intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản: Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản" trình bày những nội dung về: lược sử hình thành và phát triển đường lối quân sự của Đảng; cơ sở hình thành và phát triển; quá trình hình thành (1930 - 1945); quá trình phát triển (1945 - 2015); một số nội dung cơ bản đường lối quân sự của Đảng; lực lượng tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. CAO THỊ LAN ANH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐẶNG THU CHỈNH Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Đọc sách mẫu: ThS. TRẦN MINH NGỌC NGUYỄN HẢI ĐĂNG BÙI BỘI THU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/9-337/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5360-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020. Mã ISBN: 978-604-57-6104-5.
  2. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN L ịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong suốt hàng nghìn năm, ông cha ta đã phải liên tục đối phó với các thế lực ngoại xâm, bảo vệ giang sơn, bờ cõi. Quá trình đó không những đã hun đúc nên truyền thống bất khuất, hào hùng mà còn để lại những kinh nghiệm, bài học quý báu trong nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật quân sự, đó là khả năng lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, tận dụng được những điều kiện cơ bản, những thế mạnh về lịch sử - tự nhiên và chính trị - xã hội, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để có thể đánh thắng cả những đế quốc hùng mạnh nhất. Kế thừa những giá trị cốt lõi trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh, nghệ thuật quân sự của các thế hệ đi trước, trong mỗi thời kỳ cách mạng, phụ thuộc vào tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, Đảng ta đã đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, minh chứng bằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể từ khi có Đảng, đặc biệt là trong 30 năm chiến tranh cách mạng 1945 - 1975. Đường lối quân sự là một bộ phận hữu cơ, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng. Nếu như trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta xác định quân sự là cốt lõi, nổi bật và có tính quyết định đến thắng lợi thì trong thời kỳ hòa bình, xây dựng, mặt quốc phòng lại là chủ yếu, còn mặt quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
  3. 6 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hoàn thiện lý luận chiến lược quốc phòng trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và sự chuyển biến của tình hình trong nước, quốc tế nhằm phát huy tối đa sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, đủ sức bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Để góp phần làm rõ cơ sở, quá trình hình thành và phát triển đường lối quân sự của Đảng cũng như phương thức, chiến lược xây dựng, tổ chức lực lượng, căn cứ địa, hậu phương, cách thức tiến hành chiến tranh nhân dân,... Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của PGS.TS. Vũ Quang Hiển. Cuốn sách cung cấp một góc nhìn toàn diện về đường lối quân sự Việt Nam với những chiến lược, sách lược, chiến thuật thể hiện qua mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của lĩnh vực quân sự, quốc phòng phù hợp thực tiễn yêu cầu cách mạng qua các thời kỳ, đồng thời góp phần gợi mở những đề xuất nhằm tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, đủ sức đáp ứng mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước sự biến chuyển của tình hình, là tài liệu bổ ích đối với việc nghiên cứu chiến lược quốc phòng trong giai đoạn hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng đông đảo bạn đọc và rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia quân sự, các nhà nghiên cứu để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Tháng 12 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  4. 7 LỜI NÓI ĐẦU Đ ường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam là những chuẩn tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, phương thức tổ chức thực tiễn về quân sự do Đảng vạch ra nhằm thực hiện những mục tiêu quân sự cụ thể trong mỗi thời kỳ cách mạng. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, đường lối quân sự của Đảng là phương hướng chính trị và hệ thống các quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc, phương châm chỉ đạo và chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, xây dựng và củng cố quốc phòng nhằm giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ các vấn đề về xác định mục đích chính trị, tính chất, đặc điểm của khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng và củng cố quốc phòng; về đối tượng tác chiến chiến lược, nhiệm vụ quân sự của Nhà nước và của lực lượng vũ trang; về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ hậu phương, xây dựng nền quốc phòng; về phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự... được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời. Đường lối quân sự là một
  5. 8 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... bộ phận của đường lối chính trị (đường lối cách mạng) và phục tùng đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng1. Đường lối quân sự của Đảng là sự phát triển lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; kế thừa và phát triển lên trình độ mới truyền thống “cả nước chung sức đánh giặc” trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa quân sự thế giới; kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của Đảng và Nhân dân Việt Nam trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. Đó là một bước phát triển cao về chất trong tri thức quân sự Việt Nam. Đường lối quân sự của Đảng hình thành và phát triển gắn liền với sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, xây dựng khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới; nhà chiến lược thiên tài, nhà quân sự kiệt xuất, người cha thân yêu của lực lượng vũ trang. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh “là lý luận quân sự hiện đại của dân tộc Việt Nam, lý luận quân sự của thời đại giai cấp công nhân Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, được diễn đạt bằng ngôn ngữ dân tộc, khoa học và đại chúng, rất dễ hiểu đối với quần chúng ____________ 1. Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr. 302.
  6. LỜI NÓI ĐẦU 9 nhân dân”1. “Đó là tư tưởng quân sự Việt Nam, là học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”2. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vừa có tính chất dân tộc, vừa có ý nghĩa thời đại rất sâu sắc. Thiên tài quân sự Hồ Chí Minh được đề cập trong nhiều công trình khác nhau của các nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ Gớt Hôn khẳng định: “Người là một lãnh tụ chính trị nhưng Người cũng là một lãnh tụ xuất sắc về quân sự”4. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng, nhất là các công trình của các tướng lĩnh, cơ quan và nhà khoa học của Bộ Quốc phòng. Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố, đặc biệt là những luận văn quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuốn sách này, tác giả chọn lọc và giới thiệu một số vấn đề trong đường lối quân sự của Đảng, chủ yếu nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên. ____________ 1. Trường Chinh: Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983, tr. 173. 2. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 224. 3. Nghị quyết của UNESCO, Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr. 5. 4. Báo Nhân dân, ngày 17/9/1969.
  7. 10 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật của lịch sử dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc là quy luật của đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Từ khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là những cuộc chiến tranh khu vực vẫn diễn ra khá thường xuyên, cuộc đấu tranh vì chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ngày càng gay gắt và có những diễn biến phức tạp, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã và đang đứng trước những thử thách mới. Để sự nghiệp đổi mới thành công, sự nghiệp kiến quốc thắng lợi, thì trước hết phải giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đường lối quân sự của Đảng không chỉ là ngọn cờ dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam liên tiếp giành thắng lợi trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân chống các thế lực xâm lược trước đây, mà còn là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Bởi thế, việc nghiên cứu, học tập đường lối quân sự của Đảng nói chung, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói riêng vẫn luôn là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vô cùng to lớn. Xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản cuốn sách này. Chúng tôi mong nhận được sự trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp, các nhà khoa học và bạn đọc. Hà Nội, mùa Thu 2019 TÁC GIẢ
  8. Phần thứ nhất LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG
  9. 12 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN...
  10. 13 Chương I CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Đ ường lối quân sự của Đảng có cơ sở thực tiễn và lý luận rất phong phú. Đó là truyền thống quân sự của dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và tinh hoa quân sự thế giới. Đường lối quân sự của Đảng luôn được bổ sung và làm phong phú thêm bằng những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng và củng cố quốc phòng của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. I- TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG KỲ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM Đường lối quân sự của Đảng trực tiếp kế thừa và phát triển lên một trình độ mới, chất lượng mới những truyền thống quân sự lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống quân sự Việt Nam hình thành và phát triển qua mấy
  11. 14 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... ngàn năm mà hơn một nửa thời gian đó phải dành cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Do hoàn cảnh thường xuyên có giặc ngoại xâm, các cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay, nhất là quốc gia Đại Việt thường xuyên phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược với những hình thức khác nhau, khi thì tiến hành khởi nghĩa, khi thì tiến hành chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước; có khi từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc. “Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh không ngừng. Dân tộc ta sống còn và phát triển được trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, chính là vì dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. Chúng ta đã chiến đấu thắng lợi chống nhiều đạo quân xâm lược, chúng ta đã khắc phục được hoàn cảnh thiên nhiên để tồn tại”1. Truyền thống và di sản quân sự dân tộc là cơ sở thực tiễn hết sức phong phú cho sự hình thành và phát triển đường lối quân sự Việt Nam hiện đại, nổi bật nhất là một số điểm sau đây: 1. Truyền thống yêu nước nồng nàn, anh dũng chống ngoại xâm, tự lực tự cường, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, trên các đường giao thông từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, “như một căn cứ xuất phát từ đất liền tiến ra biển cả, một đầu cầu từ biển cả vào đất liền”, vì thế những lực lượng xâm lược lớn mạnh luôn ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 709.
  12. Chương I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 15 nhòm ngó, muốn xâm chiếm nước Việt Nam, hòng bóc lột và nô dịch Nhân dân Việt Nam, lấy Việt Nam “làm bàn đạp để bành trướng thế lực của chúng về các hướng”. Chính vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải “luôn luôn đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược và liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc để giữ gìn độc lập dân tộc, không ngừng nổi dậy khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh giải phóng để giành lại độc lập dân tộc”. Tình cảm và ý thức dân tộc, tinh thần làm chủ đất nước, ý chí đấu tranh kiên cường và bất khuất để giữ lấy và giành lại độc lập dân tộc của Nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh đó. Dân tộc Việt Nam “đã dần dần xây dựng nên và phát huy mạnh mẽ một truyền thống vô cùng quý báu: truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm rất oanh liệt vì độc lập tự do”1. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”2. Trải qua nhiều thế hệ, những cộng đồng tộc người trên dải đất Việt Nam đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm, chịu đựng mọi hy sinh gian khổ để bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền độc lập, tự chủ. ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 1206. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 38.
  13. 16 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... Thế kỷ III trước Công nguyên, từ buổi đầu kháng chiến chống xâm lược của nhà Tần, tinh thần thà hy sinh tất cả, chứ không đầu hàng giặc đã nổi bật trong nhân dân Âu Lạc1. Trong một ngàn năm bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ và thực hiện mưu đồ đồng hóa, cộng đồng các dân tộc vẫn giữ vững tinh thần bất khuất, ý chí tự chủ, tìm mọi cách giành lại nền độc lập. Trải qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan và nền tự chủ của họ Khúc, ý thức độc lập tự chủ ngày càng củng cố và phát triển. Chiến công năm 931 của Dương Đình Nghệ và đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền phản ánh sức mạnh trỗi dậy của nền văn hóa giữ nước của dân tộc, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh vì nền độc lập tự chủ trong quan hệ với các triều đại phong kiến phương Bắc. Ý chí giành lại nền độc lập, trở lại với “nghiệp Hùng” lưu tồn và ngày càng vun đắp bằng xương máu qua nhiều thế hệ đã trở thành sức sống lâu bền, không hoàn cảnh nào có thể làm mai một. “Chính giá trị tinh thần ấy là nguồn gốc sâu xa nhất để dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ, thảm họa hơn một nghìn năm bị đô hộ”2. Thời phong kiến độc lập tự chủ, ngọn lửa chiến tranh vì đại nghĩa đã bồi đắp thêm truyền thống yêu nước, tôi luyện ____________ 1. Trong Nhân gian huấn, Hoài Nam Tử thời Hán viết: “Người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư”. 2. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, t. 5, tr. 22.
  14. Chương I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 17 thêm ý chí độc lập tự chủ của quân dân Đại Việt. Trước họa xâm lăng, thái độ duy nhất của toàn dân là quyết đứng lên chiến đấu đến cùng. Lời tuyên bố đanh thép của Trần Thủ Độ vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (1258); những tiếng hô: “Quyết đánh” của các bô lão vang lên trong Hội nghị Diên Hồng mùa Đông năm Giáp Thân (1284); lời thề “Sát Thát” (giết giặc Mông - Thát) trên cánh tay mỗi tướng lĩnh và quân sĩ nhà Trần (1285); tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn: “Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã” (1287)1... là những biểu hiện hùng hồn của tinh thần anh dũng, bất khuất của cả một dân tộc trong cuộc chiến đấu vì sự tồn vong của một quốc gia độc lập. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt không ngừng vang lên những lời thơ, lời hịch, lời kêu gọi chiến đấu, khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng. Bài thơ Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên cáo đầu tiên về nền độc lập của quốc gia Đại Việt sau nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”2. ____________ 1. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Sđd, t. 5, tr. 28. 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt Sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t. I, tr. 279.
  15. 18 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... Thế kỷ XIII, trước họa xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên, trong lời hịch gửi các tỳ tướng, Trần Quốc Tuấn nói: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nằm da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm...”1. Đó là một sản phẩm điển hình của tinh thần quốc gia phong kiến, tỏ lòng ái quốc, tinh thần hy sinh và ý chí quyết tiêu diệt quân xâm lược. Sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh (thế kỷ XV) trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Xét như nước Đại Việt ta, Thực là một nước văn hiến. Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt không bao giờ thiếu...”2 Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (thế kỷ XVIII), Quang Trung kêu gọi quân sĩ: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”3. ____________ 1, 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t. II, tr. 82, 282. 3. Dẫn theo Trần Trọng Tân: Anh Hùng dân tộc Nguyễn Huệ, một thiên tài, 29/01/2009, https://www.sggp.org.vn/anh-hung-dan-toc-nguyen- hue-mot-thien-tai-67651.html.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2