intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Địa lí - lịch sử tỉnh Cao Bằng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Địa lí-lịch sử tỉnh Cao Bằng: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát địa lí, lịch sử các huyện, thành phố tỉnh Cao Bằng; Các giá trị di sản tiêu biểu ở Cao Bằng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Địa lí - lịch sử tỉnh Cao Bằng: Phần 2

  1. PHẦN THỨ BA KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ TỈNH CAO BẰNG 371
  2. 372
  3. I. TH NH PHỐ CAO BẰNG 1. Địa lí Thành phố Cao Bằng có diện tích 107,12 km2, phía đông giáp xã Quang Trung và xã Hồng Nam (huyện Hòa An); phía tây giáp xã Bạch Đằng và xã Hoàng Tung (huyện Hòa An); phía nam giáp xã Kim Đồng (huyện Thạch An) và xã Lê Chung (huyện Hòa An); phía bắc giáp thị trấn Nước Hai và xã Ngũ Lão (huyện Hòa An). Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo quốc lộ số 3, cách thành phố Lạng Sơn 130 km theo quốc lộ số 4, cách cửa khẩu Tà Lùng (huyện Quảng Hòa) khoảng 70 km theo quốc lộ số 3. Từ thành phố Cao Bằng có các tỉnh lộ đi tất cả các huyện trong tỉnh. Vì thế, thành phố Cao Bằng là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Thành phố Cao Bằng nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m so với mực nước biển, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau: Khu vực cũ có độ cao trung bình 180-190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008-0,01%. Khu vực mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200-250 m, độ dốc từ 10-30%. Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh. Trên địa bàn thành phố Cao Bằng hiện nay có một số mỏ khoáng sản như: mỏ sắt Nà Rụa, Nà Lũng (Nà Lủng), Kéo Mỏ; mỏ đồng, niken (phường Sông Bằng); mỏ sét sản xuất gạch ngói 373
  4. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG (phường Ngọc Xuân), mỏ sét xi măng Đoỏng Luông (phường Đề Thám); mỏ than nâu Nà Cáp (phường Sông Hiến). Ngoài ra, còn có các điểm mỏ khai thác đá, cát sỏi làm vật liệu xây dựng... Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của thành phố tương đối phong phú về chủng loại nhưng phần lớn là có trữ lượng nhỏ, ngoại trừ mỏ sắt Nà Rụa. Dân số của thành phố năm 2020 là 73.940 người, với mật độ dân số 690,25 người/km2 (cao nhất toàn tỉnh), trong đó 84,2% dân số sống ở thành thị và 15,8% dân số sống ở nông thôn. Về thành phần dân tộc, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, thành phố Cao Bằng có các dân tộc đông dân sinh sống là dân tộc Tày (57,73%), Kinh (21,22%), Nùng (19,63%), còn lại là các dân tộc khác. Thành phố Cao Bằng không chỉ là trung tâm văn hóa - chính trị của tỉnh mà còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu như: lễ hội đền Kỳ Sầm (xã Vĩnh Quang), lễ hội chùa Đống Lân, chùa Đà Quận (xã Hưng Đạo), lễ hội chùa Phố Cũ (phường Hợp Giang), đền Bà Hoàng (phường Sông Bằng)... Nhìn chung với quy hoạch “một trục”, “ba trung tâm”, là điều kiện thuận lợi để thành phố Cao Bằng phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. 2. Phân chia hành chính Năm 1677, sau khi đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng, chính quyền Lê - Trịnh đặt lại trấn Cao Bình, đồng thời cho xây dựng phố Mục Mã trên một bán đảo rộng khoảng 1 km2, ba phía giáp sông (tương ứng với phường Hợp Giang ngày nay) và chuyển các dinh sở từ Hòa An về đây. Từ đây, thành Mục Mã trở thành lỵ sở của trấn Cao Bình và đến thời Nguyễn là tỉnh lỵ của tỉnh Cao Bằng. 374
  5. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX là một bộ phận địa danh hành chính đời Gia Long (1802-1820), thì các đơn vị thuộc trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Địa phận thị xã Cao Bằng nằm trong châu Thạch Lâm. Châu Thạch Lâm lúc đó có 14 tổng, 133 xã, thôn, phố, trại, động. Thị xã Cao Bằng lúc đó nằm rải rác tại các tổng như sau: - Tổng Hà Đàm có 10 phường, phố: Hà Đàm, Xuân An, Kim Giáp, Gia Bằng, Phúc Cơ, Cù Sơn, Mạnh Tuyền, Bắc Khoái, phường Nà Lữ, phố Cao Bằng. - Tổng Tượng An có 13 xã: Tượng An, Ninh Lạc, Tượng Cần, Xuân Bách, Xuân Lĩnh, Bằng Đường, Mỹ Sơn, Hàm An, Bắc Lục, Thắng Lập, Hà Hoàng, Tiền Động, Tiền Trại. - Tổng Kim Pha có 11 xã: Kim Pha, Nhã Nam, Trung Cao, Phúc Ứng, Hà Trì, Phú Thứ, Bằng Giản, Nga Chỉ, Bắc Sơn, Kim Trĩ, Bằng Lũng. - Tổng Lại Sơn có 11 xã, phố: Lại Sơn, Cổ Vũ, Vân Du, Gia Cung, Mường Động, Lục Mã, phố Lương Mã, Kế Môn, Lương Trà, Miền Dã, Xuân Hoảng. Năm 1945, đổi tên tỉnh lỵ Cao Bằng thành thị xã Cao Bằng. Ngày 03/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Các cơ quan của tỉnh cũng từ nơi sơ tán chuyển về thị xã. Từ năm 1954 đến năm 1971, địa phận thị xã bao gồm toàn bộ phường Hợp Giang (ngày nay) và có các phố ngoại thị gồm: phố Tam Trung, phố Thanh Sơn, phố Nà Phía, khu Tân An. Năm 1971, thị xã Cao Bằng được mở rộng1, sáp nhập thêm __________ 1. Quyết định số 225-TTg, ngày 21/8/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng về việc mở rộng thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 375
  6. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG các xóm của một số xã thuộc Hòa An (các xóm Nà Lắc, Nà Chướng, Nà Hoàng, Nà Gà, Nà Rụa, Nà Phía, Nà Đoỏng, Mỏ Muối, Khuổi Tít thuộc xã Lê Chung; các xóm Hoằng Ngà, Nà Cạn thuộc xã Quang Trung; xóm Nà Kéo thuộc xã Ngũ Lão; các xóm Gia Cung, Nà Pế, Nà Lum, Thắc Thúm, Giả Ngẳm thuộc xã Vĩnh Quang) và chuyển thành các tiểu khu của thị xã. Năm 1975, thị xã Cao Bằng là tỉnh lỵ tỉnh Cao Bằng, gồm 4 tiểu khu: Sông Bằng, Sông Hiến, Nội Thị, Nà Phía. Ngày 27/12/1975, tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng. Thành phố Cao Bằng là tỉnh lỵ tỉnh Cao Lạng. Ngày 27/12/1978, tỉnh Cao Lạng tách ra thành 2 tỉnh là Cao Bằng và Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng trở lại thuộc tỉnh Cao Bằng và là tỉnh lỵ tỉnh Cao Bằng. Ngày 10/9/1981, 4 tiểu khu: Sông Bằng, Sông Hiến, Nội Thị, Nà Phía được giải thể để thành lập các phường và xã thuộc thị xã Cao Bằng1. Từ đó, thị xã Cao Bằng có 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 3 xã: Duyệt Trung, Hòa Chung, Ngọc Xuân. Ngày 04/10/2002, thị xã Cao Bằng được mở rộng địa giới hành chính: sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đề Thám, huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng2. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có diện tích tự nhiên là 55,23 km² và dân số là 47.272 người, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm __________ 1. Quyết định số 60-HĐBT, ngày 10/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải thể các tiểu khu để thành lập các phường và xã thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 2. Nghị định số 77/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 376
  7. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… 4 phường (Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang) và 4 xã (Duyệt Trung, Đề Thám, Hòa Chung, Ngọc Xuân). Ngày 18/10/2010, thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III1. Ngày 01/11/2010, điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích và dân số của các xã Hưng Đạo, Chu Trinh, Vĩnh Quang (huyện Hòa An) về thị xã Cao Bằng; thành lập 2 phường thuộc thị xã Cao Bằng (phường Đề Thám và phường Ngọc Xuân) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Đề Thám và xã Ngọc Xuân2. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có 11 đơn vị hành chính trực thuộc (6 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân và 5 xã: Duyệt Trung, Hòa Chung, Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang) với diện tích tự nhiên là 107,6 km², dân số là 67.415 người. Ngày 09/7/2012, thành lập các phường: Hòa Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trên cơ sở giữ nguyên toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Hòa Chung, Duyệt Trung3. Ngày 25/9/2012, thành phố Cao Bằng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Bằng4. __________ 1. Quyết định số 926/QĐ-BXD, ngày 18/10/2010 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng là đô thị loại III. 2. Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 01/11/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh mở rộng thị xã Cao Bằng và thành lập các phường thuộc thị xã Cao Bằng; điều chỉnh mở rộng thị trấn Quảng Uyên thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. 3. Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 09/7/2002 của Chính phủ thành lập các phường: Hòa Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 4. Nghị quyết số 60/NQ-CP, ngày 25/9/2012 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng. 377
  8. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG Hiện nay, thành phố Cao Bằng gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 08 phường (Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung) và 03 xã (Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang), với 118 tổ dân phố và xóm (gồm 95 tổ dân phố và 23 xóm dân cư). 3. Lịch sử Thành phố Cao Bằng xưa nhỏ hẹp, nằm trong lòng máng trũng, là nơi giao lưu của các con sông Mãng (còn gọi là sông Bằng), sông Hiến và sông Trà Lĩnh (còn gọi là sông Củn). Từ xưa, nơi đây đã giữ vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh và cả vùng đông bắc. Theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”, vào thế kỷ III trước Công nguyên, thời Thục Phán - An Dương Vương, vùng Cao Bình (xã Hưng Đạo ngày nay) là kinh đô Nam Bình của nước Nam Cương. Năm 1592, nhà Mạc lên Cao Bằng, vua Mạc Kính Cung chọn đất Cao Bình làm kinh đô. Tại đây, trải qua 3 đời vua: Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ; nhà Mạc đã thiết lập một vương triều, có niên hiệu chính thống và hiện diện như một vương triều phong kiến Đại Việt đầu tiên đóng đô ở một vùng dân tộc thiểu số rộng lớn tại miền Đông Bắc Bắc Bộ, biết cách hoà nhập với người dân địa phương, đoàn kết các dân tộc miền núi. Thành phố Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Tháng 7/1931, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của thị xã Cao Bằng (nay là thành phố Cao Bằng) ra đời tại làng Gia Cung (nay thuộc phường Ngọc Xuân) gồm 4 đồng chí: Hoàng Văn Lịch (tức Hồng Việt, Hai Cao), Nông Văn Thiết (tức Phi Long), Nông Bá Rong (tức Đại Phi), Thế Minh (tức Phi Hổ), do đồng chí Hoàng Văn Lịch (tức Hồng Việt, Hai Cao) làm Bí thư. Từ đây, các cơ sở cách mạng được gây dựng vững chắc trên địa bàn, bất chấp sự khủng bố ác liệt của thực dân Pháp. Những đảng 378
  9. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… viên cộng sản phát động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh liên tục. Phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đều khắp tiến tới giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sáng ngày 22/8/1945, Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh và thị xã tổ chức cuộc mít tinh tại chùa Phố Cũ tuyên bố xóa bỏ chính quyền của Nhật và bọn tay sai, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh và thị xã; đánh dấu thắng lợi của phong trào cách mạng tại địa phương. Ngày 22/8/1945, một ngày lịch sử, ngày hội cách mạng đáng ghi nhớ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, lần đầu tiên kể từ tháng 10/1886, Cao Bằng sạch bóng quân xâm lược ngoại bang, chính quyền về tay nhân dân. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Cao Bằng là nơi có pháo đài kiên cố được thực dân Pháp xây dựng để làm cơ sở chống phá cách mạng. Nhưng với truyền thống yêu nước và tinh thần quyết chiến, quyết thắng, nhân dân các dân tộc thị xã đã tích cực, chủ động chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Ngày 03/10/1950, Cao Bằng được giải phóng. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, nhân dân thị xã đã góp sức người, sức của cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thị xã Cao Bằng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, các phong trào thi đua “Phụ nữ ba đảm đang”, “Thanh niên ba sẵn sàng”... được nhân dân ủng hộ, công tác tuyển quân luôn đạt và vượt chỉ tiêu, thị xã Cao Bằng đã đóng góp sức người, sức của cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, quân 379
  10. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG và dân thành phố Cao Bằng đã và đang ra sức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, xây dựng thành phố Cao Bằng ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua quá trình xây dựng và phát triển, với những thành tích đáng tự hào, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Cao Bằng vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, và nhiều phần thưởng cao quý khác. Toàn thành phố hiện có 321 cán bộ lão thành cách mạng, có 2.263 người được thưởng huân, huy chương, 773 gia đình liệt sĩ, 336 thương binh; 20 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 4 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 02 tập thể được phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và 02 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thành phố có 12 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 04 di tích cấp Quốc gia (Chuông chùa Đà Quận; Đền Kỳ Sầm; Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong; Địa điểm nền nhà Tỉnh uỷ Cao Bằng); 08 di tích cấp tỉnh (Chùa Viên Minh; Đền Quan Triều; Chùa Đống Lân; Pháo đài quân sự tỉnh; Miếu Khau Roọc; Sân vận động thị xã Cao Bằng; Chùa Phố Cũ; Đền Bà Hoàng); 01 Bảo vật Quốc gia là đôi chuông chùa Viên Minh và Đền Quan Triều (xã Hưng Đạo)1. __________ 1. Đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều (xã Hưng Đạo) vừa là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, vừa là bảo vật Quốc gia. 380
  11. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… Hiện nay, thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Cao Bằng và là một trong những trung tâm mới nổi của vùng Đông Bắc. Với nhiệm vụ quan trọng, có tính đột phá cho phát triển tỉnh Cao Bằng trong những năm tới là xây dựng thành phố Cao Bằng trở thành đô thị năng động, phát triển bền vững, mang đậm bản sắc đô thị miền núi, “Thành phố du lịch, hiện đại, văn minh, là trung tâm tăng trưởng và phát triển, trung tâm liên kết, hội nhập để tạo sức lan tỏa tới các đô thị trong toàn tỉnh”. II. HUYỆN BẢO LẠC 1. Địa lí Bảo Lạc là huyện biên giới, vùng cao, vùng sâu nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng. Phía đông giáp huyện Hà Quảng và huyện Nguyên Bình; phía tây giáp huyện Bảo Lâm; phía nam giáp huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn); phía bắc giáp huyện Nà Po, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với chiều dài đường biên giới là 56,917 km. Huyện lỵ là thị trấn Bảo Lạc nằm trên quốc lộ số 34 cách thành phố Cao Bằng 132 km, cách thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) 120 km và cách Thủ đô Hà Nội 330 km. Ngoài ra, còn có tỉnh lộ 217 đi huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) chạy qua địa bàn huyện. Huyện có diện tích tự nhiên là 920,73 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 8%. Bảo Lạc có địa hình rất phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn, tiêu biểu là ngọn núi Phja Dạ cao 1.980 m so với mực nước biển. Toàn huyện có độ cao trung bình so với mực nước biển là 1.000 m. 381
  12. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9; mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Khí hậu về mùa đông rất rét, mùa hè rất khô nóng và các chỉ số về nhiệt độ đều cao hơn so với mức trung bình của tỉnh: Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,20C, trong đó nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 năm sau; nhiệt độ cao nhất là khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có lúc lên đến trên 390C. Số ngày mưa trung bình là 113,8 ngày/năm, lượng mưa trung bình hằng năm vào mức cao, lên tới 1.276 mm. Số giờ nắng trung bình là 1.421 giờ/năm. Độ ẩm trung bình hằng năm là 80%; đồng thời, hằng năm vẫn xuất hiện mưa đá, sương mù, sương muối... Bảo Lạc có nhiều sông và suối nhỏ, chủ yếu tập trung ở vùng lòng máng, lớn nhất là sông Gâm và sông Neo. Các sông phần lớn bắt nguồn từ vùng núi cao, tốc độ dòng chảy lớn. Hệ thống sông suối là nguồn nước cho tưới tiêu, thuỷ lợi và sinh hoạt, cung cấp cá, tôm và có tiềm năng thuỷ điện. Đặc biệt, sông Gâm có nhiều loài cá ngon và quý hiếm, tiêu biểu là năm loại cá quý mà nhân dân thường gọi “ngũ quý hà thuỷ” gồm: cá Anh Vũ (trước kia được dùng để tiến vua), cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên, cá bỗng. Tài nguyên rừng của huyện khá phong phú. Động vật gồm cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát. Thảm thực vật phong phú với những loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, các loại cây lấy gỗ, cây dược liệu (hà thủ ô, hoàng tinh, sâm đất...). Diện tích rừng và đất rừng từng bước được quy hoạch và khai thác hợp lý đem lại những nguồn lợi lớn về kinh tế, môi trường và cảnh quan. Bảo Lạc có một số vật nuôi, cây trồng đặc hữu mang lại giá trị kinh tế cao như: bò Mông, nếp hương, lê xanh, mận máu... Dân số của huyện năm 2020 là 54.681 người, với mật độ dân số 59,39 người/km2; trong đó, dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ gần 91,2% (cao nhất trong toàn tỉnh). Về thành phần dân tộc, 382
  13. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, huyện Bảo Lạc có 7 dân tộc đông dân, bao gồm: dân tộc Tày (25,92%), Dao (25,1%), Nùng (22,93%), Mông (16,89%), Sán Chỉ (4,53%), Lô Lô (2,82%), Kinh (1,71%), còn lại là các dân tộc khác... Hằng năm, tại huyện Bảo Lạc diễn ra nhiều lễ hội, tiêu biểu như: lễ hội Lồng tồng, lễ hội chùa Vân An, chợ tình phong lưu (háng tán), chợ đêm thị trấn Bảo Lạc (diễn ra tại thị trấn Bảo Lạc), Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông (xã Sơn Lập), Ngày hội Văn hóa dân tộc Lô Lô (xã Hồng Trị, Kim Cúc, Cô Ba), lễ hội chọi bò (xã Huy Giáp, Sơn Lập)... Lễ hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh đến trẩy hội, là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển du lịch. 2. Phân chia hành chính Huyện Bảo Lạc là vùng đất đã có từ lâu đời. Trong lịch sử, Bảo Lạc đã có nhiều sự thay đổi và trực thuộc những đơn vị hành chính khác nhau. Thời nhà Lý, các cấp hành chính gồm lộ - phủ, huyện - hương - giáp và thôn, Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên. Thời nhà Trần, tên gọi Bảo Lạc vẫn không thay đổi. Năm 1428, vua Lê Thái Tổ chia cả nước ra làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây, Bảo Lạc thuộc Tây Đạo. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra 12 đạo thừa tuyên, châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang thừa tuyên. Đến thế kỷ XVII, các đạo được đổi thành trấn; sang thế kỷ XVIII lại được đổi thành thừa tuyên, châu Bảo Lạc vẫn thuộc Tuyên Quang thừa tuyên. Năm 1831-1832, vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng xã, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Tuyên Quang. Năm 1835, sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa 383
  14. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG Nông Văn Vân, vua Minh Mệnh bỏ châu Bảo Lạc và chia thành huyện Vĩnh Điện (gồm 2 tổng và 11 xã) và huyện Để Định (gồm 2 tổng và 9 xã). Năm 1891, châu Bảo Lạc được lập lại thuộc tỉnh Hà Giang. Đến năm 1925, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm trong Đạo quan binh 2. Thời kỳ này, Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng và 230 xã. Châu Bảo Lạc có 2 tổng và 10 xã (tổng Mông Ân có 5 xã: Lạc Thổ, Mông Ân, Mông Yên, Nam Cao, Quan Quang; tổng Nam Quang gồm 5 xã: Ân Quang, Gia Lạc, Yên Đức, Yên Lạc, Yên Lãng). Đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, châu Bảo Lạc có 2 tổng và 13 xã, tổng Nam Quang có 8 xã: Ân Quang, Yên Lạc, Thượng Yên, Vĩnh Phong, Yên Lạng, Nặm Quét, Cốc Pàng, Yên Đức; tổng Mông Ân có 5 xã: Nam Cao, Quan Quang, Mông Ân, Mông Yên, Lạc Thổ. Kể từ năm 1945 trở lại đây, địa giới hành chính huyện Bảo Lạc tiếp tục có sự thay đổi, nhưng vẫn trực thuộc tỉnh Cao Bằng. Ngày 27/12/1975, tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng. Huyện Bảo Lạc trực thuộc tỉnh Cao Lạng. Ngày 27/12/1978, tỉnh Cao Lạng tách ra thành 2 tỉnh là Cao Bằng và Lạng Sơn. Huyện Bảo Lạc trực thuộc tỉnh Cao Bằng, có 25 đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Bảo Lạc (huyện lỵ) và 24 xã: Bảo Toàn, Cô Ba, Cốc Pàng, Đình Phùng, Đồng Mu, Đức Hạnh, Hồng An, Hồng Trị, Hưng Đạo, Huy Giáp, Khánh Xuân, Lý Bôn, Mông Ân, Nam Quang, Phan Thanh, Quảng Lâm, Sơn Lộ, Tân Việt, Thái Học, Thượng Hà, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Xuân Trường, Yên Thổ. Ngày 10/6/1981, sáp nhập xã Xuân Trường và xã Đồng Mu thành một xã lấy tên là xã Xuân Trường; tách các xóm Già Mò, Cốc Thốc, Bó Vài, Nà Quằng, Nà Viềng, Khuổi Pựt, Bản Chang, 384
  15. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… Ngàm Giàng, Phìn Sáng, Lũng Nà của xã Cô Ba để sáp nhập vào xã Thượng Hà1. Từ ngày 25/9/2000, tách 10 xã của huyện Bảo Lạc, gồm: Đức Hạnh, Lý Bôn, Mông Ân, Nam Quang, Quảng Lâm, Tân Việt, Thái Học, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Yên Thổ để thành lập huyện Bảo Lâm. Huyện Bảo Lạc còn 14 đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Bảo Lạc và 13 xã: Bảo Toàn, Cô Ba, Cốc Pàng, Đình Phùng, Hồng An, Hồng Trị, Hưng Đạo, Huy Giáp, Khánh Xuân, Phan Thanh, Sơn Lộ, Thượng Hà, Xuân Trường2. Ngày 13/12/2007, mở rộng thị trấn Bảo Lạc và thành lập các xã Kim Cúc, Hưng Thịnh, Sơn Lập3. Huyện Bảo Lạc có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay. Đó là thị trấn Bảo Lạc (huyện lỵ) và các xã: Bảo Toàn, Cô Ba, Cốc Pàng, Đình Phùng, Hồng An, Hồng Trị, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Huy Giáp, Khánh Xuân, Kim Cúc, Phan Thanh, Sơn Lập, Sơn Lộ, Thượng Hà, Xuân Trường; trong đó cả 16 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã vùng III) và 01 thị trấn vùng II; có 5 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, gồm: Xuân Trường, Khánh Xuân, Cô Ba, Cốc Pàng, Thượng Hà. Hiện nay, Bảo Lạc vẫn là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước được thụ hưởng chương trình Nghị quyết 30a; toàn huyện có 146 xóm, tổ dân phố (gồm 7 tổ dân phố và 139 xóm). __________ 1. Quyết định số 245-CP, ngày 10/6/1981 của Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Cao Bằng. 2. Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, ngày 25/9/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. 3. Nghị định số 183/2007/NĐ-CP, ngày 13/12/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. 385
  16. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG 3. Lịch sử Tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Bảo Lạc nói riêng là vùng biên ải phía Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân các dân tộc nơi đây có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, phong kiến Trung Quốc nhiều lần xâm chiếm nước ta, nhân dân các dân tộc biên giới phía Bắc trong đó có nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc nằm ở vị trí tiền đồn, cửa ngõ của Tổ quốc, đã không quản ngại hy sinh gian khổ, đoàn kết, gắn bó bảo vệ biên cương của Tổ quốc, cùng nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống sự xâm lăng của quân xâm lược, là phên giậu quan trọng che chở cho biên giới phía Bắc của nước ta. Dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, do chính sách cai trị hà khắc của quan quân đối với nhân dân đã làm bùng lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, trong đó có cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân - Tri châu Bảo Lạc. Tháng 8/1833, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nông Văn Vân tự xưng là Tiết chế Thượng tướng quân lấy núi Vân Trung, Ngọc Mạo làm căn cứ chính, kêu gọi nông dân nổi dậy chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp vùng miền Việt Bắc thu hút được sự tham gia của các thổ ty, thổ mục các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, có lúc lên đến 6.000 người. Lo sợ ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa, triều đình nhà Nguyễn đã nhiều lần cử các tướng giỏi thống lĩnh quân đội lên để đàn áp nhưng đều bị thất bại. Tháng 10/1834, triều đình huy động một đội quân hùng hậu lên đàn áp cuộc khởi nghĩa; do tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn nên nghĩa quân bị đánh bại, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt tháng 3/1835. Tuy cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhưng tinh thần quả cảm của Nông Văn Vân và nghĩa quân vẫn mãi lưu truyền. 386
  17. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… Thời kỳ 1930-1945, những hoạt động tích cực của tổ chức đảng ở Cao Bằng, của các cán bộ đảng, cán bộ Việt Minh đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong nhân dân, thu hút đông đảo quần chúng tham gia hoạt động cách mạng. Mặt trận Việt Minh được thành lập ở vùng Bảo Lạc. Các ban Việt Minh châu Xích Long, châu Thường Kiệt được thành lập và lan đến nhiều châu của tỉnh Hà Giang giáp châu Bảo Lạc. Đồn Đồng Mu (nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc) cũng là nơi diễn ra trận đánh thứ ba của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (đêm ngày 4 rạng sáng ngày 05/02/1945); trong trận đánh này, đồng chí Hoàng Văn Nhủng (bí danh Xuân Trường) đã anh dũng hy sinh, trở thành liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đặc biệt ngày 15/4/1945, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở châu Bảo Lạc ra đời tại xóm Lũng Sâu (nay thuộc xã Hồng An), gồm 3 đảng viên: Nông Thị Triểu (tức Nhân Tương), Đỗ Quang Soan (tức Đỗ Quang Thắng) và Lê Long, do đồng chí Nông Thị Triểu là Bí thư. Từ đây, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc châu Bảo Lạc vùng lên đập tan gông xiềng nô lệ trong sự kìm kẹp hà khắc của chế độ thổ ty, cùng với chính sách đàn áp, bóc lột của thực dân, phong kiến và sự quấy phá điên cuồng của các thế lực phản động, của thổ phỉ để giành quyền làm chủ, thành lập chính quyền cách mạng, mở ra trang sử mới trên quê hương. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nhân dân huyện Bảo Lạc đã ra sức xây dựng chế độ mới, củng cố chính quyền cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực phản động, đặc biệt là tiễu phỉ, tích cực tham gia kháng chiến kiến quốc, ra sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, cùng cả nước đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954), kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 387
  18. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), nhân dân huyện Bảo Lạc đã thể hiện ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và độc lập, tự do; đã tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc đã luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu vừa để bảo vệ vững chắc và toàn vẹn một vùng đất thiêng liêng nơi tuyến đầu Tổ quốc, vừa quyết tâm phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất xây dựng quê hương. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh của địa phương, chủ động hội nhập kinh tế, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp đã đề ra, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Huyện có 01 cán bộ tiền khởi nghĩa; 225 liệt sĩ, 19 thương binh, bệnh binh; 05 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 01 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Huyện có 05 di tích lịch sử được các cấp công nhận, trong đó có 01 di tích lịch sử cấp quốc gia (Địa điểm Đồn Đồng Mu) và 388
  19. Phần thứ ba: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ CÁC HUYỆN, TH NH PHỐ… 04 di tích cấp tỉnh (Miếu Quan Đế; Trông Nhìa Hậu; Chùa Vân An; Dinh thự dòng họ Nông). III. HUYỆN BẢO LÂM 1. Địa lí Huyện Bảo Lâm là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía tây bắc của tỉnh Cao Bằng. Phía đông giáp huyện Bảo Lạc; phía tây giáp huyện Yên Minh và huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang); phía nam giáp huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn); phía Bắc giáp huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) và thành phố Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 6,5 km tại xã Đức Hạnh. Huyện Bảo Lâm có diện tích 913,06 km², huyện lỵ là thị trấn Pác Miầu nằm trên trục quốc lộ 34 cách thành phố Cao Bằng 164 km, cách thành phố Hà Giang 81 km và cách thành phố Hà Nội 366 km. Là huyện thuộc vùng sâu và xa nhất của tỉnh Cao Bằng, Bảo Lâm có hệ thống núi cao kéo dài, độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Địa hình của huyện phức tạp, nhiều đèo dốc hiểm trở, độ dốc lớn, núi non trùng điệp, hệ thống sông suối phức tạp nên dễ xảy ra lũ quét; đất đai thường bị rửa trôi, bạc màu ảnh hưởng lớn đến quá trình khai thác, sử dụng đất đai, khó khăn cho việc nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9; mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Khí hậu về mùa đông 389
  20. ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG rét, khô, mùa hè nóng và rất ít mưa. So với các địa phương trong tỉnh, thời tiết của huyện nhìn chung khắc nghiệt hơn. Trên địa bàn huyện có nhiều sông, suối, lớn nhất là sông Gâm. Lòng sông Gâm rộng và sâu, độ dốc lớn, có giá trị trong phát triển thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, hệ thống sông, suối còn là nguồn cung cấp thuỷ sản dồi dào, nhất là các loài cá quý trên sông Gâm như: cá anh vũ, cá dầm xanh (trầm xanh), cá lăng, cá chiên, cá bỗng, tôm nước ngọt. Huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao như: ăntimon, quặng barits - chì kẽm, vật liệu xây dựng, đá vôi... Các nhà máy đi vào khai thác và chế biến sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động góp phần giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn huyện. Huyện có loại cây trồng đặc hữu là cây nếp cẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Diện tích đất lâm nghiệp của Bảo Lâm là 72.491,77 ha, chiếm 79,48% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 52%. Diện tích rừng của huyện phân bố hầu hết trên địa bàn các xã trong đó: đất rừng sản xuất 4,50 ha, đất rừng phòng hộ 72.487,27 ha. Năm 2020, dân số của huyện là 65.414 người, mật độ dân số là 71,64 người/km2; trong đó, tỷ lệ dân cư sống ở thành thị rất thấp với 8,9%. Về thành phần dân tộc, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, Bảo Lâm có 7 dân tộc đông dân, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất (51,64%), tiếp đó là dân tộc Tày (19,66%), Nùng (9,21%), Sán Chỉ (8,18%), Dao (7,56%), Lô Lô (2,01%), Kinh (1,64%), còn lại là các dân tộc khác... Hằng năm, tại Bảo Lâm, lễ hội chọi bò là lễ hội được tổ chức lớn nhất trong huyện. Lễ hội thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trong huyện và du khách thập phương tham gia. Đây là 390
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2