Phân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu<br />
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững<br />
<br />
Đại hội XI chỉ rõ:” Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là<br />
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy<br />
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển<br />
đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát<br />
triển nhanh, hiệu quả và bền vững”<br />
<br />
1. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu<br />
tố con người luôn là yếu tố cơ bản:<br />
<br />
Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công<br />
nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con<br />
người là yếu tố quyết định, bởi:<br />
<br />
Trong các yếu tố đó, chỉ có con người có khả năng sáng tạo, sử dụng và tạo<br />
ra các yếu tố khác:<br />
<br />
Thứ nhất, yếu tố vốn là rất quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ ở dưới dạng<br />
tiềm năng, chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi con người biết sử<br />
dụng, khai thác chúng đúng mục đích và có hiệu quả cao.<br />
<br />
Thứ hai, khoa học, công nghệ là sản phẩm của trí tuệ con người; được phát<br />
triển và áp dụng bởi con người. Khoa học và công nghệ càng phát triển thì con<br />
người càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
<br />
Thứ ba, từ kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy sự thành công của công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định chính sách, đường lối chủ<br />
trương cũng như tổ chức thực hiện.Điều này càng thể hiện vai trò quan trọng của<br />
yếu tố con người bởi chính sách, đường lối chủ chương là do con người đề ra và<br />
cũng do con người tổ chức, thực hiện.<br />
Thứ tư, nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ là nguồn lực vô tận, có khả<br />
năng tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học.<br />
<br />
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa là sự nghiệp của toàn dân<br />
<br />
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dân<br />
ta, đất nước ta nhằm mục đích” dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ,<br />
văn minh”.Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận, một giai cấp<br />
mà là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt: sức lao động,<br />
tiền vốn, trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm, kỹ thuật …<br />
<br />
Qua đó, có thể thấy yếu tố con người là yếu tố cơ bản, quyết định trọng sự<br />
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Bởi vậy, trong Chiến lược phát<br />
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, một trong năm quan điểm phát triển<br />
của Đảng ta là “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người<br />
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”<br />
<br />
2. Vấn đề phát huy nguồn lực con người:<br />
<br />
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 xác định phát<br />
triển nhanh nguồn nhân lực là một trong 3 khâu đột phá chiến lược. Để làm được<br />
điều đó cần phải:<br />
<br />
- Quan tâm đến giáo dục, đào tào để nâng cao giá trị của nguồn lực con người:<br />
<br />
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của<br />
xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân<br />
chủ hoá và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều<br />
kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.<br />
<br />
Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ<br />
chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học,<br />
công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của<br />
công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Chú trọng phát hiện,<br />
bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.<br />
<br />
- Thực hiện tốt công bằng, bình đẳng xã hội:<br />
<br />
Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi<br />
người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực<br />
hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả<br />
năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất<br />
nước<br />
<br />
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ<br />
phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ<br />
Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân<br />
<br />
- Quan tâm đến lợi ích vật chất của con người:<br />
<br />
Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập<br />
tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều<br />
tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá<br />
nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền,<br />
các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách<br />
đối với người và gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao<br />
động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời<br />
sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi.<br />
Hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội.<br />
<br />
I. Trình bày quan điểm cá nhân về thực trang nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện<br />
nay, liên hệ trực tiếp với ngành đang học ( tài chính ngân hàng )<br />
1. Quan điểm cá nhân về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay:<br />
a) Thực trạng<br />
Nguồn nhân lực dồi dào<br />
<br />
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến 01/01/2014 là 47,49<br />
triệu người.Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm<br />
2013 ước tính 52,40 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2013 ước tính<br />
89,71 triệu người. Như vậy, tỷ lệ người nằm trong độ tuổi lao đông chiếm 52.93%<br />
tổng dân số. Có thể thấy Việt Nam đang trong thời kì” dân số vàng”, với lực lượng<br />
lao động khá dồi dào.<br />
<br />
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến mâu thuẫn giữa lượng và chất<br />
<br />
Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam<br />
hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á<br />
tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm<br />
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp<br />
hạng.<br />
<br />
Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật không có<br />
bằng cấp chiếm đến 83,54% trong cơ cấu nguồn cung lao động của Việt Nam. Lao<br />
động có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp còn<br />
chiếm tỷ lệ khá thấp với tỷ lệ tương ứng là 2,56%, 1,61% và 3,61% Tỷ lệ này cho<br />
thấy lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội dẫn đến tình trạng mất cân đối<br />
cung cầu thị trường lao động, dư thừa lao động phổ thông không qua đào tạo, thiếu<br />
lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật.<br />
<br />
Cơ câu phân bổ lao động trong ngành nghề mất cân đối:<br />
<br />
Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng<br />
thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều<br />
ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực<br />
hiện đang thiếu nhân lực chất lượng cao như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng,<br />
kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...<br />
Giải pháp:<br />
<br />
Thứ nhất: xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược<br />
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế<br />
quốc tế. Mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực<br />
đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình và hiện thực hóa Chiến<br />
lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể.<br />
<br />
Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát<br />
triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con<br />
người trong thời đại hiện nay<br />
<br />
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc<br />
sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội.<br />
<br />
Thứ tư, cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng<br />
rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát<br />
triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới<br />
<br />
Thứ năm, cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt<br />
Nam.<br />
<br />
Thứ sáu, cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực<br />
Việt Nam<br />
<br />
2. Liên hệ trực tiếp với ngành tài chính ngân hàng:<br />
a) Các vấn đề về nhân lưc của ngành tài chính ngân hàng hiện nay<br />
- Thừa nhân sự:<br />
<br />
những năm gần đây sinh viên đổ xô học ngành tài chính - ngân hàng do dư âm<br />
của thời kỳ tăng trưởng nóng trước năm 2008. Hầu như các trường đại học đều mở<br />
khoa tài chính - ngân hàng. Bởi ngành nghề này vẫn được cho là”hot” mặc dù nhu<br />
cầu nguồn nhân lực lại rất hạn chế<br />
Hiện tại cung về số lượng lực lượng lao động trong lĩnh vực Tài chính- Ngân<br />
hàng đã vượt xa nhu cầu thực tế của các tổ chức tài chính - tín dụng, nhất là trình<br />
độ cử nhân. Theo số liệu của Viện Nhân lực Ngân hàng tài chính (BTCI), lượng<br />
sinh viên trong ngành ra trường trong năm học 2012- 2013 khoảng 29000 đến<br />
32000 và đến năm 2016 là 61000 người. Số sinh viên được tuyển dụng khoảng<br />
15000 đến 20000 người.<br />
<br />
- Thiếu chất lượng:<br />
<br />
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ đạo tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các<br />
ngành khác, tuy vậy tỷ lệ đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác. Cụ<br />
thể, nguồn nhân lực có trình độ đại học ngân hàng là 30,06%, ngành khác 34,9%,<br />
cao học ngân hàng 1,35%, ngành khác 1,75%.<br />
<br />
Theo nhận định của nhiều chuyên gia về đào tạo, nguồn nhân lực ngành ngân<br />
hàng hiện vẫn có một thực tế là vừa yếu, vừa thiếu, cụ thể: Khối kiến thức bổ trợ<br />
(tin học, ngoại ngữ) yếu; kiến thức chuyên môn, và kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hầu<br />
hết các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ<br />
quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn,<br />
khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế không<br />
cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự<br />
án, thiếu kĩ năng dân sự …<br />
<br />
<br />
<br />
b) Giải pháp<br />
- Cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng<br />
viên.<br />
- Tạo điều kiện nhiều để sinh viên có thể tiếp cận nhiều kĩ năng mềm như: kĩ<br />
năng nói, kĩ năng viết, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm.<br />
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng lao động (các ngân hàng, tổ<br />
chức tài chính, doanh nghiệp ) và các trường đào tạo nguồn nhân lực tài<br />
chính - ngân hàng.<br />