YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Kiên trung bất khuất (Tập 9)
7
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tập sách "Kiên trung bất khuất (Tập 9)" được biên tập, xuất bản vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014), chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng và chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Kiên trung bất khuất (Tập 9)
- HỘI TÙ YÊU NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM Nhiều tác giả KIÊN TRUNG BẤT KHUẤT (Tập 9) NĂM 2014 1
- 2
- LỜI NÓI ĐẦU T hực hiện Chỉ thị số 54-CT/TU ngày 20/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam “về việc tiếp tục triển khai công tác sưu tầm, hệ thống và sử dụng tư liệu quý về đề tài chiến tranh cách mạng”, nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, để quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sau khi tập VIII, Kiên trung - Bất khuất được xuất bản và phát hành, Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam tiếp tục nhận được sự động viên, cổ vũ của đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh, cùng với những ý kiến đóng góp chân tình cho các tập sách và đề nghị Hội Tù yêu nước tỉnh tiếp tục sưu tầm, biên soạn các tập tiếp theo. Trên cơ sở đó, Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam đã tổ chức sưu tầm, biên soạn tập sách: Kiên trung - Bất khuất tập IX. Tập sách được biên tập, xuất bản vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014), chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng và chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2015. Nhân dịp phát hành tập IX Kiên trung - Bất khuất, Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam xin chân thành cảm ơn sự chỉ 3
- đạo của Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; sự hỗ trợ, động viên của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính; cảm ơn các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở ban ngành trong tỉnh đã quan tâm, động viên cán bộ và nhân dân tiếp nhận và đón đọc các tập sách Kiên trung - Bất khuất; xin cảm ơn các nhà văn, nhà thơ, các cây bút không chuyên và bạn đọc gần xa đã cộng tác, gửi bài. Trong quá trình biên soạn, mặc dù có nhiều cố gắng nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác về các sự kiện, nhân chứng, song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là những cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày để tập sách được hoàn chỉnh khi tái bản và xuất bản các tập tiếp theo được tốt hơn. Xin trân trọng giới thiệu. HỘI TÙ YÊU NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 4
- ANH HÙNG NGUYỄN NGỮ KIÊN TRUNG TRONG TÙ NGỤC, ANH DŨNG TRONG CHIẾN ĐẤU T rong Lễ kỷ niệm 40 năm Giải phóng huyện Hiệp Đức, tôi gặp lại chị Nguyễn Thị Đông - con gái đầu của Anh hùng LLVT Nguyễn Ngữ. Lâu ngày mới được gặp nhau, chị em tay bắt mặt mừng, bao điều tâm sự và vui mừng khi quê hương từng ngày thay da, đổi thịt. Trong lúc chuyện trò, chị thoáng buồn, và nói: Ước chi ba, mẹ chị còn sống đến ngày ni em hỉ, ông bà sẽ vui biết chừng nào khi thấy quê mình đổi mới”. Tôi không biết nói gì, chỉ biết nắm chặt bàn tay chị, bàn tay chai sần, gân guốc như bàn tay đàn ông, bởi ba mẹ chị hy sinh khi ba chị em chị đều còn rất nhỏ, sống côi cút, đói nghèo, nương tựa bà con lối xóm… Anh hùng Nguyễn Xuân Ngữ, bí danh Nguyễn Ngữ, sinh ra và lớn lên ở làng Bình Huề, xã Sơn Bình, huyện Quế Sơn (nay là xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức). Cha hy sinh năm 1969, mẹ là Mẹ VNAH. Cha mẹ ông có ba người con đều tham gia cách mạng và hy sinh vì Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống quê hương và gia đình, ông đã sớm giác ngộ cách mạng. Từ những ngày đen tối sau năm 1954, ông đã tham gia hoạt động bí mật, xây dựng phong trào kháng chiến. Tháng 11/1958, ông bị địch bắt giam ở nhà lao Hội An, chúng tra tấn dã man, sử dụng những chiêu trò, những màn tâm lý chiến, nhưng ông không hề khai báo, một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng. Hơn hai năm bị giam trong lao tù, bọn địch không khai thác được gì, chúng buộc 5
- phải thả ông ra. Trở về quê hương, ông lặn lội khắp nơi để tìm bắt liên lạc với tổ chức. Mặc dầu ở thời điểm này Luật 10/59 vừa ra đời, bọn địch đang ráo riết truy lùng những người Cộng sản và đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng, nhưng ông không hề dao động, vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Năm 1960, ông cùng với 30 thanh niên xã Sơn Bình (xã Quế Bình) tình nguyện nhập ngũ vào quân đội thuộc đơn vị Ban Quân sự huyện Quế Sơn. Chỉ có 8 năm trong quân ngũ, ông đã được cấp trên tín nhiệm giao giữ nhiều chức vụ như: tiểu đội trưởng, trung đội phó, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tham mưu trưởng tiểu đoàn 72, Huyện đội phó, Huyện đội trưởng Huyện đội Quế Sơn. Ông đã chỉ huy đơn vị chiến đấu và trực tiếp chiến đấu giành chiến thắng oanh liệt: tiêu diệt 343 tên địch, bắt sống 28 tên và làm bị thương nhiều tên khác, bắn rơi 3 máy bay trực thăng, phá hủy 83 xe quân sự và 2 xe tăng, thu 16 tấn gạo và 3 máy thông tin PRC, 284 khẩu súng các loại và quân trang, quân dụng khác. Ông vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Chiến sỹ Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Độc lập Hạng ba, Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú; Ba lần được công nhận Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh... Năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Khi nhắc đến ông, mọi người thường nói đến một chiến sĩ cách mạng trung kiên, một người chỉ huy mưu trí, gan dạ, dũng cảm, nắm chắc thời cơ, có ý chí tiến công, tính quyết đoán sáng suốt, đánh và thắng nhiều trận xuất 6
- sắc, gây cho Mỹ-ngụy nhiều tổn thất nặng nề, làm cho địch dao động, hoảng sợ khi nghe đến phiên hiệu đơn vị V11, Tiểu đoàn 72... Biết bao chiến công vang dội của ông được nhân dân và đồng đội lưu truyền đến ngày nay. Vào năm 1962, trung đội của ông nhận nhiệm vụ xây dựng lực lượng du kích thôn, xây dựng thực lực cách mạng, đánh địch giữ vững vùng giải phóng, nhằm làm bàn đạp phát triển xuống đồng bằng. Rạng sáng mùng 5/10/1962, địch bất ngờ dùng pháo bắn tấp nập vào hai thôn: Trà Linh, Nhơn Trạch. Sau hơn nửa tiếng đồng hồ, địch dùng khoảng 30 trực thăng đổ quân xuống Hố Khách, thôn Trà Linh (nay là thôn Hai, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức). Khi chúng chưa kịp tiếp đất, dưới sự chỉ huy của ông, tất cả các cỡ súng của đơn vị nhằm vào mục tiêu của máy bay trực thăng địch nhả đạn. Kết quả ta bắn rơi 3 máy bay trực thăng H34 và bắn bị thương 3 chiếc khác, cùng với lực lượng du kích bao vây tiêu diệt trên 60 tên lính ngụy và tiếp tục bắn tỉa, buộc địch phải co cụm, rút lui. Đây là lần đầu tiên địch dùng chiến thuật trực thăng vận ở chiến trường Quảng Nam và bất ngờ bị bộ đội địa phương đánh phủ đầu, bẻ gãy trận càn quy mô của quân ngụy do cố vấn Mỹ chỉ huy. Sau thắng lợi này, Tỉnh đội Quảng Nam phát động phong trào thi đua bắn rơi máy bay địch trong toàn tỉnh. Ông được bình bầu là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, là điển hình của chiến trường Quân khu V lúc bấy giờ. Ngày 10/7/1963, địch mở một trận càn quy mô,với một tiểu đoàn Bảo an đánh vào thôn Đá Ngang và một đại đội biệt kích Nùng đánh vào thôn Nhũ Sơn, xã Sơn Lợi (nay là 7
- thôn Một, thôn Hai xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn) hòng tiêu diệt, ngăn chặn lực lượng ta, không cho phát triển xuống đồng bằng. Trên đường đi công tác, trung đội của ông phát hiện địch càn ở Nhũ Sơn. Với ý chí tiến công địch, ông đã kịp thời động viên chiến sĩ: “Mình phải chủ động hợp đồng tác chiến, đây là mũi đột kích lợi hại, địch bất ngờ vì bị ta đánh sau lưng”. Nói là làm, ông ra lệnh triển khai đội hình, tổ chức tấn công vào đội hình của địch. Bị đánh bất ngờ từ phía sau, nhiều tên bị thương vong, đội hình của chúng bị rối loạn, số nhảy xuống sông bị nước cuốn trôi, số chạy lên núi, tìm đường về cứ điểm Nông Sơn. Ta diệt gọn gần đại đội biệt kích Nùng, thu nhiều đạn dược, vũ khí, bắt sống 3 tên, trong đó có tên Điểu Xương-đại đội trưởng. Năm 1964, đơn vị ông phối hợp với đội công tác có nhiệm vụ phát triển xuống các xã đồng bằng của huyện, với phương thức hoạt động nhỏ lẻ, tạo yếu tố bí mật, bất ngờ để diệt ác, phá kèm. Ngày 14/5/1964, địch mở trận càn quy mô, huy động một tiểu đoàn Bảo an, hai đại đội nghĩa quân có máy bay và pháo binh Cẩm Hà, Hòn Đằng yểm trợ, chia làm 5 mũi tấn công đánh chiếm thôn 4, Phương Trì. Dưới sự chỉ huy của ông, lực lượng vũ trang huyện bám đánh quyết liệt, tổ chức phòng thủ vững chắc tại cao điểm núi Hòn Đằng suốt 7 ngày đêm. Hai ngày sau địch củng cố lực lượng, tiếp tục tấn công, với đủ các loại hỏa lực chi viện. Lúc ấy đơn vị ông chỉ có 36 người gồm lực lượng vũ trang và cán bộ dân chính của huyện, chia làm 9 cụm phòng ngự, dựa vào hang động vững chắc, đánh trả, đẩy lùi 14 đợt tấn công của địch. Trong 9 ngày đêm chiến đấu anh dũng ác liệt, ta đã tiêu diệt 117 tên địch, thu 11 súng các loại và nhiều đạn dược. Từ trận chống càn này, nhân dân xã Phú 8
- Hương đã sáng tác bài vè để ca ngợi và động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của lực lượng vũ trang huyện Quế Sơn, dưới sự chỉ huy tài tình của ông. Bài vè có tựa đề: “Trận chống càn đồng chí Ngữ chỉ huy” được lan truyền khắp nơi và lưu lại cho đến hôm nay, có đoạn: ... Chiến công lịch sử Do đồng chí Ngữ Trực tiếp chỉ huy Đánh tại Phương Trì Thôn 4 An Lộc Địch quân tàn khốc Đổ bộ bốn phương Buổi sáng tinh sương Rạng ngày Mười bốn Lũ địch chộn rộn Càn quét trận này Chúng cứ đường dây Phương Trì lên thẳng Quân ta yên lặng Tư thế đường hoàng Chiến đấu sẵn sàng Chờ khi có lệnh Sắp đến gần ta Khoảng cách không xa Lệnh ta nổ súng Tinh thần anh dũng Liên tục xung phong Địch đã thiệt vong Trăm tên bỏ mạng Qua cánh Hòn Rùa 9
- Quân ta chẳng thua Cho mìn tung nổ Địch bỏ tại chỗ Hơn mười bốn tên Tiếp bốn ngày đêm Máy bay đại bác Một tiểu đoàn khác Đưa tiếp viện lên Còn đánh phía trên Đường dây Đòn Gánh Địch phục cố đánh Cắt đứt của ta Âm mưu đó là Ác ôn tên Súy Nhưng lệnh đồng chí Chỉ huy của ta Quân mình trở qua Hòn Đèn cố thủ Sáu ngày chưa đủ Địch tiếp càn lên Chúng vẫn không quên Thôn 4 An Lộc Quân càn lên dốc Bà Chậm, Hòn Chúa Vừa đến giữa cua Hòn Hầm lớn nhỏ Quân ta bám nó Đánh tiếp trận này Bảy ngày đêm sau Tinh thần đồng chí 10
- Không cần suy nghĩ Vượt mọi khó khăn Quyết tâm san bằng Không còn bóng địch Anh em du kích Cùng với nhân dân Lân cận xa gần Hoan hô trận đánh Xuất sắc trong năm Để lại tiếng tăm Mười bốn tháng Năm Sáu Tư lịch sử Mấy dòng từ ngữ Kể lại bà con Chỉ huy rất khôn Của đồng chí Ngữ. Và bài vè ca ngợi chiến công của trận này: “....Cao điểm Hòn Đằng, địch chiếm hết rồi Quân ta vẫn ngồi, trong vòng vây chúng. Anh Ngữ ra lệnh, quyết đánh trận này Dù địch có vây, ta không nản chí Vững vàng công sự, chờ chúng tiến quân. Lựu đạn sẵn sàng, xông lên đánh trả”. Sau trận đánh, ông được Huyện đội chọn báo cáo điển hình ở Tỉnh đội Quảng Nam và Quân khu V. Tuy địch bị thất bại nặng nề, nhưng chúng chưa từ bỏ âm mưu chiếm lại vùng giải phóng thôn 4 Phương Trì. Tháng 5/1964, trong 14 ngày đêm địch đã tiến hành 18 trận càn lớn nhỏ đều bị quân ta đẩy lùi, gây cho chúng nhiều tổn thất. Thôn 4 Phương 11
- Trì, xã Phú Hương vẫn được giữ vững và củng cố vững chắc, làm hậu thuẫn cho vùng căn cứ cách mạng ở khu vực cánh đông huyện Quế Sơn. Đầu tháng 7/1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị quán triệt Nghị quyết của Khu ủy Khu 5 về phát động phong trào đồng khởi, giải phóng nông thôn đồng bằng, thực hiện kỳ được 3 mục tiêu quan trọng, đó là phá “ấp chiến lược”, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn, đồng bằng; Đẩy mạnh chiến tranh rộng khắp, tiêu diệt sinh lực địch; củng cố, xây dựng phát triển lực lượng vũ trang... Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ bằng mọi giá phải đánh cho được chốt tiền tiêu của địch tại Sơn Hiệp (nay là xã Quế Lưu, Hiệp Đức), phải giải phóng hoàn toàn Sơn Hiệp để tạo bàn đạp vững chắc cho hậu phương vùng tây sông Tranh của huyện. Đúng 5 giờ ngày 22 tháng 7, các mũi đồng loạt nổ súng tấn công hạ đồn địch, tiêu diệt tại chỗ 9 tên, bắn bị thương 4 tên, thu 1 súng trung liên, 9 súng tiểu liên, 22 thùng lựu đạn, quân ta làm chủ hoàn toàn xã Sơn Hiệp, đánh tan 3 trung đội dân vệ, bắt sống 11 tù binh và tiêu diệt 3 tên Quốc dân đảng và 12 tên dân vệ. Cũng trong năm này, 2 trung đội độc lập của huyện Quế Sơn dưới sự chỉ huy của ông đã giải phóng thôn Bình Yên (nay là thôn 02, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn); vận động nhân dân phá ấp chiến lược, xây dựng làng chiến đấu, bố trí chông, mìn, ngăn chặn bước tiến của địch. Chúng tổ chức nhiều trận càn quy mô, có pháo binh ở Nông Sơn và Đức Dục yểm trợ, nhưng trong 3 tháng liền ông đã chỉ huy 2 trung đội chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, giữ vững làng Bình Yên. 12
- Tháng 7/1965, Đại đội V11 Huyện đội Quế Sơn được thành lập, ông được bổ nhiệm làm đại đội trưởng. Hai tháng sau, Đại đội V11, do ông chỉ huy phối hợp với du kích xã Phú Hương đã phục kích và tiêu diệt gọn trung đội nghĩa quân của địch đi từ Hương An ra Mộc Bài. Sau một thời gian, được lệnh trên giao, đại đội V11 phối hợp với E31 (Trung đoàn 31), Quân khu 5, phục kích đánh đoàn xe từ Quảng Ngãi về Đà Nẵng, trên đoạn đường từ chợ Mộc Bài ra cầu Bà Rén. Đúng 15 giờ cùng ngày, đoàn xe gồm 46 chiếc các loại đã lọt vào ổ phục kích, ông ra lệnh cùng lúc 3 mũi đồng loạt nổ súng, cùng với đơn vị bạn, phá hủy 31 xe, tiêu diệt 69 tên, bắt sống 7 tên, thu 16 tấn gạo và toàn bộ vũ khí của địch. Đây là trận đánh hiệp đồng tác chiến có quy mô lớn của bộ địa phương với đơn vị chủ lực tấn công bất ngờ giữa ban ngày, giành chiến thắng vang dội, làm cho quân địch khiếp sợ trước cách đánh “xuất quỷ nhập thần” của bộ đội ta. Tháng 8/1967, ông được điều động về Tỉnh đội Quảng Nam, giữ chức Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 72, ông đã cùng đơn vị trực tiếp đánh 12 trận, trong đó có 5 trận quy mô cấp tiểu đoàn, diệt hàng trăm tên địch, bắn cháy 2 xe tăng trên nổng cát Kỳ Anh (nay là xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ) và phá hủy 22 xe quân sự của địch ở bãi xe Chồi Sũng xã Kỳ Thịnh (nay là xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh), bắt nhiều tù binh, thu trên 100 súng các loại. Năm 1968, ở Quảng Nam, địch cố thông lại trục đường Tam Kỳ-Tiên Phước. Ngày 03/9/1968, Mỹ ngụy xua quân càn lên, với xe tăng và máy bay yểm trợ để chiếm lại trục đường Tam Kỳ đi Tiên Phước-Trà My. Đến 4 giờ chiều, một đại đội lính Cộng hòa tạm dừng trên đỉnh đồi dốc Bà Tỏ (thuộc thôn 5 13
- xã Tam Thái, huyện Phú Ninh hiện nay). Nắm chắc thời cơ, ông ra lệnh cho tiểu đoàn xuất kích và trực tiếp chỉ huy Đại đội 1 đánh thẳng vào trung tâm, làm cho địch bất ngờ, trở tay không kịp. Ta tiêu diệt hoàn toàn đại đội lính Cộng hòa, bắt sống 4 tên, thu toàn bộ vũ khí. Trong lúc trận chiến đấu vào thời điểm quyết định cho thắng lợi thì ông bị thương vào bụng, máu ra ướt đẫm. Để giữ vững ý chí chiến đấu cho bộ đội, ông lấy hết sức, dùng băng cá nhân nhét vào vết thương và tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Đến khi toàn bộ đại đội quân Cộng hòa bị tiêu diệt, cũng là lúc ông trút hơi thở cuối cùng trên tay của đồng đội. Đây là trận đánh tiêu biểu nhất và cũng là trận đánh cuối cùng của ông. Ông ra đi khi thù nhà chưa trả hết, nợ nước còn nặng trĩu tâm can, bỏ lại vợ và ba đứa con còn nhỏ dại. Ba năm sau, vợ ông cũng hy sinh trong một trận càn của địch. Xin mượn mấy câu thơ, mà nhân dân truyền tụng về ông- về người anh hùng Nguyễn Ngữ: … Một người con gan góc kiên cường. Khi ra trận ngẩng cao đầu bất khuất. Bước hiên ngang khí phách oai hùng. Chân đạp đất, đầu đội trời thẳng bước. Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc thân yêu”. (Tài liệu tham khảo: Lịch sử Đảng bộ xã Quế Bình- Hiệp Đức; Hiệp Đức và những chiến công; Lý lịch phong tặng danh hiệu Anh hùng của đồng chí Nguyễn Ngữ) Quế Hà 14
- CAO ĐÌNH TRUNG NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG N hững năm tháng tham gia hoạt động cách mạng của mình, tôi đã sống, công tác và chiến đấu với nhiều người thuộc thế hệ cách mạng đàn anh. Trong số những con người đó, tôi có ấn tượng đặc biệt sâu sắc với nhiều kỷ niệm đẹp, rất đỗi hào hùng về anh Cao Kỳ (Cao Đình Trung). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, thân sinh anh là cụ Cao Đăng, tham gia cách mạng trước những năm Bốn mươi. Do hoàn cảnh mồ côi mẹ, cha công tác xa, chị cả Cao Thị Họp đành phải nghỉ học nuôi hai em: Trung và Tần. Năm 1954, Hiệp định Geneve ký kết, cụ Cao Đăng tập kết ra Bắc, dẫn theo con gái Cao Thị Tần. Lúc bấy giờ, anh đang là học sinh trường Phan Châu Trinh, tổ chức quyết định cho anh theo cha ra Bắc tiếp tục học tập, nhưng anh đã ở lại cùng chị Cả hoạt động bí mật, anh đã tích cực xây dựng cơ sở. Nhiều lần anh bị địch bắt giam ở khu 3 Sơn Mỹ (Hiệp Đức bây giờ). Do không có chứng cứ, nên bọn địch phải thả anh về. Thấy được tố chất của anh đồng chí Hoàng Thành Lê (Hoàng Bá Chừ) nguyên Đoàn trưởng 53, Phó Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, đã rút anh đi thoát ly. Từ đây, anh bắt đầu chiến đấu trên trận tuyến mới. Mới ngoài 20 tuổi đời anh đã thể hiện là người mưu trí, linh hoạt, can đảm tiến công kẻ 15
- thù, kiên trì xây dựng cơ sở quần chúng cách mạng trong lòng địch và chỉ trong một thời gian ngắn tên anh đã nổi tiếng khắp vùng. Quê hương anh, làng cũ An Tây-Quế Thọ, dân sống bằng nghề nông, thu nhập rất thấp. Ngoài thời vụ nông nhàn, họ tranh thủ lên núi đốn củi, đốt than, bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Quê nghèo nhưng rất giàu truyền thống cách mạng. Chính mảnh đất, con người ở đây đã nuôi nấng, bảo vệ, che chở cho anh và cũng nơi đây, anh đã nhiều lần chạm trán, đối mặt với kẻ thù, khiến kẻ thù kinh hoảng, khiếp sợ danh tiếng Cao Đình Trung. Cuối năm 1959, trên đường đi công tác trở về đến vùng núi xã Sơn Tân (nay là xã Hiệp Hòa-Hiệp Đức), gặp lúc tên Tưởng dẫn chó vào núi đi săn, thấy có dấu hiệu khả nghi, y liền chạy về báo với tề ngụy quận Hiệp Đức. Lập tức, chúng huy động đủ các loại quân bao vây, truy ráp. Cuối cùng, chúng bắt được anh tại núi Trà Linh (Hiệp Hòa-Hiệp Đức ngày nay) và giải anh về quận lỵ Hiệp Đức. Tên quận trưởng Nguyễn Xuân Tỉnh và bè lũ mở cờ trong bụng, Bọn chúng khao quân, gióng trống ăn mừng và tung tin: “Bắt sống được tên Cộng sản nằm vùng khét tiếng ở vùng Tây Hiệp Đức” và ra mặt hí hửng, từ nay an ninh được vãn hồi trên vùng đất này, mầm mống Cộng sản trong vùng nhất định sẽ được phanh phui và tiêu diệt. Chúng tổ chức lễ gắn “anh dũng bội tinh” cho tên Dền-kẻ trực tiếp bắt anh. Bọn chúng giở trò mị dân, lừa bịp, dụ dỗ anh, nhưng vẫn không có kết quả. Chúng khống chế, hăm dọa, tra tấn, nhưng với tư thế của người Cộng sản, trước mặt kẻ thù, anh trả lời đanh thép mục tiêu đấu tranh của mình là lý tưởng Cộng 16
- sản, con đường mà anh và toàn dân tộc đã lựa chọn dù chông gai, gian khổ, hy sinh nhưng cuối cùng nhất định thắng lợi. Ban đầu, bọn chúng chủ quan, nghĩ rằng người Cộng sản trẻ tuổi này làm sao có thể đứng vững được những thủ đoạn gian ác của chúng, từ dụ dỗ, mua chuộc đến tra tấn dã man. Hai tháng trôi qua, với chí khí của người chiến sĩ Cộng sản, anh đã phân hóa, tranh thủ được tình cảm và sự kính trọng của nhiều người tốt trong hàng ngũ của kẻ thù. Họ bí mật tiếp cận anh, tâm sự, thanh minh về thế bất khả kháng phải cầm súng cho giặc… Sau thời gian bị giam cầm, tra tấn cực hình, chúng không khuất phục được anh. Bất lực, chúng quyết định thủ tiêu anh. Để công khai hợp pháp thực hiện âm mưu thâm độc, chúng ép buộc nhân dân biểu tình yêu cầu trừng trị anh. Bằng sự nhạy cảm của mình, anh hiểu ngay âm mưu đen tối của địch. Anh suy nghĩ, không thể chấp nhận cái chết một cách dễ dàng khi tuổi xuân đang tràn trề nhựa sống. Anh đi đến quyết định “Vượt ngục”. Việc còn lại là chọn thời cơ hành động. Anh bí mật chuẩn bị khẩn trương những thứ cần thiết cho việc vượt ngục. Thế rồi thời cơ thuận lợi đã đến. Đêm hôm đó, lợi dụng khi đổi phiên gác tên lính gác ngủ gật, anh nhanh chóng tháo xiềng, cắt dây trói, thoát khỏi phòng giam. Khi tên lính tỉnh dậy, phát hiện anh đã vượt ngục, y la ó, bắn súng báo động. Bên ngoài đèn đuốc sáng trưng, trống mõ nổi lên liên hồi. Tưởng anh cao chạy, xa bay, bọn địch tỏa ra các hướng truy tìm. Nhưng anh tìm một nơi ngay sát đồn ẩn náu. Sau ba đêm, anh trở về cứ an toàn. Tin anh vượt ngục nhanh chóng loan đi khắp nơi. Quần chúng cách mạng, người thân vui mừng. Còn bọn 17
- địch thì lồng lộn, tức tối. Tên quận trưởng Nguyễn Xuân Tỉnh vốn nổi tiếng là một quận trưởng lắm mưu, nhiều kế, tàn bạo và xảo quyệt bị cách chức. Sau đó không lâu, anh có mặt trong đoàn quân về đánh quận lỵ Hiệp Đức. Nhớ lại năm 1962, các thôn Đồng Làng, Trà Linh, Bình Kiều được giải phóng, anh là một trong những người có mặt đầu tiên tham gia đánh địch, xây dựng cơ sở, thành lập chính quyền cách mạng. Một trong những việc anh làm đầu tiên là tìm đến gặp vợ tên Dền – kẻ đã bắt anh 3 năm về trước. Dền trốn chạy lên Hiệp Đức lánh thân, vì sợ cách mạng xử tội. Anh phân tích với vợ Dền điều hơn lẽ thiệt, khuyên vợ Dền lên Hiệp Đức vận động chồng về đầu thú với cách mạng, sẽ được cách mạng khoan hồng. Sau một thời gian ngắn, Dền về trình diện và giao nộp “anh dũng bội tinh” - phần thưởng của chính quyền Diệm trao khi Dền bắt được anh. Dền được cách mạng khoan hồng, sống yên ổn cùng vợ con, sau này Dền còn tham gia công tác địa phương tích cực. Dền và vợ con chịu ơn anh cứu sống và cho Dền được làm người lương thiện. Tôi còn nhớ như in, đầu năm 1963, tôi từ Thăng Bình về nhận công tác ở Quế Sơn, lần đầu tiên được gặp anh tại Tà Huy (thuộc xã Hiệp Thuận bây giờ) trên đường anh dẫn quân đi đánh ấp chiến lược xã Sơn Tân (Hiệp Đức bây giờ). Anh, một con người mà từ lâu lớp học sinh thanh niên chúng tôi ngưỡng mộ, kính trọng, khi nói chuyện, anh rất cởi mở, thân tình, cách diễn đạt câu chuyện rất truyền cảm, dễ đi vào lòng người. Anh động viên tôi, dù gian khổ ác liệt đến mấy cũng phải kiên định lập trường, xác định cuộc đấu tranh cách mạng một mất một còn này chắc chắn sẽ diễn ra 18
- lâu dài, hy sinh nhiều người, nhiều của, nhưng cuối cùng cách mạng nhất định thắng lợi. Từ giây phút đó cho đến mãi sau này, tôi được công tác, chiến đấu gần anh và luôn được anh dìu dắt, giúp đỡ. Với năng lực công tác và phẩm chất cách mạng của anh, tại đại hội Huyện Đảng bộ Quế Sơn năm 1962, anh trúng cử Ban chấp hành. Tổ chức phân công anh giữ chức Bí thư Huyện đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM). Đầu năm 1965, anh dẫn đoàn đại biểu thanh niên huyện đi dự Đại hội Đoàn Thanh niên Khu V. Tại diễn đàn, anh nêu lên truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện nhà, đặc biệt là thành tích đóng góp của tuổi trẻ đã được Khu ủy và Thường vụ Khu đoàn ghi nhận, đánh giá cao… Năm 1965, anh trúng cử Thường cụ Huyện ủy, Chính trị viên trưởng Huyện đội. Anh là một trong những đồng chí có công xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh, đủ sức đánh, chống càn quét, lấn chiếm của địch, mở rộng vùng giải phóng huyện nhà. Dù độc lập tác chiến hay phối hợp, các đơn vị vũ trang trong huyện đều ở tư thế chủ động tấn công, giành thắng lợi. Tên anh gắn liền với các trận đánh nổi tiếng: Diệt chi khu quận lỵ Hiệp Đức 1965, ChiaGan-Liệt Kiểm 1966-1967, phối hợp với bộ đội Sư đoàn 2 – Quân khu 5, đánh diệt đoàn xe trên đoạn đường Bà Rén-Hương An 1967, diệt quân Mỹ càn quét, lấn chiếm tại thôn 3 và thôn 4 Quế Thọ, bắt sống phi công và thu máy bay trực thăng của địch, trận núi Trấp-xã Quế Thọ… Tại Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam năm 1967, anh 19
- trúng cử vào Ban chấp hành, được phân công làm Bí thư Huyện ủy Quế Sơn. Để chuẩn bị cho Mậu Thân 1968 - Tổng tiến công và nổi dậy, giữa những ngày tháng sôi sục cách mạng thì trong một chuyến công tác, anh đã hy sinh, bấy giờ anh vừa tròn 32 tuổi. Tin anh hy sinh nhanh chóng loan đi khắp vùng, làm cho đồng chí, đồng đội và nhân dân trong huyện tiếc thương vô hạn. Mỗi khi nhắc tới anh, lòng tôi vẫn không thể nào nguôi niềm nhớ nhung, thương tiếc. Cuộc đời chiến đấu hy sinh của anh là một tấm gương sáng ngời, thể hiện lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên quê hương Hiệp Đức thân yêu. Phan Văn Kim 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn