intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Phần 1

Chia sẻ: Dương Hoàng Lạc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" cung cấp cho bạn đọc nội dung về: sự phát triển nhận thức lý luận chung về chủ nghĩa xã hội qua 30 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN MINH HUỆ TRẦN THỊ THANH PHIỆT ThS. NGUYỄN TRƯỜNGTAM ThS. Đ O DUY NGHĨA TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: LÊ THỊ HÀ LAN Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: NGUYỄN MINH HUỆ TRẦN THỊ THANH PHIỆT NGUYỄN TRƯỜNG TAM Đ O DUY NGHĨA VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1812-2021/CXBIPH/1-18/CTQG. Số quyết định xuất bản: 336-QĐ/NXBCTQG, ngày 25/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6833-4.
  2. TẬP THỂ TÁC GIẢ - GS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG - GS.TS. PHÙNG HỮU PHÚ - GS.TS. TẠ NGỌC TẤN - GS.TS. VŨ VĂN HIỀN - PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẠO - PGS.TS. PHẠM VĂN LINH - PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THÔNG •4•
  3. LỜI NH XUẤT BẢN Đại hội XIII của Đảng được tổ chức vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đất nước đã qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, 7 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội lớn, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đại hội XIII có nhiệm vụ xác định những chủ trương, định hướng và quyết sách mới cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045. Để phục vụ nghiên cứu các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sau Đại hội XIII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương xuất bản cuốn sách 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở tiến hành khảo sát, điều tra thực tiễn một cách công phu; chắt lọc, tiếp thu hợp lý các kết quả nghiên cứu mới của các cơ quan, các nhà khoa học; tham •5•
  4. khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học và chuyên gia thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học trong nước, quốc tế; đồng thời nghiên cứu, nghiêm túc kế thừa các kết quả tổng kết 30 năm đổi mới (1986- 2016), tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 (1991- 2011)... có giá trị lý luận và thực tiễn giúp bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thêm tài liệu tham khảo. Nội dung cuốn sách được kết cấu làm 3 phần: Phần thứ nhất: Sự phát triển nhận thức lý luận chung về chủ nghĩa xã hội qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; Phần thứ hai: Nhận thức và thực tiễn phát triển trên các lĩnh vực qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; Phần thứ ba: Đánh giá tổng quát, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, vấn đề đặt ra và đề xuất, kiến nghị. Cuốn sách được biên soạn công phu, hệ thống, là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan nghiên cứu lý luận, hệ thống trường Đảng, các viện nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cuốn sách còn có giá trị trong việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII và chuẩn bị cho việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 2011. Nội dung cuốn sách đề cập đến rất nhiều lĩnh vực rộng lớn, diễn ra trong khoảng thời gian dài nên khó tránh khỏi còn thiếu sót. Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 11 năm 2020 NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT •6•
  5. MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI QUA 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH NĂM 1991 9 I. VỀ THỜI ĐẠI V THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI 9 II. VỀ ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA V ĐỊNH HƯỚNG CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 24 III. VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ LỚN 53 Phần thứ hai NHẬN THỨC V THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TRÊN CÁC LĨNH VỰC QUA 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH NĂM 1991 80 I. VỀ KINH TẾ 80 II. VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI, CON NGƯỜI 123 III. VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI 167 IV. VỀ DÂN CHỦ, ĐẠI ĐO N KẾT TO N DÂN TỘC GẮN VỚI XÂY DỰNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC, CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI; VỀ NH NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 211 V. VỀ ĐẢNG V XÂY DỰNG ĐẢNG 258 •7•
  6. Phần thứ ba ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN, B I HỌC KINH NGHIỆM, VẤN ĐỀ ĐẶT RA V ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 308 I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN 308 II. B I HỌC KINH NGHIỆM, VẤN ĐỀ ĐẶT RA V ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 360 •8•
  7. PHẦN THỨ NHẤT SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI QUA 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH NĂM 1991 I- VỀ THỜI ĐẠI V THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI Nhận thức rõ bản chất và nội dung của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Mỗi quốc gia - dân tộc cần phải biết mình đang sống trong thời đại nào và bối cảnh thế giới ra sao với những tính chất, đặc điểm, nội dung và xu thế phát triển của nó. Hiểu biết sâu sắc về thời đại và tình hình quốc tế sẽ giúp dự báo xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp nhìn xa, trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển lịch sử, lường trước được những thách thức phức tạp, vừa tránh được những vấp váp, sai lệch trên đường đi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của đời sống chính trị quốc tế. •9•
  8. 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ... V.I. Lênin đã từng chỉ rõ, lý luận mácxít tuyệt đối đòi hỏi người ta khi phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào phải đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định, vì chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước khác. Như vậy, vấn đề thời đại cũng như tình hình của thế giới đương đại luôn là căn cứ khách quan và tiền đề cần thiết để các chính đảng đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin phân tích tình hình, xác định nhiệm vụ, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, triển khai thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề lớn, Đảng Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển của thời đại và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác định đúng đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo. 1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng và những nội dung đã rõ (1) Ngay từ năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đã nhận định: “Chúng ta đang sống trong một thời đại vĩ đại chưa từng có trong lịch sử loài người. Đó là thời đại mà nội dung cơ bản là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thời đại mà chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới và đã giành được ưu thế rõ rệt trên trường quốc tế, thời đại mà lực lượng xã hội chủ nghĩa, • 10 •
  9. Phần thứ nhất: SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LÝ LUẬN CHUNG... độc lập dân tộc, dân chủ hòa bình đã mạnh hơn lực lượng của chủ nghĩa đế quốc, thời đại mà phong trào cách mạng trên thế giới phát triển vô cùng mạnh mẽ và chủ nghĩa đế quốc đang trên đà diệt vong không gì cứu vãn được”1. (2) Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó chỉ rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”2. Cụm từ “trong giai đoạn hiện nay của thời đại” có hàm ý là thời đại chung vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, song trong giai đoạn hiện nay thì cuộc đấu tranh rất gay go, phức tạp. (3) Nhận thức của Đảng luôn có tính nhất quán và xuyên suốt mặc dù thế giới có nhiều đổi thay. Năm 1991 Liên Xô tan rã, gây nên một sự chấn động lớn không chỉ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, mà toàn bộ tình hình thế giới. Phong trào cộng sản và công nhân thế giới lâm vào thoái trào. Các học giả phương Tây ra sức công kích học thuyết Mác - Lênin và con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Họ còn đưa _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr. 612-613. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.133. • 11 •
  10. 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ... ra dự báo về sự kết thúc của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sẽ sớm diễn ra. Sự hoang mang, dao động diễn ra ngay trong đội ngũ những người cộng sản. Mặc dù vậy, Đảng vẫn kiên định nhận thức đúng đắn về thời đại, đặc biệt đã rất thực tế trong việc nêu rõ đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại; khẳng định tình hình thế giới tuy diễn biến phức tạp, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại gặp nhiều khó khăn nhưng nhất định sẽ đứng vững và phát triển. (4) Đến Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) của Đảng, trong các văn kiện của Đại hội không đề cập đến thời đại, mà chỉ đưa ra những nhận định về tình hình thế giới. Đến Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã được thông qua, trong đó có đoạn viết: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”1. Nhận thức về thời đại và thế giới đương đại của Đảng không phải “nhất thành, bất biến” mà có sự điều chỉnh theo _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.69. • 12 •
  11. Phần thứ nhất: SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LÝ LUẬN CHUNG... dòng thời cuộc. Trên cơ sở tiếp thu khách quan có chọn lọc những nhận thức và cách tiếp cận mới về thời đại, Đảng phát triển lý luận, cụ thể hóa những vấn đề của giai đoạn hiện nay của thời đại. Đó là việc nêu rõ đặc điểm nổi bật của từng thời kỳ, thời gian 5 hoặc 10 năm. Những nhận định của Đảng về đặc điểm nổi bật của thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội, về những vấn đề toàn cầu và những xu hướng vận động của thế giới luôn có sự chuẩn xác. Những nhận định về sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ, về toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế, về xu thế hòa bình, vừa hợp tác, vừa đấu tranh là những minh chứng điển hình về sự nhạy bén và khoa học trong khi nhìn nhận thời đại và thế giới. (5) Sau Đại hội XI, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp. Với nhãn quan chính trị nhạy bén và sâu sắc, Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nhận định: “Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng... Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường... Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn... Những vấn đề toàn cầu hóa như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp... Kinh tế thế giới phục hồi chậm, • 13 •
  12. 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ... gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường...”1. (6) Nhận thức của Đảng về thời đại và thế giới đương đại có những nội dung nổi bật sau đây: Thứ nhất, xác định rõ giai đoạn hiện nay của thời đại. Xem xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn lịch sử xã hội loài người đều cho thấy, mỗi bước chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này đến hình thái cao hơn đều diễn biến trong thời gian rất dài, có khi vài trăm năm, thậm chí vài nghìn năm. Vậy nên việc Đảng phân định giai đoạn hiện nay của thời đại “quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới” là tư duy sáng tạo, có tính khoa học xác thực và cần thiết. Thứ hai, các mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn hiện nay của thời đại đã được nhận thức rõ nét và sâu sắc. Đó là: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt; mâu thuẫn cơ bản vốn có trong chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc; mâu thuẫn giữa các nước tư bản; mâu thuẫn giữa các thế lực cường quyền, hiếu chiến với nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội; mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của loài người ngày càng tăng với tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 70-72. • 14 •
  13. Phần thứ nhất: SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LÝ LUẬN CHUNG... Thứ ba, các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng. Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường sinh thái, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước. Đại dịch Covid-19 đang trở thành thảm họa toàn cầu. Thứ tư, các xu thế phát triển trong giai đoạn hiện nay của thời đại. Thế giới đang đứng trước các xu thế nổi bật tác động đến chiều hướng phát triển toàn nhân loại và chi phối trực tiếp đến từng nước. Đó là các xu thế: toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, dù gặp nhiều trở lực, tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất; xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ; xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển. 2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ - Những tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và những người cộng sản trên thế giới đã nhận thức và đưa ra những quan điểm sâu sắc về thời đại. Theo quan điểm của V.I. Lênin, nội dung thời đại mới - thời đại hiện nay - là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời thiết lập những cơ sở của xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đây là một quá trình lịch sử lâu dài, bắt đầu từ nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, và sau đó là nhiều nước khác trên thế giới. Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sinh động của cách mạng thế giới, đã xác định: nội dung căn bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa • 15 •
  14. 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ... xã hội, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga. Nhận định về nội dung thời đại như vậy là sự khái quát mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, đầy tính thuyết phục, do đó đã được sự nhất trí cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy nhiên, nhân loại đã và đang chứng kiến những biến đổi sâu sắc trên thế giới về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, trong đó có nhiều chấn động bất ngờ, nhiều sự kiện biến hóa khôn lường, đầy kịch tính. Chính sự vận động phức tạp của thế giới với vô vàn những sự kiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã đưa tới những cách tiếp cận khác nhau, những nhận thức khác nhau về thời đại. - Ở những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, khi cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ và mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, vấn đề “thời đại” trở thành một đề tài nghiên cứu sôi nổi trong giới lý luận chính trị thế giới. Sau đây là một số luận điểm gây được nhiều sự chú ý: + Nhà nghiên cứu người Mỹ Joseph Nye đưa ra luận điểm về “sức mạnh mềm” trong thời đại ngày nay. Theo đó, thời đại dùng sức mạnh cứng (quân sự) để cưỡng ép nước khác, làm cho nước khác sợ hãi mà tuân theo đòi hỏi của nước có sức mạnh cứng đã gần như qua rồi. Ở thời đại ngày nay, nước Mỹ còn có “sức mạnh mềm” là sức cuốn hút của mô hình phát triển kinh tế - chính trị, thể hiện qua các thể chế, cách tổ chức nền kinh tế, chế độ chính trị, đời sống văn hóa, xã hội Mỹ. “Sức mạnh mềm” ấy rất mạnh, làm cho các nước • 16 •
  15. Phần thứ nhất: SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LÝ LUẬN CHUNG... khác trên thế giới coi Mỹ là “mô hình phát triển tốt nhất trên thế giới”1. + Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự hai cực đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô không còn, nhà nghiên cứu người Mỹ Francis Fukuyama nghiên cứu thời đại ngày nay đã đưa ra luận điểm “sự cáo chung của lịch sử”, chủ nghĩa xã hội đã kết thúc, chủ nghĩa tư bản tồn tại mãi mãi, không có nước nào địch nổi Mỹ về “sức mạnh mềm”, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn còn những điểm chưa hoàn hảo. Theo Fukuyama, xung đột trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh sẽ ngày càng bớt đi tính cạnh tranh2. + Năm 1993, nhà nghiên cứu người Mỹ Samuel Huntington đưa ra luận điểm cho rằng, tương lai của loài người sẽ đánh dấu bởi những cuộc đụng độ lớn, không phải giữa các ý thức hệ chính trị như trong thế kỷ XX mà là sự đụng đầu giữa các nền văn minh, dựa trên các tiêu chí về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. “Xung đột các nền văn minh sẽ là giai đoạn tiếp theo của tiến hóa xung đột trong thời đại ngày nay”. Huntington đã liệt kê tám nền văn minh, bao gồm văn minh phương Tây, Khổng giáo, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Slavơ dòng chính thống,... Theo dự đoán của Huntington, xung đột sẽ chủ yếu diễn ra giữa văn minh phương Tây với văn minh Hồi giáo và Khổng giáo, vì các nền _______________ 1. Joseph Nye: Soft Power: The means to success in world politics, Washington, 2004. 2. Francis Fukuyama: The end of history and the last man, Washington, 1992. • 17 •
  16. 30 NĂM THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ... văn minh khác vừa gần vừa có thể bị cuốn hút vào nền văn minh phương Tây. Điều đó có nghĩa cuộc đụng đầu Mỹ - Trung Quốc là không thể tránh khỏi1. + Nhà nghiên cứu Mearsheimer lại cho rằng, cuộc đụng đầu giữa các nước lớn là yếu tố quyết định chiều hướng các quan hệ quốc tế và xu thế của thời đại. Đó là sự tranh giành vị trí bá quyền giữa một cường quốc đang thống trị thế giới với một nước lớn khác đang trỗi dậy2. Ngoài ra, có hai quan điểm về thời đại thu hút sự quan tâm của cả giới học giả lẫn các nhà chính trị và người dân. Đó là quan điểm thế giới phẳng của Thomas Friedman và quan điểm về các nền văn minh của Alvin Toffler. - Do nhận thức đơn giản, một chiều, thiếu tỉnh táo, không thấy hết những quanh co, khúc khuỷu, lâu dài của quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội nên trong thực tế có nhiều vấn đề còn có sự hiểu biết và ý kiến khác nhau. Một là, khó lý giải về tình hình thực tế. Từ sự nhận thức, tin tưởng đơn giản, một chiều vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa đã từng mắc sai lầm phổ biến là duy ý chí. Trong đường lối, chính sách của mình luôn quan niệm chủ nghĩa xã hội với ba dòng thác cách mạng cứ thế tiến lên, chủ nghĩa tư bản cứ thế đi xuống và diệt vong. Thực tế vừa qua đã không như vậy. Chủ nghĩa tư bản _______________ 1. Samuel Phillipps Huntington: Clash of Civilizations, Washington, 1993. 2. John Mearsheimer: The Tragedy of great power politics, Washington, 2001. • 18 •
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0