiệu lực của thuốc.
  5. Hai loại thuốc này viết tên hơi giống nhau, lại cùng một gốc nhưng cách dùng, mục đích dùng, dạng dùng thuốc rất khác nhau. Mong người dùng thuốc, kể cả cán bộ chuyên môn y dược không nên nhầm lẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2