YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Đảng bộ xã Niêm Tòng 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020): Phần 1
7
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ebook Đảng bộ xã Niêm Tòng 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và quá trình thành lập xã Niêm Tòng; Xã Niêm Tòng và Đảng bộ xã được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2005 - 2010. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Đảng bộ xã Niêm Tòng 15 năm xây dựng và phát triển (2005-2020): Phần 1
- 1
- ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ NIÊM TÒNG ĐẢNG BỘ XÃ NIÊM TÒNG 15 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (2005 - 2020) XUẤT BẢN NĂM 2021 2
- BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ NIÊM TÒNG 3
- LỜI GIỚI THIỆU 15 năm thành lập - chặng đường chưa dài song nó đã ghi dấu sự ra đời và ngày càng phát triển của Đảng bộ xã Niêm Tòng. Từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, với chủ trương đúng đắn trong công tác lãnh, chỉ đạo, sự vào cuộc của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng, sự đoàn kết, quyết tâm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đã khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong xã, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa xã Niêm Tòng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã Niêm Tòng ngày càng phát triển. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân xã Niêm Tòng đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, văn hóa xã hội có bước phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể luôn được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quản lý điều hành của chính quyền xã trong công cuộc đổi mới. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Niêm Tòng chỉ đạo biên soạn cuốn “Đảng bộ xã Niêm Tòng 15 năm xây dựng và phát triển 2005-2020”. Nội dung cuốn sách phản ánh sự ra đời và phát triển của Đảng bộ xã Niêm Tòng từ năm 2005 đến 2020. Đồng thời, giới thiệu một số hình ảnh về vùng đất, con người, những 4
- kết quả đạt được về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh... của xã Niêm Tòng. Đây là tư liệu quý giúp người đọc cảm nhận rõ nét sự thay đổi của xã Niêm Tòng sau 15 năm thành lập và phát triển. Thông qua đó khơi dậy tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư để chung tay xây dựng xã Niêm Tòng ngày càng phát triển. Trong quá trình khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, sự giúp đỡ về chuyên môn của Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ, đảng viên đã từng tham gia hoạt động, công tác tại xã Niêm Tòng. Ban Thường vụ Đảng ủy xã trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã đóng góp vào thành công của cuốn sách. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm và biên soạn, song cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các đồng chí và bạn đọc. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đảng bộ xã Niêm Tòng 15 năm xây dựng và phát triển 2005-2020” tới toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã cùng bạn đọc! T/M BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY BÍ THƯ Vầy Văn Tạo 5
- PHẦN I 15 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ I- KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP XÃ NIÊM TÒNG Niêm Tòng là xã nội địa, nằm cách thị trấn Mèo Vạc 33 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp xã Niêm Sơn và Khâu Vai, phía Đông giáp xã Khâu Vai và xã Đức Hạnh (tỉnh Cao Bằng), phía Tây giáp xã Niêm Sơn, phía Nam giáp xã Lý Bôn (tỉnh Cao Bằng). Xã có diện tích 2.966 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.151,05 ha, chiếm 72,52%, đất phi nông nghiệp 120,76 ha, chiếm 4,07%; đất chưa sử dụng là 694 ha, chiếm 32,50%. Đặc điểm thổ nhưỡng nơi đây được hình thành do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi. Nhóm đất vàng chiếm tỉ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với quá trình hình thành feralit của vùng nhiệt đới ẩm. Nhóm đất này có các loại đất chính đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn nâu vàng trên đá vôi có bề mặt mỏng, chất đá vôi với thành phần cơ giới nặng, độ phì tương đối cao phù hợp với trồng cây ngô, mạch, mì, hoa tam giác mạch.v.v... Ở các thôn ven sông Nhiệm như: Cốc Pại, Phiêng Tòng có diện tích đất trồng lúa và một số cây lương thực khác, tuy nhiên kỹ thuật canh tác thô sơ nên sản lượng thấp. 6
- Địa hình xã Niêm Tòng có cấu tạo khá phức tạp, ít có diện tích bằng phẳng mà chủ yếu là đồi núi bị chia cắt thành nhiều dãy núi và các khe suối với hai dạng cơ bản. Dạng địa hình đồi núi thấp có độ cao từ 800 - 1.000 mét, với độ dốc vừa phải tập trung ở khu vực ven suối nhỏ, thuộc các thôn phía Đông Nam của xã: Pó Pia A, Cốc Pại, Nà Pinh. Một phần diện tích nhỏ đất đồi vùng này đã được cải tạo thành những mảnh ruộng bậc thang là nơi canh tác, sản xuất lúa nước và nương trồng ngô, đậu tương và trồng cỏ chăn nuôi gia súc... Tuy nhiên, do đặc thù là núi đất thấp nhưng có độ dốc lớn, việc khai thác thủ công mang tính tự phát, thiếu giải pháp bảo vệ giữ gìn môi trường nên thường xuất hiện sạt lở, lũ quét, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và hoa màu của nhân dân. Dạng địa hình thứ hai là đồi núi cao, có độ dốc lớn với độ cao trung bình từ 1.000 - 1.400 mét, phân bố ở khu vực phía Bắc, Đông Bắc của xã thuộc các thôn Nà Cuổng II, Nà Pù. Địa hình này thuận lợi để trồng rừng, phát triển kinh tế rừng, tuy nhiên do quá trình khai thác chưa hợp lý, chưa biết kết hợp giữa khai thác, trồng mới và tu bổ, bảo vệ mà chủ yếu là tận thu nên hệ sinh thái rừng ở đây có biểu hiện suy kiệt; mặt khác, do độ dốc lớn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa thực sự hiệu quả. Đặc điểm khí hậu, Niêm Tòng nằm trong vùng Á nhiệt đới nóng ẩm, có hai mùa chính ảnh hưởng đến khí 7
- hậu của xã, đó là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa trùng với gió mùa Đông Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 mang thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500mm; số ngày mưa trong năm khoảng 90-100 ngày, thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp, trồng những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới… Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít dẫn tới tình trạng thiếu nước sinh hoạt, gây khó khăn không nhỏ cho việc trồng trọt và chăn nuôi tại một số thôn phía Bắc, bên cạnh đó, thường kèm theo các hiện tượng như: Sương mù, rét đậm, rét hại…, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra, khí hậu của xã cũng có những đặc điểm chung của khí hậu vùng rừng núi phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 24oc..; độ ẩm không khí trung bình của xã là 83,3%, thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và cao nhất vào tháng 7, 8, 9 với 88%. Về tài nguyên thiên nhiên, trước đây vùng Niêm Tòng có diện tích rừng nguyên sinh khá lớn với nhiều cây gỗ quý như: Đinh, lát hoa, trầm hương, nghiến... và nhiều động vật quý hiếm sinh sống như: Hổ, gấu, hươu, nai, gà lôi… Nhưng do quá trình săn bắt và khai thác của nhân dân không có kế hoạch đã ảnh hưởng đến số lượng và trữ lượng động thực vật nơi đây. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trồng cây gây rừng, ý thức chăm sóc, bảo 8
- vệ rừng của người dân từng bước được nâng cao, diện tích rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn xã đang dần được khôi phục, lâm nghiệp đã trở thành ngành nghề chính của nhiều hộ gia đình. Đối với tài nguyên khoáng sản, với đặc điểm chung của các xã phía Nam huyện Mèo Vạc, Niêm Tòng có diện tích chủ yếu là núi đất, ít đá; mặt khác, thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp … Vì vậy, Niêm Tòng là một trong những địa phương sản xuất lương thực khá trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, xã không có nguồn tài nguyên khác như: khoáng sản, đá… dẫn tới thiếu nguyên liệu cho công cuộc xây dựng kiến thiết địa phương cũng như hạn chế về nguồn thu để phát triển kinh tế của xã. Với đặc thù là xã thuộc diện 30a (xã nghèo đặc biệt khó khăn), điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Do đó, đặc điểm văn hóa - xã hội của xã vẫn còn mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp, sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp. Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/4/2019, toàn xã có 6 dân tộc, 1.025 hộ với 5.282 khẩu, sinh sống trên 8 thôn bản, trong đó dân tộc Mông chiếm 91,4% còn lại là các dân tộc Tày, Nùng, Giáy, Dao, Kinh. Người dân trong xã Niêm Tòng cư trú gắn kết theo mối quan hệ huyết thống và sống xen kẽ với nhau, đoàn kết, tương trợ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Người Mông 9
- với vai trò là cộng đồng dân tộc chiếm đa số, sống tập trung tại các thôn Nà Pù, Phiêng Tòng, Nà Cuổng, Pó Qua thường làm nhà ở sườn núi cao với kiểu nhà trình tường, mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Người Giáy, Dao sống rải rác ở nhiều thôn nhưng tập trung nhiều ở Cốc Pại, Phiêng Tòng, Nà Pinh họ thường cư trú ở các thung lũng, tập trung sống tại khu vực ven sông Nhiệm và suối nhỏ, họ sử dụng kiểu nhà sàn với nhiều cửa, thoáng mát, rộng rãi... bên cạnh ý nghĩa tâm linh là nơi mát mẻ, an bình, còn đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động văn hóa cộng đồng, họ tộc.. Ngày nay, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền xã, cách cư trú của người dân đã có nhiều thay đổi theo hướng lựa chọn các hình thức ở, sinh hoạt và xây dựng nhà ở có tính kiên cố, hiện đại hơn. Đặc điểm văn hóa, đời sống của nhân dân các dân tộc ở xã Niêm Tòng có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác trong huyện Mèo Vạc thể hiện qua ngôn ngữ, sinh hoạt, văn hóa - văn nghệ, phong tục tập quán; tuy nhiên mỗi dân tộc lại có những quan niệm, niềm tin riêng về tín ngưỡng, tâm linh với thói quen sinh hoạt văn hóa tinh thần khá rõ nét. Người Giáy có các hình thức sinh hoạt như hát phươn, hát đối... Dân tộc Mông có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như: Đánh quay, múa khèn, thổi sáo, kèn lá... Mặt khác do địa phương ở gần Chợ tình Khâu Vai là lễ hội lớn của người Mông, Nùng, Giáy nên được xem là hoạt động phản ánh văn 10
- hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã. Bộ phận người Tày có hoạt động sinh hoạt văn hóa như: Đánh yến, tung còn, hát then được tổ chức vào mùa xuân hàng năm... Ngày nay, các hoạt động văn nghệ, thể thao khá đa dạng không chỉ diễn ra trong dịp lễ mà còn được tổ chức trong những ngày vui và các dịp sinh hoạt cộng đồng, góp phần làm phong phú nền văn hóa nghệ thuật của địa phương, qua đó thu hút khách du lịch đến với Niêm Tòng. Trong sinh hoạt tín ngưỡng, trước đây hầu hết các dân tộc của xã không theo đạo mà có tín ngưỡng tâm linh là thờ cúng tổ tiên, thờ thần rừng... bày tỏ sự kính trọng với những bậc tiền nhân, biết ơn các vị thần linh đã bảo vệ, chở che… Sang giai đoạn sau năm 2000, với những hoạt động truyền đạo của nhiều tôn giáo khác nên nhiều người dân trong xã đã theo đạo Tin lành, San Sư khể tỏ, hiện nay toàn xã có 104 hộ với 447 khẩu theo đạo, tập trung ở các thôn Cốc Pại, Pó Qua, Nà Pinh, Nà Cuổng II. Trước đây, hệ thống giao thông trên địa bàn xã chỉ có đường mòn dành cho người và ngựa. Năm 2004 tuyến đường từ xã đến trung tâm huyện dài 33km được đầu tư dải nhựa, những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hệ thống giao thông trên địa bàn xã được giải cấp phối, đường rải đá, một số thôn như: Cốc Pại, Nà Pinh, Pó Pi A có đường ô tô đến trụ sở thôn; có hai thôn Nà Pù, Phiêng Tòng có đường bê 11
- tông... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trước những khó khăn nhiều mặt, từ khi được thành lập xã Niêm Tòng đã đẩy mạnh triển khai các chương trình của Trung ương, của tỉnh; ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản suất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhiều cơ sở hạ tầng cơ bản như điện lưới quốc gia, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đến các thôn đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Hệ thống trường, lớp học, trạm y tế được kiên cố hóa; hoạt động thông tin, bưu điện, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin học tập và sinh hoạt của người dân. Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng Nông thôn mới đã được thực hiện và đạt những kết quả bước đầu, nếp sống văn hóa mới đang dần được xây dựng vững chắc... Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Niêm Tòng đã và đang phấn đấu nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, đồng thời tích cực giữ gìn truyền thống văn hóa của địa phương; gạt bỏ dần một số hủ tục lạc hậu, xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh. Niêm Tòng là vùng đất có lịch sử lâu đời, trước đây Niêm Tòng nằm trong xã Niêm Sơn thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang; sau đó thuộc về châu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều đình Nhà 12
- Nguyễn chia Châu Bảo Lạc thành 2 huyện Để Định và Vĩnh Điện; Niêm Sơn thuộc tổng Đông Quan huyện Để Định (gồm khu vực Bảo Lâm, Mèo Vạc, một phần Yên Minh ngày nay). Đến ngày 20/8/1891 tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)1, xã Niêm Sơn thuộc tổng Quang Mậu, đại lý Đồng Văn, phủ Tương Yên, ngày 01/01/1906 đại lý Đồng Văn đổi thành Trung tâm hành chính Đồng Văn. Ngày 5/7/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 91-CP về tách xã Niêm Sơn thành 3 xã gồm: Tát Ngà, Khâu Vai và Niêm Sơn, khu vực Niêm Tòng thuộc địa phận 2 xã Khâu Vai và Niêm Sơn. II- Xã Niêm Tòng và Đảng bộ xã được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2005 - 2010 Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, huyện Mèo Vạc vẫn còn là địa phương chậm phát triển, đặc biệt khó khăn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoảng cách chênh lệch về mức độ phát triển với các địa phương khác, một số xã địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế, việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm. Mặt khác, địa bàn xã Khâu Vai và Niêm Sơn khá rộng, nhưng kinh tế còn nghèo, việc quản lý của Nhà nước ở các xóm bản và địa bàn dân cư hết sức khó khăn, 1 Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, tr 91 - 93 13
- các phần tử xấu, cơ hội và tổ chức tôn giáo lạ thường xuyên xâm nhập, lôi kéo người dân mà chưa có sự cho phép của cơ quan Nhà nước. Nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước ở cơ sở, ngày 09/8/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Niêm Tòng thuộc huyện Mèo Vạc. Xã Niêm Tòng được thành lập với diện tích 3.151,25ha và 3.656 nhân khẩu2 trên cơ sở tách 2.013,75 ha diện tích tự nhiên và 2.276 nhân khẩu thuộc xã Niêm Sơn; 1.137,50 ha và 1.380 nhân khẩu của xã Khâu Vai để thànhh lập xã Niêm Tòng. Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc ra quyết định thành lập Ủy ban nhân dân xã Niêm Tòng với 9 thành viên, đồng thời chỉ định đồng chí Phan Văn Hoan, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng chí Hà Văn Thành, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Cùng với việc thành lập bộ máy chính quyền xã, ngày 08/9/2005, Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc ra quyết định số 1215-QĐ/HU về việc thành lập Đảng bộ xã Niêm Tòng với 46 đảng viên, sinh hoạt tại 10 chi bộ trực thuộc; Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 9 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đồng chí. Đồng chí Ma Thế Vinh được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy; đồng chí Linh Văn 2 Các thôn: Pó Qua, Nà Pinh, Cốc Pại được tách từ Khâu Vai, các thôn: Pó Pia, Phiêng Tòng, Nà Cuổng 1, Nà Cuổng 2, Nà Pù tách từ Niêm Sơn 14
- Hén làm Phó bí thư Thường trực Đảng ủy; đồng chí Phan Văn Hoan làm Phó bí thư. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã được thành lập, Mặt trận Tổ quốc xã do ông Sùng Chá Páo làm Chủ tịch; Hội Nông dân xã do ông Ma Đức Tinh làm chủ tịch; Hội Liên hiệp Phụ nữ xã do bà Linh Thị Thi làm chủ tịch; Hội Cựu Chiến binh do ông Thuận Văn Lâm làm chủ tịch; Đoàn Thanh niên xã do đồng chí Ma Văn Đức làm Bí thư. Ngay sau khi được thành lập, Đảng bộ xã đã tổ chức hội nghị toàn thể đảng viên để triển khai các nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chỉ đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển sản xuất, xây dựng và ổn định hoạt động của các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế ở cơ sở, tăng cường quản lý hoạt động tôn giáo, giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn... và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội Đảng bộ xã. Ngày 13/01/2006, Đại hội đảng viên xã Niêm Tòng lần thứ I (nhiệm kỳ 2006-2010) được tổ chức. Dự Đại hội có 46 đảng viên trong Đảng bộ. Với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, dân chủ, phát triển”, Đại hội đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã mới được thành lập, thảo luận và đề ra mục tiêu tổng quát: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vững chắc, tạo bước chuyển biến trong sản xuất thành hàng hóa, tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nhân rộng diện tích rau đậu các loại, đẩy mạnh cây đậu tương, 15
- cây ăn quả. Phát triển dịch vụ tại trung tâm xã, nâng cao trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo; phát huy nguồn lực con người; giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm tỉ lệ đói nghèo, tăng hộ trung bình, khá, giàu; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ mục tiêu tổng quát, Đại hội xác định một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010: - Phấn đấu thu nhập đầu người đạt 4,5 triệu đồng/người/năm; tổng sản lượng lương thực đạt 1.542,4 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 351,7 kg/người/năm; tỉ lệ hộ khá giàu đạt khoảng 10,3%; có 10 – 12% hộ có xe máy, - Về sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 đạt diện tích 862,4 ha; trong đó, diện tích trồng lúa đạt 66 ha; diện tích ngô 378,1 ha, năng suất đạt 22,90 tạ/ha; diện tích trồng cây chè đạt khoảng 150 ha; cây đậu tương 153 ha và 10 ha cây ăn quả. Về chăn nuôi, đến năm 2010 tổng đàn gia súc đạt 4.977 con; gia cầm 24.990 con; đàn ong đạt 79 đàn. Nâng độ che phủ rừng đạt 35,72%. - Về xây dựng: Xây dựng cơ sở hạ tầng như Nhà trụ sở xã, trường cấp I, II, trạm y tế xã, điểm trường tại các thôn bản; kéo điện thắp sáng cho 52% số hộ; làm trên 10 km đường bê tông nông thôn. - Về xã hội: Tỉ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 98%; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 32,8%; tỉ lệ hộ có ti vi đạt trên 5%; giảm tỉ lệ sinh 1,8%. 16
- - Về công tác xây dựng Đảng, chính quyền: phấn đấu 80% chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh trở lên, không có chi bộ yếu kém; 60% đảng viên được đào tạo lý luận, hàng năm kết nạp từ 3 - 5 đảng viên mới. Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới với 9 đồng chí, tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ Đảng ủy. Đồng chí Ma Thế Vinh được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Linh Văn Hén được bầu làm Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, đồng chí Phan Văn Hoan được bầu làm Phó bí thư - chủ tịch UBND xã. Là xã mới được thành lập, trong 5 năm (2005 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đầu tư của tỉnh, của huyện, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc và các ngành đoàn thể của huyện, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã, đến năm 2010 xã Niêm Tòng đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất đề ra: Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Đảng bộ xã đã tập chung chỉ đạo chính quyền và các ngành đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa 17
- học kỹ thuật, mở rộng diện tích thâm canh, đưa giống mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất. Tập chung tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dần diện tích ngô địa phương sang trồng ngô lai để tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh những cây trồng chính, xã còn chỉ đạo nhân dân trồng thêm các cây dong giềng, khoai lang, cải dầu. Tính đến năm 2010, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 1.480ha; trong đó, diện tích lúa đạt 80ha, sản lượng 449 tấn; diện tích ngô, sản lượng 1.275 tấn; diện tích cây đậu tương 250ha, sản lượng 184,5 tấn; rau, đậu các loại đạt 285,3ha; cùng với phát triển các loại cây nông nghiệp, nhân dân còn trồng các loại cây công nghiệp và ăn quả như: cây chè 1,5ha, cây ăn quả: lê, xoài, đào… với diện tích 25 ha. Nhờ đó, lương thực bình quân đầu người năm 2010 đạt 415kg/người/năm. Trong công tác chăn nuôi, Đảng bộ tiếp tục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, coi chăn nuôi là hướng sản xuất đem lại nguồn thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Đến năm 2010 diện tích trồng cỏ chăn nuôi tăng 246 ha so với năm 2005, chủ yếu các loại cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như cỏ Goa-tê-ma-la; cỏ voi… Tổng đàn gia súc 5.359 con, vượt 43% chỉ tiêu đề ra; trong đó, trâu 252 con; bò 1.675 con; đàn dê 1.740 con, ngựa 53 con…; đàn ong 125 đàn, vượt 78% so với Nghị quyết đề ra. Đàn gia 18
- cầm có sự tăng trưởng mạnh, năm 2010 có 15.781 con, tăng 10.984 con so với chỉ tiêu Nghị quyết. Về lâm nghiệp, xã tiếp tục được đầu tư các nguồn vốn để phát triển rừng; gắn trồng rừng với chăn nuôi, phát huy lợi thế, tiềm năng của đất đai, quy hoạch, phân loại rừng. Tăng cường các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, xây dựng phương án phòng, chống cháy rừng; tổ chức trồng và khai thác rừng hợp lý. Hàng năm, xã đã tiến hành cấp phát đầy đủ gạo, tiền hỗ trợ của Chính phủ cho nhân dân nhận khoanh nuôi, bảo vệ. Trong 5 năm 2005 - 2010, Đảng bộ xã đã chỉ đạo cho nhân dân trồng và chăm sóc được 200 ha rừng; trồng mới 248 ha, góp phần nâng độ che phủ rừng lên trên 35%, đạt 100% nghị quyết đề ra. Đối với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có chiều hướng tích cực năm sau cao hơn năm trước. Đảng bộ xã có nhiều giải pháp khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống trên các lĩnh vực khác nhau như: chế biến gỗ, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản... Ngoài ra, một số hộ tổ chức dệt vải sợi lanh làm quần áo truyền thống để bán ra thị trường tạo thêm thu nhập; trên địa bàn xã có 7 hộ có máy xay sát thóc, ngô; 11 hộ có máy khâu. Năm 2007, hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư xây dựng, đến năm 2010 có 1 trạm hạ thế cấp điện cho 63 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, đạt 7% chỉ tiêu đề ra. 19
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2007 được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã đã khánh thành khu nhà 2 tầng trụ sở xã, mặt khác xã đã tích cực tận dụng nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn II để xây dựng 02 điểm trường học, 3 trụ sở thôn; 01 nhà lưu trú cho giáo viên. Đồng thời, mở mới tuyến đường rải đá cấp phối từ Niêm Tòng đi Khâu Vai dài 15km; tuyến từ trung tâm xã đi Cốc Pại dài 3,5km, đến đầu năm 2010, xã có 3/8 xóm, bản có đường ô tô đến trung tâm, 5 xóm có đường dân sinh đến trung tâm xóm; xây dựng tuyến đường dân sinh xóm Nà Cuổng II và Pó Pia với chiều dài hơn 3km; xây dựng điểm trường tại xóm Phiêng Tòng B. Một số công trình xã làm chủ đầu tư thuộc dự án 134/CP xây dựng được 6 bể nước sinh hoạt, 4 ha ruộng bậc thang; kiên cố hóa kênh mương được 5,1km. Nhân dân trong xã đã đóng góp hàng ngàn ngày công để tu sửa, làm mới các điểm trường học, trụ sở thôn tạo điều kiện cho các dự án đi vào hoạt động đúng thời gian và có hiệu quả; các cơ quan của xã như: Trạm y tế và trường học được xây dựng khang trang. Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Tháng 9/2005, Trường liên cấp gồm Mầm non, Tiểu học và Trường THCS Niêm Tòng được thành lập với 42 giáo viên do thầy Đỗ Văn Long làm hiệu trưởng; do mới được thành lập, cơ sở vật chất của các trường còn nghèo nàn, vì vậy cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân xã đã tập trung lãnh chỉ đạo, vận động các tầng lớp nhân dân ủng 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn