intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Đảng bộ phường Ngọc Hà 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020)

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Đảng bộ phường Ngọc Hà 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020)" đã tái hiện lại khách quan, chân thực quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của phường Ngọc Hà từ khi thành lập đến nay; ghi lại sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn phường để đạt được những kết quả quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực đồng thời chỉ ra hạn chế, nguyên nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Đảng bộ phường Ngọc Hà 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020)

  1. THÀNH ỦY HÀ GIANG BCH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGỌC HÀ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGỌC HÀ 15 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (2005 - 2020) Xuất bản năm 2022 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phường Ngọc Hà được thành lập ngày 07/9/2005 trên cơ sở tách ra từ xã Ngọc Đường và một phần của phường Trần Phú, thị xã Hà Giang (từ năm 2010 là Thành phố Hà Giang). Nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Hà Giang, phường Ngọc Hà có vị trí giao thông quan trọng kết nối giữa Thành phố Hà Giang với huyện Bắc Mê và 4 huyện vùng cao phía Bắc thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Chặng đường 15 năm (2005 - 2020) tuy chưa phải là dài nhưng đã đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng bộ và nhân dân phường Ngọc Hà. Được thành lập vào thời điểm sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2005), gần 15 năm tỉnh Hà Giang được tái lập (1991 - 2005), ngay từ những ngày đầu mặc dù điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng với ý chí quyết tâm, Đảng bộ và nhân dân phường Ngọc Hà đã phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh nội lực, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng phường ngày một phát triển vững mạnh. Đến nay, kinh tế trên địa bàn phường duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang; văn hoá - xã hội ngày một nâng lên; quốc phòng - an ninh được giữ vững; Đảng bộ phường ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, 3
  4. đạo đức, tổ chức và cán bộ; hệ thống chính trị luôn được củng cố, ngày càng trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Ngọc Hà đã được tặng tưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang… Nhằm ghi lại chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển của phường Ngọc Hà và thực hiện Kế hoạch số 342-KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; sự chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Giang về việc triển khai thực hiện sưu tầm, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ của các xã, phường, cơ quan, đơn vị, Ban Thường vụ Đảng bộ phường Ngọc Hà quyết định tiến hành biên soạn cuốn sách “Đảng bộ phường Ngọc Hà 15 năm xây dựng và phát triển (2005 - 2020)”. Nội dung cuốn sách đã tái hiện lại khách quan, chân thực quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của phường Ngọc Hà từ khi thành lập đến nay; ghi lại sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn phường để đạt được những kết quả quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực đồng thời chỉ ra hạn chế, nguyên nhân. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ phường 4
  5. trong công cuộc xây dựng và phát triển phường giai đoạn 2005 - 2020, đúc kết lại những kinh nghiệm quý nhằm phục vụ tốt hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ phường trong thời gian tiếp theo. Thông qua nội dung cuốn sách giúp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân phường Ngọc Hà hiểu rõ hơn vùng đất, con người và sự phát triển của phường; làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng truyền thống, bồi dưỡng niềm tin, niềm tự hào trong công cuộc xây dựng và phát triển phường đối với các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay; từ đó phát huy tốt nội lực, nêu cao tinh thần quyết tâm để xây dựng phường Ngọc Hà ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn “Đảng bộ phường Ngọc Hà 15 năm xây dựng và phát triển (2005 - 2020)”, Ban Thường vụ Đảng bộ phường Ngọc Hà luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cán bộ, đảng viên trên địa phường qua các thời kỳ, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Tổ công tác cấp ủy Thành phố phụ trách phường. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản và phát hành trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù tổ biên soạn đã có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao nhưng do nguồn tư liệu có phần hạn chế, nội dung cuốn sách không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. 5
  6. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập phường, trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đảng bộ phường Ngọc Hà 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020)” đến cán bộ, đảng viên, nhân dân. T/M BAN THƯỜNG VỤ Bí thư Nguyễn Thị Ninh 6
  7. Quyết định thành lập Đảng bộ phường Ngọc Hà của Thị ủy Hà Giang 7
  8. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với nhân dân và cán bộ phường Ngọc Hà đã có thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc 8
  9. Phần một 15 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ I - VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG NGỌC HÀ Phường Ngọc Hà, thị xã Hà Giang (nay là Thành phố Hà Giang) được thành lập theo Nghị định số 104/2005/NQ-CP, ngày 09/8/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thị xã Hà Giang và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Theo đó phường Ngọc Hà được thành lập trên cơ sở 11 tổ dân phố, thôn Quyết Thắng của xã Ngọc Đường và 3 tổ dân phố của phường Trần Phú với tổng diện tích trên 371,52ha thuộc thị xã Hà Giang (nay là Thành phố Hà Giang). Tại thời điểm thành lập, phường có 14 tổ dân phố và 1 thôn Quyết Thắng với 936 hộ/3.412 khẩu được chia thành 4 cụm dân cư. Đến năm 2006 thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sắp xếp, điều chỉnh lại tổ dân phố thuộc thị xã Hà Giang, phường Ngọc Hà được sắp xếp lại còn 9 tổ dân phố và ổn định cho đến nay. Phường có vị trí nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Hà Giang, cách trung tâm Thành phố 3 km. Phía Bắc giáp phường Quang Trung và xã Ngọc Đường, toàn bộ phía Đông và Nam giáp xã Ngọc Đường, phía Tây giáp phường Trần Phú và phường Minh Khai. Phường Ngọc Hà có vị trí quan trọng, là điểm nút giao thông 9
  10. Ảnh: Bản đồ hành chính phường Ngọc Hà giữa Thành phố Hà Giang với huyện Bắc Mê và 4 huyện vùng cao núi đá thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Đặc biệt trên địa bàn có tuyến đường liên kết vùng Hà Giang – Quản Bạ đã được thông tuyến mà điểm đầu là ngã tư đường Sơn Hà giao với đường Lý Thường Kiệt. Hệ thống giao thông trên địa bàn phường ngày càng được mở rộng. Trên địa bàn phường có tuyến đường chính là Quốc lộ 34 chạy qua với tổng chiều dài gần 3km. Ngoài ra còn có tuyến đường đi xã Kim Thạch và xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, hệ thống đường giao thông trên địa bàn phường đã được hoàn thiện, trong đó đa số đường từ trung tâm phường đến các tổ dân phố được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho hoạt động đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hóa và sản xuất của nhân dân. 10
  11. Phường có tổng diện tích tự nhiên tương đối lớn, trên 371,52 ha, trong đó đất rừng tự nhiên có 195,29 ha, đất nông nghiệp 46 ha, còn lại là đất phi nông nghịêp và đất khác. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.000mm/năm, nhiệt độ trung bình cả năm từ 22,6 - 250 C, độ ẩm trung bình 85 - 90%. Phường Ngọc Hà có 2 dạng địa hình chính, phía Tây được bao quanh bởi dãy núi đá Mỏ Neo và núi Hàm Hổ. Địa hình thấp dần xuống phía Bắc và tương đối bằng phẳng. Phía Đông và Bắc của phường được bao bọc bởi dòng suối Nậm Thấu và sông Miện. Dân cư sống tập trung trên 5 tuyến đường giao thông chính, chủ yếu trên đường Lý Thường Kiệt. Với điều kiện thuận lợi về giao thông và vị trí phục vụ cho giao thương, phường Ngọc Hà đang tập trung thực hiện chủ trương phát triển thương mại, dịch vụ, là chủ yếu. Bên cạnh đó, phát huy lợi thế điều kiện thuận lợi sẵn có về địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước, khu vực này của phường Ngọc Hà sớm được biết đến là vùng đất canh tác các loại rau màu phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn Thành phố Hà Giang. Phường đang tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa, an toàn chất lượng. Cùng với đó đến nay, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, hệ thống cơ sở vật chất trên địa bàn 11
  12. phường như: Trụ sở phường, trường học, trạm y tế, điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc… được xây dựng kiên cố, khang trang, diện mạo của phường có nhiều đổi mới, góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đến nay toàn phường có 13 dân tộc cùng chung sống với tổng số 1.402 hộ và 5.193 khẩu, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 1.090 hộ với 4.062 khẩu, chiếm 77,74 %; dân tộc Tày có 210 hộ với 772 khẩu, chiếm 15 %; dân tộc Hoa có 38 hộ với 145 khẩu, chiếm 2,71%; dân tộc Nùng có 18 hộ với 66 khẩu, chiếm 1,28%; còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc trên địa bàn phường đều có tập quán, bản sắc văn hoá đặc sắc, độc đáo riêng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, các dân tộc đã phát huy được truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó nhân dân các dân tộc phường Ngọc Hà luôn thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trong một khu dân cư có nhiều thành phần dân tộc sống xen kẽ, tạo nên sự đa dạng về văn hóa. Ngoài việc gìn giữ những bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, vùng miền, nhân dân các dân tộc phường Ngọc Hà đã thực hiện tốt những quy định chung theo quy ước ở tổ dân phố, trên tinh thần, bảo tồn có chọn lọc, cải tiến đổi mới phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ, trên địa 12
  13. bàn phường hiện có 15 Đội văn nghệ quần chúng và 07 Câu lạc bộ. Tiêu biểu có câu lạc bộ Võ VOVINAM thường xuyên tham gia các hoạt động biểu diễn múa lân, sư, rồng tại các sự kiện của Tỉnh, Thành phố và Phường tổ chức, mang đậm nét dấu ấn văn hóa riêng của phường Ngọc Hà. Câu lạc bộ thơ ca “Hoa Ngọc Hà” có nhiều những tác phẩm, dòng thơ được đăng tải trên các tạp chí của tỉnh và được phổ nhạc giới thiệu về mảnh đất, cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của con người phường Ngọc Hà (tính đến nay câu lạc bộ đã xuất bản được 04 tập thơ). Ngoài ra còn có nhiều Đội văn nghệ quần chúng của các tổ dân phố thường xuyên tham gia biểu diễn tại các chương trình văn nghệ, các lễ hội…đem đến cho khán giả những lời ca, tiếng hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước…Những làn điệu dân ca quan họ, hát giao duyên, mời trầu…góp phần gìn giữ, quảng bá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Đối với việc tổ chức Lễ cưới, hỏi trên địa bàn phường đã có chuyển biến tích cực với nếp sống văn hóa mới. Đa số đám cưới được tổ chức đơn giản, tiết kiệm, vui vẻ, phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương. Nhân dân các dân tộc phường Ngọc Hà thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn phường đã được nâng lên một bước, kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, văn hóa - xã hội đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, hệ thống chính trị ngày càng được 13
  14. xây dựng vững mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đó là tiền đề và cũng là động lực để cấp ủy, chính quyền và nhân dân phường Ngọc Hà tiếp tục nỗ lực, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội nhiệm kỳ tiếp theo. Quyết tâm xây dựng phường Ngọc Hà ngày càng giàu mạnh, văn minh. II - QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP Đầu năm 2003, Thị ủy Hà Giang cho chủ trương khảo sát và xây dựng Đề án thành lập mới phường Ngọc Hà để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Sau nhiều ngày khảo sát và xây dựng Đề án, tháng 7/2003, Đề án thành lập phường Ngọc Hà được hoàn thành và trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 18 - 19/7/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp, ngày 28/7/2003 Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 148-KL/TU về Đề án điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn. Theo đó thị xã Hà Giang: Thành lập mới phường Ngọc Hà trên cơ sở sáp nhập các tổ 1, 2, 3, 4, 5, 6a, 6b,7, 8, 10a, 10b, thôn Quyết Thắng của xã Ngọc Đường và tổ 34, 35, 36 của phường Trần Phú. Sau 2 năm Đề án được trình Trung ương, ngày 09/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2005/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thị xã Hà Giang và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Theo đó điều chỉnh địa giới hành chính của xã Ngọc Đường và phường Trần Phú để thành lập mới phường Ngọc Hà thuộc thị xã Hà Giang với tổng 14
  15. diện tích là 407,61ha với 14 tổ dân phố và 1 thôn Quyết Thắng, gồm 936 hộ, 3.412 khẩu được chia thành 4 cụm dân cư. Ngày 07/9/2005 Thị xã Hà Giang long trọng tổ chức Lễ công bố thành lập phường Ngọc Hà, tại buổi lễ, Ủy ban nhân dân thị xã đã công bố các quyết định về công tác nhân sự. Ủy ban nhân dân phường được thành lập với 5 thành viên; đồng chí Tạ Đức Toán được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Cùng với việc thành lập Ủy ban nhân dân phường, ngày 29/8/2005 Ban Thường vụ Thị uỷ Hà Giang ban hành Quyết định số 3909-QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ phường Ngọc Hà trên cơ sở tách ra từ Đảng bộ xã Ngọc Đường, gồm 9 chi bộ trực thuộc với 154 đảng viên. Đồng thời chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ phường lâm thời gồm 13 đồng chí: Nguyễn Văn Bảy, Trịnh Ngọc Xinh, Tạ Đức Toán, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Minh Tiến, Trần Ngọc Thịnh, Phạm Thái Hoàng, Cấn Đồng Ấu, Hoàng Văn Xuân, Trần Thị Minh Huyền, Khuất Thị Công, Khương Minh Thưởng, La Hồng Cẩn; Ban Thường vụ Đảng bộ phường gồm 5 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Bảy được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ phường; đồng chí Trịnh Ngọc Xinh được chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực; đồng chí Tạ Đức Toán được chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ- Chủ tịch UBND phường. Ngay sau khi được thành lập, Đảng bộ phường đã chỉ đạo thành lập và đề nghị cấp trên công nhận các cơ 15
  16. quan, đơn vị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc phường được thành lập do đồng chí Cấn Đồng Ấu làm Chủ tịch; Hội Nông dân do đồng chí Hoàng Văn Xuân làm Chủ tịch; Hội Phụ nữ do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền làm Chủ tịch; Đoàn Thanh niên do đồng chí Trịnh Thị Hoài Linh làm Bí thư; Hội cựu chiến binh do đồng chí Nguyễn Văn Thạnh làm Chủ tịch. Khi mới thành lập trong điều kiện xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, nền tảng ban đầu về cơ sở vật chất, hệ thống điện - đường - trường - trạm, nước sạch cho nhân dân, các khu vui chơi, giải trí… còn rất thiếu thốn; đường sá chưa được bê tông hóa, không thuận lợi cho việc đi lại, phát triển buôn bán; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn thấp; tỷ lệ người lao động thất nghiệp và hộ thuộc diện nghèo chiếm tỷ lệ cao. Tổ chức bộ máy còn mới, vận hành chưa linh hoạt, đội ngũ cán bộ phường còn non trẻ. Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Ngọc Hà nhiệm vụ hết sức nặng nề, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc; chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa những cây, con có thế mạnh. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát 16
  17. triển văn hóa, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phấn đấu không có hộ đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. III - ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGỌC HÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ PHƯỜNG LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2005 - 2010 Tháng 8/2005, ngay sau khi được thành lập, Ban Chấp hành Đảng bộ phường lâm thời đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2005. Kế thừa kết quả phát triển kinh tế - xã hội sau khi được chia tách từ phường Trần Phú và xã Ngọc Đường, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ Thị xã Hà Giang, Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố tổ chức bộ máy phường đi vào hoạt động, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra và đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần xây dựng Thị xã Hà Giang trở thành đô thị loại III - Thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2010. Đến cuối năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt l2%. Trong đó phát triển kinh tế, thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm 85%, nông nghiệp chiếm 15% trong tổng cơ cấu kinh tế. Hoạt động thương mại - dịch vụ có bước phát triển mạnh ở hầu hết các tổ dân phố. Các hộ dân ở các đường phố, khu vực trung tâm đã 17
  18. từng bước phát huy thế mạnh thuận lợi về địa điểm để mở cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài phường. Cùng với đó, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, khu vực chợ xép của phường đã từng bước được cải tạo, sắp xếp lại, thu hút đông đảo các hộ kinh doanh. Toàn phường có tổng số 162 hộ tham gia kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, vận tải... Tổng doanh thu (tính theo giá thực tế) đạt 10,4 tỷ đồng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được quan tâm. Điển hình trên địa bàn có Nhà máy Xi măng Hà Giang là doanh nghiệp nhà nước, được chuyển đổi thành doanh nghiệp là Công ty Xi măng Hà Giang tại Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 28/4/2005 của UBND tỉnh Hà Giang. Trong giai đoạn này Công ty xi măng Hà Giang đã cung ứng hầu hết xi măng cho các công trình trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm thường xuyên trên 300 lao động trở lên. Đến cuối năm 2005, toàn phường có 58 hộ tham gia kinh doanh, tập trung vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, may mặc, đan lát, rèn và sản xuất cửa sắt. Tổng giá trị sản xuất đạt 5,5 tỷ đồng. Tuy nhiên do nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư của các thành phần kinh tế, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của phường không phát triển đa dạng thành phần. Sản xuất nông - lâm nghiệp của phường tiếp tục được duy trì, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 0,5 tỷ đồng. Tổng diện 18
  19. tích gieo trồng đạt 67 ha. Trong đó, diện tích lúa 9,53ha, diện tích ngô 3ha, diện tích rau màu 26,8ha, diện tích rau đậu các loại 4ha, diện tích cây ăn quả 4 ha; còn lại là diện tích cây trồng khác. Tổng lương thực quy thóc đạt 56 tấn. Ngoài ra, việc giao đất, giao rừng cho người dân được thực hiện tốt, trong đó diện tích rừng 661 là 8,8 ha; diện tích rừng người dân tự bảo vệ là 140 ha. Chăn nuôi tiếp tục là nguồn thu chính ở một số gia đình làm nông nghiệp tại khu vực Quyết Thắng – Tổ 9 và Tổ 8. Đến năm 2005, tổng đàn trâu có 20 con, đàn bò 17 con, đàn lợn 1.200 con, đàn dê 30 con và đàn gia cầm 3.000 con. Trên địa bàn, người dân tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trổng thủy sản, nhưng diện tích này không lớn, tổng số 3 ha. Công tác quản lý đô thị và đất đai từng bước đi vào hoạt động có nền nếp. Nhận thức và việc làm của nhân dân có liên quan đến trật tự quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường được nâng lên. Việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị được nhân dân hưởng ứng tham gia. Về công tác quản lý đất đai, phường đã cơ bản đã hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, quy hoạch tổng thể xây dựng trên cơ sở sử dụng đất, giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Đến cuối năm 2005, trên 95% hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và khai thác, sử dụng đất có hiệu quả. 19
  20. Công tác thu - chi ngân sách được thực hiện nghiêm túc. Công tác thu ngân sách được thực hiện với phương châm thu đúng, thu đủ, chủ động khai thác các nguồn thu. Tổng thu ngân sách 4 tháng cuối năm 2005 là 30 triệu đồng (thuế còn tồn của xã Ngọc Đường bàn giao) đạt 100% kế hoạch giao. Công tác chi đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác giáo dục luôn được Đảng bộ phường quan tâm, huy động nguồn lực xã hội hoá xây dựng quỹ khuyến học, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trường. Năm 2005, phường có 3 đơn vị trường học (01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở) với tổng số 902 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi (6-14 tuổi) đạt trên 99%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi (0-5 tuổi) đạt 85%. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Công tác y tế - dân số gia đình và trẻ em được thực hiện tốt. Là phường mới thành lập, đội ngũ cán bộ y tế - cộng tác viên dân số - gia đình và trẻ em còn chung với xã Ngọc Đường, xong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã được quan tâm chú trọng. Việc tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng được thực hiện tốt. Công tác kiểm tra môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình chuyển biến tích cực. Đến năm 2005, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1%; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2