Duyên kỳ ngộ
lượt xem 2
download
Thành Thăng Long vào dịp tiết trung thu thật đẹp. Khắp nơi đều ngập một màu vàng: vàng tươi của hoa cúc, vàng ruộm của lá ngô đồng rụng, vàng pha sắc đỏ của tán bàng, vàng non tơ của hoa sữa quyện lại mà thành mùa thu. Tiết trời tháng tám có vẻ rũ buồn của người đẹp mê ngủ. Đi trong tiết trời ấy, Bích Châu thấy nhẹ cả người. Vốn thường nàng thích tự do. Mọi sự quy củ với nàng đều trở nên khó chịu. Từ ngày vào hoàng cung, nàng không được tự do. Cảm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Duyên kỳ ngộ
- Duyên kỳ ngộ TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUỲNH NGA Thành Thăng Long vào dịp tiết trung thu thật đẹp. Khắp nơi đều ngập một màu vàng: vàng tươi của hoa cúc, vàng ruộm của lá ngô đồng rụng, vàng pha sắc đỏ của tán bàng, vàng non tơ của hoa sữa quyện lại mà thành mùa thu. Tiết trời tháng tám có vẻ rũ buồn của người đẹp mê ngủ. Đi trong tiết trời ấy, Bích Châu thấy nhẹ cả người. Vốn thường nàng thích tự do. Mọi sự quy củ với nàng đều trở nên khó chịu. Từ ngày vào hoàng cung, nàng không được tự do. Cảm giác thèm muốn những ngày xa xưa vụt về như một giấc mộng đẹp. Ngày ấy, nàng thường trốn nhà rong chơi. Nàng giả trai. Thời đại đàn bà chỉ biết trốn sau khe cửa làm kìm hãm những khát khao trong trái tim non nẻo của nàng. Thú thích phiêu lưu đã giúp nàng học được nhiều điều có ích. Bích Châu thông minh nhưng bướng bỉnh. Cầm kì thi hoạ nàng đều biết nhưng chưa bao giờ người ta thấy nàng ngồi thêu. Thời gian đọc sách của nàng ít hơn gấp nhiều lần nàng cùng môn sinh tập tành võ nghệ. Giá như nàng là con trai! Thân phụ nàng ước thế. Nàng cũng mong như thế. Khuôn mặt khôi ngô và tươi tắn thế kia. Giả trai trông nàng lịch lãm hơn hẳn. Nhiều chàng trai đã phải tự vấn lòng mình, đã đánh mất vẻ linh hoạt thường ngày vì ganh tị trước một vẻ đẹp tuấn tú nhường ấy. Nhiều cô gái ngừng tay thêu nhìn theo mê mải mà ước mình một lần được nàng để mắt. Người già, trẻ con ai ai cũng mến mộ nàng, bởi nàng tài hoa quá, lạ quá. Cả đời người hoạ hoằn lắm người ta mới nhìn thấy những điều kì lạ.Truyền thuyết về những anh hùng giết hổ dữ lưu truyền trong nhân gian không hấp dẫn và kì ảo bằng ánh trăng lung linh trên phủ Nguyễn. Người ta kể lại rằng, khi phu nhân họ Phạm lâm bồn, bà đã ngoài 40 tuổi. Đêm ấy, trăng có màu trắng như sữa, trong như nước am tuyền đậu lại bên cửa khuê phòng thành một khoảng sáng lấp lánh. Bà sinh hạ một tiểu thư, bà
- lấy trăng tắm đẫm lên người con, nhỏ vào đôi mắt trong trẻo của con. Bao nhiêu tinh lực của đất trời phút chốc đậu lại ở đôi mắt đó. Một buổi chiều mùa thu, nắng hanh hao vàng. Bích Châu đang ngồi đầu phố xem người ta nặn tò he chuẩn bị cho trung thu sắp tới. Những nghệ nhân thoăn thoắt nặn hình những con thú đầy màu sắc. Nàng thích thú nhìn con thỏ ngọc màu hồng. Hai cái tai dài uốn cong, bốn chân chụm lại như đang nhảy trên đồng cỏ xanh mượt. Mải ngắm con thỏ, nàng chợt giật mình. Chàng trai đứng sau lưng nàng đón lấy con thỏ từ tay người thợ, bất ngờ trao cho nàng rồi bỏ đi. Bích Châu nhìn theo cảm kích. Nàng biết ngay rằng chàng thuộc dòng dõi quyền quý. Quần áo sang trọng, thắt lưng nạm vàng và miếng ngọc bội ở thắt lưng có hình con sư tử đang chồm lên dũng mãnh. Nhìn nó, nàng thấy cả đại ngàn đang rung chuyển. Tiếng gầm của nó là tiếng gầm của một sức mạnh vô hình choán hết không gian vũ trụ. Nó phát ra tiếng kêu u u kì bí đến lạnh người. Nhưng không phải vẻ ngoài lịch thiệp của chàng làm nàng cảm kích, cũng không phải trang phục sang trọng làm nàng bối rối. Nàng không cần những thứ ấy. Cái đó, cha nàng cũng có. Ông là An phủ sứ đứng đầu một lộ trong 12 lộ của nước Đại Việt. Nàng là lá ngọc cành vàng của ông, hẳn nhiên không màng đến lụa là gấm vóc. Điều mà nàng ngưỡng mộ chàng trai ấy chính là khí tiết thông minh của người. Nàng tò mò bám theo. Chàng đang đánh cờ cùng mấy cụ già trên phố. Nước cờ như nhởn nhơ, tung tẩy và yếu thế nhưng nàng biết đó là một dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng nhường kia làm đối thủ xem thường. Từng đợt sóng ngầm từ ngoài khơi không dễ gì phát hiện, chỉ khi đến gần bờ, chạm phải vào đáy nước, con sóng cao dần lên và đối với những người đang đứng trên bờ, thực sự trời đang sập xuống đầu họ. Nàng đang đứng chen trong tốp người xem trầm trồ bàn tán. Mặt trời đổ khí nóng xuống lòng đường hầm hập không làm họ bớt hưng phấn. Càng về cuối, thế cờ càng hấp dẫn. Trên mặt chàng trai thoáng nhoẻn cười. Nụ cười thoảng qua, nhanh như một cơn gió. - Có sóng! Câu nói bâng quơ làm chàng trai ngước nhìn. Nỗi thẹn chín dần lên má làm nàng bối rối. Nàng bỏ chạy. Một cơn mưa bóng mây đuổi kịp nàng. Tiếng sấm đì đùng một lúc rồi mất
- hẳn. Gió đẩy đám mây rách mướp trôi giạt về một phía, để lại một khoảng bầu trời rực rỡ nắng hồng và những ôm mây trắng nhẹ như bông. Định mệnh mượn lời nàng, khoác lên người nàng nỗi xao xuyến của người thiếu nữ. Duyên phận chính thức đẩy hai người lại gần nhau trong một cuộc gặp tình cờ. Hôm ấy, trời nắng vàng rực rỡ. Nàng đang vắt vẻo trên chiếc cầu tre cha nàng vừa sai gia nhân làm khi ông cho người khơi rộng lòng hồ, dẫn nước từ ngoài sông về phủ. Hồ chỉ thả hoa sen làm chỗ ngẫm nghĩ lúc thanh nhàn, thỉnh thoảng bị khuấy động bởi đôi ba con cá rô con nhảy póc póc đớp bóng nước. Nàng hồn nhiên cắn một quả táo mà không hề biết rằng chàng trai đó đã đứng sau lưng nàng từ lâu. Sự xuất hiện đột ngột của chàng làm nàng giật mình. Nàng không nhớ là lúc đó, ngay khi gặp chàng ở phố, nàng đang là một đấng tu mi nam tử. Chàng trai đó cũng không nhận ra nàng. Chỉ biết trước mắt mình giờ đây là một người đẹp. Một vẻ đẹp thông minh và đầy cá tính làm chàng sững sờ. Nép mình bên cạnh cha, nàng cảm thấy bối rối thực sự. Không hiểu sao nàng thấy tay mình đột nhiên thừa thãi. Nàng hết gỡ ra rồi lại tết vào seo tóc một cách vụng về, những lời cha nàng như gió thoảng qua nàng không thể nào lĩnh hội nổi. Nàng đã đúng. Chàng trai đó chính là một người quyền uy nhất. Chàng là vua. Nhưng nàng đã không ngờ rằng ông trời đã sắp đặt cho nàng cơ duyên ấy. *** Đêm trước lúc nàng vào cung, nàng không ngủ được. Một cảm giác mơ hồ như mình sắp mất đi một cái gì không rõ. Đó là gì nhỉ, nàng băn khoăn mãi. Ánh trăng chênh chếc đầu song. Bông thạch lựu bên tường rực đỏ. Cánh mỏng như lửa đang rung rung trước gió. Một cánh chim mê ngủ bất chợt giật mình thảng thốt bay lên vạch trên nền trời một nét đen nho nhỏ. Nàng ngồi bên giường, lật giở những bộ trang phục thiếu gia của mình một lần nữa rồi sai gia nhân đem cất. Thế là biết nàng buồn vì lẽ gì rồi. Ngày mai đây, khi đã thành Cung phi rồi , nàng làm sao có thế tự do như thế nữa, làm sao có thể cưỡi ngựa bắn cung, làm sao có thế quạt nồng ấp lạnh cho thân phụ nữa. Nghĩ thế, nước mắt nàng lăn dài. Nàng đi ra ngoài trời. Đêm thoảng hương ngọc lan thật nhẹ.
- Nàng rải bộ theo lối sỏi quen. Cha nàng cũng không ngủ. Nguyễn Tướng Công đang uống trà một mình. Nhìn mái tóc đã bắt đầu điểm bạc của cha, nàng suýt khóc: - Thưa cha, đêm khuya sương lạnh, cha hãy vào thư phòng khỏi lạnh. - Đêm nay, trăng lạnh quá con ạ. - Vâng- nàng nói nhỏ. - Bích Châu này, ngày mai con đã là một Quý Phi. Nhung con hãy nhớ đừng chen chân vào chốn quan trường. Hãy sống khoan dung tự tại và trong sạch. Cha đã dạy cho con “tứ thư ngũ kinh” năm con mới 13 tuổi. Con thông minh hơn người. Hãy lấy thế mạnh đó để giúp Duệ Tôn. Nhà vua trẻ thông minh nhưng bốc đồng. Con hãy biết gìm cương con ngựa bất kham ấy lại để đẹp lòng thiên hạ. Hai cha con Bích Châu đi hết mấy tuần trà mà cũng chưa hết chuyện. Gà đã gáy sang canh lần thứ ba rồi mà hai bóng đầu vẫn chụm vào nhau. Nguyễn Tướng Công đang nói hết lòng mình cho Bích Châu thấu hiểu. Sương đang xuống. Hương cau trộn lẫn trong không khí mùi thơm quê nhà làm Bích Châu rưng rưng cảm xúc. *** Thời gian trôi đi. Một mùa thu nữa lại đến. *** Hoàng cung vào đêm yên tĩnh. Những con sư tử đá lạnh sương đang há miệng uống trăng. Nước chảy tràn miệng nhễ nhại khắp cả hai bên mép thành từng dòng. Trung thu năm nay, trăng sáng quá. Bích Châu ngồi ngắm trăng. Trăng nằm trắng trên đường rậm cỏ ngoằn nghoèo như một con rắn trắng, trăng xoắn xuýt lên tóc của những khóm tre đằng ngà vàng óng. Trăng đột nhiên có mùi thơm là lạ, như mùi của cỏ mật ngòn ngọt đang từ từ tan trong cổ nàng. Cảnh vật bình yên không một cơn gió. Một ngôi sao bay vụt qua để lại trên bầu trời một vệt sáng chói loà rồi mất hẳn. Cứ mỗi lần nhìn thấy sao rơi, nàng lại gửi vào đó một điều mà mình mong ước. Nàng ước mình có thể mãi mãi sống
- trong cảnh thái bình, được ngửi thấy mùi hoa cau thoảng thoảng đổ xuống đầu giừơng của mẹ trong những đêm mùa thu ngắm trăng không biết chán. Mải ngắm trăng, nàng chợt giật mình khi Duệ Tôn đến cạnh: - Trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng. - Sắc xuân đài trang mở gương báu, phù dung đáy nước- nàng đối liền lại. Chàng ngạc nhiên cực độ trước vẻ thông minh, tươi tắn của nàng. Trong ánh trăng, ánh mắt nàng dịu êm như dòng sông thanh bình mùa xuân. Hai bên bờ cỏ non mềm rủ. Một con thuyền gối đầu ngủ quên trong tiết trời hiu hiu gió. *** Duệ Tôn ngồi đọc sách trong thư phòng và xem tấu chương. Căn phòng đầy ánh sáng thoáng đãng. Trên kệ sách, một con rùa bằng cẩm thạch dùng để chặn giấy cúi cái đầu ngắn tũn trong chiếc mai nặng nề. Nhìn nó, chàng nghĩ đến mình với những khó khăn phía trước. Chàng cũng giống con rùa kia, đang đội lên vai mình một trách nhiệm nặng nề. Đó chính là ngôi nhà của mình. Ngôi nhà của chàng là đất nước, là con dân Đại Việt đang lâm vào nạn hạn hán, mất mùa, giặc dã...Chàng tỉnh táo suy xét, gạn lọc những ý tưởng của cổ nhân. Hoàn toàn giản dị, những kinh nghiệm ấy ngấm từ từ trong máu chàng ngay từ khi chàng còn là bào thai trong bụng mẹ. Mẹ chàng - Đôn Từ hoàng thái phi đã dạy chàng học cách điều binh khiển tướng bằng cách khi mang thai chàng, bà đọc rất nhiều sách thánh hiền, binh thư ...loại sách mà những người đàn bà khác không bao giờ cần đến nó. Sự thân thuộc đó khiến chàng càng gần hơn với Bích Châu. Nàng là người đàn bà kì lạ như chính mẹ chàng. Nàng thông minh hơn người, suy nghĩ thấu đáo và phân tích chính sự như một nhà cầm quân tài ba nhất. Duệ Tôn rời thư phòng ra tiền sảnh ngắm trăng. Khắp bờ tường, hoa thạch lựu đỏ rực. Những trái lựu xanh xanh tròn lúc lỉu trong khóm lá nhỏ . Xa xa, chỗ cung của các phi tần, dăng dài từng chiếc đèn lồng đỏ thấp thoáng như những đốm lửa. Chàng nhìn sang cung Phù Dung, phòng khuê của nàng không đỏ đèn. Bích Châu là thế! Nàng bướng bỉnh và cá tính ngay cả trong cách sống. Không như những phi tần khác, nàng thu hút sự chú ý
- của chàng không phải chỉ bằng sắc đẹp mà còn bằng cả tâm hồn. Nàng trong trắng sống giữa những tính toán xô bồ của phi tần, cung nữ làm chàng mê. Đến với nàng, chàng cảm thấy bình lặng, yên ổn. Gối đầu bên bậu cửa mà nghe nàng đánh đàn, tiếng đàn vút cao nghe như gió thổi, như mây bay, như cánh chim nhẹ bỗng nhảy cong cành liễu rủ. Năm tháng thanh bình đi qua. Ngày vui đi qua. Biến động đến nhanh như một cơn lốc. Bắt đầu từ sớ tâu của quan hành khiển Đỗ Tử Bình trấn giữ ở Hoá Châu. Đỗ Tử Bình người nhỏ, mặt choắt, mắt một mí gian xảo đang quỳ mọp dưới chầu mà vạch tội quân Chiêm Thành vô lễ. Không biết từ đâu mà loại người học nhảm chiều người ấy lại có thể leo cao đến vậy. Điều ấy trung thần ai ai cũng biết, gã tham lam bòn vét, là một kẻ gian thần hại nước hại dân nhưng chẳng ai dám vạch trần. Những lời gã nói ra như mật ngọt làm vừa lòng nhà vua trẻ tuổi. Gã ca tụng Duệ Tôn, làm đẹp lòng người bằng những tấu chương nịnh nọt. Thiên hạ ai ai cũng nghĩ mình sáng suốt, thông minh hiển nhiên như mặt trăng, mặt trời chiếu sáng muôn phương vậy. Bích Châu trong buổi thiết triều đã hàm nghi. Trung thần đã vì nước còn non mà can gián Nhưng Trần Duệ Tôn là một người trẻ tuổi sớm nắm quyền lực. Đó là một thiệt thòi. Chàng thường được nghe những lời xu nịnh nhiều hơn là nói thẳng. Khí chất và tài năng dẫu có thừa cũng không thể lường trước được mưu mô của những bè đảng tạo phản xúm lại phò nịnh, đẩy lòng kiêu ngạo của người có thế lực lên tột bực. - Đồ hèn nhát!- Duệ Tôn đập bàn hét lớn, chỉ tay vào mặt Ngự sử đại phu Trương Đỗ- Nhà Trần ta nam chinh bắc chiến, chống bao thế lực đô hộ. Một nước nhỏ bé như Chiêm Thành kia liệu có hề gì mà can gián. Ta có thể đem quân dẹp tan, mở mang bờ cõi.. Lời vua đưa ra là mệnh lệnh không thể nào kháng cãi. Duệ Tôn lòng đầy hậm hực, lời nói của Bích Châu với chàng cũng trở nên vô nghĩa. Lòng kiêu hãnh đánh bật tất cả những ý tưởng sáng suốt, nhấn chìm tình cảm lứa đôi nhường chỗ cho lạc thú chiến thắng mà chàng mơ tưởng. Giờ đây, chàng đang uống rượu một mình, loại ngự tửu mà Trương Đỗ
- cung kính dâng vua trước khi từ quan. Trương Đỗ là bậc hiền tài hiếm có. Ông am tường việc điều binh khiển tướng và thông suốt kinh thư. Từ trước tới giờ, Duệ Tôn luôn tỏ lòng khâm phục Đỗ không chỉ vì tài trí mà còn vì tấm lòng phóng khoáng và có chí lớn. Cầm chén rượu trên tay, chàng buồn buồn. Duệ Tôn đang uống cạn tấm lòng của Trương Đỗ mà khá khen cho người thông minh. Trương Đỗ đã dùng chính loại gạo thường dùng trong dân gian tự tay mình nấu chín, ủ men và chưng cất mà dâng vua. Uống thứ men cay đó, Duệ Tôn thấy nóng cả người. Đằng sau cảm giác cay nồng là vị ngọt của đất trời hội tụ trong chén rượu làm người chếnh choáng. Trong cảm giác mơ hồ đó, người thấy cả một cánh đồng lúa chín vàng bội thu mà Trương Đỗ khi dâng rượu cho người đã hàm ý tới. Trương Đỗ ơi là Trương Đỗ! Ngươi có hiểu lòng ta không? Nhà vua hét lớn. Tiếng hét vang xa tan vào thinh không mù mịt. Chàng thoáng thấy Bích Châu đang trầm ngâm nhìn khắp kinh thành. Đâu đâu cũng ngập một màu vàng ảm đạm u buồn. Một con chim lạc bầy chấp chới bay nghiêng trong bóng chiều tím rịm màu nho chín.Tiếng búa đập liên hồi. Các lò rèn đêm đêm đỏ lửa. Khắp nơi vang lên tiếng giục giã tuyển quân, tiếng ngựa hí, voi rền long trời lở đất. - Nàng trách ta? - Ở địa vị của chàng, thiếp hiểu- nàng chần chừ- giá như chàng đừng vội vàng. - Ta không thể làm khác - Lòng kiêu hãnh đã buộc chàng làm thế! *** Bích Châu ra tận ngoài cung tiễn Ngự sử đại phu Trương Đỗ. Ông từ quan về quê. Ngày về, ông cưỡi trên một con la gầy đi ra từ cổng thành phía đông lúc trời còn phủ một lớp sương dày đặc. Con la chậm rãi bước trên đường đất lành lạnh. Cánh mũi thở phì phì bay ra một làn khói mỏng mảnh tan nhanh vào tiết trời lành lạnh. Người người kéo vào cổng thành chở theo cả trâu bò, lương thực, binh khí. Những tên lính áp giải các xe chở đầy củ cải trắng, rễ còn vương đất lúc lỉu, nạt nộ những người đi đường dẹp sang một bên bằng cách vung roi tứ phía. Trương Đỗ nhìn dân chúng mà thương. Những cặp mắt âu lo len
- lén nhìn quanh sau tấm khăn mục nát, nhàu nhĩ. Họ đều bị bắt lính. Thôn trang tiêu điều. Tiếng khóc giai dẳng, mảnh như sợi tơ của những đứa trẻ mất cha còn thơm căng mùi sữa. *** Mùa xuân năm Đinh Tị(1377), Kinh thành kém phần tươi vui. Người ta không còn hứng thú xem hoa đào nở nữa. Bao nhiêu cánh đào rụng rơi trong gió. Nắng trở nên tẻ nhạt. Bích Châu đi giữa rừng hoa mọc đầy cỏ dại. Năm nay, vườn đào bỏ hoang. Người ta không còn trảy lá đào vào ngày 15 tháng mười âm lịch, không làm cỏ hoa đào để đợi mùa xuân. Năm xưa, lễ hội hoa đào đông vui nhất. Các cô gái má hồng như cánh hoa e ấp thêu tranh trên ban con đầy gió xuân hây hẩy. Những đêm tháng hai ở Thăng Long kì ảo lắm. Trời lất phất mưa, ngồi trong khuê phòng tĩnh lặng mà nghe tiếng sương rơi ngoài sân ướt đẫm cành lựu đỏ. Bích Châu nhớ quá. Đàn bà gặp buổi loạn li, tơ lòng rối như mưa xuân đan ngoài cửa sổ. Đoàn quân rầm rập lên đường. Bụi cuốn che mờ những dấu chân chiếm mã. Duệ Tôn dẫn đầu đoàn quân, đầu ngẩng cao kiêu hãnh. Bích Châu theo sau, con ngựa trắng có chỏm lông hồng hồng bước những điệu nhún nhảy. Chàng nhìn nàng mỉm cười. Bích Châu là thế. Nàng thông cảm những nỗi dày xé trong tâm hồn chàng. Nàng chấp nhận, dẫu biết chàng đang đi trên con đường độc đạo nguy hiểm và đầy tuyệt vọng . *** Định mệnh đã cho họ gặp nhau. Duệ Tôn và Bích Châu đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm. Chung nhau bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn kể từ ngày ấy- một ngày mùa thu Kinh thành Thăng Long rũ buồn như người đẹp mê ngủ. Lời kết: Truyền thuyết kể lại rằng: Sau khi can gián vua bằng “Kê minh thập sách” không thành, Bích Châu quyết cùng nhà vua ra biên ải. Thuyền đi đến vùng biển Kì Hoa thì lạ thay không thể nào đi tiếp nữa. Thần nước đã hiện lên đòi vua Trần phải cống cho mình một
- cung phi nếu không sẽ gặp nguy nan. Bích Châu nghe thế đã tự nguyện xin vua được làm vật hiến tế. Vua Trần Duệ Tôn chưa biết xử trí thế nào thì Bích Châu đã gieo mình xuống biển. Sóng yên biển lặng, đạo quân của triều đình tiến thẳng tới biên thuỳ. Trần Duệ Tôn cho quân tiến sâu vào cửa biển Thị Nại, đóng quân ở động ỷ Mang. Năm ấy là năm Đinh Tỵ (1377), Nhà vua đã không trở về được nữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bái Tử Long - vùng núi du lịch kỳ thú
2 p | 230 | 85
-
Anh Hùng Vô Lệ - Cổ Long
476 p | 137 | 34
-
Chấn thiên kiếm phổ phần 1/3
250 p | 89 | 24
-
Tinh Thần Biến - Ngã Cật Tây Hồng Thị
1496 p | 97 | 9
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 11
187 p | 43 | 5
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 9
170 p | 28 | 5
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 7
170 p | 38 | 5
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 5
168 p | 48 | 5
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 1
171 p | 31 | 5
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 4
165 p | 32 | 4
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 6
168 p | 35 | 4
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 3
168 p | 37 | 4
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 8
169 p | 48 | 4
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 2
170 p | 47 | 4
-
Duyên Kỳ Ngộ - Tập 10
188 p | 34 | 4
-
6 Hội thu Bích Câu Đạo Quán
4 p | 78 | 4
-
Kỷ Niệm Tình Đầu
3 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn