intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng sức mạnh cộng đồng quản lý môi trường nông thôn

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

198
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy nhiên, báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 cũng chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Vấn đề ô nhiễm ở nhiều làng nghề tồn tại từ lâu, nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả, dẫn đến việc ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư. chất lượng môi trường và cuộc sống đang giảm sút do sự phát triển thiếu bền vững...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng sức mạnh cộng đồng quản lý môi trường nông thôn

  1. Dùng sức mạnh cộng đồng quản lý môi trường nông thôn Tuy nhiên, báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 cũng chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Vấn đề ô nhiễm ở nhiều làng nghề tồn tại từ lâu, nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả, dẫn đến việc ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư. chất lượng môi trường và cuộc sống đang giảm sút do sự phát triển thiếu bền vững (sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng không hiệu quả) và do các loại chất thải. Ở nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là nhóm người trong độ tuổi lao động, đang có xu hướng tăng cao. Ở một số làng nghề có mức độ ô nhiễm cao thì tuổi thọ trung bình giảm, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5-10 năm so với làng không làm nghề. “Các thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường do quá trình phát triển kinh tế và xã hội mang lại trong nhiều năm qua có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn do ô nhiễm môi trường”, theo ông Việt. Từ nhận định trên, ông Nam chỉ ra rằng cơ sở gây ô nhiễm nằm trong khu vực dân cư, với một lượng phát thải sẽ tạo ra chi phí thiệt hại cho xã hội lớn hơn nhiều lần so với cùng lượng phát thải đó nếu thải ra khu vực thưa thớt dân cư. “Giải bài toán ô nhiễm môi trường nông thôn rất khó, do tính chất đặc thù của khu vực nông thôn”
  2. Đầu tiên phải kể đến là ô nhiễm phân tán do nguồn phát thải nhỏ lẻ, do đó vấn đề kiểm tra, đo lường ô nhiễm sẽ gặp khó khăn, chi phí hành chính cao. Thứ hai, người giải bài toán môi trường luôn phải xem xét vấn đề ngh èo đói và thu nhập thấp ở nông thôn. Chính sách môi trường cứng nhắc có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nghèo đói và từ đó quay trở lại tác động xấu đến môi trường. Thứ ba, nông thôn có những quy tắc xã hội riêng, trong nhiều trường hợp có thể có hiệu lực mạnh hơn cả những quy định luật pháp, như câu thành ngữ “phép vua thua lệ làng”. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm hiệu lực của các công cụ bảo vệ môi trường của nhà nước. “Với những tính chất đặc thù của vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, theo tôi có thể phát triển cách quản lý cộng đồng (mà Elinor Ostrom, người được giải Nobel kinh tế học năm 2009, cổ súy), dùng sức mạnh hợp tác cộng đồng để quản lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn”, ông Nam nói. Ngoài ra, về lâu dài, có thể kết hợp thêm các công cụ có tác dụng khuyến khích hành vi kinh tế như thuế, phí hay trợ cấp môi trường. để triển khai thực hiện, chi bộ khu dân c ư số 2 đã ban hành một nghị quyết chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên, các ngành, đoàn thể và tổ chức họp dân để các hộ tự bàn bạc, đi đến thống nhất thực hiện các nội dung nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Người dân trong khu dân cư thực hiện các quy định nh ư chứa rác thải bằng vật dụng bảo đảm vệ sinh; bỏ rác đúng nơi quy định; không xả nước thải, khí thải bừa bãi, không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng và nộp đủ phí bảo vệ môi trường.
  3. Đặc biệt các tổ tự quản bảo vệ môi tr ường ở khu dân cư số 2 được thành lập với mỗi tổ có từ 4-5 người và được trang bị quần áo bảo hộ lao động, xe đẩy, cuốc xẻng, ủng, găng tay, khẩu trang và đảm nhiệm việc thu gom, vận chuyển rác thải vào nơi quy định. Mọi người dân cùng nhau tình nguyện hoạt động mà không đòi hỏi thù lao, tham gia giám sát việc chấp hành của từng hộ gia đình trong khu dân cư. Nếu hộ nào đổ rác không đúng giờ quy định thì nhắc nhở, ngoài ra còn vận động và cùng người dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào thứ bảy hàng tuần. Cùng với đó, Ban công tác Mặt trận phối hợp với Ban vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư bổ sung một số nội dung tự quản bảo vệ môi trường vào quy ước ở khu dân cư, thông báo công khai trên hệ thống loa truyền thanh để nhân dân tự giác thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2