YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 2
8
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Địa chí Hương Khê được soạn thảo trên cơ sở các số liệu khảo sát thực địa một cách trực tiếp và mới nhất của chính những người trong cuộc, nhất là các cán bộ cơ sở, ban ngành từ huyện đến làng xã. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 2
- PHẦN THỨ BA KINH TẾ Chương 1. NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN A. NÔNG NGHIỆP I. TRỒNG TRỌT 1. Đất nông nghiệp Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 126.293,85 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 113.714,14 ha, chiếm 90,04%, đất trồng lúa có 4.342,66 ha, chiếm 3,44%. Nghiên cứu đất nông nghiệp của huyện thấy có mấy đặc điểm sau đây: Giai đoạn trước 1945: Hương Khê vốn là một vùng rừng núi hoang vu, nên hầu hết số diện tích đất canh tác chính đều nằm xen giữa các thung lũng, hiếm có những cánh đồng rộng “thẳng cánh cò bay”. Đồng ruộng vì thế manh mún, độ cao thấp khác nhau, gây nhiều trở ngại cho công tác thủy lợi, tưới tiêu nội đồng. Sách Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí chép: tổng diện tích ruộng đất công - tư các hạng hiện nộp thuế theo địa bạ năm 1890 là 4.170 mẫu, 8 sào 12 thước 9 tấc 5 phân 3 ly. Trong đó, ruộng trồng lúa 1.902 mẫu, đất có 2.215 mẫu (mỗi mẫu Trung Bộ là 5.000 m2). Những năm 30 của thế kỷ XX, toàn huyện có khoảng 9.210 ha đất canh tác; bình quân đầu người khoảng 7 sào Trung Bộ. Số ruộng đất nằm trong tay địa chủ chiếm 4.745 ha, hào lý và địa chủ Nhà chung chiếm hơn 2.000 ha. Nhiều xã như Gia Phố, Phú Phong, Hương Long, Hương Giang có đến 70% ruộng đất là của địa chủ1. Giai đoạn từ 1945 - 1957: Sau khi giành được chính quyền (9/1945), Hương Khê thực hiện nhiều chính sách lớn của Chính phủ như tịch thu, trưng thu ruộng đất của địa chủ giao cấp cho nông dân; đẩy mạnh công tác khai hoang làm vườn, làm ruộng. Một số diện tích trồng cà phê, chè trong các đồn điền của người Pháp và người Việt trước đó được chia cho nông dân và chuyển sang trồng cây lương thực (là chủ yếu). Các biện pháp thủy lợi như đào mương lấy nước tưới, tiêu úng được tiến hành, do đó, 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 21. 137
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ đã có thêm được hàng trăm mẫu đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là đất canh tác lúa, màu và các loại cây ăn quả trong vườn nhà. Từ sau Cải cách ruộng đất và sửa sai: Tại thời điểm kết thúc Cải cách ruộng đất, tổng diện tích đất trồng trọt của Hương Khê là 16.420 mẫu, 5 sào, tương đương 8.210,2 ha1. Phần lớn đất đai của địa chủ đã được chia cho dân nghèo, làm thay đổi quyền chiếm hữu ruộng đất từ địa chủ, cường hào sang nông dân. Tuy vậy, bản chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chưa thay đổi. Từ năm 1960 về sau, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp nông thôn đã từng bước chuyển ruộng đất, nông cụ, trâu bò từ cá thể của các hộ nông dân sang tập thể các hợp tác xã. Phong trào khai hoang, phục hóa dưới sự điều hành của các hợp tác xã phát triển rất mạnh. Năm 1965, năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, toàn huyện có 13.685 ha gieo trồng. Đến năm 1968, do chiến tranh hết sức ác liệt, số diện tích đã giảm xuống còn 12.548 ha. Trong đó, diện tích lúa cả năm hụt 1.622 ha, dẫn đến sản lượng hụt 30%, huyện phải xin cân đối 2.300 tấn lương thực từ cấp trên2. Từ tháng 11/1968, đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc đến năm 1990, toàn huyện đã khai hoang thêm được 2.764 ha, nâng tổng số diện tích đất nông nghiệp lên 17.145,6 ha, trong đó có 14.763,9 ha canh tác ổn định3. Trong 10 năm cuối của thế kỷ XX, tình hình đất nông nghiệp ở Hương Khê không có nhiều biến động: - Năm 1991, tổng diện tích đất canh tác là 15.919 ha, trong đó diện tích trồng cây lương thực là 12.428 ha. Năm 1995, tổng diện tích canh tác là 16.229 ha, diện tích trồng cây lương thực là 10.495 ha. - Năm 2000, tình hình đất đai có sự thay đổi đáng kể do phải cắt 5 xã vùng hạ huyện (Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) để thành lập huyện Vũ Quang. Cụ thể: + Từ 01/10/2000, diện tích tự nhiên giảm từ 185.050 ha (số liệu năm 1994) xuống còn 129.912,00 ha. + Diện tích đất nông nghiệp giảm từ 9.850,39 ha xuống 9.764,98 ha4. - Từ năm 2000 đến nay, Hương Khê tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch xác định cơ cấu diện tích hợp lý cho các loại cây trồng, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh, tăng vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Toàn huyện đã được 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 177. 2 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 245. 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), Sđd trang 253 - 254. 2 Niên giám thống kê huyện Hương Khê, giai đoạn 1994 - 2000. 138
- KINH TẾ quy hoạch thành 3 vùng kinh tế lớn: vùng trọng điểm thâm canh lúa, màu; vùng cây ăn quả; vùng cây công nghiệp, cây nguyên liệu phục vụ tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. - Vùng trọng điểm lúa: chủ yếu tập trung ở các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương Giang, Hương Thủy. Đây là những xã có diện tích trồng lúa lớn, được hưởng nguồn nước từ công trình thủy lợi sông Tiêm. Vùng thâm canh hoa màu: gồm các loại cây chính như đậu, lạc, ngô được trồng chủ yếu ở các xã có nhiều đất thịt như Gia Phố, Hương Xuân, Hương Vĩnh. + Vùng cây ăn quả: tập trung ở các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên với mô hình kinh tế chủ yếu là vườn, đồi, trang trại. + Vùng cây công nghiệp, cây nguyên liệu phục vụ tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến như chè, cao su, dó trầm tập trung ở các xã Hương Trà, Hương Xuân, Phúc Trạch. Trong 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (từ 1987 đến 2016), cùng với các chính sách, cơ chế và sự điều tiết để xây dựng một cơ cấu diện tích hợp lý phù hợp với thực tiễn của huyện, đi đôi với quy hoạch vùng kinh tế, đã giảm diện tích lúa từ 7.000 ha xuống còn 4.342,66 ha. Diện tích cây màu như ngô, khoai, sắn cũng giảm đáng kể, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu... từng bước tăng trưởng. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 và quy hoạch đến năm 2020 Hiện trạng sử dụng đất Quy hoạch đến năm 2020 năm 2016 TT Chỉ tiêu Mã Cấp huyện Tổng số Cơ cấu Cấp tỉnh Diện tích (ha) xác định (%) phân bổ (ha) bổ sung (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 126.293,85 100 126.293,85 0,00 126.293,85 100 1 Đất nông nghiệp NNP 113.714,14 90,04 116.596,98 306,04 116.903,38 92,56 1.1 Đất trồng lúa LUA 4.342,66 3,44 4.151,53 75,65 4.227,18 3,35 1.2 Đất trồng cây hàng năm HNK 3.899,69 3,09 3.429,84 130,09 3.559,93 2,82 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 17.750,03 14,05 17.533,59 1.751,56 19.285,15 15,27 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 29.926,63 23,7 30.203,91 0,00 30.203,91 23,92 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 17.479,86 13,84 17.479,86 0,00 17.479,86 13,84 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 39.992,97 31,67 43.120,95 1.644,32 41.476,63 32,84 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 102,2 0,08 102,2 22,44 124,64 0,10 1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 220,1 0,17 575,1 -29,03 546,07 0,43 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.239,85 5,73 7.887,27 45,04 7.932,31 6,28 2.1 Đất Quốc phòng CQP 380,56 0,3 431,62 0,00 431,62 0,34 2.2 Đất an ninh CAN 0,68 0,001 0,98 0,00 0,98 0,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 5.339,86 4,23 1.809,60 -351,44 1.458,16 1,15 139
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ 2. Các loại cây trồng chính 2.1 Cây ngắn ngày Cây lúa: - Trước 19601: Người nông dân trong huyện chỉ sử dụng các giống truyền thống sau đây: + Lúa Ré Quạt: Giống này cấy vụ Chiêm, hạt to, cây cao và tốt nên gặp gió hay bị đổ. + Lúa Đỏ: Gạo màu đỏ, chống chịu sâu, bệnh, chịu bùn tốt, gạo ngon nhưng không năng suất. + Lúa Bát: Cấy tháng 8, gạo trắng, thơm nên bà con thường để dành làm bánh gói hoặc hầm cháo. + Lúa Cu: Màu đỏ, có đặc điểm giống lúa đỏ. + Lúa Chành, lúa Chạo: Trồng vụ mùa theo hình thức trĩa vãi lúa khô chủ yếu trên những vùng đất không chủ động được nước. + Nếp Nâu: Hạt màu nâu, to, cây tốt nhưng năng suất không cao. + Nếp Lào: Hạt màu vàng, năng suất kém. + Nếp Sứ: Hạt nhỏ, dẻo. + Nếp Nại: Cây cao, dễ gãy, năng suất thấp. + Nếp Xà đào: Hạt màu hồng đào, cứng cơm. + Nếp Cải, nếp Lem: Hạt to, dẻo nhưng ít bông, thường được nhân dân dùng làm cốm hương. Nhìn chung, năng suất, sản lượng của các giống lúa giai đoạn này thấp, đạt khoảng 30 - 40kg/sào/vụ. Một vài số liệu của Tòa Công sứ Pháp tại Hà Tĩnh năm 1925, ghi lại năng suất và diện tích các loại cây trồng chính ở Hương Khê như sau: Lúa vụ hè: Diện tích 4.700 ha, sản lượng 5.800 tấn; Lúa bát ngoạt: Diện tích 1.200 ha, sản lượng 2.200 tấn; Cuộc sống của người nông dân vì thế chủ yếu vẫn dựa vào việc khai thác các nguồn sản vật tự nhiên từ rừng, như đốt than2, lấy củi, đi săn, bẻ măng, lấy mật ong… Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, chính quyền cách mạng của Hương Khê công bố bãi bỏ các loại thuế của chế độ cũ, 1 Từ 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960), miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp, nông dân trở thành xã viên, hầu hết các giống lúa cũ đều được thay đổi. 2 Than không chỉ để dùng để “hầm” (hong) khô các loại thổ sản như cau, sắn, như khoai… mà còn là một mặt hàng quan trọng để trao đổi, buôn bán với các vùng lân cận như Thạch Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên. 140
- KINH TẾ đồng thời thực hiện giảm thuế ruộng đất và thuế môn bài, giảm tô, giảm tức và xóa nợ công. Phong trào “Diệt giặc đói” diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức, thu hút đại bộ phận nhân dân tham gia. Các bãi bờ, cồn trọt, lùm lòi, hoang hóa đều được khai phá để trồng trỉa. Một số diện tích cây cà phê được phá bỏ để trồng cây lương thực. Công tác làm thủy lợi được chú trọng: xẻ mương, tưới nước, tiêu úng, khai phá đất đai trồng thêm hoa màu, gấp rút mở rộng diện tích trồng lúa… nhờ đó, cuối năm 1946, đầu năm 1947 kinh tế nông nghiệp của huyện đã có bước chuyển biến tích cực. - Giai đoạn 1960 đến 1986: Từ năm 1960, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Mô hình kinh tế tập thể hợp tác xã nông nghiệp được thiết lập. Một số viện nghiên cứu nông nghiệp ra đời. Nhờ đó, nhiều giống lúa mới được chọn tạo, giúp các hợp tác xã đưa vào thay thế các giống cũ. Sản xuất nông nghiệp của Hương Khê có những thay đổi quan trọng. Các hợp tác xã trong huyện đã đưa vào sản xuất một số giống lúa theo hướng cho năng suất cao, ngắn ngày, chống sâu bệnh, chống đổ: + Nam Ninh: là giống cho năng suất cao hơn các giống cũ nhưng chống đỗ kém do cây nhỏ, mềm. + Trân Châu Lùn: Là giống thấp cây nên chống đổ tốt, tuy nhiên năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh kém. + Nông nghiệp 5: Là giống cây cao, cứng, năng suất cao, phàm ăn, hạt to nhưng chống chịu sâu bệnh trong vùng dịch tể của huyện kém như bệnh đạo ôn, rầy nâu. + Nông nghiệp 8: Cũng tương tự như Nông nghiệp 5 nhưng năng suất cao hơn; nhược điểm lớn là chống bệnh đạo ôn rất kém. + Nông nghiệp 22, CR203 - là giống chống rầy nâu - một căn bệnh phổ biến như đạo ôn nên được dùng khá phổ biến. Nhược điểm lớn nhất là năng suất không bằng Nông nghiệp 5 và Nông nghiệp 8, lại bị đổ nhiều. Các hợp tác xã ra sức đẩy mạnh công tác khai hoang, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất hướng đến giải quyết vấn đề tự túc lương thực. Năm 1965 được đánh giá là năm được mùa toàn diện của huyện: năng suất bình quân lúa đạt 1.491 kg/ha/vụ, trong đó vụ chiêm đạt 1.657 kg, vụ thu 1.308 kg, vụ mùa 1.373 kg, đưa sản lượng lúa cả năm tăng 25,9% so với năm 1964. Tổng sản lượng lương thực toàn huyện đạt 13.932 tấn1. Từ năm 1965 đến 1968 và từ tháng 4 - 12/1972, mặc dầu bị cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ gây tổn hại nghiêm trọng nhưng sản xuất nông nghiệp của Hương Khê vẫn được giữ vững. 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê (1930 - 2000), sđd, tr 209. 141
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Từ sau năm 1975, nhiều giống lúa mới có năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng và vùng dịch tể của huyện tiếp tục được lựa chọn đưa vào gieo trồng đại trà như giống lúa 751 cây thấp, gạo ngon; lúa 752, IR1820, 314, năng suất cao hơn lúa 751, và được trồng nhiều trong những năm 1980 - 1986. Riêng giống IR1820 là giống chống đạo ôn rất khá, gạo ngon, chịu hạn nên đến nay, mặc dầu đã có nhiều giống mới thay thế nhưng một số hộ vẫn trồng. - Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2000: năm 1987, cả nước thực hiện sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (1988), Luật Đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ (1993): trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, Hương Khê tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông hộ đến 20 năm. Cùng với những thành tựu to lớn trong công tác giống của các viện nghiên cứu nông nghiệp, dưới sự chỉ đạo thống nhất về chuyên môn của huyện, nhiều giống lúa mới tiếp tục được nông hộ đưa vào sản xuất. Từ đó giúp cho các nông hộ và các xã ổn định bộ giống cho từng vụ một cách khoa học. - Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Hương Khê đẩy mạnh việc đưa các giống lúa lai và các giống lúa thuần năng suất cao vào thay thế dần các giống lúa cũ như Nhị ưu 838, TH3-5; hoặc TH3-3 có năng suất khá, thích nghi rộng như KD18, KD đột biến; một số giống chất lượng cao như P6, HT1… và tiếp tục chuyển dịch cơ cấu diện tích, mùa vụ theo hướng giảm diện tích lúa vụ Mùa, tăng diện tích lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất tăng nhanh: Vụ Đông Xuân: năm 2000, toàn huyện có 2.707 ha, năng suất 30,0 tạ/ha, sản lượng đạt 8.112,7 tấn; năm 2015, là 3.427 ha, năng suất 54,35 tạ, sản lượng đạt 18.625 tấn. Vụ Hè Thu: năm 2000 có 1.175,7 ha, năng suất 14,1 tạ/ha; sản lượng đạt 1.660,4 tấn. Đến năm 2015 là 1.310 ha, năng suất 33,0 tạ/ha, sản lượng đạt 4.324 tấn. Riêng năm 2016, thời tiết diễn biến phức tạp nhưng diện tích lúa của huyện vẫn đạt 5.589 ha, năng suất bình quân đạt 47,39 tạ/ha; sản lượng đạt 26.486 tấn; tổng sản lượng quy thóc đạt trên 35 ngàn tấn. Các giống lúa lai và các giống năng suất cao khác đã tạo bước đột phá trong định hướng an ninh lương thực của huyện. Hương Khê đã tự túc được lương thực và có sản phẩm lương thực hàng hóa bán ra trên thị trường. Cây ngô: Bên cạnh cây lúa, cây ngô được người dân Hương Khê trồng tương 142
- KINH TẾ đối nhiều. Theo tài liệu ghi chép năm 1925 của Tòa Công sứ Pháp tại Hà Tĩnh thì diện tích trồng ngô ở Hương Khê gấp gần 5 lần so với huyện Hương Sơn (1.000 ha so với 205 ha). Tuy nhiên, năng suất lại thấp, nên tổng sản lượng chỉ đạt 280 tấn. Hiện nay, ngô đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị. Do đó, diện tích và sản lượng cây ngô ngày càng tăng. Trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2016, diện tích cây ngô tăng gần 4 lần, từ 618 ha lên 2.402 ha. Năng suất tăng từ 24,3 tạ/ha lên 35,6 tạ/ha. Riêng sản lượng tăng 14,5 lần từ 535 tấn năm 2011 lên 8.551 tấn năm 2016. Hà Linh, Hương Thủy, Phúc Đồng, Hương Bình, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Hòa Hải là những xã trồng nhiều ngô ở Hương Khê. Một số địa phương đã triển khai việc liên kết với các doanh nghiệp phát triển diện tích trồng ngô sinh khối. Cây khoai lang: Cũng như nhiều địa phương khác, khoai lang được coi như một cây lương thực quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của người dân Hương Khê, nhất là trong điều kiện nguồn lương thực chưa đảm bảo như trước đây. Từ sau năm 1987 trở lại nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ, diện tích cây khoai lang giảm mạnh: Năm 1991 có 1.854 ha; năm 2005 giảm còn 967,4 ha; năm 2009 là 571 ha, năm 2016: 313,1 ha. Hiện nay, củ khoai lang đang là một mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế và được nhiều người yêu thích, nhất là giống khoai lang mới (khoai lang đỏ, khoai lang vàng), năng suất cao, ngon và được giá, vì thế nhiều địa phương đang quay lại phát triển loại cây này. Ngoài cây khoai lang, ở Hương Khê còn có các loại khoai khác như khoai môn, khoai nưa (trồng trên đất ruộng), khoai từ, khoai vạc (trồng trong vườn nhà hoặc vườn đồi). Cây sắn: Cây sắn được trồng trên hầu hết các loại đất ở Hương Khê, nhưng thích hợp là loại đất đồi, những vùng đất có độ xốp cao. Hiện nay, diện tích trồng sắn ở Hương Khê chỉ còn khoảng 80 ha, chủ yếu phục vụ chăn nuôi trong gia đình. Cây lạc: Phát huy lợi thế diện tích về đất bãi bồi, nhất là vùng dọc sông Ngàn Sâu, nên trước đây, nông dân Hương Khê đã biết trồng lạc để phục vụ nhu cầu trong gia đình (là chủ yếu), một số bán ra chợ và phần nào chế biến thành một số mặt hàng khác như kẹo lạc, kẹo cu đơ để gia tăng giá trị của sản phẩm. Trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã (1960 - 1986), lạc nhân là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Hương Khê. Ngày nay, lạc vẫn là những 143
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Lạc được bán trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều tư thương đến thu mua sản phẩm ngay tại các cánh đồng. Trước đây, người dân Hương Khê thường trồng lạc cúc - là giống địa phương, hạt nhỏ, vỏ mỏng, chắc hạt, năng suất thấp nhưng có đặc điểm là rất bùi và thơm. Thời kỳ xây dựng hợp tác xã thì trồng giống lạc sen, năng suất cao hơn lạc cúc nhưng chất lượng không bằng lạc cúc. So với lúa, giống lạc ít được cải tiến. Đến năm 2016, toàn huyện có khoảng 2.161 ha lạc chủ yếu sử dụng giống năng suất cao như L14, L23 và L27 (năng suất trung bình 22,56 tạ/ha, sản lượng đạt 4.849 tấn)1. Một số xã có diện tích trồng lạc nhiều của Hương Khê là Hương Đô, Hà Linh, Phương Mỹ, Gia Phố, Hương Thủy, Lộc Yên, Hương Xuân. Các loại đậu: Điều kiện tự nhiên phù hợp nên từ xưa cây đậu xanh đã là một trong những cây màu được trồng khá nhiều ở Hương Khê. Đây là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 70 ngày), có lợi thế cạnh tranh tốt và đầu ra ổn định. Năm 2015, diện tích cây đậu xanh trên địa bàn huyện có 2.514 ha, năng suất 39,69 tạ/ha, sản lượng đạt 7.860 tấn. Ngoài đậu xanh, nhân dân còn trồng phổ biến các loại đậu khác như đậu chiện, đậu tằm, đậu lai xanh, đậu xanh lòng. Cây mía: Nông dân Hương Khê chủ yếu là cây mía trắng để làm nguyên liệu kẹo mật. Năm 1976, toàn huyện có 76 ha trồng mía, cho sản lượng 1.200 tấn; năm 1980 là 108 ha đạt 2.700 tấn, 1982 là 210 ha đạt 9.996 tấn. Tuy nhiên, từ những năm 90 trở lại đây, mật mía không còn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến như trước nên diện tích cây mía cũng dần bị thu hẹp nhường chỗ cho những loại cây màu có giá trị kinh tế. Một số loại cây có hạt chứa dầu như vừng (chủ yếu là vừng trắng), đỗ tương diện tích không đáng kể, chủ yếu trồng thời vụ, xen canh. Như vậy, có thể thấy, những năm gần đây diện tích cây trồng hàng năm của huyện không có nhiều biến động. Nhưng từ hiệu quả của công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa, đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên địa bàn huyện. 1 Niên giám thống kê huyện Hương Khê 2011- 2015. 144
- KINH TẾ Diện tích, năng suất, sản lượng cây chủ lực một số năm gần đây1 Năm 1991 1995 2000 2005 2010 2015 2016 Diện tích (ha) Lúa 7.915,0 7.264,0 5.592,7 4.525,3 5.086,0 5.540,0 5.589,0 Ngô 1.532,0 1.429,0 794,0 1.228,2 1.233,0 1.980,1 2.402,0 Khoai 1.854,0 939,0 1.035,0 967,4 827,0 313,1 Sắn 849 698 417 461,5 332 79,2 Lạc 1.201 1.410 2.660 2.704 2.315 2.204,17 2.161 Đậu 1.123 2.555 2.839 2.958 3.006 2.514 Các loại rau 653 810 895 1.182 917 992 Năng suất (tạ/ha) Lúa 10,4 18,5 24,4 36,77 32,49 45,87 47,39 Ngô 16,04 25,1 23,6 23,95 26,99 39,69 35,6 Khoai 38,8 45,4 41,9 50,59 58,73 Sắn 56 75 64,9 74,40 10,68 Lạc 9,9 10,6 12,3 16,67 16,02 22,56 22,56 Đậu 2,7 5,0 5,6 6,56 6,63 9,79 Các loại rau 50,2 41,2 41 42,37 46,48 52,67 Sản lượng (tấn) Lúa 8.232 13.444 13.662 16.640 16.524 25.412 26.486 Ngô 2.458 3.585 963 2.942 3.328 7.860 8.551 Khoai 7.192 4.264 4.352 4.893,8 3.565 Sắn 4.745 5.235 2.701 3.436,0 375 Lạc 1.197 1.503 3.262 4.508,5 3.709 4.973 4.849 Đậu 309 1.278 1.600,6 1.941,9 2.956 2.461 Các loại rau 3.283 3.341 3.652 5.008,0 4.262 5.226 1 Được coi như phần thưởng lớn và cũng là chứng chỉ công nhận giá trị. 145
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ 22. Cây ăn quả Cây bưởi: Từ lâu, bưởi Phúc Trạch đã là loại cây có múi đặc sản, nổi tiếng của huyện Hương Khê. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất và có giá trị kinh tế lớn. Quả bưởi Phúc Trạch được Chính phủ Bảo hộ Pháp tặng “mề đay”1 trong Hội thi Trái cây Đông Dương năm 1938. Năm 2002, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm, cấm không được xuất khẩu giống. Năm 2004, quả bưởi Phúc Trạch được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học công nghệ chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Năm 2010, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” cho sản phẩm “Bưởi quả” huyện Hương Khê tại Quyết định số 2180/QĐ-SHTT. Vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo văn bằng là 2.966 ha, phân bố trên 20 xã của huyện Hương Khê - Hà Tĩnh (bao gồm các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Phú Phong, Hương Xuân, Phú Gia, Hương Bình, Hương Long, Phúc Đồng, Hà Linh, Hương Vĩnh, Hòa Hải, Hương Trà, Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Liên). Nhằm bảo tồn, quản lý và phát triển có hiệu quả nguồn gen, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hình thành vùng bưởi hàng hóa theo quy trình công nghệ tiên tiến; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn; mục tiêu đến năm 2020, toàn huyện Hương Khê có 2.000 ha bưởi Phúc Trạch có năng suất, chất lượng cao, năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt Dự án “Bảo tồn, nhân giống và phát triển sản xuất giống bưởi Phúc Trạch theo hướng hàng hóa”. Sau khi Dự án được triển khai, huyện đã xây dựng trại giống với khả năng sản xuất trên 1,7 vạn cây giống mỗi năm, đồng thời có chính sách hỗ trợ 40.000 đồng cho mỗi cây giống để khuyến khích bà con chọn mua giống chuẩn. Cũng trong năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” cho sản phẩm “Bưởi quả” huyện Hương Khê tại quyết định số 2180/QĐ-SHTT. Vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo văn bằng là 2.966 ha, phân bố trên 20 xã của huyện Hương Khê - Hà Tĩnh (bao gồm các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Phú Phong, Hương Xuân, Phú Gia, Hương Bình, Hương Long, Phúc Đồng, Hà Linh, Hương Vĩnh, Hòa Hải, Hương Trà, Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Liên). Với việc thực thi nhiều chính sách đồng bộ, cuối năm 2011, diện tích bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện cơ bản đã được phục hồi, đạt 688,97 ha, năng suất đã đạt trên 5 tấn/ha. Năm 2016, toàn huyện có 1.869 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 146
- KINH TẾ là 1.100 ha, năng suất bình quân đạt 8,5 tấn/ha (cao nhất đạt 9,5 tấn/ha), sản lượng 9.350 tấn, giá trị sản xuất đạt hơn 262 tỷ đồng (tăng 45,4% so với năm 2015)1. Cũng trong năm 2016, bưởi Phúc Trạch đã chính thức được bán trong chuỗi siêu thị Vinmart. Đây là bước ngoặt quan trọng khẳng định vị thế của bưởi Phúc Trạch, mở ra hy vọng tươi sáng về sự phát triển của loại quả đặc sản này. Có thể nói, với giá trị từ 50.000 - 70.000 đồng/quả, một cây cho khả năng đậu từ 20 - 50 quả thì việc phát triển diện tích trồng bưởi Phúc Trạch đang là hướng xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho người dân Hương Khê. Hiện nay, bưởi Phúc Trạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xác định là một trong 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh (theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012) với mục tiêu phát triển, mở rộng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch và đưa cây bưởi vào Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Cây cam: đặc trưng khí hậu và chất đất ở Hương Khê thích hợp cho sự phát triển của các loại cam như: cam bù, cam chanh, cam giấy, cam sành... Cây cam cũng là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và phát triển ngày càng mạnh trong kinh tế vườn - trang trại của huyện. Nếu năm 2000, toàn huyện chỉ có 583 ha trồng cam thì đến năm 2016, diện tích trồng cam đã tăng gấp ba lần, lên đến 1.557 ha, trong đó có khoảng 850 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha (cao nhất đạt 9 tấn/ha), sản lượng 4.250 tấn, giá trị sản xuất đạt hơn 100 tỷ đồng. Trong đó, phát triển và có giá trị nhất là cây cam chanh và cam bù trồng trên đất Khe Mây xã Hương Đô. Cụ thể: - Cam bù: Loại cam này được các chuyên gia ngành nông nghiệp lai tạo từ giống cam bù Hương Sơn (cây giống tạo từ nguồn mắt ghép chọn ở các vườn cam của huyện Hương Sơn). Can bù quả to, mọng nước, khi chín hết có màu đỏ tươi, đều, phía trong phớt hồng; vị ngọt đậm đà pha chút chua, thơm; đặc biệt múi cam to, dày và hầu như không có hạt. Mùa thu hoạch từ tháng 11 đến tháng Giêng năm sau. - Cam chanh: Cam chanh được trồng nhiều ở các xã Hương Trà, Hương Thủy, Hà Linh, Gia Phố, Lộc Yên, Phú Gia, Hương Đô... Quả cam chanh vỏ nhẵn, khi chín vàng tươi, quả ngọt, rất thơm có khối lượng bình quân 8 - 10 quả/kg. Cây cam chanh được trồng ở vùng đất Khe Mây có nét riêng, đó là cây giống đươc tạo từ nguồn mắt ghép ở các vườn cam của xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang. Do thích ứng với điều kiện 1 Theo Báo cáo “Thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2017” của UBND huyện Hương Khê, tài liệu lưu tại VP UBND huyện. 147
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù của vùng này nên giống cam này sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và phẩm chất quả đặc biệt rất thơm, ngọt, tạo nên thương hiệu cam Khe Mây. - Cam giấy: quả nhỏ, vỏ xanh và mỏng như vỏ quýt, có mùi thơm rất đặc trưng, loại cam này cho thu hoạch từ độ giữa tháng 8 - tháng 10 âm lịch. - Cam sành: Quả có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình 235,9g, vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3-5mm, tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8-16 hạt/trái). Một số cây ăn quả khác: Mít, chuối, na, ổi, đu đủ đang là những loại cây ăn quả phổ biến và được trồng nhiều trong vườn của người Hương Khê. Ngày nay, việc trao đổi, mua bán từ các loại hoa quả này đã giúp cho người nông dân có thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Bên cạnh những cây ăn quả chính trên thì Hương Khê còn có tập đoàn cây ăn quả tự nhiên phong phú như: đu đủ, hồng, trám, tro (cọ), tắt, nghèn, chay, sôông (tai chua), sim, móc, khồ lồ, quả mây, hột hèo, hột sót, ổi, khế, nho dại, du (dâu đất), dâu da, quéo, quả sắn, quả ngấy... 2.3. Cây công nghiệp: Cây Chè: là một trong những sản vật đặc trưng của huyện, vùng nào cũng có. Chè được trồng trong vườn nhà, vườn đồi, vườn trại, chủ yếu để nấu nước uống trong gia đình, dư dả thì đem bán, trao đổi với miền xuôi. Cây Chè công nghiệp được đưa vào trồng ở đây từ năm 1959, trên đất của Nông trường Quốc doanh 20/4 (thành lập ngày 20/4/1959 theo Quyết định số 28/QĐ-UBHC của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh), nay là Xí nghiệp Chè 20/4 (thuộc Công ty CP Chè Hà Tĩnh). Những năm gần đây, Xí nghiệp Chè 20/4 tiến hành liên kết sản xuất với các hộ dân trên địa bàn theo hình thức giao, nhận khoán: Xí nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng cây giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm chè búp tươi; hộ nông dân nhận đất của Xí nghiệp trồng, chăm sóc, thu hái. Hiện nay, diện tích cây chè công nghiệp trên địa bàn khoảng 500 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 422 ha, sản lượng búp tươi đạt trên 3.500 tấn. Năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, giá trị 60 triệu đồng/ha, trong đó vùng chè cao sản đạt 23 tấn/ha. Giá trị bình quân gần 150 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất đạt 12.732 triệu đồng. Cây cao su: cây cao su được trồng trên đất Hương Khê từ thời thuộc Pháp trong các đồn điền của địa chủ, tư sản người Việt và người Pháp như đồn điền của Bùi Huy Tín (khoảng 200 ha), Ngô Soa, Bùi Huy Ổn, Coudoux. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đồn điền này bị phá bỏ, chuyển sang trồng các loại cây lương thực, 148
- KINH TẾ cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày... Từ năm 1960, cây cao su vẫn được trồng ở Nông trường 20/4; Nông trường Hà Đông, tuy diện tích không nhiều. Cho đến năm 1997, hình thức trồng cao su đại điền đã được triển khai ở Hương Xuân, Nông trường 20/4 - Truông Bát - Hà Linh (Năm 1997, Nông trường Truông Bát chuyển thành Công ty Cao su Hà Tĩnh). Năm 2007, diện tích trồng cao su đại điền ở Hương Khê tiếp tục được mở rộng sau khi Công ty Sản xuất kinh doanh Thông chính thức trở thành đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (CNCSVN) và mang tên Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê Hà Tĩnh. Diện tích trồng cao su của công ty tập trung tại các xã Hương Xuân, Hương Trà, Hương Vĩnh, Hương Đô, Hà Linh, Hương Thủy, Phương Mỹ, Phúc Đồng, Phúc Trạch. Những năm gần đây, bên cạnh việc tiếp tục mở rộng diện tích cao su đại điền, huyện Hương Khê đã có nhiều chính sách phát triển thêm diện tích cao su tiểu điền dưới dạng giao khoán cho các hộ nông dân. Năm 2016, Hương Khê trồng mới thêm được 538,15 ha, nâng tổng số diện tích cao su của huyện lên 7.005,98 ha. Trong đó, diện tích khai thác mủ là 2.252,7 ha. Giá trị sản xuất đạt 4.448,47 triệu đồng. Cây dó trầm: là loại cây quý, trước đây cây dó trầm chủ yếu mọc tự nhiên ở trong rừng, gỗ cây dó có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương, do cây bị bệnh hoặc do tác động bên ngoài. Căn cứ vào sự tụ nhựa nhiều hay ít để tạo trầm mà có những sản phẩm khác nhau: Tóc, Trầm hương hay Kỳ Nam. Hiện nay, cây dó đã được người dân Hương Khê ươm giống trồng khá phổ biến trong các vườn và các trang trại, diện tích khoảng 2.700 ha. 3. Kinh tế vườn và trang trại Là huyện miền núi, lắm nương đồi nên từ trước đến nay, kinh tế vườn vẫn luôn là một thế mạnh của Hương Khê. Từ buổi đầu lập làng, lập xã, đất rộng người thưa, vườn có khi là một ngọn đồi, cây cối, tre pheo rậm rạp. Rồi bằng sức lao động, người dân nơi đây đã khai phá những ngọn đồi hoang sơ rậm rạp thành những khu vườn trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, rau, màu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Vườn còn là trại chăn nuôi nhỏ với đàn gia súc, gia cầm phong phú của gia đình. Trước Cách mạng tháng Tám, loại cây có giá trị, được trồng nhiều nhất trong vườn của người nông dân Hương Khê là cây cau. Tài liệu ghi chép của Rô Lăng Buylado thuộc Tòa Công sứ Pháp viết năm 1925 cho biết “việc trồng cau ở Hương Khê cũng tạo ra được nguồn hàng đặc biệt trên thị trường Hà Tĩnh. Mấy năm gần đây, một số lượng cau đáng kể được chuyển theo đường sông ra Bến Thủy - Vinh và cả Bắc Kỳ, tạo ra một nguồn thu lớn cho nhân dân Hương Khê, tuy không có giàu có lắm nhưng 149
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ cũng yên ả dễ chịu, không phải cày cấy vất vả nặng nhọc. Nhưng cũng có năm nguồn của cải ấy bị giảm sút đột ngột vì hàng loạt cây cau bị bệnh, không ra quả, do đó tiền bán cau năm 1920 là 80.000 đồng nay (1925) chỉ bán được 50.000 đồng”. Theo tài liệu điều tra về hợp tác hóa từ những năm 1970, thu nhập kinh tế vườn ở Hương Khê đã chiếm từ 65 - 75% thu nhập hàng năm của hộ nông dân. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhằm phát triển thế mạnh kinh tế của huyện, Hương Khê thực hiện chương trình “Cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mới trồng cây ăn quả” nhằm tạo ra một vùng cây ăn quả đặc sản có chất lượng tốt, quy mô 800 ha, đảm bảo xuất khẩu. Đến năm 1995, huyện đã xây dựng được 8.900 vườn cây ăn quả với các loại cây chủ lực như: bưởi Phúc Trạch, cam các loại. Năm 2012, tổng thu nhập từ kinh tế vườn của huyện đạt 80 tỷ đồng. Năm 2013, là 180 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ kinh tế trang trại là trên 100 tỷ đồng. Năm 2016, huyện có trên 1.700 mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại, gia trại, thu nhập từ kinh tế vườn - trại của huyện đạt trên 250 tỷ đồng. Phát triển kinh tế vườn - trang trại đã trở thành hướng xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững của người dân Hương Khê. II. CHĂN NUÔI Hương Khê là huyện có nhiều vùng đất bãi, đồi núi, cồn... có nhiều tiềm năng để phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Tìm hiểu qua các nguồn thư tịch cổ, mà cụ thể là “Hòm tư liệu Quy Hợp1” cho thấy: ở Quy Hợp có nhiều đồi cỏ xanh tốt, chạy men theo các khe suối. Đây chính là nguồn thức ăn, nước uống cho những đàn lợn, trâu, bò, voi, ngựa mà người ta đưa đi trao đổi buôn bán từ Lào sang Hà Tĩnh và ngược lại. Ghi chép của Toà công sứ Pháp cho thấy, năm 1925 huyện Hương Khê có khoảng 11.500 con trâu, bò. Tuy nhiên, số trâu bò được nuôi trong các hộ nông dân chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu được nuôi trong các đồn điền của Bùi Huy Tín (50 con trâu, 400 con bò, 10 con lợn), Ngô Soa, Coudoux (20 con trâu, 700 con bò), Paoli, Baurefreiy, Frossard, Tôn Thất Quảng. Trong các con vật nuôi trước năm 1945, trâu được nuôi ít hơn bò nhưng là con vật có giá trị và được chăm sóc cẩn thận hơn so với các loài gia súc khác. 1 Hòm tư liệu Quy Hợp là một tráp công văn của nhiều đời tổng binh Quy Hợp, tài liệu này được Trần Văn Quý phát hiện tại nhà thờ cụ Trần Thúc Hoàn vào tháng 8 năm 1974. 150
- KINH TẾ Đến trước năm 1960, hoạt động của ngành chăn nuôi vẫn theo phương thức truyền thống với quy mô gia đình theo kiểu khép kín, tự túc giống, sử dụng thức ăn tự nhiên nên trọng lượng xuất chuồng và năng suất sản xuất đều thấp. Các loại gia súc lớn như trâu, bò chủ yếu chăn nuôi để lấy sức kéo, lấy phân phục vụ trồng trọt và vận chuyển ở nông thôn. Đàn gia cầm: gà, vịt, ngan... dùng làm nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hoặc làm cỗ bàn trong những ngày lễ của gia đình. Việc trao đổi mua bán gia cầm như hàng hóa chưa phát triển. Giai đoạn 1960 - 1990, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chăn nuôi là đảm bảo sức kéo, phân bón, làm nghĩa vụ thực phẩm cho Nhà nước và cải thiện đời sống. Bởi sau khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp, Nhà nước đã giao nghĩa vụ thực phẩm cho các hợp tác để từ đó, hợp tác xã giao cho xã viên. Vì thế, các hợp tác xã hình thành 2 hình thức chăn nuôi: chăn nuôi tập thể và chăn nuôi hộ gia đình. Số lượng đàn trâu, bò nhìn chung có sự phát triển: - Trâu: năm 1964 có 9.557 con; năm 1971 có 9.299 con; năm 1974 có 10.025 con; năm 1975 có 9.812 con. - Bò: năm 1964 có 7.650 con; năm 1971 có 7.581 con; năm 1974 có 10.025 con; năm 1975 có 9.522 con. - Lợn: phát triển manh: 12.225 con (năm 1964) lên đến 20.042 con (năm 1975). Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ngành chăn nuôi của Hương Khê thay đổi một cách cơ bản với việc giảm thiểu và xóa bỏ chăn nuôi tập thể, mở rộng quy mô chăn nuôi hộ gia đình và hình thành những hộ chăn nuôi chuyên nghiệp. Từ đây, các hình thức chăn nuôi mới như trang trại, gia trại phát triển nhanh, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Các tiến bộ khoa học công nghệ mới được ứng dụng ngày một rộng rãi. Các giống lợn siêu nạc, bò lai sin được đưa vào chăn nuôi để tạo nên bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công tác phòng dịch và chữa bệnh cho giai súc, gia cầm cũng được triển khai có hiệu quả. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp như khuyến nông, thú y đã được xây dựng tới cơ sở và hoạt động khá tốt. Cụ thể: - Trâu: năm 1991 có 9.525 con; năm 1996 có 14.473 con; năm 2000 có 13.750 con; năm 2005 có 15.565 con. - Bò: năm 1991 có 21.580 con; năm 1996 có 22.190 con; năm 2000 có 20.876 con; năm 2005 có 17.537 con. - Lợn: năm 1991 có 27.300 con; năm 1996 có 32.300 con; năm 2000 có 33.165 con; năm 2005 có 35.860 con. 151
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ Ngoài ra, ở Hương Khê còn có con hươu, là động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao do nhung hươu (sừng non của hươu đực) rất có giá trị trong việc bồi bổ cơ thể mặc dù hiện nay thị phần của nó còn khá khiêm tốn. Đây là loài vật dễ nuôi, phù hợp với điều kiện của huyện miền núi như Hương Khê. Phong trào nuôi hươu đang có xu hướng phát triển mạnh. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã có một số chính sách khuyến khích phát triển giai đoạn 2012 - 2015 như mỗi hộ nuôi mới từ 5 con trở lên sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/con và nuôi từ 31 con trở lên được hỗ trợ 3 triệu đồng/con. Chính sách này góp phần động viên, khuyến khích người dân nhân rộng và phát triển đàn hươu. Những năm gần đây, Hương Khê đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo người dân mở rộng quy mô, đưa con giống có chất lượng tốt vào sản xuất, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Từ tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán, hiện nay, nhiều hộ đã từng bước hình thành các trang trại quy mô vừa và lớn cho hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu thống kê, năm 2016, Hương Khê có 669 mô hình chăn nuôi (bò, lợn, gà, hươu, ong)..., trong đó có 36 mô hình lớn, 27 mô hình quy mô vừa, 606 mô hình quy mô nhỏ. Trong đó có trên 20 mô hình chăn nuôi bò gia trại có quy mô trên 10 con/hộ; liên kết với Công ty Khoáng sản Thương mại nuôi bò nái chất lượng cao gần 400 con tại xã Phương Điền, Phú Phong; 28 mô hình chăn nuôi lợn thịt liên kết với doanh nghiệp, quy mô từ 350 - 1.800 con/lứa, 22 mô hình quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp có hiệu quả; 22 tổ hợp tác chăn nuôi lợn liên kết quy mô nhỏ. Những nỗ lực phát triển ngành chăn nuôi của Hương Khê trong các năm gần đây đã giúp thúc đẩy sản lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện liên tục phát triển. Năm 2008, giá trị sản xuất chăn nuôi là 164,188 tỷ đồng, chiếm 25,7% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất chăn nuôi là 178,297 tỷ đồng, chiếm 29,3% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2013, Giá trị sản xuất chăn nuôi là 212,418 tỷ đồng, chiếm 28,1% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2016, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 48,2% trong ngành nông nghiệp. 152
- KINH TẾ Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2011 - 20161 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Danh mục ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Đàn trâu bò 38.759 40.300 41.300 43.040 42.756 43.500 Đàn trâu con 17.246 18.300 18.100 18.240 17.356 17.500 Đàn bò con 19.513 22.000 23.200 24.800 25.400 26.000 2. Đàn lợn con 35.700 36.000 39.800 45.999 57.000 75.000 Lợn nái con 2.900 3.500 3.528 3.800 3.473 5.300 Lợn đực giống con 25 35 38 45 24 40 3. Đàn hươu con 1.273 1.700 2.100 2.500 1.758 1.627 4. Đàn gia cầm nghìn con 391 396 412 435 596 670 5. Sản lượng thịt hơi tấn 5.243 5.700 6.653 9.025 10.351 11.400 các loại 6. Giá trị sản xuất triệu 253.653 388.000 574.118 - 632.720 740 ngành chăn nuôi đồng 7. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông % 33,9 41 45,5 41,2 48 48,2 nghiệp 1 Tài liệu do Phòng Thống kê huyện Hương Khê cung cấp. 153
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ III. THỦY LỢI Trước đây, để dẫn nước vào ruộng, người dân Hương Khê áp dụng nhiều cách. Nếu ruộng ở gần sông nước tự nhiên (khe, hói) thì người ta khai những rãnh nhỏ cho nước chảy từ ruộng này sang ruộng khác. Để dẫn nước vào những chân ruộng xa, cao... người ta làm những guồng xe nước hay còn gọi là “xe Rào” dẫn nước từ sông, khe, suối vào. Khi dòng nước đẩy guồng xe quay lên, nước trong các ống tre sẽ chảy vào một cái máng rồi chuyển vào ruộng. Cứ như thế, guồng xe lặng lẽ quay suốt ngày đêm, đưa nước tưới cho các cánh đồng lúa, màu. Các guồng nước này tồn tại cho đến những năm 1990 mới dần bị tháo bỏ. Tuy nhiên, với đặc điểm khí hậu ở Hương Khê thì trước đây, bất cứ hình thức “dẫn thủy nhập điền” nào cũng không cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vào mùa khô, hạn hán kéo dài. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề thủy lợi nên từ sau năm 1975 đến nay, công tác thủy lợi luôn được Đảng bộ và nhân dân Hương Khê quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế huyện nhà. Hàng trăm con đập, hàng nghìn km kênh mương tưới tiêu, thoát nước được hình thành trong giai đoạn này. Năm 1976, huyện đã hoàn thiện các công trình thủy nông Đá Bạc, Khe Con, đập Làng, khe Trồi; Năm 1980, Hương Khê được Nhà nước đầu tư 2.305.000 đồng làm thủy lợi. Toàn huyện đã đào đắp được gần 2 triệu m3 với 2,7 triệu ngày công. Xã Hương Bình có công trình đá Bạc, chủ động tưới tiêu cho 150 ha; Hương Giang có đập Khe Con, tưới cho 194 ha; Phúc Trạch có đập Cây Trồi tưới cho 155 ha; Gia Phố có đập Dài tưới cho 60 ha, Phúc Đồng có đập Rú Mạo tưới cho 20 ha, Đá Hàn tưới cho 160 ha; Phương Điền đập Mưng tưới cho 20 ha; Hương Long có đập Họ, tưới cho 80 ha. Đó là chưa kể các đập nhỏ có năng lực tưới tiêu cho khoảng 50 ha như đập Ma Ca, đập Hội, đập Tráng... Hệ thống kênh mương được củng cố, kiên cố hóa. Trạm bơm điện được đưa vào sử dụng đã góp phần chủ động chống úng, chống hạn cho đồng ruộng, góp phần đẩy mạnh thâm canh, đưa khoảng 80% đất trồng lúa lên hai vụ. Trong phạm vi toàn huyện, vòng quay của đất đã được nâng lên khoảng 2,4 lần/năm. Hiện nay với 157 hồ đập lớn nhỏ, Hương Khê đang là huyện có hệ thống hồ, đập khá hoàn chỉnh, bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo, như: hệ thống đập sông Tiêm (xã Phú Gia); hồ Mục Bài (xã Hương Xuân); hồ Đập Họ (xã Hương Long); hồ Nhà Lào (xã Phú Phong); hồ Đá Bạc (xã Hương Bình); đập Hội (xã Hương Trạch); xã Phúc Trạch: hồ Khe Sông, hồ Khe Trồi, đập Ma Leng; xã Hương Thủy: hồ đập Làng và hồ 154
- KINH TẾ đập Trạng; đập Dài (xã Gia Phố), xã Hương Giang: Khe Con; Lộc Yên có đập Khe Táy… và hàng chục đập lớn nhỏ khác có dung lượng tưới tiêu dưới 50 ha như đập Ma Ca, đập Hội, đập Tráng, đập Lư, đập Khẩn, đập Thùng Trứa, đập Khe Trai, hồ Cây Hương, hồ Bàu Nậy, đập Tráng… loại đập cung cấp nước cho trên 10 ha có đến 77 công trình. Tổng diện tích tưới của toàn bộ hệ thống công trình trong huyện theo thiết kế đạt 14.794,5 ha. Điều đó cho thấy thành quả lớn lao của Đảng bộ và nhân dân nơi đây trong công cuộc “dẫn thủy nhập điền”. Một số hồ, đập có dung lượng tưới tiêu lớn của huyện: - Đập sông Tiêm (xã Phú Gia), được khởi công xây dựng từ năm 1963. Sau nhiều lần bị lũ cuốn trôi, công trình cơ bản được hoàn thiện vào năm 1999, có nhiệm vụ tưới, tiêu cho các xã Phú Gia, Phúc Đồng, Gia Phố, Phú Phong và tạo nguồn cho một số công trình nằm ở phía hạ du của đập. - Đập Đá Hàn (xã Hòa Hải): được xây dựng từ năm 1977 - 1980 có diện tích lưu vực 13,4 km2, năng lực tưới tiêu đạt 400 ha đất canh tác. Đập mới được xây dựng lại giai đoạn 2008 - 2012, cách so với vị trí đập cũ khoảng 1.000m. Công trình được thiết kế có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt; nước tưới, tiêu; giảm lũ vùng hạ lưu. - Hồ Đá Bạc (xã Hương Bình): được xây dựng từ những năm 1975 - 1976, sau đó bị lũ cuốn trôi và được xây dựng lại ở vị trí mới về phía thượng nguồn - cách chỗ cũ 1 km vào năm 2000, có tác dụng tưới cho 450 ha đất canh tác. - Đập Khe Táy: được xây dựng trong giai đoạn 2008 - 2011 với diện tích lưu vực là 99,5 km2, nhiệm vụ tưới thiết kế cho 500 ha canh tác. - Đập Họ Võ: được xây dựng trong những năm 1985 - 1992 thuộc xã Hương Giang, có diện tích lưu vực 9,6 km2 với dung tích thiết kế là 1,60 triệu m3, có nhiệm vụ tưới cho 334 ha đất canh tác. Trên thực tế các công trình thủy lợi của huyện mới chỉ đạt 67.3% so với tổng diện tích canh tác (khoảng 3.955 ha). Trong đó, phần lớn là diện tích lúa nước và hoa màu (từ 2.800 - 3.072 ha) còn cây ăn quả, cây công nghiệp, diện tích được tưới không đáng kể so với diện tích canh tác hiện tại. Khắc phục tình trạng này, năm 2015, UBND huyện Hương Khê đã lập Dự án “Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, nhằm khai thác và nâng cao năng lực tưới tiêu cho huyện, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế của hệ thống thủy lợi trong phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng Hương Khê trở thành một huyện có nền nông nghiệp phát triển mạnh của tỉnh Hà Tĩnh. 155
- ĐỊA CHÍ HƯƠNG KHÊ B. THỦY SẢN Hương Khê là huyện có nhiều khe, suối, hồ, đập, ao tự nhiên và nhân tạo, cùng với đó là hàng loạt những khu đồng thấp có nước ngập quanh năm, nên nguồn thủy sản tự nhiên và nuôi khá phong phú. Nguồn thực phẩm quan trọng này không chỉ đáp ứng nhu cầu thức ăn trong đời sống mà còn góp phần tạo nên những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân nơi đây. Trước đây, ở tất cả các làng, xã, việc đánh bắt cá tự nhiên trên đồng ruộng, ao, hồ, đập, khe rất phổ biến. Người nông dân rất hiểu thuộc tính của từng loại thủy sản, từ đó, có cách bắt riêng với từng loại. Những lúc trời mưa, người ta thường đón bắt các loại cá hay ngược xuôi dòng nước tràn, có người bắt được hàng oi (giỏ). Loại cá bống về mùa hè hay lên nằm hóng mát ở chỗ cạn các bãi cát, người ta thường dùng đuốc soi bắt. Về mùa hạ, dọc sông Ngàn Sâu, cá thường tụ hội ở những vực sâu đua nhau nhảy lên khỏi mặt nước mà dân Hương Khê gọi là “cá nhởi”. Những đêm đó cũng là đêm tụ hội của dân chài và những người “kéo vó”. Dưới sông Ngàn Sâu thường vạn chài hay đóng cọc tre thành từng khóm để cho cá, tôm vào trú ẩn, nhờ đó mà người ta thường bắt được nhiều tôm, cá to ở đó. Một số công cụ đánh bắt chủ yếu: Đơm (hay Nơm): là dụng cụ dùng để đánh bắt các loài cá ở ruộng, ao, đầm rất thông dụng. Nơm được làm bằng cách chẻ tre thành các thanh nhỏ cả cật, vuốt thành một đầu to một đầu nhỏ, dùng dây mây kết lại trên ít nhất là 3 vòng tre làm sườn để tạo hình cho nơm giống như hình nón cụt hai đầu rỗng. Miệng trên thường có đường kính khoảng 0,2 - 0,25 m, miệng dưới có đường kính từ 0,5 - 0,7 m, độ cao khoảng từ 0,5 - 0,8m, tùy loại. Đó: có 3 loại là đó nằm, đó đứng và đó nhủi được đan bằng tre hoặc nứa. Đó nằm hay còn gọi là đó trống (có hình dạng như cái trống) thường một đầu to một đầu nhỏ (đầu nhỏ có thể buộc túm lại), đầu to được gắn với một cái tôi (miền Bắc gọi là hom), đường kính từ 20 - 40 cm tùy đặc điểm từng khu vực đơm đó. Đó nằm được đặt tại các trộ nước chảy mạnh, đón cá lên hoặc xuống tùy theo hướng cá đi mà đặt hướng “tôi đó” về hướng đó (thường là hướng xuôi). Đó đứng và nhỉu thường phải mua của vùng Đức Lâm (Đức Thọ) - là vùng chuyên nghiệp đan loại này. 156
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn