intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT (PHẦN 10)

Chia sẻ: Big Big | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

207
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gummi arabicum Nơi cung cấp chính trên thị trường thế giới là Xu Đăng khoảng 40.000 tấn/năm. Cách thu hoạch gôm: Người ta thu hoạch gôm ở những cây từ 3 tuổi trở lên, hiệu suất cao ở những cây 5-7 tuổi. Thu hoạch vào mùa khô khi cây đã rụng lá. Gôm tiết ra từ những kẽ nứt tự nhiên, nhưng người ta thường đẽo vỏ thành từng băng 5-50 cm để gôm chảy ra nhiều. Gôm chảy ra khô dần, vài tuần sau khi bóc vỏ thì bắt đầu lấy gôm. Lúc này phần giữa cục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT (PHẦN 10)

  1. DƯỢC LIỆU CHỨA GÔM-CHẤT NHÀY-PECTIN • GÔM ARABIC • Gummi arabicum • Nơi cung cấp chính trên thị trường thế giới là Xu Đăng khoảng 40.000 tấn/năm. • Cách thu hoạch gôm: Người ta thu hoạch gôm ở những cây từ 3 tuổi trở lên, hiệu suất cao ở những cây 5-7 tuổi. Thu hoạch vào mùa khô khi cây đã rụng lá. Gôm tiết ra từ những kẽ nứt tự nhiên, nhưng người ta thường đẽo vỏ thành từng băng 5-50 cm để gôm chảy ra nhiều. Gôm chảy ra khô dần, vài tuần sau khi bóc vỏ thì bắt đầu lấy gôm. Lúc này phần giữa cục gôm vẫn chưa rắn hẳn, qua phơi nắng hoặc qua quá trình chuyên chở gôm mới rắn hoàn toàn. • Mô tả dược liệu • Dạng cục tròn không đều, rắn, đường kính trung bình khoảng 2-3 cm màu vàng hay màu nâu, khi khô thì dễ đập vỡ, mặt vỡ nhẵn bóng. Các cục nguyên thường có một khoảng rộng ở giữa do quá trình khô tạo ra. Gôm tan trong nước tạo thành dung dịch keo, dính và có độ quay cực. 61
  2. GÔM ARABIC Gummi arabicum • Thành phần hoá học • Thành phần chính là polysaccharid thuộc nhóm acid có acid uronic. Muốn định tính acid uronic có thể thực hiện như sau: đun gôm với naphtoresorcinol và HCl N/2 trongvài phút, có tủa nâu tan trong benzen màu tím. Phần polysaccharid có thể tinh chế bằng cách hoà tan gôm trong dung dịch HCl 0,1N rồi kết tủa bằng cồn, làm nhiều lần như vậy rồi cuối cùng điện thẩm tích. • Trong gôm còn có 3-4% chất vô cơ (Ca, Mg, K), các enzym như oxydase, emulsin. 62
  3. Kiểm nghiệm • Ngâm 5 g gôm trong 10 ml nước, để yên trong 15-20 giờ để tan hoàn toàn thành một dung dịch sánh và acid với giấy quỳ. • Dung dịch gôm 2% đun sôi để nguội, thêm 1 ml dung dịch chì acetat kiềm, có tủa trắng nhưng không bị tủa bởi dung dịch chì acetat trung tính ( khác với gôm adragant). • Hoà tan 0,25 g gôm trong 5 ml nước, thêm 0,5 ml nước oxy già loãng và 0,5 ml dung dịch benzidin 1% trong cồn, lắc và để yên, sẽ có màu xanh do có mặt của oxydase hoặc dùng cồn gaic cũng thấy có màu xanh xuất hiện. • Không được có phản ứng của tanin và tinh bột. • Độ ẩm không quá 15%. • Độ tro toàn phần không quá 5%. • Trong bào chế gôm arabic được dùng: • Bào chế các nhũ dịch và hỗn dịch. • Bào chế các viên nén làm tá dược dính và tá dược rã (vì có khả năng trương nở ra trong nước) • Gôm arabic làm dịu tại chỗ nơi bị viêm như viêm họng, viêm dạ dày. • Chú y: thành phần của gôm có calci nên cần tránh những chất có tương kỵ. 63
  4. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHÀY • MÃ ĐỀ Folium et semen Plantaginis • Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). • Đặc điểm thực vật và phân bố • Cây thân thảo, sống dai, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng, phiến lá nguyên hình thìa, dài 12 cm rộng 8 cm có 5-7 gân chính hình cung. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. • Bộ phận dùng và chế biến • Nếu lấy lá thì thu hoạch từ tháng 5-7, nếu lấy hạt thì từ tháng 6-8, cắt những bông thật già, phơi khô, vò sat trên sàng rồi sẩy sạch, sau đó tiếp tục phơi khô cho đến khi độ ẩm còn 10%. 64
  5. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHÀY • MÃ ĐỀ • Folium et semen Plantaginis • Thành phần hóa học chính của toàn cây là chất nhày, hàm lượng trong lá có thể đến 20%, trong hạt có thể đến 40%. Dược điển Việt Nam qui định hạt mã đề phải có chỉ số nở ít nhất là 5. • Các nhà nghiên cứu Nhật đã chiết xuất chất nhày hạt P. major tinh khiết với tên Plantasan với hiệu suất 6,8%. – plantsan gồm có D-silose, L-arabinose, acid D-galacturonid, L-rhamnose và D- galactose theo tỉ lệ tương ứng là 15:3:4:2:0,4. • Plantose là 1 oligosaccharid = galactose + glucose + fructose. • Ngoài chất nhầy, 2 thành phần khác đáng chú ý trong cây là iridoid glycosid và flavonoid. • Hai iridoid đã được xác định là acubosid và catalpol. • Nhiều hợp chất flavonoid đã được phân lập: apigenin, quercetin, scutellarein, baicalein, hispidulin ... • Trong mã đề còn nhiều thành phần khác đã được khảo sát: các acid hữu cơ như acid cinnamic, p-coumaric, ferulic, cafei..., • carotenoid, vitamin K, vitamin C, 1 ít tanin, saponin, vết alkaloid (plantagonin), coumarin (esculetin). 65
  6. 66
  7. Tác dụng và công dụng • • -Những dẫn chất iridoid glycosid là thành phần có tác dụng kháng khuẩn của mã đề. • -Hạt mã đề (còn gọi là xa tiền tử) do có chất nhày nên có tác dụng nhuận tràng và tăng thể tích phân. • -Chất nhầy tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc ruột nên cũng dùng làm thuốc chống viêm trong bệnh viêm ruột, đau dạ dày và lỵ. • Ngoài ra còn có tác dụng long đờm, lợi tiểu – Trong y học cổ truyền lá có tác dụng thông tiểu, dùng chữa những trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, ngoài ra còn dùng để chữa ho. Lá tươi giã nhỏ dùng đắp mụn nhọt. trong nhân dân dùng để làm lành các vết thương và sản xuất các chế phẩm “Plantaglusid” để chữa bệnh viêm loét dạ dày, ruột. 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2