intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Địa chí Hương Khê” tổng hợp khá đầy đủ và toàn diện về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và các xã, thị trấn, là kho tư liệu quý để khai thác, góp phần phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục truyền thống, lòng tự hào cho các thế hệ; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc gần xa về vùng đất và con người Hương Khê. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 1

  1. HUYỆN ỦY - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC HUYỆN HƯƠNG KHÊ ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 2017
  2. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY HƯƠNG KHÊ THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO ĐINH HỮU TÂN Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện NGÔ XUÂN NINH Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy LÊ NGỌC HUẤN Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện TRẦN QUỐC BẢO UVBTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy BIÊN SOẠN TRUNG TÂM XUẤT BẢN - TRUYỀN THÔNG QUỐC GIA (CÔNG TY CP XUẤT BẢN - TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM) THAM GIA BIÊN SOẠN PGS, TS NGUYỄN BÁ THÀNH PGS, TS NGÔ ĐĂNG TRI (Đồng Chủ biên) ThS. TRỊNH THỊ DUNG ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG ThS. NGUYỄN THANH XUÂN ThS. TRẦN THỊ HẰNG ThS. TRẦN THỊ THUẬN ThS. NGUYỄN MINH GIANG ThS. TRẦN THỊ OANH CN. VƯƠNG THỊ SÂM ĐẠI TÁ: NGUYỄN HỮU BỘ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NGUYỄN VĂN TUYÊN Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hương Khê là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh; được thành lập năm Tự Đức thứ 20 - năm 1867; có chung biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh; có đường sắt Bắc Nam với 6 ga, đường Hồ Chí Minh chạy dọc huyện và nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như trong 150 năm hình thành và phát triển, nhiều biến cố, thăng trầm đã diễn ra trên mảnh đất này. Vì vậy, việc nghiên cứu về vùng đất, con người và các sự kiện lịch sử có liên quan nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của nó trong công cuộc xây dựng và phát triển là một công việc rất cần thiết. Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân huyện nhà, nhân kỷ niệm 150 năm thành lập huyện (1867 - 2017), Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để xây dựng Dự án “Biên soạn và xuất bản cuốn sách Địa chí Hương Khê”. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, cuốn sách Địa chí Hương Khê đã hoàn thành. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp khá đầy đủ và toàn diện về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và các xã, thị trấn, là kho tư liệu quý để khai thác, góp phần phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục truyền thống, lòng tự hào cho các thế hệ; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc gần xa về vùng đất và con người Hương Khê. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình sưu tầm tư liệu và biên soạn nhưng cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót nhất định; chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức trong những lần có điều kiện tái bản. Thay mặt Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, các sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kỳ; sự đóng góp công sức, trí tuệ của các nhà khoa học là con em của huyện; Phó Giáo sư,
  4. Tiến sỹ Nguyễn Bá Thành, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đăng Tri (đồng Chủ biên) cùng tập thể tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình biên soạn; cảm ơn các thế hệ lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện qua các thời kỳ; cán bộ các ban, phòng, ngành, đơn vị và những người đã tâm huyết đóng góp ý kiến để cuốn sách Địa chí Hương Khê ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 150 năm thành lập huyện. Xin trân trọng giới thiệu! T/M HUYỆN ỦY - HĐND - UBND - UBMTTQ HUYỆN Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND ĐINH HỮU TÂN
  5. LỜI MỞ ĐẦU Địa chí hay Dư địa chí là một thể loại sách có từ trước Công nguyên ở Trung Hoa. Có thể coi Thiên Vũ cống trong Hạ thư ghi chép về địa lý Trung Hoa cổ đại là kiểu mẫu đầu tiên về thể loại này. Về sau, trong chế độ phong kiến, cho đến tận đời Thanh, Trung Quốc còn biên soạn được rất nhiều bộ sách địa chí nữa. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã viết Dư địa chí. Cuốn sách được coi là An Nam Vũ cống, nghĩa là cuốn địa chí hoàn hảo nhất của nước Nam, có thể sánh với Vũ cống của Trung Hoa. Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) là bộ quốc chí hoàn hảo nhất, vì so với thời Nguyễn Trãi, bộ sách này đã biên chép chi tiết đến từng quận huyện, từng ngọn núi, dòng sông, có khi đến làng xã toàn bộ lãnh thổ quốc gia rộng lớn từ Bắc chí Nam. Địa chí ngày xưa là một loại sách quan trọng vì biên chép về đất đai, sông núi, con người, nghĩa là viết về địa lý tự nhiên, dân cư và địa lý hành chính của lãnh thổ, do đó đã thể hiện quan điểm chủ quyền, quyền cai quản có tính nhà nước của một quốc gia, của nhà cầm quyền. Địa chí, vì vậy có quan hệ trực tiếp đến các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, về quốc phòng nhằm phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với toàn bộ lãnh thổ. Hầu hết các số liệu, tư liệu và bản đồ (dư đồ - bản đồ đất đai) về sông núi, biển đảo thường được lưu giữ trong các sách địa chí. Ngày xưa, sách địa chí được coi là bản gốc của các số liệu có tính pháp lý về diện tích đất đai, nhà nước căn cứ vào đó mà phân bổ, tính toán các hạng thuế điền trạch, nông, lâm, hải sản… Địa chí tuy viết về địa lý quốc gia, địa lý của từng vùng miền, địa phương, nhưng không chỉ thuần túy địa lý tự nhiên, thiên nhiên mà còn cả địa văn hóa, địa lịch sử và có khi cả địa chính trị, địa nhân văn, nhất là khi đề cập đến “đất nước và con người” của một xứ sở. Địa chí như là bức tranh toàn cảnh về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của một vùng lãnh thổ. Địa chí có khả năng tập hợp được nhiều loại tư liệu, số liệu từ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, mà trọng tâm là địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, nhân văn… Nghĩa là toàn bộ đất nước và con người, lịch sử và hiện tại. Địa chí Hương Khê đã được biên soạn theo xu hướng tổng hợp ấy.
  6. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Khoảng hơn chục năm gần đây, nhiều huyện trong cả nước đã tổ chức biên soạn địa chí. Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà… là các huyện láng giềng gần gũi của Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh đều đã xuất bản được bộ sách địa chí công phu, đồ sộ về địa phương mình. Các soạn giả có cơ hội tham khảo những cuốn sách địa chí đó để viết về Địa chí Hương Khê. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo chính của Địa chí Hương Khê, ngoài các thư tịch cổ là các cuốn sách viết về huyện đã xuất bản. Trong đó cuốn Hương Khê - 135 năm (1867 - 2002) là một trong những tài liệu cơ bản. Đó là một cuốn sách khảo sát Hương Khê trên nhiều bình diện: Địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội... với độ dày hơn 400 trang. Trên cơ sở tham khảo các sách đã viết về Hương Khê, Địa chí Hương Khê đã mở rộng và đi sâu vào một số lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là cập nhật được các tài liệu, số liệu thống kê và khảo sát thực địa mới nhất - đến năm 2016. Cách đây 10 năm (2007), nhân kỷ niệm 140 năm thành lập huyện Hương Khê, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh đã cho xuất bản ấn phẩm: Hương Khê - Văn hoá, danh thắng với nhiều hình ảnh, số liệu và tư liệu về đất và người Hương Khê. Tài liệu này đã có những đúc kết tuy rất ngắn gọn nhưng khá khái quát về địa lý, văn hóa và cả lịch sử của huyện: “Hương Khê sơn thủy hữu tình: Một huyện có nhiều dân tộc/ Năm mươi cây số giáp Lào/ Một huyện có sáu ga tàu/ Đường Hồ Chí Minh mới mở/ Một vùng nước biếc non xanh/ Hương Khê vùng đất địa linh: Vũ Môn cá chép hóa rồng/ Xuất đế Hàm Nghi dựng nghiệp/ Thiên Muội ở đền Trầm Lâm/ Ngàn Sâu lượn quanh chín khúc/ Tổ tiên, Phật, Chúa đồng nguyên/… Hương Khê giàu lòng yêu nước;… Hương Khê triển vọng đầu tư”... Khác với các công trình địa chí các huyện đã xuất bản trước, Địa chí Hương Khê có thêm phần An ninh - Quốc phòng bởi như trên đã nói, huyện miền núi Hương Khê có vị trí “địa chiến lược”, nhiều giai đoạn lịch sử đã được chọn làm “căn cứ địa”, “an toàn khu” để gây dựng lực lượng kháng chiến. Dấu tích lịch sử từ thời Trần, Lê đến thời Tây Sơn hiện vẫn còn được lưu giữ trên đất Hương Khê qua các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng. Hương Khê còn là nơi vua Hàm Nghi và nghĩa quân của Phan Đình Phùng chọn làm căn cứ địa, là nơi được Bộ Tư lệnh Tổng cục Hậu cần, Bộ chỉ huy Đoàn 559, Đoàn 500 bộ đội Trường Sơn thời chống Mỹ chọn làm vị trí đứng chân. Từ thời Trần qua thời Lê, thời Tây Sơn đến thời Nguyễn và thời đại Hồ Chí Minh, Hương Khê chứng tỏ vai trò “địa chiến lược” rất quan trọng cần được ghi nhận. Mặc dù huyện mới được thành lập từ năm 1867 nhưng đây thực sự là một vùng địa linh từ rất xa xưa. Địa chí Hương Khê được soạn thảo trên cơ sở các số liệu khảo sát thực địa một cách trực tiếp và mới nhất của chính những người trong cuộc, nhất là các cán bộ cơ sở, ban, 6
  7. ĐỊA LÝ ngành từ huyện đến làng xã. Do đó, sách mang tính thực tiễn, tính cập nhật. Nó có thể làm tài liệu nghiên cứu không chỉ cho các nhà hoạch định chính sách hôm nay mà còn là những con số biết nói cho hàng trăm năm sau. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của cuốn sách Địa chí, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê đã chỉ đạo sâu sát và quyết liệt quá trình biên soạn: huy động, kêu gọi các ban ngành, đoàn thể tham gia đóng góp tư liệu, ý kiến, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề và mở rộng để bổ sung và sửa chữa nhiều lần, hướng cho bản thảo đạt đến chất lượng tối ưu. Địa chí Hương Khê là một công trình có tính tập thể. Trước hết là những người khởi xướng và chỉ đạo biên soạn. Đó là lãnh đạo huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 mà trực tiếp là các đồng chí: Đinh Hữu Tân - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, đồng chí Ngô Xuân Ninh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Lê Ngọc Huấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trần Quốc Bảo - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy. Kế đến là Ban biên soạn mà trực tiếp là các tác giả. Ngoại trừ hai đồng Chủ biên, hầu hết các thành viên còn lại là cán bộ thuộc Trung tâm Xuất bản - Truyền thông Quốc gia (Công ty Xuất bản - Truyền thông Việt Nam) có trụ sở ở Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An. Là những người con của quê hương Hương Khê, tôi và PGS. TS. Ngô Đăng Tri được lãnh đạo huyện và nhóm biên soạn mời làm đồng Chủ biên cho công trình Địa chí Hương Khê. Công việc của chúng tôi là chỉ đạo, giám sát việc biên soạn, biên tập, sửa chữa và hoàn chỉnh bản thảo. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Huyện ủy và nhóm biên soạn thống nhất các vấn đề về nội dung cũng như hình thức trình bày của cuốn sách. Tuy vậy, đây là một công trình tập thể có trên chục người tham gia biên soạn nên không tránh khỏi những hạn chế về sự liên thông, kết nối, tính thuần nhất về văn phong của những cá tính sáng tạo. Thiết nghĩ, đây không phải là một loại sách “sáng tác”, “trước tác” mà chỉ là một loại sách biên chép người thực, việc thực, lấy sự chuẩn xác làm căn cứ đầu tiên. Bởi vậy, mục tiêu mà sách hướng đến trước hết là đúng, chính xác, sau đó mới nghĩ đến hay và sinh động. Hầu hết số liệu thống kê đều do huyện trực tiếp cung cấp. Tuy vậy, Địa chí Hương Khê chưa phải là “bách khoa thư” về huyện Hương Khê để có thể tra cứu mọi vấn đề về mảnh đất này. Hy vọng, nó sẽ được bổ sung liên tục trong các lần tái bản. Địa chí Hương Khê là một công trình tập thể mang dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử, mà trực tiếp nhất là gần hai chục năm đầu thế kỷ XXI. Nhờ sự kế tục và phát triển các thành tựu của giai đoạn trước, nhiệm kỳ trước mà chúng ta có được công trình 7
  8. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ lịch sử này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo huyện Hương Khê nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia và hoàn thành công trình. Nhân đây, chúng tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo huyện các nhiệm kỳ trước; trong đó có nhiều người như: các đồng chí Phan Văn Đệ, Phan Văn Quý, Phan Văn Tích, Phan Thị Tập, Hoàng Hữu Diễn, Thái Bá Tài, Nguyễn Xuân Vinh,… vẫn tiếp tục theo dõi, tham gia góp ý cho công trình Địa chí Hương Khê qua các cuộc hội thảo và bằng văn bản. Chúng tôi cũng cảm ơn các bạn “đồng tác giả” đã cùng chia sẻ những khó khăn và phối hợp nhịp nhàng trong công tác biên soạn và biên tập. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm việc hết sức tích cực, tạo điều kiện cho công trình Địa chí Hương Khê kịp ra mắt trong Chương trình kỷ niệm 150 năm thành lập huyện vào tháng 11/2017. Hà Nội ngày 26/9/2017 T/M CÁC TÁC GIẢ NGUYỄN BÁ THÀNH 8
  9. PHẦN THỨ NHẤT ĐỊA LÝ Chương 1. TỰ NHIÊN I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Hương Khê là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý được xác định từ 17058’ - 18023’ vĩ độ Bắc và từ 105027’ - 105056’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và huyện Đức Thọ; phía Nam giáp huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình); phía Đông giáp huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên; phía Tây giáp huyện Na-Kai, tỉnh Khăm-Muộn (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Địa hình Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện Hương Khê là 126.293,85 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 113.714,14 ha. Đất phi nông nghiệp 7.239,85 ha. Đất chưa sử dụng 5.339,86 ha, đất đô thị 534,27 ha1. Tuy nhiên, trên thực tế, địa hình đất đai của huyện rất phức tạp bởi hầu hết diện tích tự nhiên đều là rừng núi với nhiều khe suối chia cắt. Nghiên cứu cụ thể địa hình của huyện thấy rằng: Hương Khê nằm trong thung lũng hình lòng máng giữa núi Giăng Màn (tên chữ Hán là Khai Trướng) thuộc dãy Trường Sơn ở phía Tây và dãy Trà Sơn ở phía Đông. Do dãy Giăng Màn chạy theo hướng Tây Nam nên một cách tổng quát có thể thấy địa hình Hương Khê thấp dần theo hướng Nam Bắc. Do bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi và thung lũng nên địa hình của huyện rất đa dạng, chênh lệch độ cao nhiều vùng rất lớn. Để tiện khảo sát, một 1 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kèm theo Nghị quyết số 22-NQ/HĐND, ngày 21/7/2017 của HĐND huyện về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Hương Khê. Tài liệu lưu tại Chi cục thống kê huyện Hương Khê. 9
  10. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ cách tương đối, theo cách phân dạng địa hình của quốc gia, có thể phân địa hình của Hương Khê thành 2 vùng chính: vùng đồi núi và vùng thung lũng được kiến tạo bởi sự xâm thực1. 1.1.Vùng đồi núi Diện tích đồi núi ở Hương Khê chiếm trên 90% diện tích tự nhiên với hai dạng: - Đồi núi cao trung bình: là vùng uốn nếp tạo thành một dải hẹp dọc theo biên giới Việt Nam - Lào ở phía Tây Nam (thuộc dãy Trường Sơn). - Đồi núi thấp: là vùng bao gồm những ngọn núi đỉnh nhọn, sườn dốc, bị xâm thực, chia cắt bởi các khe suối từ dãy Trường Sơn phía Tây và Trà Sơn ở phía Đông và các đồi xen kẽ tạo thành các khu vực rộng lớn ở các xã Hương Bình, Hương Vĩnh, Hương Giang, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy và Phương Mỹ2… Một số núi tiêu biểu: Núi Giăng Màn Dải Trường Sơn Bắc chạy dọc biên giới Việt Nam - Lào, chiếm gần hết đất đai các huyện phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, có tên chung là núi Giăng Màn. Đây là dãy núi cao, có chiều rộng đến 30 - 40 km. Cuốn Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí (Quốc sử quán Triều Nguyễn) ghi đặc điểm của dãy núi này đoạn chạy qua Hương Khê: “Trong huyện hạt, núi non khe suối trập trùng nối tiếp nhau. Kể những núi có tiếng thì ở tổng Quy Hợp giáp đất Lào có núi Khai Trướng. Hình núi cao to, che kín một phía trời như tấm bình phong căng chắn cho nên có tên gọi là Giăng Màn”3. Cuốn An Tĩnh sơn thủy vịnh (Tiến sĩ Dương Thúc Hạp) viết: “Núi ở hai phủ Ngọc Ma và Lâm Yên, là núi có tầm cỡ của trấn Nghệ An cũ: cao lớn ngang trời, trông tựa như tấm màn giăng ngang. Trên cái nền xanh thẳm ấy, một dải trắng rủ xuống, cao đến vài trăm trượng. Đó là suối Vũ Môn, ở đó chưa hề có dấu chân người vì không thể lên tận nơi được. Tương truyền, đó là nơi cá chép hóa Rồng. Phía Bắc núi này là nơi phát nguyên của sông Phố. Phía ấy có đường thông ra phủ Trà Lân và phủ Trấn Ninh cùng các vùng khác của nước Ai Lao. Sử chép: Lê Thái Tổ từ Trà Lân vào vây hãm thành Nghệ An, sai Đinh Liệt theo đường tắt vào chiếm trước huyện Đỗ Gia, 1,2 Viện quy hoạch Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Dự án Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội 2015, tr 4,5; tr 6, 7. 3 Ngô Đức Thọ (dịch và chú thích) Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí lược, lưu tại Thư viện tỉnh Nghệ An, số A.537/XIV, năm 1977, tr 50, 51. 10
  11. ĐỊA LÝ tức là đi theo con đường ấy. Thời Cảnh Hưng Lê Hiển Tông, khi Lê Duy Mật chiếm giữ phủ Trấn Ninh, cũng theo con đường này vào quấy nhiễu vùng Nghệ An. Xưa có đồn Phố Châu đóng giữ. Sông Tiêm phát nguyên từ phía Đông dãy núi này. Phía Tây con sông ấy có con đường thông sang Lạc Hòn, Quy Hợp. Nhân dân hai bên núi thường chợ búa qua lại, trao đổi trâu, lợn. Trước có đồn Quy Hợp đóng giữ ở đó. Nguồn sông Sâu (Ngàn Sâu) phát nguyên từ phía Nam núi này. Phía ấy có con đường thông với châu Bố Chánh và nguồn Kim Lũ. Trước có đồn Phúc Trạch, Hương Khê đóng giữ. Dưới chân núi, một dải rừng rậm, do 12 động sách thuộc châu Quy Hợp cư trú. Trong vùng này có một bộ tộc Lão, họ quen ở giữa đồi cỏ, nằm giữa sương mù, không biết trồng trọt, chỉ biết vào rừng tìm củ nâu, xuống khe bắt cá, làm bẫy đơm chim muông để sinh sống. Họ vẫn có vợ con, người có dáng vóc vạm vỡ, khỏe mạnh, tuổi thọ khá cao. Họ giỏi về bắn tên có tẩm thuốc độc. Khi có trầm hương, sừng tê giác, ngà voi..., họ mang xuống đổi cho người miền xuôi để lấy đồ dùng. Đã giao hẹn với họ những gì là phải giữ thật đúng. Ai lật lọng, bội ước họ giết bằng được. Sách Thủy kinh nói họ là dân tộc Văn Lang”1. Tiến sĩ Dương Thúc Hạp khi qua đây đã có bài thơ chữ Hán vịnh Khai Trướng sơn, miêu tả nhiều chi tiết khá độc đáo của dãy núi: Phiên âm: Khai Trướng Sơn Vân biên phô thúy sắc Hoan Quận nhất hùng quan Địa, thuộc Ngọc - Lâm địa Sơn, vi Khai Trướng sơn Vọng trung quyển la mịch Tế ngoại tác sách lan Bích trướng xung tiêu liệt Thái bình sái lộ can Quần phong gia củng tập Chúng thủy cộng hồi hoàn Lộ đạt Trà - Ninh cảnh 1 Dương Thúc Hạp: An Tĩnh Sơn thủy vịnh, tập thơ địa chí do Võ Hồng Huy biên dịch, chú thích, hiệu đính và giới thiệu. Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh xuất bản 2004, tr 167, 168. 11
  12. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Cư liên động, sách man Chiến trường dư cố đạo Phiên thị khải trùng quan Cánh hữu Vũ Tuyền huyệt Ngư long xuất một gian. Dịch nghĩa: Núi Khai Trướng1 Bên chân mây, phô bày sắc biếc Một cảnh quan hùng mạnh ở Châu Hoan Đất thuộc các đất các phủ Ngọc Ma, Lâm Yên Núi tên là Khai Trướng. Trông lên như bức màn là rủ xuống Nhìn xa như dãy thành quách dựng cao Bức thành biếc dựng lên ngang trời Bình phong xanh sấy khô sương mù Các ngọn núi đều hướng về vái chầu Mọi nguồn nước đều vây quanh. Đường thông sang vùng đất Trà Lâm, Trấn Ninh Dân cư đều là người mường mán ở các động, sách. Chiến trường có thừa đường mòn Chợ búa mở ra nhiều quan ải Còn có hang suối Vũ Môn Nơi rồng cá ra vào khi ẩn khi hiện. Dịch thơ: Núi Khai Trướng Châu Hoan, thế núi mạnh Chân trời, nối màu lam Núi, gọi núi Khai Trướng 1 An Tĩnh Sơn thủy vịnh, sđd, tr 166,167. 12
  13. ĐỊA LÝ Đất, thuộc đất Ngọc - Lâm Gần, như bức màn rủ Xa, tưởng dải thành cao Thành cao, đụng tinh tú Bình phong, sấy sương mù. Các núi đều chầu lại Mọi sông đều lượn quanh Dân cư bám động, sách Đường núi thấu Trà - Ninh Chiến trường nhiều đường tắt Chợ búa lắm ải quan Nơi cá thi hóa rồng Nổi tiếng, suối Vũ Môn. (Võ Hồng Huy dịch) Núi Phù Lê (lèn Phú Lễ?)1 Hiện có nhiều ý kiến và cách nhìn khác nhau khi nói về núi Phù Lê. Trong sách Nghệ An ký, Tiến sỹ Bùi Dương Lịch liệt núi Phù Lê vào vị trí quan trọng thứ hai sau núi Khai Trướng ở Hương Khê; nội dung cụ thể như sau: “Mạch từ một nhánh núi Giăng Màn chạy là là xuống, đột nhiên nổi lên, phía Đông giáp sông Ngàn Sâu. Đá nhiều hình lạ, nhô lên lởm chởm, cây cối lâu năm xanh rậm. Sườn núi có cái hang không biết đến đâu. Trong hang có một cái giường đá. Bên giường có từng hàng thạch nhũ đan cài chồng lên nhau, có cái hình như bình phong, có cái như ống tre. Tương truyền khi vua Thái Tổ Cao Hoàng đế nhà Lê đóng quân ở huyện Đỗ Gia, dân địa phương giúp việc quân vận chuyển lương thực, binh khí, vua ban cho tên ấy”2. 1 Sách Nghệ An ký viết rằng núi Phù Lê “ở địa phận xã Phúc Lộc, huyện Hương Sơn”. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi ở phía Tây huyện Hương Sơn... Lại có tên là núi Phù Lê. Tương truyền Lê Thái Tổ đóng quân ở căn cứ Đỗ Gia, dân địa phương đem lương thực giúp nghĩa quân nên đặt tên núi như thế”. Chúng tôi cho rằng, nội hàm “huyện Hương Sơn” ở đây là huyện Hương Sơn trước năm 1867, khi chưa thành lập huyện Hương Khê (bao gồm Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang ngày nay). Còn “xã Phúc Lộc” là tên một xã, một tổng thuộc huyện Hương Khê khi thành lập, hiện nay thuộc địa phận xã Phúc Trạch, địa phận huyện Hương Khê. 2 Nguyễn Bá Thành: Hương Khê - 135 năm (1867 - 2002), NXB Văn hóa - Thông tin, H.2003, tr.34. 13
  14. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Và cũng trong Nghệ An ký, tập Ốc lậu thoại có bài thơ vịnh núi Phù Lê: Phiên âm: Phù Lê Sơn Khai Trướng bình lai khởi, Thâm Nguyên Bắc hựu Tê (Tây). Động xuyên vô địa khiếu, Thạch giả ỷ thiên thê Xuân nhập hoa trường phát, Sơn u điểu tự đề Trợ quân nhân bất kiến Do thuyết cổ phù Lê. Dịch nghĩa: Núi Phù Lê Mạch từ núi Giăng Màn lại nổi lên Sông Ngàn Sâu chảy quanh phía Bắc và Tây Trong động có hang sâu thẳm Giá đá dựa thang trời. Xuân đến trăm hoa đua nở Núi vắng vẻ chim chóc tự kêu. Nay không thấy người giúp việc quân Chỉ nghe nói xưa phù họ Lê. Dịch thơ: Núi Phù Lê (nay là Phù Lễ) Mạch đi từ núi Giăng Màn Sông Ngàn Sâu chảy bàn hoàn mé Tây. Hang sâu thăm thẳm đâu đây, Bờ đá từng bậc như cây thang trời. Xuân về hoa nở khắp nơi, Rừng vắng, chim chóc buông lời véo von. Giúp vua người cũ đâu còn, Phù Lê một dạ vẫn truyền hôm nay. (Mai Xuân Hải dịch) Trong cuốn An Tĩnh sơn thủy vịnh, Tiến sỹ Dương Thúc Hạp có viết: “Núi tại làng Phúc Lộc, từ Khai Trướng xuống, nổi lên ngọn núi này. Phía Đông sát sông Ngàn Sâu, núi chồng chất nhiều đá lạ. Cây cối rậm rạp, lưng núi có động, trong động có 14
  15. ĐỊA LÝ giường đá. Trên mái giường, nhũ đá buông xuống như có bàn tay ai đã tô điểm xếp đặt. Tương truyền khi Lê Thái Tổ đóng quân ở Đỗ Gia, nhân dân ở đây quyên góp lương thảo, đem quân giúp nghĩa quân. Nhà vua cho tên núi Phù Lê - giúp nhà Lê là vì vậy” 1. Trước cảnh đẹp của núi, Tiến sỹ Dương Thúc Hạp đã làm bài thơ về núi Phù Lê như sau: Phiên âm: Phù Lê Sơn Khai Trướng Sơn tòng khởi Thâm Nguyên thủy nhiễu hoàn Thạch sàng thiên tác giá Đông khiếu địa vị toàn Thụ tĩnh, điểu thường túc Lâm u thảo bất san Phù Lê sự dị cổ Gia hiệu lặc sơn gian Dịch nghĩa: Núi Phù Lê Từ núi Khai Trướng lại Nước Ngàn Sâu vây quanh Giường đá, trời làm giá gác Hang động đất đóng khóa Cây lặng, chim thường nghỉ trọ Rừng âm u, cỏ không dễ chen Giúp vua Lê, câu chuyện ngày xưa Tên đẹp ấy đã được khắc tạc vào núi này. Dịch thơ: Núi Phù Lê Dãy Giăng Màn kéo xuống Nước Ngàn Sâu uốn về Giường đá, trời nâng gác 1 An Tĩnh sơn thủy vịnh, sđd, tr 173 -174. 15
  16. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Hang núi, đất buồng che Cây lặng, chim thường nghỉ Rừng rậm, cỏ không dè Giúp vua Lê, chuyện cũ Tên đẹp, núi còn ghi. (Võ Hồng Huy dịch) Núi Vụ Thấp (Vũ Môn) Núi Vụ Thấp trong dãy Giăng Màn chính là ngọn núi có thác Vũ Môn. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chú thích về núi Vụ Thấp như sau: “Theo sách Đường thư địa lý chí, từ Hoan Châu đi về phía Tây 3 ngày đến núi Vụ Thấp. Sách Nghệ An ký chép: Núi Vụ Thấp còn có tên gọi nữa là núi Vụ Ôn. Sách Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng chép rằng: núi Vụ Ôn ở về phía địa phận huyện Hương Sơn, Nghệ An, tức là một nhánh của núi Vụ Môn”1. Vụ Thấp, chữ Hán có nghĩa là sương mù ẩm ướt. Xét về khí hậu địa lý thì đây là vùng quanh năm sương mù, không khí ẩm ướt, cho nên đặt tên Vụ Thấp là phù hợp. Vì chữ Thấp và chữ Ôn có mặt chữ gần giống nhau nên Vụ Thấp viết thành Vụ Ôn chăng? Nhưng cả Ôn và Thấp đều phản ánh đúng tính chất mát mẻ và ẩm thấp của khí hậu ở vùng này. Núi Thống Lĩnh Sách Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí nói đến núi Thống Lĩnh tại địa phận Bái Đức, tổng Phúc Lộc, một trong những tổng của Hương Khê lúc thành lập huyện năm 1867: “Đây là một dãy núi đẹp, gồm chín chóp nhọn nổi lên trông như một lá cờ, núi nằm ở phía Nam huyện Hương Khê”2 (nay thuộc xã Hương Trạch, giáp tỉnh Quảng Bình). Trà Sơn Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Trà Sơn cách huyện La Sơn (Đức Thọ ngày nay) 28 dặm về phía Tây Nam. Thế núi cao lớn, cây cối xanh tốt, sông Minh Lương chảy ra từ đấy. Núi Trà Sơn cùng với Trường Sơn đã tạo cho vùng đất Hương Khê 1 Đào Duy Anh: Từ điển Hán Việt: Vũ Môn là tên một khúc sông ở thượng du sông Trường Giang (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Chân núi có vực sâu. Tương truyền đến mùa nước lớn thì cá đua nhau đến đó nhảy thi, con nào vượt được thì hóa thành Rồng. Ở Giăng Màn (Hương Khê, Hà Tĩnh) cũng có một thác nước dội xuống vực sâu như thế có tên là thác Vũ Môn gắn với huyền thoại “Cá chép hóa rồng”. Sách Tàu có câu: Vũ Môn tam cấp lãng; Thành ngữ ta cũng nói: Cá vượt Vũ Môn đều để chỉ việc học trò đi thi (Chú thích của Hương Khê - 135 năm, tr.33). 2 Hương Khê - 135 năm (1867 - 2002), sđd, tr 33. 16
  17. ĐỊA LÝ thành hình lòng máng, mà Trà Sơn (phía Đông) và Trường Sơn (phía Tây) là những bức tường thành. Trà Sơn là dãy núi tạo nên đường phân cách địa dư Hương Khê với Can Lộc”1. 1.2. Vùng thung lũng Lịch sử hình thành bãi bằng và đất đai trồng trọt của Hương Khê là quá trình lịch sử lấn rừng. Về sau, sự tụ cư của con người ngày càng lớn, các trại, kẻ, ấp, làng... càng phát triển thì rừng càng bị đẩy lùi dần, làng mạc và đồng bằng xuất hiện và mỗi ngày một thêm mở rộng. Tuy nhiên, diện tích vùng thung lũng bãi bằng chỉ chiếm 10% diện tích tự nhiện toàn huyện, chủ yếu tập trung ở các khu dân cư xen kẽ đồng bằng, sông suối... Đất bãi bằng Hương Khê thường có cấu tượng sét pha cát, gọi là “đất thịt” là loại đất có màu vàng nhạt, mùa nắng hạn dễ bị khô cứng. Trong đó, đáng chú ý là những dải đất bồi ven sông Ngàn Sâu, sông Tiêm và Rào Nổ ở các xã Phúc Đồng, Hà Linh, Hòa Hải, Hương Thủy... Mặc dầu diện tích không lớn nhưng là vùng đất quan trọng góp phần làm tăng thêm giá trị sản xuất của vùng đất bãi bằng của huyện. Trải qua biến đổi của tự nhiên, sự xâm thực đến vùng thung lũng là rất lớn: sông, suối, khe, rào, bàu, vực ở đây không mấy dòng còn giữ được hình dáng nguyên thủy. Lớn như sông Ngàn Sâu cũng đã bao phen phải đổi dòng. Ngày nay, những bàu, vực, những dải đồng sâu kéo dài... chính là dấu tích còn lại của sự đổi dòng ấy. Các khe, suối, rào, hói, bàu, vực nhỏ thì sự bồi lấp lại càng nhiều hơn. Tên gọi cũng không đồng nhất: cùng một dòng chảy nhưng có thể mỗi đoạn, qua mỗi làng lại có một tên gọi khác nhau. 2. Khí hậu Hương Khê là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa rất rõ nét. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau mang theo mưa phùn và giá rét. Gió Tây Nam (thường gọi là gió Lào) thổi vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, có khi sớm hoặc muộn hơn, là một trong những nhân tố tạo nên sự khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết ở cả vùng Bắc Trung Bộ nói chung và Hương Khê nói riêng. Sách Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí đã nói rõ sự thay đổi thời tiết của Hương Khê như sau: “Tháng Hai, tháng Ba, mùa Xuân, khí trời còn rét. Tháng Tư, tháng Năm, mùa Hè nắng to, làm người ta khó chịu. Tháng Bảy, tháng Tám, mùa Thu thì thường có gió 1 Nguyễn Bá Thành, Trần Văn Quý, Ngô Đăng Tri: Hương Khê xưa và nay, tài liệu chưa xuất bản, lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy, tr 13. 17
  18. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ lạnh, mưa nhiều, nước lũ dâng cao ngập ruộng đồng, hoa màu bị thiệt hại. Tháng Mười, tháng Mười Một, khí trời rất rét do địa thế cao, núi rừng nhiều chướng khí tạo nên. Mùa rét ở Hương Khê thường là nguyên nhân gây bệnh làm chết gia cầm, gia súc. Có những đợt rét làm cho hàng trăm trâu bò chết trong một lúc”1. Khí hậu không chỉ thay đổi theo mùa mà còn theo tháng, theo tuần. Thậm chí trong một ngày của mùa hè thì không phải lúc nào cũng oi bức: vào ban đêm thường mát mẻ, lúc gần sáng cảm thấy se lạnh nếu ngủ ở những làng cạnh bìa rừng. Cũng như thế, khí hậu về mùa hè ở những khu rừng nguyên sinh, đại ngàn, những khe suối và thác nước thì thường rất dễ chịu (khoảng 200C như vùng thác Vũ Môn). Nghệ An ký cũng ghi nhận những diễn biến thời tiết khí hậu của vùng Hương Khê như sau: “Hàng năm, từ tháng Ba trở đi, có gió Nam thổi mạnh. Khi sắp có gió thì từ trống canh một, sấm chớp nhoang nhoáng cho đến sáng. Khí trời oi ả như hun, những đám mây mỏng rải khắp bầu trời hoặc mưa nhỏ độ chừng một khắc (từ 15 đến 30 phút). Lúc gió thổi qua rừng, qua làng xóm ầm ầm như sấm vang. Các sông ngòi nổi sóng cuồn cuộn… Trước khi gió đến, trong dãy núi Giăng Màn (Khai Trướng) nghe những tiếng đùng đùng như muôn dùi trống đánh liên hồi vậy”2. Thu Đông không có sương nhưng nhiều mưa lụt. Có tháng đến mấy lần. Đầu nguồn thường bị lũ quét. Vì núi cao và sông suối dốc nên lụt ngập không quá lâu. Tháng Mười, tháng Mười Một trời hay mưa dầm và có gió mùa Đông Bắc thổi. Gió đến thì mưa, gió đi thì tạnh, thay đổi mấy lần trong đợt. 2.1. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Hương Khê dao động từ 230C - 25,20C, cao tuyệt đối là 410C. Thông thường, tháng Giêng có nhiệt độ thấp nhất (trung bình 180C). Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối (- 0,60C). Căn cứ chế độ nhiệt, có thể chia khí hậu ở đây thành hai mùa: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa nóng, cũng như các địa phương có gió Tây Nam (gió Lào), Hương Khê chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn nhiệt3 nên khô và nóng; nhiệt độ trung bình 23 - 25oC, tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7 và giảm dần từ tháng 9, nóng nhất là vào tháng 7. Trong mùa nóng, buổi chiều 1 Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí, sđd, tr 12. 2 Nghệ An ký, sđd, tr 35. 3 Gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương tới, khi gặp dãy Trường Sơn bị chắn lại và trút hết mưa bên sườn Tây Trường Sơn (bên Lào), gây ra hiệu ứng "phơn nhiệt": khi sang Đông Trường Sơn của Việt Nam, gió không còn hơi nước, gặp nắng làm cho thời tiết trở nên khô nóng. 18
  19. ĐỊA LÝ thường có gió mùa Đông Nam thổi từ Biển Đông vào, mang theo nhiều hơi nước, tạo sự cân bằng sinh thái, gây mát mẻ cho sinh giới. Mùa lạnh, nhiệt độ trung bình là 190C 1, nhiều mưa phùn và giá rét, có năm bị rét đậm, rét hại, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhiệt độ trung bình một số năm từ 1996 - 2016 2 Đơn vị tính: 0C Năm 1996 2000 2005 2010 2016 Tháng 1 18,3 19,2 21,4 19,2 18,5 2 15,8 17,4 24,4 21,9 16,3 3 21,8 20,5 20,6 23 20,6 4 21,9 25,5 28,1 25,2 27,6 5 27,3 26,9 31,6 29,7 28,7 6 28,9 28,0 31,8 30,5 30,5 7 30,0 28,6 31,4 30,2 30,5 8 28,2 28,5 30,4 27,4 28,8 9 25,9 26,0 28,8 27,6 27,2 10 24,2 24,4 26,4 23,3 25,6 11 22,2 24,1 23,1 21,1 22,5 12 17,5 19,3 18,6 19,8 19,8 Cả năm 23,5 24,03 26,36 24,9 24,7 Số giờ nắng trung bình của huyện khoảng 1.300 - 1.600 giờ/năm. 1 Chi cục thống kê huyện Hương Khê: Niên giám thống kê huyện Hương Khê (1996 - 2016). 2 Số liệu đã được xác minh tại Chi cục thống kê huyện Hương Khê. 19
  20. ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Số giờ nắng trung bình trong tháng một số năm từ 1996 - 2016 1 Đơn vị tính: giờ Năm 1996 2000 2005 2010 2016 Tháng 1 60,5 61,0 52,0 22,5 36,9 2 35 37,0 65,0 74,3 90,5 3 120,9 36,0 42,0 109,2 40,2 4 56,3 107,0 113,0 92,3 126,8 5 159,1 140,0 129,0 177 191,9 6 272,8 148,0 189,0 172,4 219,4 7 204 185,0 132,0 195,2 234,4 8 126,3 169,0 179,0 89,1 133,2 9 85,7 105,0 121,0 130 112,1 10 70,1 78,0 68,0 67,8 79,9 11 55,2 80,0 81,0 27,5 52,5 12 62,9 19,0 89,0 70,5 25,7 Cả năm 1.308,8 1.165,0 1.260,0 1.227,8 1.343,5 2.2. Chế độ mưa Hương Khê là huyện có lượng mưa lớn so với các huyện miền núi ở tỉnh Hà Tĩnh. Lượng mưa bình quân từ 1.600 - 2.000 mm/năm. Do vậy, độ ẩm không khí tương đối cao và phân bố theo mùa rất rõ rệt, tập trung trên 88% vào mùa mưa, 12% vào mùa khô. Mưa nhiều nhất là tháng 9, tháng 10 (884,5 mm, 1.091,8 mm). Khô hạn nhất là tháng 3, tháng 5 (25,9 mm, 15,8 mm)2. 1 Chi cục thống kê huyện Hương Khê: Niên giám thống kê huyện Hương Khê (1996 - 2016). 2 Chi cục thống kê huyện Hương Khê: Niên giám thống kê từ 1994 - 2016. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2