YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Hai Bà Trưng trong văn hóa Việt Nam: Phần 1
13
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phần 1 cuốn sách "Hai Bà Trưng trong văn hóa Việt Nam" có nội dung tìm hiểu cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và những truyền thuyết, dã sử xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà. Mời các bạn cùng đón đọc nội dung chi tiết tại đây!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Hai Bà Trưng trong văn hóa Việt Nam: Phần 1
- NGL YỄN BÍCH NGỌC TRỌNG „ , VAN HỌẠ VIET NAM \ĩ ỈỈÍJ NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
- HAI BẢ TRƯNG TRONG VẦN HOÁ VIỆT NAM
- NGUYỄN BÍCH NGỌC HAI BÀ TRƯNG TRONG V ĂN HOA V IÊ T N A m NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
- Đồi nét vê nghiên cứu Hãi Bà Trưng Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một sự kiện trọng đại và vinh quang trong lịch sử nước ta. Nhưng viết về lịch sử Hai Bà cho đến nay vẫn còn là một khó khăn chưa thể vượt qua đưỢc. Ngay tên họ của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị) cũng còn phải xác định mới có câu trả lời khoa học chính xác. Bà Trưng là c on cháu vua Hùng, nhưng hệ gia phả là thế nào, thật khó lòng mà biết đưỢc. Hơn nữa, xã hội Văn Lang lúc ấy, cụ thể trên đất Mê Linh là một xã hội như thế nào. Cũng đã có những giả thuyết như Mê Linh có lẽ là phiên âm từ tên gọi một loại chim - chim M'ling? Và vậy là có thể vùng này là một bộ tộc lấy con chim ấy làm vật tổ? Nhưng nếu đẩy lịch sử đi xa như vậy, thì lại không hỢp vối những gì đã được ghi chép ở nưốc ngoài. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà được sử nhà Hán chính thức ghi chép, vẫn phải gọi là bà Trưng Vương. Kẻ đi đàn áp lại là một tướng anh hùng bách chiến, thì nhất định cơ đồ lúc bấy giờ, tuy chưa chính thức tuyên bô" lập quô"c, vẫn phải đạt đến một trình độ tiến hoá nhất định, chứ không thể chỉ là bộ tộc hay thị tộc. Nhất là đến nay, ta đã khẳng định được thòi kỳ lịch sử Hùng Vương là một triều đại hẳn hoi, chứ không phải
- chuyện huvễn hoặc để ra phần ngoại sử. Cuộc khởi nghĩa bà Trưng và triều đại TrUng Vương phải là một tồn tại khẳng định. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu sử học hiện nay và mai sau, nhất định phải làm cho rõ ràng và đầy đủ sự kiện này. Do đó, mà lâu nay, về Hai Bà Trưng chúng ta chỉ mới có đưỢc dăm bảy dòng ghi trong sách giáo khoa tiểu học, mà lên đến các cấp học cao hơn, cũng không thể bô sung đưỢc gì. Song thực tế cuộc sông lịch sử trong 20 thế kỷ qua thì lại khẳng định vối chúng ta một cách khác. Cụ thể là: Nhân dân vô cùng thương kính, lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp nơi trong cả nước. Trong cõi linh nghiêm hai Bà trở thành thần và luôn luôn ứng hiển, phù hộ cho nhân dân, đất nước. Đền thò chính của Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà Tây) và Hạ Lôi (Vĩnh Phú). Một đền Hai Bà Trưng nữa ở Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội). Đền này được xây từ năm 1142, ở triều vua Anh Tông, nhà Lý. Tương truyền sau khi chết, khí anh linh của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi, mãi tới thời Lý mới tối vùng Thăng Long. Một đêm đầu tháng hai âm lịch, hai pho tượng toả sáng trên dòng sông Nhị, trước bãi Đồng Nhân, dân làng lấy vải đỏ làm lễ buộc tượng đón bà vào. Tượng đá có cái thế hai tay giơ cao như đang rẽ nước tiến lên, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp đỏ, với tư thế lẫm liệt của người chiến sỹ.
- Vua truyền dựng đền thò, lại phát hai đôi ngà trang trí hai pho tượng voi thò. Hàng năm theo tục lệ, ngày 6 tháng 2 âm lịch, dân làng rước voi ra sông Nhị, lấy nưốc giữa dòng vê làm lễ "mộc dục" (tắm tướng) và dâng cúng quanh năm. Đền xưa vẫn ở bãi Đồng Nhân, sát sông Hồng. Năm 1819, bãi sông bị lở, đền đưỢc nhân dân chuyển vào phía trong làng, tại thông Hương Viên, tức là đền Hai Bà ở phố Đồng Nhân ngày nay. Lịch những ngày lễ hội Hai Bà: - Mồng 6 tháng giêng: ngày Vua Bà, đăng quang - Mồng 6 tháng hai: ngày hội chính, lễ tắm tượng - Ngày 1 tháng tám: Ngày thánh đản (sinh nhật) - Ngày 8 tháng ba: ngày thánh hoá (Hai Bà Trưng tự tận). Ngày này mới là hội chính ở đền Hát Môn. Con số 36 nữ tưống Hai Bà Trưng là huyền tích, cổ truyền. Con sô" 36 không phải là con sô" cụ thể, mà là con sô" tượng trưng; rất đông, rất nhiều người, cả nam lẫn nữ, cả miền núi lẫn miền xuôi đều tham gia khởi nghĩa... Vì vậy, người Choang ở Quảng Châu nói Bà Trưng người Choang, người Nùng Long Châu thì nói Bà Trưng người Nùng. Còn Bà Trưng của vùng châu thổ sông Hồng thì rõ ràng là người Việt. Các triều đại vua Lý, Trần... đã tiếp thu tinh thần dân tộc và rất tôn sùng hai vị nữ anh hùng dân tộc. Đền Hai Bà được cấp 36 mẫu ruộng, dân miễn phu phen, ruộng miễn tô thuế, để tập trung vào việc đèn nhang, cúng bái trong đền.
- Làng Việt Nam xưa có tục kết ngãi (kết nghĩa) làng anh, làng em. Đồng Nhân cũng vậy, Đồng Nhân kết ngãi với Phụng Công, cách xa 12km (xưa thuộc Bắc Ninh) vối cả Hạ Lôi (Vĩnh Phú), Hát Môn (Hà Tây) đi lại phải một ngày đưòng. Lý do kết nghĩa: cả bốn làng cùng thò Hai Bà Trưng. Tương truyền: Hạ Lôi là quê hương. Hát Môn là nơi tụ nghĩa, tế cờ, truyền hịch. Phụng Công là nơi đóng quân một thời gian và khi 100 dân Đồng Nhân rước tưỢng đá vào bãi thì tình cờ có 38 người dân Phụng Công phường chợ đi qua, liền xúm vào giúp sức, sau đó Phụng Công cũng lập đền thờ Hai Bà. Hàng năm, cứ ngày 5 tháng 2 có 100 nam, nữ Phụng Công sang dự lễ tế bên Đồng Nhân, mồng 7 mới về. Ngược lại, ngày 9 tháng 4, năm nữ Đồng Nhân lại sang dự lễ hội bên Phụng Công, dân 2 làng tiếp đón nhau ân cần, chu đáo. Hát Môn và Hạ Lôi cũng đi lại thần thiết với dân làng Đồng Nhân. Phong tục đẹp này xoay quanh hai vỊ nữ anh hùng. Đó là hình ảnh đẹp tuyệt vời của lịch sử Việt Nam. Các nữ tướng của Hai Bà Trưng cũng đều đưỢc nhân dân thờ phụng và đều có thần tích ghi chép, tiểu sử hành trạng. Lễ hội về các nữ tướng này nhiêu nơi đã thành Hội lớn như các trường hỢp hội Hiền, hội đền Nghè (nhiều nữa). Các vỊ nam tướng đa số trở thành Thành Hoàng ở các làng. Tất cả những trường hỢp này đều là hư cấu, là tưởng tượng cả hay sao? Có thể là như thế, nhưng biết đâu cũng phải như cách nhận định của Phạm Văn Đồng: "Dù có hư cấu đến 8
- đâu, thì cũng phải có cái lõi lịch sử. Có lẽ nếu tìm được đầy đủ và chính xác về những cái lõi này thì mới có đưỢc tài liệu phong phú và đáng tin cậy về hiện tượng lịch sử Hai Bà Trưng". Thêm vào đó, cũng đến hàng mấy trám năm nay, đề tài bà Trưng đã đưỢc các nhà văn, các nghệ sĩ sử dụng. Có truyện lịch sử, có tiểu thuyết, có tuồng v.v... Tất nhiên, ở địa hạt này thì khiếu tưởng tưdng của nhà văn được tự do phát huy, nhiều nhân vật đã đưỢc sáng tạo, có thể không đúng với sự thực lịch sử, nhưng lại đúng với sự thực bản chất, và chính vì thế, mà làm cho chúng ta hiểu rõ về bà Trưng hơn. Đặc biệt là thơ ca, các cuộc thi đốì vịnh Hai Bà Trưng rất nhiều, nhiều bài có thể xem là tuyệt bút. Còn phải chú ý đến cả những câu đối ghi, khắc ở các đền thờ Hai Bà, thờ những nữ tướng. Ai muôh cho là hư cấu, là tưởng tượng thì tuỳ, nhưng rõ ràng là các câu đối đều có dụng ý khẳng định thành tích cụ thể của những con người đưỢc thờ phụng. Phải chăng đây cũng là những tài liệu văn bản giúp cho người nghiên cứu đi tìm vang bóng của hiện tượng lịch sử này? Từ cách nhìn nhận như thế, ta có thể thấy rằng vấn đề Hai Bà Trưng không chỉ là một vấn đề lịch sử mà còn là một vấn đề ván hoá. Có bà Trưng trong lịch sử và trong văn hoá Việt Nam. Bà Trưng đã làm rực rỡ cho lịch sử Việt Nam và cho cả văn hoá Việt Nam nữa. ở những trang tiếp theo đây, ta sẽ đến với sự kiện Hai Bà Trưng theo cách nhìn toàn diện như thế. Có một điều rất đáng trân trọng là ngay từ đầu thế kỷ 20,
- một nhà cách mạng Việt Nam đã hé thấy vấn đề. ông xuất phát từ tinh thần dân tộc, tinh thần quốc gia để nhìn nhận hiện tượng này. Và ngay lúc đó (những năm ba mươi của thế kỷ) lúc mà quan niệm văn hoá chưa đưỢc thấm nhuần như chúng ta hiểu bây giò, ông đã đặt vấn đề Hai Bà Trưng một cách rất văn hoá. Xin đưỢc trích dẫn bài viết ấy của ông. Bài đưỢc đăng báo Tiếng Dân số 656 ngày 6-1-1934. Nguyên văn như sau; AI LÀ TỔ NƯỚC TA? NGƯỜI NƯỚC TA VỚI SỬ NƯỚC TA Quốc sử ở một nước cũng như gia phổ ở một nhà. Nhà mà có gia phổ, thòi con cháu mới biết cao tằng khảo tỷ của nhà mình. Nước mà có sách sử, thòi dân trong nước mới biết công lao khó nhọc và sự nghiệp khai sáng của tiên nhân mà sinh môi cảm tình mật thiết. Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thòi chắc là con cháu bất hiếu. Dân trong nưóc mà không biết quôh sử thời chắc dân nước ấy là dân vong tổ. Lẽ ấy hiển nhiên. Quái lạ thứ nhất là gần trên ngàn năm nay, người nước ta, ai học Hán học thì thuộc sử Tàu làu làu, mà gần ba mươi năm lại đây, ai là nhà Tây học thì nói sử các nước ngoài luôn luôn, mà hễ hỏi tới sử Nam ta, thời chỉ nghe mấy tiếng xoàng xoàng. Hồng, Lạc, Rồng, Tiên, Đinh, Lý, Trần, Lê, lặp đi lặp lại. Chứ như hỏi đến xã hội biến thiên thế nào, thời đại thay đổi thế nào, 10
- việc gì giả, việc gì chân, người nào công, người nào tội, hình như ít ai nghiên cứu tới. Than ôi! Hán tổ Đường tôn có phải là cha ông ta đâu? Vua Nã Phá Luân (Napoléon), vua Bỉ Đắc (Piere) có phải là dòng giông ta đâu? Mà cớ sao các nhà cựu học, tân học ta hết sức tìm tòi, ra công ghi nhố, đến như việc sử cổ nưốc ta thòi không ai để ý đến. Tục ngữ có câu: "Phật trong nhà, cầu Thích Ca ngoài đưồng". Tôi không dám bảo ngoài đường không có Thích Ca, hay Thích Ca ngoài đường không bổ ích cho ta. Nhưng theo nguyên lý của loài người tất phải biết Phật trong nhà đã. Phật trong nhà mình là ai? Chính là những tiên nhân ở trong sử nưốc ta, mà là người có công đức với nòi giông dòng họ ta. Từ đây sắp xuông tôi xin tìm tòi ở trong sử nưốc ta mà biện biệt cho ra cái chân và cái giả. Sử nưốc ta từ đời Thái cổ trước Tây lịch 2879 năm cho đến sau Tây lịch 111 năm, tất thảy là việc truyền văn; bảo rằng Hồng Bàng thị mà không biết có Hồng Bàng thị hay không, bảo rằng Lạc Long Quân mà không biết có Lạc Long Quân hay không. Bởi vì lúc đó nước ta chưa có văn tự, chưa có sử sách, chỉ theo ở miệng truyền tai nghe. Nói rằng: người đẻ ra trăm trứng, nửa thuộc về loài rồng, nửa thuộc về loài tiên, cứ theo sinh lý học mà suy ra, thiệt là theo lốì thần quỉ mê tín không đích xác gì. Đến như Hùng Vưdng 18 đời, thời cũng thảy truyện truyền văn, chớ không biết có thiệt không. Qua đòi Hùng Vương mà đến An Dương Vương là người nước Ba Thục. 11
- Sau đòi An Dương Vương tiếp lấy Triệu Võ Đế, tức là Triệu Đà, thời Đà lại là người quận Trường Sa nước Tàu mà sang chiếm cứ cả đất nước Ảu Lạc, có dây dính đến nòi Việt Thường ta đâu. Tiếp đó, đến nội thuộc Tây Hán rồi Đông Hán, tất thảy là người Tàu qua cai trị đất ta, chố chân chính tổ tiên ta là ai, nào ai có biết? Sách xưa có câu: "Vô trưng bất tín" nghĩa là không có chứng cớ thì không lấy gì làm tin đưỢc. Sử nưốc ta trở về trước nhiều điều vô trưng, thời bỏ quách đi e có lẽ đúng hơn. Bây giò tôi mới nhận ra đưỢc một người, mà thật là người tổ đích nưóc ta, người ắy là Trưng Nữ Vương. Bà nguyên người huyện Mê Linh, xứ Châu Phong, họ Trưng tên Trắc. Bà sinh gặp lúc người Tàu cai trị nưốc ta, Tô Định làm Thái Thú, giết chồng bà là Thi Sách (người huyện Chu Diên, hiện đời bây giờ thuộc tỉnh Sơn Tây). Bà vói em là cô Nhị, giận thù thương nước, khởi binh đánh thành Giao Châu, đuổi Tô Định, Định trôn về đất Tàu, bà kéo quân đuổi theo, tối đâu, châu quận hưởng ứng cả, lấy suốt 65 xứ Lĩnh Nam. Lúc bấy giờ vua Tàu kinh hoảng quá, phải khiến một vỊ trung hưng lão tướng là Mã Viện đem 10 vạn quân qua đánh, bà vì thế cô, chúng yếu, không địch lại, chị em cùng nhau tự tử ở Cấm Khê. Ke từ ngày bà khởi binh cho đến ngày bà tuẫn nạn làm cho nước ta đưỢc độc lập là 4 năm. Đó là một vị Phật nhà, là tổ nước N am ta. Độc giả xem tới đó, tất có người nói: "Trưng Nữ vương là đàn bà không đáng gọi là tổ". Nói thế là quá câu nệ: lúc bắt đầu loài người mới sinh ra, chỉ biết có 12
- mẹ mà không biết có cha thì gọi mẹ là tổ, thì có hại gì. Tôi dám chủ trương thuyết ấy, có hai lẽ: 1. Theo về lịch sử học - Xem lịch sử nước ta, bắt đầu mở sách, từ Hồng Bàng kỷ cho đến nội thuộc Đông Hán kỷ, chẳng thấy một người nào thật họ thật tên mà rành rành là người nước Việt Nam ta. Duy đến Trưng Nữ vương mới thấy có ba chữ tên thật mà rành rành là người nưốc Việt Nam ta, thế thì tổ loài người Việt Nam ta, chẳng phải là bà Trưng Nữ vương thời còn ai nữa? Nếu các nhà học lịch sử ta có tìm tòi lục soát mà thấy đưỢc trước bà Trưng Nữ vương còn có người nào chần đích là người nước Việt Nam ta, thì tôi xin nhận tôi là người thất thiệt. 2. Theo về nhân loại tăm lý học - Hễ tâm lý loài người, trưốc hết ai cũng quý trọng yêu mến một người, tất là người sinh đẻ mình, tức là cha mẹ, hoặc là người có công đức to lớn với chúng ta, mới khiến cho chúng ta yêu mến nhắc nhở. Thử nghĩ hơn một nghìn năm ở trong lịch sử, đến bà Trưng Nữ vương, mới thấy có một người bắt đầu chống cự với nước Tàu, mà khiến cho chúng ta được cái vinh dự độc lập. Từ đó sắp đi, noi theo bà mới có Triệu Quang Phục, Lý Bí, Ngô Vương Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi mà nước ta mới có chủ quvền một nước, thay hẳn cái tên đầu mục, tù trưởng mà thành ra một danh hiệu quốc vương. Thế thời truy nguyên ra không phải bà Trưng đẻ ra các bậc anh hùng ấy sao? Không phải là người có công đức to lớn với nước ta sao? Than ôi! Gần hai ngàn năm nay, bưng bít ở trong rừng thần non quỷ của người nưởc Tàu, giày đạp ở dưối 13
- bánh xe chân ngựa của người nước Tàu. Chẳng biết Việt-Thường là cái gì, chẳng biết Giao Chỉ là cái gì, chỉ cúi đầu nghe theo nước "con trời", họ bảo ta thế nào, ta cũng nghe theo như vậy! Nước ta từ Trưng Nữ vương về trước, bảo rằng không có người e cũng là đúng sự thật lắm. Thế mà thình lình có một người con gái ở huyện Mê Linh đột nhiên dám xoang tay rán cánh đuổi quân Tàu làm tiên phong đội cho quân độc lập ở nước ta, mà sử nước ta vmới bắt đầu có ba chữ tên họ Trưng Nữ vương là người nước ta, chẳng những làm vẻ vang cho nước ta mà thôi, mà cho cả đến nước Tàu thời Đông Hán kỷ cũng có mấy chữ viết to là Giao Chỉ Nữ Tử Trưng Trắc mà ở tỉnh Quảng Tây, phủ Thái Bình nưốc Tàu cũng có một cái miếu thờ có ba chữ biển đề rằng Trưng Vương miếu. Chứng cớ như thế thời bảo bà Trưng là người sinh đẻ ra người nước Nam ta, là người có công đức lớn vối nưóc Nam ta ai lại không thừa nhận được? sử học ngày nay theo khoa học mà cùng tới, không thể bằng theo thuyết thần bí huyễn hoặc mà cần phải căn cứ vào sự thực. Vậy căn cứ sự thực trên lịch sử thì tôi nhất định nhận hà Trưng Nữ vương là thuỷ tổ. Các nhà sử học trong nước nghĩ sao? Sào Nam Phan Bội Châu (Báo Tiếng dân số 656 ngày 6-1-1934/'' Báo lưu ỏ kho sách gia đình chúng tôi. Cụ Quả Ngôn giữ được báo Tiếng dân từ số đầu đến số cuối, để lại cho con cháu. 14
- Chương I cuộc KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG A. NƯỚC VIỆT NAM THỜI cổ ĐẠI VÀ BẮC THUỘC Từ khi người Việt Nam thành lập nước tới nay đã trải qua trên bôn ngàn năm lịch sử. Nước ta từ thượng cổ ở vê phía Đông Nam Châu Á. Phía Đông giáp biển. Phía Tây còn đang là thòi bộ lạc, chưa lập quốc (sau là nưốc Lào và Cao Miên). Phương Bắc giáp nưốc Tàu, là thòi "Đông Chu" và "Xuân Thu chiến quốíc". Vì vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã luôn bị người Tàu sang xâm lược, cai trị. Nưốc ta, từ thòi Hồng Bàng đã có tên là Văn Lang. Đến thòi An Dương Vương có tên là Âu lạc. Nhà Tần sang xầm lược, đổi tên là Tượng Quận. Khi nhà Hán lên ngôi, chia nước ta làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chận và Nhật Nam. Cuôì đòi Đông Hán lại đổi nưốc ta là Giao Châu. Còn nhà Đường lại đặt là An Nam Đô hộ phủ. Tóm lại, tất cả các triều đại phương Bắc của người Tàu đều muôn biến nước ta thành một bộ phận của đất nước họ. Xứ Giao Châu bị người Tàu cai trị trên một ngàn nám, vối ý đồ đó. Tất nhiên cuộc sông tinh thần, 15
- vật chất và những sinh hoạt của người bản xứ sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi, khác trước kia rất nhiều thứ, về mọi mặt cuộc sông cũng như phong tục, tập quán của dân tộc. Hđn nữa, chính sách cai trị, chính trị rất hà khắc, sự bóc lột đến tàn bạo của bọn quan lại người Tàu cũng làm dân ta khổ cực và thay đổi nhiều về mọi mặt. Thuở đó, bọn cai trị người Tàu đặt mỗi quận một quan Thái Thú để trông coi, cai trị. Lại đặt quan Thứ sử để giám sát (đều là người Tàu). Bên dưối lại có Lạc hầu, Lạc tướng trực tiếp cai quản (chúng cũng dùng một sô" người bản xứ) và đưỢc thế tập, để thay chúng trực tiếp cai trị các bộ lạc. Họ không có thực quyền. Các Lạc hầu, Lạc tướng phải chịu sự thôi thúc cai quản, bị sử dụng làm tay sai, làm công cụ cho chúng mà thôi. Chúng bắt nhân dân lặn xuông biển mò ngọc trai, san hô, châu báu, lên rừng tìm gỗ quý, sừng tê, ngà voi và hương liệu quý hiếm. Không những chúng vơ vét đồ công nạp hàng năm cho triều đình phong kiến phương Bắc mà còn để làm của riêng cho bản thân chúng nữa. Pháp chế của người Tàu quá hà khắc, có nhiều loại hình phạt: đánh bằng roi da, chặt chân tay, gọt đầu, khắc chữ, bêu đầu hoặc lưu đầy v.v... Chúng còn bắt nhân dân Âu Lạc thi hành theo các lễ nghi, phép tắc của phong kiến, tập tục của người Tàu: đàn ông phải cắt tóc ngắn, đàn bà cạo răng trắng v.v... Phải theo lễ nghi phong kiến, đàn ông phải giữ đạo "Quân thần phụ tử", phụ nữ phải theo "Tam tòng tứ đức...". Nam nữ "Thụ thụ bất thân". Ma chay, cưối 16
- xin phải theo đủ mọi lễ nghi, phép tắc của thiên triều. Thí dụ: muôn lấy vỢ, người đàn ông phải lo có tiền để theo đủ 7-8 thứ lễ nghi mà chúng đã đề ra, mới cưới đưỢc vỢ (dám ngõ - xem mặt - vấn danh - ăn hỏi - sêu cưới - sau cưới là nhị hỷ - tứ hỷ v.v...). Như vậy, người nghèo khổ, càng khổ thêm. Bởi hoặc không thể có vỢ, có gia đình, hoặc phải mang công mắc nỢ nghèo túng cả đòi, bởi phải theo đủ các thứ luật lệ cồng kềnh đó. Bọn cai trị phương Bắc cũng giáo dục về tín ngưõng nặng về dị đoan, khiến người dân ta đã nghèo lại chịu ảnh hưởng mê tín, tốn kém và càng thêm ngu dôt. Suốt trong giai đoạn Bắc thuộc dưới sự áp bức của các triều đại phong kiến Tàu, dân ta vô cùng khổ cực và chịu ảnh hưởng khá nhiều tư tưỏng, lễ nghi, tập tục của người Tàu. Tuy nhiên, dù muốh, dù không, vối cả một thời gian dài như vậy, người dân cũng tiếp thu được phần nào những tiến bộ văn minh của người Tàu thòi đó. Bởi vốn dĩ dân tộc ta là một dân tộc khá thông minh, như khi chúng muôn sử dụng người bản xứ làm việc đắc lực cho chúng trong việc cai trị, bắt buộc chúng phải đào tạo, mở trường dạy chữ, khuyến khích học tập v.v... Hay những giai đoạn bên Tàu có biến cố, loạn lạc do các triều đại tranh giành, đánh chiếm lẫn nhau, lúc đó bên Giao Châu, bọn Thái thú, Thứ sử muốn thoát khỏi sự kiểm soát uy quyền của triều đình, hoặc không phục triều đình mới, chúng muôn cát cứ một vùng, muôn tự lập một giang sơn riêng, cho nên chúng cũng ra sức dạy 17
- dân bản địa vê văn hoá, lễ nghĩa, rồi cũng khai hoá, dạy dân cày bừa, cấv hái và khai thác ruộng đất, mở mang điền địa v.v... Như vậy, do khách quan mà dân ta cũng đưỢc mở mang một sô" kiến thức nhâ"t định. Đến năm Giáp Ngọ là năm Kiến Võ thứ mười, vua Quang Vũ nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người bạo ngược, tàn ác. Người Giao Chỉ vô cùng oán giận. Năm Canh tý Tô Định lại giết Thi Sách, người ở quận Châu Diên (thuộc phủ Vĩnh Tường - nay là Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Tây). Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nhân dân nơi nơi nổi dậy, rầm rộ theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa. * Thời H ùng Vương: Trước khi có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo "Đại Việt sử ký toàn thư", lịch sử nước ta có từ thời Hồng Bàng. Theo truyền thuyết. Vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú về phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên tên là Vũ Tiên, lấy nhau, đẻ ra một người con, đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh nhường ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua ở phương Bắc. Phong cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam. Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quần là Long Nữ, đẻ ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối 18
- ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của vua Đế Lai, tên là Âu Cơ. Âu Cơ đẻ ra 100 trứng, nở ra được 100 người con. Sau một thời gian chung sống với nhau, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: "Ta là dòng dõi Long Quân, nàng là dòng dõi thần tiên - "thuỷ hoả khắc nhau", ăn ở với nhau lâu không đưỢc. Nay nàng hãy cùng năm mươi con lên núi, còn ta đưa năm mươi con xuông miền biển Nam Hải để gây dựng". (Gốc tích truyện này của người xưa có lẽ là để giải thích những nước gọi là Bách Việt, ở phía Nam sông Dương Tử. Các tộc Việt Thường (như Ngô Việt, Mân Việt, Lạc Việt, Âu Việt... xưa kia, mà ngày nay ở Trung Quốc, người đất Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây... vẫn còn tự xưng là đâ't Bách Việt). Lạc Long Quân xuôhg miền biển phía Nam, phong cho con trưởng làm vua nưốc Văn Lang, xưng làm Hùng Vương thứ nhất. Cứ theo sử cũ thì nước Văn Lang được chia làm mười lăm bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyển, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, cửu Châu, Bình Văn, Tân Hưng, cửu Đức, đều là đất thần thuộc của Hùng Vương. Văn Lang là bộ vua đóng đô. Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên). Nước Văn Lang lúc này, đông giáp biển Hải Nam, tây đến Ba Thục, bắc đến Động Đình Hồ, nam giáp Hồ Tôn (tức nưốc Chiêm Thành) - nay là Quảng Nam. 19
- Vua Hùng Vương đặt tưống văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Các quan bên dưới là Bồ chính. Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mỵ nương, theo chế độ cha truyền con nối. Người Văn Lang có tục vẽ mình. Chuyện cũ kể rằng; từ khi Lạc Long Quân cùng các con xuống miền biển phía Nam, gặp sông, ngòi, khe suối, biển cả có tôm cá, bèn rủ nhau xuống bắt thường bị thuồng luồng làm hại. Hùng Vương bèn bảo mọi người: lấy màu sắc vẽ hình quỷ quái vào mình, để thuồng luồng tưởng là đồng loại, không cắn hại nữa. Từ đó, người Bách Việt có tục vẽ mình và có hiệu là Văn Lang. (Văn = vẽ, lang = chàng trai, đất nước có chàng trai vẽ mình). Gần đây, ta đã xác minh được thòi đại Hùng Vương là hiện hữu trong lịch sử. * Nhà Thuc: Trong khi vua Hùng Vương dựng nước Văn Lang thì phía Bắc Văn Lang có họ Thục cũng phát triển. Thục Vương (người tộc Âu Việt) hỏi con gái vua Hùng Vương thứ mười tám là Mỵ nương làm vợ, không được (có chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - sau Mỵ nương lấy Sơn Tinh v.v...). Thục Vương tức giận, dặn con cháu sau này, phải đánh báo thú, cái nhục đó và chiếm lấy nưốc Văn Lang. Vua Hùng Vương bấy giờ cậy mình có binh cường tướng dũng, trễ nải việc nước, mải vui chơi, chè rượu. Khi vua Thục chết, người cháu của Thục Vương tên là Phán lên thay, mới hai mươi tuổi, biết rõ tình thế ấy của Hùng Vương cất quân sang đánh chiếm Văn Lang. 20
- Như vậy, họ Hồng Bàng làm vua đưỢc mưòi tám đời. Đến năm Quý Mão thì bị nhà Thục cưóp m ất nước. Thục Phán chiếm đưỢc Văn Lang năm Giáp Thìn, liền sát nhập hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt làm một, lấy quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, Vĩnh Phúc (nay là huyện Đông Anh, Hà Nội). Thục từ dứt nước Văn Lang Cải tên Ầu Lạc, mới sang Loa Thành. (Đại Nam Quốc sử diễn ca) Sau khi dẹp yên các nơi rồi, Thục Phán tự xưng là An Dương Vương. Hai năm sau (255 trưốc CN) việc đầu tiên của An Dương Vương Thục Phán là dời đô về cổ Loa. Kinh đô mối có đồi núi, địa hình thiên nhiên che chở. Năm Bính Ngọ, An Dương Vương bắt đầu xây Loa Thành, vối 3-7-9 lần vòng thành. Thành vừa có tác dụng là đê vừa có tác dụng là thành. Thành cao xoáy trôn ốc từ ngoài vào, có hào bao bọc xung quanh. Trong việc xây Loa Thành, có truyền thuyết về thần Kim Quy. sử cũ truyền lại: "Khi xây Loa Thành, vì thành xây rất cao, nên cứ đắp xong lại sụt, rất nhiều lần như thế. Vua rất lo, mối trai giối rồi làm lễ cầu khẩn trời phật, thần kỳ, núi sông, rồi lại khởi công tiếp. Giữa mùa xuân (tháng 3), chợt có một vị thần nhân đến bảo; "Đắp như thế, đến bao giờ cho xong!?". Vua thấy lạ, vội mời vào cầu hỏi. Thần bảo: "Hãy đợi Giang sứ đến giúp". 21
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn