Đương độ xuân về
lượt xem 6
download
Vị ngọt gợn cuống họng nhắc tôi nhớ đến ly trà nóng vừa nhấp chỉ một ngụm. Nhìn khắp. Tôi đã đi hết vùng này và nhiều chốn khác, không thấy vườn mai nào rộng và thân thuộc như của ông. Vườn chia đôi bởi con ngõ dài, dãy cau hai bên. Cạnh giếng nước có bụi trầu lớn đã chết vào giữa năm. Tôi để ý khi nó chỉ còn dăm ngọn lá úa vàng. Hỏi, ông bảo tay đàn bà đến kỳ mà hái thì trầu chết. Ông không nói tên người đàn bà hái trầu, trách mình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đương độ xuân về
- Đương độ xuân về Vị ngọt gợn cuống họng nhắc tôi nhớ đến ly trà nóng vừa nhấp chỉ một ngụm. Nhìn khắp. Tôi đã đi hết vùng này và nhiều chốn khác, không thấy vườn mai nào rộng và thân thuộc như của ông. Vườn chia đôi bởi con ngõ dài, dãy cau hai bên. Cạnh giếng nước có bụi trầu lớn đã chết vào giữa năm. Tôi để ý khi nó chỉ còn dăm ngọn lá úa vàng. Hỏi, ông bảo tay đàn bà đến kỳ mà hái thì trầu chết. Ông không nói tên người đàn bà hái trầu, trách mình nhác hái. Một cây mai được trồng gần đó, ngạc nhiên, nó đã nở hoa, trước giao thừa đúng một tháng, đúng ngày tôi và ông sẽ trảy lá vườn mai. Trời lâm râm mưa. Chút se lạnh sót lại của đông tàn. Mùa xuân sắp sửa khởi hành. Tôi đứng dậy bước về. Nghĩ, sau cú đứng dậy đó tôi sẽ không còn đặt chân vào nhà ông nữa, để nhìn thấy khuôn mặt buồn một cách lạ lùng của nàng, song tôi vẫn nhớ vườn mai vàng rực độ xuân về năm trước, tôi qua chúc thọ ông và cùng nhấp ly rượu sâm đậm chát, đã rất nhiều cánh mai tơi tả rụng... *** Đối với tôi, ông hiện hữu như nỗi buồn. Mỗi sớm, tỉnh dậy hé cửa nhìn qua tôi thấy cái bóng ông lởn vởn trong sương. Tôi biết ông không thể ngủ thêm, dậy cũng chả biết làm gì ngoại trừ nhen lửa thật chậm, bắc ấm nước, rồi ông ra giội nước quét cứt gà sàn sạt ở hiên, cả trên ghế bàn để chờ trời sáng, chờ tôi ngủ dậy cùng trà lá. Tôi đã không còn qua uống trà với ông như thường lệ từ hơn tuần nay. Nhưng tôi vẫn thấy nhớ cái chỗ ngồi nhìn ra vườn mai ngút mắt. Hôm kia tôi vẫn thức dậy sớm, vẫn hé cửa nhìn, thấy dáng ông ngồi tội nghiệp trước cái bàn không, lâu lâu lại ngó qua nhà tôi. Tự dưng tôi dậy khoác áo bước tới vườn mai. Ông đánh tiếng trách lâu ngày quá. Tôi ậm ừ nhấp trà, nhìn vào chiếc giường của ông thường nằm hàng chục năm, nay là mẹ con đứa út, còn ông trải chiếu nằm dưới nền. Hôm kia, hôm qua và hôm nay tôi vẫn hé cửa, rồi đóng, lại nằm xuống... Tôi nghĩ về ông như một nỗi buồn. Nỗi buồn mơ hồ, man mác, không muốn giữ lại cũng chẳng muốn đánh tản khỏi khuôn mặt mình. Nhưng nếu phải chọn lựa thì tôi giữ...
- Nghĩa là tôi sẽ ghìm lòng không qua ngồi uống trà mỗi sáng với ông nữa - cái thói quen đã ăn sâu cả vào tiềm thức, kể từ ngày nàng dứt chồng bồng con về ở với ông. Để rồi từ hôm đó ông cho gà ấp trứng, ông đi bắt một con lợn con về nuôi. Mỗi lần nghe tiếng lợn kêu réo, chính lúc ông xắt chuối. Bên cạnh luôn có hòn đá mài mịn, xắt, đoạn ông lại liếc dao cho sắc. Bầy gà xúm quanh ông mổ tới tấp, có con nhảy cả lên vai ông. Làm tôi nhớ cảnh quê hồi nhỏ, cha mẹ tôi cũng đầu tắt mặt tối... Vâng. Tôi sẽ xoẹt qua cuộc đời ông một lát cắt đồng đại. Sẽ không ai biết được tuổi tác, hoàn cảnh vợ con trước đây của ông, cũng không tương lai mà chỉ là bây giờ, lúc ông nhường chiếc giường lại cho đứa con gái út và đứa cháu ngộ nghĩnh tung tăng chạy nhảy, vui sướng và chưa hề biết đến khái niệm người cha. Tôi cũng không muốn nói đến chồng nàng: thanh niên trẻ, con giám đốc một công ty lớn với ngôi nhà lớn đang giai đoạn hoàn thiện [thì nàng bỏ đi]. Cũng gần. Từ chỗ nàng tới nhà cha khoảng mười lăm phút tản bộ. Gả con trong làng như có vàng treo trước ngõ. Dân gian cho vậy, thực tế trong mấy năm qua ông cũng nghĩ thế. Nàng có thêm hai người chị lấy chồng xa... Dĩ nhiên không ai vạch thân thể nàng để thấy nhiều vết bầm và sẹo. Chỉ đêm hôm ấy nàng lên cơn sốt, cha nàng đánh liều vén áo thoa dầu. Lúc ấy thì nàng bật khóc, con khổ lắm cha ơi, khổ cực mấy con cũng ở với cha thôi. Ông cũng khóc. Ông khóc khi kể lại với tôi vào chiều hôm sau, bên một ly rượu nhỏ. Tôi nhìn thấy nàng đang phơi đồ của con, một dãy dài đủ màu sắc khẽ tung trong gió nhẹ, phớt chút nắng sau mùa lụt. Mặt nàng ửng, môi thắm đỏ tự nhiên trong hơi xuân nồng đượm. Tôi chợn nghĩ nàng không hẳn con ông - người nông phu cao gầy, má hóp. Ở nàng có nét quý phái nhà lành, dẫu theo cung cách làm việc hàng ngày mà tôi lén nhìn thấy, đấy là người phụ nữ đảm đang, vun vén gia đình. Vậy tại sao nàng phải rời khỏi tổ ấm mà con gái cả làng này nằm mơ chẳng thấy? Chồng nàng có vấn đề? Cứ mỗi lần thoáng qua hình bóng của đứa thanh niên mặt búng ra sữa ấy... Tôi thật không thể tưởng tượng nổi cảnh đang trầm lắng ngồi thưởng trà cùng ông thì hắn chạy xe vào không chào hỏi, xộc vô tìm vợ. Nhưng đấy chưa phải nguyên nhân chính để tôi không còn qua ngồi với ông mỗi sớm nữa. Lần cuối [tính cho đến
- giờ] tôi qua, sáng ấy, lúc nàng còn nằm trên tấm phản, uể oải, tấm chăn hồng trễ nải, cặp vú nõn trắng... nàng dướn mình, ngước mắt nhìn ra hiên và trở dậy. Có lẽ đó là lý do tôi thấy mình vô duyên quấn quýt quá thân tình bên ông như cha con. Cũng chưa hẳn. Tôi vẫn muốn qua ngồi uống trà mỗi sớm với ông như thường lệ (nhiều hôm chẳng nói câu nào). Tôi nhớ trước đây, có bận qua thấy ông còn ngủ, bèn nhen lửa bắc nước, rồi thức ông dậy. Ông nhìn tôi thân thuộc quá đỗi. Để dứt bỏ một thói quen sao khó quá vậy. Giờ mỗi sớm tôi dậy, đứng lên rồi mới hay mình phải nằm xuống. Lại ngồi, ủ rũ, tôi hé cửa nhìn qua. Tiếng chổi sàn sạt, tiếng ông gọi đàn gà, gọi thật to dẫu chúng đã về đông đủ, như muốn đánh thức tôi qua chung tuần trà nóng. Mùa đông sắp vãn. Tôi quay nhìn vợ, khuôn mặt dịu hiền vẫn ngủ, lại hé cửa nhìn ông vung gạo cho bầy gà. Thập thò. Mãi mới nhận ra một điều: tôi ngại vợ biết mình đang muốn qua bên kia với ông - người cha của đứa con gái út bồng con về ngoại trong dầm dề lệ đắng. Nhắm nhắt, tôi lại hình dung về chồng nàng: thanh niên mới lớn, mặt nhỏ, hơi cao. Tôi nhớ lần ủy ban xã đón đoàn văn nghệ về vui hội trên sân bãi kho hợp tác cũ, đêm ấy tôi thấy nàng dắt con trong bộ đồ đúng mốt lễ hội. Từ ngày về nhà chồng, từ ngày cha chồng trở thành giám đốc, nàng cũng sáng đẹp ra. Ông ta là một nhân vật quan trọng trong giới doanh nghiệp thành phố, quen nhiều cốp, xuất ngoại thường xuyên, có bận còn đưa nàng đi cùng một vài cán bộ trong công ty. Nhân viên chính, lại là con dâu sếp, đương nhiên nàng được cha chồng nhờ người chăm sóc. Chồng nàng làm cùng công ty song chẳng mấy hôm đến văn phòng. Nàng bồng con ra đi... Dứt khoát vĩnh viễn. Ông nhìn theo thằng chồng nàng. (Từ bữa đó đến nay tôi bỏ ông). Ông bảo hồi còn đi học nhà hắn nghèo, học ít mà bắt chim bẫy rắn thì tài, rồi gà trọi rượu chè thắng thua, gỡ mấy không ra. Có lần tui vác gậy đuổi hai đứa từ bụi tre giáo đầu kia kìa. Trời định duyên phận nó thế... Mấy đêm liền không ngủ được... thằng cu dậy khóc suốt... Ông bật khóc như đứa cháu trai. Giá tôi giúp được ông khỏi muộn phiền quãng cuối đời này. Tôi thử gạt vợ khỏi mình và trộm nghĩ về nàng, thật dễ mà khó. Có lẽ vợ tôi là người đầu tiên và duy nhất cho tới bây giờ, khi chúng tôi vẫn không thể có một mặt
- con, đã đánh thức lòng trắc ẩn trong tôi. Lòng thương người và loài vật thật sự được vợ tôi gạn lớp váng sánh đặc phủ cõi hồn. Vợ tôi, dường như cũng là người đã gọi trúng linh hồn của tôi náu tạm trong thân thể vỡ vàm nhục dục này. Lần tôi hé cửa ngó qua nhà ông, chập tối, vợ tôi đã đến ngồi bên như tàng hình và đặt cằm lên vai tôi, linh hồn tôi chực vọt lên bầu trời. Tôi gặp nụ cười thật diệu kỳ của vợ. Nụ cười đã níu linh hồn tôi lại. Thấy chồng nàng chạy xe tay ga vào. Và hắn túm tóc nàng lôi ra từ gian bếp. Nàng giậm chân, tay ôm đầu kêu anh thả tui ra. Thả ra. Hắn vẫn lôi. Nàng cúi gằm như vừa mới gội đầu, mái tóc xù bung. “Thả ra!” - tiếng nàng rung màng não tôi. Đó cũng là mệnh lệnh của dây thần kinh trung ương, tôi vọt dậy. Vợ túm áo. Vẫn với giọng nói và thái độ rất ngây thơ: “Có ông bên kìa...”. Đúng, có ông. Ông lao từ trong nhà trên ra góc sân cầm con dao. Thằng mất dạy mi thả con tau ra! Hắn kịp giật tóc - nàng ngã dúi - và phốc lên xe. Nàng ôm lấy ông. Ba đụng đến hắn thì ba ở tù đến chết! Tôi thấm thía câu nói của nàng. Phải, ở tuổi tạng thể rộc rạc, án có ngắn hạn chăng nữa ông cũng khó tồn tại trong bóng tối... *** Sáng ngày 1 tháng chót của năm, ông qua nhà gọi tôi, bảo trà đã pha, cứ như cả tuần nay sớm nào tôi cũng ngồi với ông. Tôi đi liền, cũng chẳng khác cái cách tôi thường niên qua nhà ông khi nàng chưa đứt mối duyên hồng. Ông tráng ly, rót nước đặt trước mặt tôi trang trọng. Trà mới. Xanh, đậm, ngòn ngọt. Ông nhìn vườn mai. Thời gian quay vòng kể thì chậm mà nhanh. Tui đã sắp thọ thêm một tuổi. Chợt biết công việc sáng nay ông nhờ tôi. Năm ngoái tôi chủ động, đợi ngày ông trảy lá vườn mai, xin nghỉ việc cơ quan, cùng làm. Năm nay tôi quên lửng. Đứng dậy bước ra vườn mai, tôi cúi lòn qua những cành vươn xoãi. Những gốc mai màu xanh lam loang lổ đều trên chục mùa vàng, năm đầu tiên tôi tới nhập cư nơi đây đã đứng ngẩn trước cổng. Chính vườn mai dụ tôi làm quen ông, trở thành vong niên tri luận. Ông là một người dân quá bình thường, nông cạn sự học, chỉ sự đời là thấu. Ngồi với ông, tôi luôn có cảm giác được thoát khỏi cái lồng công sở ồn ào lợi danh, nhầy nhụa trong mớ kiến thức hổ lốn cùn mòn sáo rỗng. Ngồi với ông, tôi không phải
- nghe lý thuyết suông, văn chương nghệ thuật, không phải nghe rao giảng đạo đức. Thứ đạo đức bao bọc lấy tôi như một tấm áo mới, hàng ngày vợ tôi phải giặt sạch bằng xà phòng tẩy trắng cùng nước xả hương hoa... Vợ gọi tôi về ăn sáng. Chay. Tôi mới hay sáng nay mồng một, ngày âm trùng dương. Vợ chồng tôi ăn chay tháng hai ngày, và kiêng cữ triệt để tình dục trong những ngày đó. Tôi nói sáng nay anh giúp ông trảy lá mai. Vợ tôi cười dịu nhẹ. Đợi tôi ăn hết, đón tô đi rửa. Giặt đồ. Khi tình cảm đã gần như được bão hòa, vẻ quyến rũ ở phụ nữ như vợ tôi trở thành nỗi khát khao của kẻ ngoài. Tôi thường xuyên chở vợ về ngoại thăm thú, ở đó cũng làng quê khốn khó. Tôi trở thành niềm tự hào của gia đình họ hàng bên vợ. Tôi yêu vợ bằng cả tình thương, không đòi hỏi những khiếm khuyết có ở những người con gái trẻ đẹp khác. Ông mặc bộ pijama sọc xanh lơ trên nền trắng xám, đeo kính, thấp thoáng giữa vườn mai xanh mướt. Tôi nhìn ông trảy lá hồi lâu. Ông có đôi bàn tay to, ngón dài, tay trái chỗ giữa ngón cái và ngón trỏ bị rút hõm sâu. Tôi thích nhìn bàn tay gân guốc sồ sề như sinh vật lạ màu nâu đen vươn lên những nhánh mai vặt từng chiếc lá xanh. Hai người cùng làm một việc trong im lặng, không biết ông đang nghĩ gì? Đứa bé chợt khóc. Nó đá con mèo mạ nằm co và đã bị con mèo nhe răng gừ lại. Mẹ đây... Nàng rảy tay, lau tạm vào quần chạy tới bên con dỗ dành. Ai bảo con trêu mèo. Để nó nằm yên nghe không. Đứa bé mếu máo gật đầu. Tôi đang trên thang, vặt lá ở cây mai cao nhất, ngoái nhìn. Gặp ánh mắt nàng... Nàng tiếp tục trở lại công việc dở. Sáng nay nàng cho con ăn dưới bếp, trong lúc tôi uống trà. Tôi về nhà nghe điện thoại. Nàng ra vườn sau cắt chè. Bây giờ đang rửa. Nàng rửa ba nước, vo gọn vào ấm đất. Giội ít nước sôi, lắc, đổ ra đất như kiểu ông và tôi thường tráng trà, sau đó cho nước ngập chè. Con giội nước rồi ba hi. Sáng nay, sáng duy nhất tôi thấy nàng thay ông giội nước ngon. Lúc tôi trèo lên trảy lá được nửa cây mai lớn, thấy vợ xách làn ra chợ, ngang qua gọi, cười tươi. Vợ tôi sao có thể đo được chiều sâu cõi lòng tôi. Đêm hôm trước, vợ tôi kể nàng có qua ngồi chơi, cùng nhặt rau, bảo thằng chồng em hắn nghiện... ngày mô em cũng bị hắn réo điện thoại về. Mấy đứa cùng phòng
- tin lời em bảo mày chiều con quá, cắt sữa đi... Tôi yêu và thương sự ngây thơ của vợ. Sự ngây thơ trong trắng, quả thực tôi không hề muốn vấy lên đó vết bẩn nào. Chè nàng om đặc quệu. Tôi ông tạm nghỉ tay, nước nóng, vừa thổi vừa uống tôi nghĩ đến đôi bàn tay thon nhỏ của nàng... Xong việc trảy lá mai bóng nắng đã thôi chếch khu vườn. Tôi rảo về, bữa cơm tươm tất đã dọn. Vợ tôi vẫn nụ cười hiền thảo kể nàng bị hắn đánh giữa chợ. Tôi nghẹn. Tình thương dậy khắp, tôi nghĩ mình lên tiếng thì giọng nói sẽ mếu, sẽ ngắt! Tôi nuốt vội cơm, đứng dậy. Người nóng rần và run. Tôi đang cảm động hay nén cơn giận không xuôi... Lại hé cửa nhìn qua, nhà ông không người. Con lợn đói bụng van réo. Vườn ông, bao nhiêu lá xanh phủ dày vòng quanh mỗi gốc mai. Chợt nhiên chạnh lòng. Mai rồi trơ mình giữa gió rét sương sa đau buốt dầm dề suốt gần tháng trời mới nảy, ứa nụ. Phận mai như thiếu nữ qua thời xuân xanh chóng vánh, thảm thương soi phận mình vào khoảng trời trắng nhức. Lộc chồi mơn mởn chuyển màu xanh đậm, mắt tôi chợt dừng lại giữa khoảng đất trống. Trời ơi, tôi thầm thốt lên, một gốc mai to đã bị bứng. Tôi toan gọi to hỏi ông. Ngưng bặt. Bán một gốc mai trong khu vườn thân thương, chắc ông cũng tiếc lắm, đau đáu lắm. Tôi nghĩ cây cối, mệnh sinh ra là cống hiến. Đời thực vật khác với loài động vật là không kêu van oán thán người, bởi chúng đạt đến tầng rất gần cõi Phật - cống hiến. Nhưng không hẳn mai không đau đớn buồn phiền. Một cây trong vườn ông lỡ làng bung nở, lẽ nào không tủi phận... Mai có phân giống đực - cái hay không? Nếu có hẳn cây mai đã nở là nàng, và những bông mai vàng thấm đẫm phấn nhụy kia sẽ rụng trước thềm xuân sang. Còn tôi - một trong những cây mai đực trụi lá đang nhức nhối, bàng hoàng trước xuân. Tôi tưởng đến cảnh nay mai ông già, ốm yếu, chỉ mới nằm liệt giường thôi chứ chưa nói từ giã cõi đời đoàn tụ với người vợ vắng mặt hơn hai mươi năm, nàng sẽ bơ vơ trong ngôi nhà có mảnh vườn rộng ngót ngàn mét vuông gọi xóm làng mấy ai nghe thấu. Lúc đó nàng sẽ là nô lệ chồng trong chính ngôi nhà của cha mình? Bàn tay nào sẽ chìa ra đỡ lấy mẹ con nàng?
- Thực ra tôi đã nghĩ quá xa. Vườn mai trụi lá chưa đâm chồi. Hôm ấy nhập nhoạng, thằng chồng nàng rẽ vào, thấy vắng ông liền tính liều... Ông từ hàng xóm trở về thấy cảnh con gái bị hãm hiếp, sẵn cây chổi cán dài vào phang luôn. Hắn chạy. Ông đuổi ra đến đoạn ngoặt con kiệt thì ngã. Ngã dúi xuống cống nước. Phim chụp cho thấy ông bị dập tủy ở sau gáy. Đo ba lần vẫn “tim quá yếu không thể mổ”, đồng nghĩa với việc ông liệt tứ chi. Tôi công tác về, rẽ vào bệnh viện trước lúc về nhà. Nhìn ông, tuyến lệ tôi tắc nghẹn. Nếu tôi ở nhà hôm đó, thấy cảnh nàng bị ép... liệu có xảy ra một cuộc ẩu đả với thằng thanh niên khốn nạn kia? Nếu tôi không theo Phật hẳn sẽ oán thán cuộc đời này lắm. Tôi nghe lời Phật: không phải do nghiệp ác kiếp này mà ông đang gánh nghiệp của những kiếp trước tồn lại. Bây giờ ông nằm trên giường chỉ nhìn được khoảnh sân nhỏ... Mấy đứa con ông ở xa, thường tới thăm cha vào buổi tối, cả ngày giao ông cho nàng. Nếu nàng không bỏ nhà chồng... Phải chăng đây là nghệ thuật sắp đặt của Thượng đế? Tôi không nề hà chuyện thấy mình vô duyên cứ lui tới nhà có gái một con bỏ chồng hờ hững nữa. Sáng trưa tối tôi đều qua thăm ông, ngồi bên xoa bóp những tay chân đã không còn cảm giác... Có lẽ ông sợ khóc lắm. Đôi tay bại, ông khóc ai lau nước mắt! Sáng nay tôi qua đúng lúc nàng cần người đỡ ông để làm vệ sinh. Tôi nâng chân ông, nàng thì ngồi với khuôn ngực trắng, tôi cũng không muốn thấy dòng nước mắt đang chảy kia của ông, nhìn ra vườn và bỗng sợ mình ứa lệ. Sao lại khóc khi mai vàng đương độ... Nếu ai đó lỡ đọc câu chuyện này đúng dịp xuân về, xin hãy hiểu cho những hạt buồn gieo không đúng vụ, và xem như ông, tôi và nàng chỉ là hư cấu mà thôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 6
17 p | 404 | 220
-
Chợ Đồng Xuân nét văn hóa Tràng An
6 p | 126 | 11
-
Quyến rũ Bà Nà, Đà Nẵng
2 p | 106 | 9
-
Xuân Sơn kỳ thú trong từng góc cạnh
8 p | 80 | 7
-
Sắc màu mùa xuân bên bờ Tam Hiệp
9 p | 69 | 6
-
Nhạc sĩ không chuyên
9 p | 77 | 5
-
Vòng cung ánh sáng
13 p | 64 | 5
-
NẮNG XUÂN
13 p | 58 | 4
-
Sự Cố Tin Nhắn
2 p | 60 | 4
-
Bài học từ hoa hồng kiêu hãnh
3 p | 109 | 4
-
Nhộng Đầu Xuân
5 p | 64 | 3
-
Helsinki vào hạ
6 p | 56 | 3
-
Anh Đàn, Em Hát, Níu Xuân Xanh
5 p | 55 | 3
-
Khám phá thác Hang Cọp
3 p | 58 | 3
-
Chợ Âm Dương – nơi mua may, bán rủi
9 p | 55 | 2
-
Mùa Xuân Yêu Thương
12 p | 109 | 2
-
Gửi em nơi thiên đường
5 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn