Ebook Biên niên lịch sử công thương Việt Nam 2011-2020 (Tập 2: 2016-2020)
lượt xem 2
download
Cuốn sách Biên niên lịch sử công thương Việt Nam 2011-2020 (Tập 2: 2016-2020) gồm các sự kiện tiêu biểu của ngành Công Thương từ năm 2016 đến năm 2020. Trong giai đoạn này, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu với xu hướng chuyển dịch khá rõ và rất tích cực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ choቷt daችn daቿt sự tăng trưởng của neቹn kinh teቷ, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm, từ 14,27% năm 2016 lên 16,7% vào năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Biên niên lịch sử công thương Việt Nam 2011-2020 (Tập 2: 2016-2020)
- BAN CHỈ ĐẠO NGUYỄN HỒNG DIÊN Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban TRẦN QUỐC KHÁNH Thứ trưởng Bộ Công Thương - Phó Trưởng ban ĐỖ THẮNG HẢI Thứ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên ĐẶNG HOÀNG AN Thứ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên NGUYỄN SINH NHẬT TÂN Thứ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên LÝ QUỐC HÙNG Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Ủy viên TRẦN QUANG HUY Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi - Ủy viên BAN BIÊN SOẠN TRẦN QUỐC KHÁNH Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban GS.TS. TRẦN THỌ ĐẠT Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước ngành Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Phó Trưởng ban ĐẶNG THỊ NGỌC THU Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương - Ủy viên Thường trực NGUYỄN THỊ LÂM GIANG Chánh Văn phòng Bộ Công Thương - Ủy viên LÊ AN HẢI Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương - Ủy viên LÊ HOÀNG OANH Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Ủy viên TÔ XUÂN BẢO Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Ủy viên 4
- TẬP I: 1946 - 1948 LÊ TRIỆU DŨNG Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - Ủy viên TRỊNH ANH TUẤN Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Ủy viên LÊ THỊ ĐỨC Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam - Ủy viên NGUYỄN QUANG HUY Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường - Ủy viên NGÔ KHẢI HOÀN Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Ủy viên DƯƠNG QUỐC TRỊNH Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - Ủy viên HOÀNG MINH CHIẾN Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Ủy viên BÙI QUỐC HÙNG Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Ủy viên NGUYỄN THẾ QUANG Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Ủy viên NGUYỄN XUÂN SINH Phó Cục trưởng Cục Hóa chất - Ủy viên TRẦN TUỆ QUANG Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Ủy viên NGUYỄN CẨM TRANG Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Ủy viên NGUYỄN NGỌC MINH HƯƠNG Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Ủy viên NGUYỄN HOÀNG GIANG Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Ủy viên TRẦN MINH Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Ủy viên PHẠM QUỲNH MAI Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Ủy viên LÊ VIỆT NGA Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Ủy viên 5
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 TRỊNH ĐỨC DUY Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than - Ủy viên TĂNG THẾ HÙNG Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Ủy viên ĐỖ PHƯƠNG DUNG Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Ủy viên NGUYỄN VIỆT SAN Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Ủy viên ĐỖ VĂN CÔI Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Ủy viên TRẦN ĐỖ QUYÊN Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Ủy viên BÙI DŨNG THẾ Phó Chánh Thanh tra Bộ - Ủy viên VŨ QUANG HÙNG Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Ủy viên ĐẶNG THÁI ANH Phó Tổng biên tập Báo Công Thương - Ủy viên NGUYỄN QUỐC LÂN Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Ủy viên NGUYỄN MINH HUỆ Chủ tịch công đoàn Bộ Công Thương - Ủy viên PHẠM TRUNG NGHĨA Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Ủy viên BIÊN SOẠN NỘI DUNG ĐẶNG THỊ NGỌC THU ĐÀO MẠNH ĐỨC HOÀNG ÁNH TUYẾT ĐẶNG DUY QUANG LÊ VIỆT HẰNG 6
- NĂM 2016 THÁNG 1 Ngày 05/01 Hội nghị phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2015, tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt khoảng 27,56 tỉ USD, tăng 27% so với năm 2014; trong đó, tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc chiếm khoảng 85%, tuyến biên giới Việt - Lào chiếm khoảng 4% và tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia chiếm 11%. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ tham mưu thúc đẩy đàm phán với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam về việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại biên giới; sớm nghiên cứu đề án thành 7
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 lập Hiệp hội kinh doanh biên mậu để đảm bảo quyền lợi cho các thương nhân của Việt Nam trong kinh doanh với các nước láng giềng. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 06/01 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (AO) chính thức vận hành Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) đã chính thức vận hành Trung tâm Điều khiển Hệ thống điện và thị trường điện mới. Trước đây, hệ thống thông tin của A0 và của cấp điều độ miền (A1, A2, A3) là các hệ thống độc lập với chủng loại thiết bị của nhiều hãng khác nhau, thời gian hoạt động đã trên 10 năm, việc điều hành hệ thống điện vẫn phải sử dụng phương pháp thủ công qua điện thoại hay máy tính từ các điều độ viên. Từ ngày 06/01, toàn bộ hệ thống là một thể thống nhất, đồng bộ được phân cấp từ cấp quốc gia đến cấp vùng, miền, giúp trao đổi dữ liệu chính xác và kịp thời hơn. Bên cạnh đó, Trung tâm Điều khiển Hệ thống điện cấp quốc gia được thiết kế có dự phòng, đặt ở hai địa điểm khác nhau để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Đồng thời có khả năng lưu trữ dữ liệu tập trung chính và dự phòng cho tất cả các thông tin vận hành hệ thống điện trong khoảng thời gian dài. Cổng Thông tin điện tử Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 8
- TẬP 2: 2016 - 2020 Ngày 07/01 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 Chính phủ giao Bộ Công Thương: 2016 - Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan trung ương liên quan, địa phương thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; chủ động cân đối, có phương án cụ thể, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, điện sinh hoạt cho người dân; Tăng cường quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước. - Chủ trì trong công tác thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu: + Tổ chức nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và thông báo, phổ biến, hướng dẫn các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. + Tăng cường các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Khai thác tốt những thị trường hiện có, mở rộng những thị trường tiềm năng. Phối hợp với các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để tháo gỡ rào cản thương mại, xử lý hiệu quả các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ thương mại của nước nhập khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối thị trường giữa trong và ngoài nước. 9
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 + Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu; không để quá phụ thuộc vào một thị trường. Có kế hoạch, giải pháp cụ thể cải thiện sự mất cân đối trong quan hệ thương mại với một số thị trường có nhập siêu lớn, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Nâng cao năng lực các cơ quan liên quan và vận dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại theo quy định của WTO. Kiểm tra chặt chẽ C/O hàng xuất khẩu, nhập khẩu. + Tiến hành các thủ tục theo quy định trình Quốc hội phê chuẩn và xây dựng chương trình hành động cụ thể. Tiếp tục đàm phán các FTA còn lại theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam. Rà soát việc thực hiện các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký với các nước trong khu vực; đánh giá kết quả thực hiện, xem xét đề xuất, đàm phán ký những hiệp định, các thỏa thuận hợp tác mới hoặc sửa đổi, bổ sung. + Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những mặt hàng nhập khẩu gia tăng đột biến. Nâng cao việc kiểm soát chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là nông sản, hàng tiêu dùng. Công báo số 95 + 96, ngày 22/01/2016. Từ ngày 07 đến ngày 08/01 Đối thoại công - tư APEC về xác định và giải quyết rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tận dụng cơ hội của FTAs trong khu vực Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức “Đối thoại công - tư APEC về xác định và giải quyết rào cản đối 10
- TẬP 2: 2016 - 2020 với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tận dụng cơ hội của FTAs trong khu vực”. Đây là một trong những chuỗi sự kiện hợp tác nhằm hỗ trợ tiến trình hội nhập sâu, rộng và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực APEC. Việt Nam có khoảng hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế được xếp vào doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng 2016 kinh tế, và bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và phát triển bền vững. Song các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh ở mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với việc tận dụng các cơ hội do FTAs mang lại để có thể vươn mình xa hơn khỏi thị trường nội địa, thâm nhập tốt hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Trong hai ngày tổ chức, các học giả, nhà hoạch định chính sách, đại diện tổ chức, Hiệp hội về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã xây dựng và đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác chính sách hữu ích, thực tế và khả thi, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình tận dụng các cơ hội thuận lợi do FTAs mang lại. Kết quả của đối thoại được báo cáo lên các diễn đàn có liên quan của APEC, với mục tiêu sớm biến những định hướng chính sách thành hiện thực. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 11/01 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 76/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: 11
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 - Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động ưu tiên của Chương trình này; - Xây dựng và hoàn thiện các chính sách thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất, mạng lưới phân phối, các chính sách thương mại khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; - Triển khai các chương trình: Đổi mới sinh thái; phát triển sản xuất một số sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; phát triển hệ thống phân phối bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm theo hướng bền vững; phát triển chuỗi cung ứng bền vững đối với các sản phẩm đồ uống, dệt may và da giày; - Xây dựng Bộ chỉ tiêu quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, hướng dẫn và phổ biến áp dụng; - Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình; định kỳ hằng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả; hiệu quả thực hiện Chương trình và đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung nội dung, nhiệm vụ Chương trình trong trường hợp cần thiết. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Ngày 16/01 Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 phát điện thương mại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Phát điện 3 tổ chức Lễ mừng phát điện thương mại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1. Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 do Tổng 12
- TẬP 2: 2016 - 2020 Công ty Phát điện 3 làm chủ đầu tư, được đặt tại khu 8 phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và được khởi công xây dựng ngày 22/10/2011. Đây là công trình nhiệt điện sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn có công suất 1.080 MW, gồm hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 540 MW. Sản lượng điện hằng năm 6,5 tỉ kWh, phát điện lên lưới điện quốc gia qua đường dây 500 kV mạch kép Mông 2016 Dương - Quảng Ninh, Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh. Việc đưa hai tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 vào vận hành thương mại góp phần rất lớn vào việc bảo đảm cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Điều này càng có giá trị với sản xuất và đời sống trong bối cảnh tình hình thủy văn của các hồ thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên không thuận lợi. Cổng Thông tin điện tử Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 18/01 - Tổng Công ty Thép Việt Nam đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán UPCoM Với 678 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel - mã cổ phiếu TVN) trở thành công ty có vốn hóa lớn thứ hai thị trường giao dịch chứng khoán UPCoM, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên là 10.000 đồng/cổ phiếu. VNSteel hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thép và các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép. Ngoài ra, VNSteel cũng hoạt động kinh doanh khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở, xuất khẩu lao động. Việc đưa cổ phiếu TVN lên sàn giao 13
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 dịch tại UPCoM sẽ giúp VNSteel gần hơn với nhà đầu tư, mở rộng thông tin, tăng cường tính minh bạch tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh cũng như củng cố thương hiệu trên thị trường. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. - Ký thỏa thuận đầu tư Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 Lễ ký thỏa thuận đầu tư Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 giữa Tổng cục Năng lượng được tổ chức tại Hà Nội, Bộ Công Thương cùng Tổ hợp nhà đầu tư gồm TaekWang (Hàn Quốc) và Công ty Điện Acwa Power. Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 có công suất 1.200 MW (2 tổ máy 600 MW) được xây dựng dưới hình thức BOT, sử dụng than do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cung cấp. Khi đi vào hoạt động, Dự án có đóng góp lớn vào cung ứng điện cho nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 19/01 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 280/QĐ-BCT về việc ban hành Quy trình cấp phép nhập khẩu một số loại hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương dưới hình thức trực tuyến theo cơ chế một cửa quốc gia Các loại hàng hóa áp dụng cấp phép nhập khẩu hoàn toàn qua internet gồm: Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy 14
- TẬP 2: 2016 - 2020 giảm tầng ôzôn; giấy phép nhập khẩu xe môtô phân khối lớn. Quy trình đăng ký, tiếp nhận, xử lý và cấp phép nhập khẩu gồm 3 bước: (1) Tạo lập tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia; (2) Kê khai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký qua internet; (3) Xử lý, cấp phép hồ sơ đăng ký nhập khẩu qua internet. Kết quả xét duyệt giấy phép nhập khẩu xe môtô phân khối lớn và giấy phép nhập khẩu các 2016 chất làm suy giảm tầng ôzôn được Bộ Công Thương cấp dưới dạng điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các chứng từ điện tử này có giá trị tương đương giấy phép ở dạng văn bản giấy để làm thủ tục nhập khẩu với các cơ quan quản lý nhà nước. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 25/01 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định quy định quyền thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh; thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh; điều kiện để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh; trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh; hoạt động, quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, chi nhánh… Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định về mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành 15
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 lập văn phòng đại diện, giấy phép thành lập chi nhánh; mẫu giấy phép; mẫu báo cáo của văn phòng đại diện, chi nhánh; mẫu báo cáo của sở công thương, ban quản lý; công bố nội dung cam kết của Việt Nam về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh trên phạm vi cả nước; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra văn phòng đại diện, chi nhánh trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn phòng đại diện, chi nhánh; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của văn phòng đại diện, chi nhánh theo thẩm quyền. Công báo số 169 + 170, ngày 08/02/2016. Ngày 27/01 Bộ Công Thương triển khai công tác cải cách hành chính năm 2016 Báo cáo tổng kết công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương trong năm 2015 cho thấy, so với năm 2014, các kế hoạch liên quan đến công tác cải cách hành chính năm 2015 như kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, kế hoạch truyền thông hỗ trợ cải cách hành chính, kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính, kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật… đã được các đơn vị chủ động xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành đầy đủ, đúng quy định. Việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính đeu bá m sá t nội dung các ke 16
- TẬP 2: 2016 - 2020 hoạ ch đã đe ra giú p phá t huy hiệu quả và tiet kiệ m chi phı́. Tính đến ngày 31/12/2015, Bộ Công Thương đã trình hoặc ban hành 61 văn bản về cải cách hành chính, gồm 7 nghị định, 3 quyết định của Thủ tướng, 48 thông tư, 3 thông tư liên tịch, 2 văn bản chưa được ban hành đều đang được trình ký ban hành. Tỷ lệ hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ là 100%. 2016 Để làm tốt công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương trong năm 2016, Hội nghị đã thảo luận và đề xuất những nhiệm vụ cụ thể: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính của đơn vị mình; nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong từng vị trí, lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; bám sát Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 ban hành kèm theo Quyết định số 13181/QĐ-BCT ngà y 01/12/2015 của Bộ Công Thương và các kế hoạch liên quan đến công tác cải cách hành chính của Bộ để triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 29/01 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 450/QĐ-BCT phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Đề án nêu rõ quan điểm phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035: 17
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 Một là, phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên cơ sở phát huy vai trò là hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc, gắn kết chặt chẽ với các vùng kinh tế khác của cả nước. Hai là, phát triển thương mại vùng dựa trên cơ sở khai thác và phát huy hệ thống hạ tầng thương mại hiện có và các lợi thế so sánh của vùng để phát triển nhanh và bền vững, tạo đột phá và làm nòng cốt thúc đẩy sự phát triển thương mại nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của khu vực phía Bắc và của cả nước. Ba là, phát triển thương mại vùng trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh, khơi thông và thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển thương mại đa dạng, hiện đại và bền vững. Bốn là, phát triển thương mại vùng vừa đa dạng về quy mô, loại hình, vừa tập trung chuyên sâu về chất lượng, giá trị tạo ra trong từng lĩnh vực, tạo sự gắn kết hiệu quả, hài hòa giữa các loại hình kinh doanh truyền thống và hiện đại. Năm là, phát triển thương mại vùng trên cơ sở đẩy mạnh liên kết thương mại giữa các địa phương trong vùng và với các địa phương khác trong cả nước; đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, mở rộng hội nhập; bảo đảm nâng cao chất lượng an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mục tiêu chung là xây dựng một nền thương mại đa dạng, hiện đại, phát triển bền vững với tốc độ nhanh trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của các địa phương trong vùng, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển 18
- TẬP 2: 2016 - 2020 trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của cả nước. Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại của vùng đạt mức bình quân 15,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân 13%/năm trong giai đoạn 2026 - 2035. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu 2016 dùng xã hội của vùng đạt mức bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt bình quân 15,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân khoảng 14%/năm trong giai đoạn 2026 - 2035. Kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt mức bình quân 13,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt bình quân 12,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2026 - 2035. Kim ngạch nhập khẩu của vùng đạt mức bình quân 13%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân khoảng 10,5%/năm trong giai đoạn 2026 - 2035. Duy trì thặng dư cán cân thương mại bền vững. Chuyển dịch cơ cấu các kênh phân phối hàng hóa, nâng tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua các loại hình thương mại hiện đại đạt khoảng 35 - 40% vào năm 2025 và 45 - 50% vào năm 2035. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan công bố và triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trong vùng triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó có các dự án kết cấu hạ tầng thương mại thuộc danh mục ưu tiên đầu tư đến năm 2025. Thuvienphapluat.vn. 19
- BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2011 - 2020 THÁNG 2 Ngày 02/02 Công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2014 Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2014 là 198.003,52 tỉ đồng, trong đó không tính khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện. Năm 2014, sản lượng điện thương phẩm của EVN thực hiện là 128,63 tỉ kWh; tỷ lệ tổn thất hệ thống điện là 8,49%, thấp hơn 0,9% so với chỉ tiêu 9,39% do Bộ Công Thương quy định. Giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2014 là 1.539,35 đồng/kWh; trong đó, chi phí của khâu phát điện có giá trị lớn nhất là 152.920,70 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.188,86 đồng/kWh. Cổng Thông tin điện tử Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 04/02 - Liên minh châu Âu (EU) vô hiệu một phần quyết định áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam Toà án Tư pháp thuộc Liên minh châu Âu (CJEU) ra thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da (certain leather footware) nhập khẩu từ Việt Nam bị vô hiệu một phần, do Ủy ban châu Âu (EC) đã tiến hành điều tra không phù hợp với quy định liên quan đến đối xử như nền kinh tế thị trường “Market economy treatment - MET” và đối xử riêng rẽ “Individual Treatment - IT” đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ngày 05/10/2006, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Công an nhân dân Thái Nguyên Lịch sử biên niên (1997-2005): Phần 1
144 p | 7 | 5
-
Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 38 - Vua Lê Thánh Tông
104 p | 16 | 5
-
Phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng (1930-2015): Phần 1
133 p | 34 | 4
-
Ebook Hoàng Sa, Trường Sa: Các sự kiện, tư liệu lịch sử, pháp lý chính (Tập 1: Thế kỷ XV – 2000) - Phần 1
90 p | 16 | 4
-
Ebook Lịch sử biên niên Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930-1954) - Tập 1
160 p | 12 | 4
-
Ebook Công an nhân dân tỉnh Ninh Thuận - Lịch sử biên niên (1945 - 1975): Phần 1
60 p | 9 | 3
-
Ebook Công an nhân dân tỉnh Ninh Thuận - Lịch sử biên niên (1945 - 1975): Phần 2
107 p | 9 | 3
-
Ebook Công an nhân dân tỉnh Ninh Thuận - Biên niên sự kiện lịch sử 1975 - 2000: Phần 2
215 p | 9 | 3
-
Ebook Công an nhân dân tỉnh Ninh Thuận - Biên niên sự kiện lịch sử 1975 - 2000: Phần 1
209 p | 7 | 3
-
Ebook Công an nhân dân Thái Nguyên Lịch sử biên niên (1997-2005): Phần 2
214 p | 8 | 3
-
Ebook Công an quận Tân Bình biên niên sự kiện lịch sử (1975-2005): Phần 1
66 p | 16 | 3
-
Ebook Công an quận Tân Bình biên niên sự kiện lịch sử (1975-2005): Phần 2
224 p | 6 | 3
-
Ebook Biên niên lịch sử công thương Việt Nam 2011-2020 (Tập 1: 2011-2015)
774 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn