intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử lập hiến cách mạng Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:276

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Lịch sử lập hiến cách mạng Việt Nam cung cấp tài liệu cho các giới bạn đọc tiện tham khảo trong khi học tập, tìm hiểu Hiến pháp một cách có hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử lập hiến cách mạng Việt Nam: Phần 1

  1. Lịchsửlậphién CÁCH MẠNG VIỆTNẴM ■
  2. BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH. TP.HCM Phan Đăng Thanh L ịch sử lập h iế n cá c h m ạ n g V iệ t N am / P h an Đ ă n g T h a n h , T rư ơ n g T h ị H òa. - T.p. H ố C h í M in h : N xb . T ổ n g h ợ p T.p. H ổ C h í M in h , 2 0 1 4 . 5 6 8 t r . : m in h h ọ a ; 2 4 cm . IS B N 9 7 8 - 6 0 4 - 5 8 - 2 0 0 3 - 2 . 1. L ịch sử h iến ph áp — V iệt N am . I. T rư ơ n g T h ị H òa. 1. C o n s titu tio n a l h is to ry — V ietn a m . 342.597029 - ddc 23 P535-T37
  3. P H A N ĐĂNG T H A N H - T R Ư Ơ N G T HỊ HÒA Lịch sửlập hiến CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÀ X U Ấ T BẢ N TỐNG H Ợ P TH À N H PHỐ HÔ C H Í M IN H
  4. Lời Nhà xuất bản ông cu ộ c lập hiến ở V iệt N am bắt đầu từ đầu th ế kỷ X X với sự vận động của các phong trào yêu V t a ^ n ư ớ c đấu tran h giành đ ộc lập, đòi dân quyền, m ong có m ộ t ch ế độ dân chủ, tiến bộ và bộ m áy cầm quyến tận tụy phục vụ nhân dân. Tất cả khôn g ngoài yêu sách đòi ch ín h quyển th ự c dân, phong kiến xây dựng H iến pháp ch o nước V iệt Nam. Đ ến khi C ách mạng Tháng Tám 1945 thành công, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam D ân chủ C ộng hòa ra đời vào ngày 9 -1 1 -1 9 4 6 . Đ ó là m ột bản H iến pháp tiến bộ ở Đ ông Nam Á lúc bẫy giờ. N ước Việt Nam chuyển m ình từ ba xứ thuộc địa bảo hộ, quân chủ phong kiến, trở thành m ột quốc gia độc lập, dưới chính th ể cộng hòa. Từ đó đến nay, Nhà nước cách mạng Việt Nam - V iệt Nam Dân chủ C ộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hổ C hí M inh và Đảng C ộng sản Việt Nam, đã xây dựng bốn bản Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980 và 1992). C ác Hiến pháp kế thừa nhau và phát triển liên tục trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng, tiến theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp hiện hành (năm 1992) vừa được sửa đổi, bổ sung lẩn thứ hai vào ngày 2 8 -11-2013.
  5. Để cung cấp tài liệu cho các giới bạn đọc tiện tham khảo trong khi học tập, tìm hiểu Hiến pháp một cách có hệ thống, đẩy đủ, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phó Hổ Chí Minh tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách Lịch sử lậ p h iến cách m ạn g V iệt N am của hai đổng tác giả Luật sư Phan Đăng Thanh và Luật sư Trương Thị Hòa. Mội dung sách gôm có hai chương: Chương I: Tư tưởng lập hiến Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Chương II: Thực tiễn lập hiến dưới chế độ cách mạng ờ Việt Nam qua các thời kỳ. Cuối sách có phán phụ lục gốm toàn văn các bản Hiến pháp của Nhà nước cách mạng Việt Nam từ trước đến nav, đặc biệt là nội dung Hiến pháp hiện hành sau khi đã được sửa đổi, bổ sung mới nhất vào ngày 28-11-2013. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 6 -
  6. Chương I TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN VIỆT NAM TRƯỚC CACH MẠNG THÁNG TÁM 1945
  7. S au hơn m ột ngàn năm bị phương B ác đô hộ, đến cuối năm 938 thì người V iệt giành lại độc lập1. Q ua các triểu đại Ngô, Đ inh, T iến Lê, Lý, Trấn, Hổ, Lê, M ạc, Tây Sơn, Nguyễn, nền pháp luật của nước Đ ại V iệt - V iệt Nam ngày càng hoàn bị hơn, được vận dụng sáng tạo từ cách tổ chức hoạt động của các triều đình phong kiến phương Bắc và nến pháp luật của phương Bắc, gồm nhiểu hình thức văn bản pháp luật, viết bằng chữ Hán, nổi tiếng như Bộ luật Hổng Đ ức (Q u ốc triều H ìn h luật, thế kỷ XV, nhà Lê) và B ộ luật G ia Long (H o à n g V iệt lu ật lệ, th ế kỷ X IX , nhà Nguyễn). N hưng thời đó nước ta chưa có H iến pháp2. Năm 1858, thực dân phương lầ y (Pháp và Y Pha Nho) tấn công xâm lược Việt Nam và từng bước Pháp chiếm toàn bộ nước Việt Nam (từ 1858 đến 1884). Chính quyển thực dân Pháp đặt ra ở Việt Nam một nến pháp luật mới, viết bằng chữ Pháp, dịch ra chữ quốc ngữ Việt Nam (theo mẫu tự La-tinh) và cũng chưa có hiến pháp. Phong trào kháng chiến chống Pháp buổi đẩu của các nhóm Văn thân Cần vương chiến đấu cứu nước cũng là để bảo vệ, duy trì ch ế độ phong kiến cổ truyền Việt Nam, như vào năm 1874, tại Nghệ An, Hà T ĩn h , Trẩn Tấn và Đặng Như M ai đã nổi dậy truyển hịch “Bình Tây sát Tả” đại ý nói: “Ta phải đánh Tây cho hết, để giữ lấy nền văn m inh N ho giáo đã hơn m ột ngàn năm”3. Dưới nến văn 1 Vé sau, g iặ c M in h p h ư ơ n g B ắ c c ò n tiế n c ô n g x â m lư ợ c, đ ặt ách đ ô h ộ Đ ạ i V iệ t su ố t h ơ n 10 n ă m (từ 1 4 0 7 đ ến 1 4 1 8 ). 2 T h ờ i x ư a, n g ư ờ i V iệ t đ ã d ù n g ch ữ “h iế n ” đ ể ch ỉ p h áp luật, th í dụ tr o n g b ộ sử cổ n h á t cù a V iệ t N a m c ò n tỗ n tại đ é n n g ày n ay ( Đ ạ i V iệ t s ử k ý t o à n th ư , q u y ể n sổ 7 , tở 12) c ó ch é p : “Q u ố c g ia đã c ó h iế n , n ư ớ c T à u và n ư ớ c N am k h á c n h a u ”. C h ữ “h iến " tr o n g câu n ày n g h ĩa là p h é p tắ c, c h ế đ ộ n ó i ch u n g , ch ứ k h ô n g p h ả i là “h ié n ph áp ” (c o n s titu tio n ) th e o n g h ĩa n h ư n g ày nay. 3 N g h iê m X u â n H ó n g , L ịc h s ử d iễ n tiến c ủ a p h o n g t r à o q u ố c g i a V iệ t N a m , Q u a n đ iể m xu ẫt b ả n , S à i G ò n , 1 9 5 8 , tr. 19, 23. - 9 -
  8. minh Nho giáo ấy, vẽ mặt chính trị - xã hội, thẫn dân chưa có các quyển theo đúng nghĩa; nhà nước tổ chức theo mô hình quản chù trung ương tập quyển, đứng đẩu là vua, ngôi vua cha truyén con nối, quyển chuyên chế của vua tuyệt đối, vô giới h ạn ... Trong khi triểu đình nhà Nguyễn (1802 - 1945) đang bị chao đảo sắp mất vào tay giặc phương Tầy lúc bẫy giờ thì số đông quăn thẩn đểu thủ cựu, cá biệt cũng có vài nhà tư tưởng cải cách như Bùi Viện (1844 - 1878), Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895), Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871)... Nhưng “điểu đáng buổn hơn cả là chính người vươn đến tầm cao hơn cả, phong phú hơn cả, vượt hẳn những người khác trong tư tưởng và trong các đê' nghị canh tân vế kinh tế, xã hội, văn hóa - là Nguyễn Trường Tộ - lại là người “bảo hoàng hơn cả nhà vua” trong lĩnh vực chính trị1 “Và thế là, nếu như đỉnh . cao nhất trong số những nhân vật canh tân cùng thời, thì ông cũng lại là người tiêu biểu nhất cho hiện tượng bị hệ tư tưởng cũ trói buộc, kéo níu, hạn chế tẩm nhìn, tẩm nghĩ trong khuôn khổ duy trì nguyên vẹn các thể chế chính trị đối nội đương thời”2. Nói chung, có thể hiểu rằng, sống trong chế độ độc tài chuyên chế, thì mọi người dân, kể cả tầng lớp trí thức, dù có khi nhận thức được những tệ hại của chế độ chính trị đương thời, nhưng họ không dám nói tới; không tiện viết ra lời đễ nghị lập hiến - những tư tưởng mà thực chất là nhằm vô hiệu hóa hoặc hạ thấp quyển của người lãnh đạo đứng đẩu xã tắc là ông vua, lật đổ hoặc phân chia quyển lực nhà nước của triều đình, xúi dân nổi dậy đòi quyển đõng nghĩa với việc làm lo ạn ... Tình trạng đó được duy trì mãi cho tới khi Pháp đánh chiếm và đặt ách thống trị hoàn toàn trên đất nước Việt Nam. 1, 2 Lê Sỹ Thắng, L ịc h sử tư tư ởn g V iệt N a m , N xb. K h oa h ọ c xã hội, Hà Nội, 199", tập 2, tr. 302, 304. -10 -
  9. Mục 1 CÁC PHONG TRÀO QUỐC GIA, DÂN TỘC TIẾN HÀNH ĐẤU TRANH LẬP HIẾN, GIÀNH ĐỘC LẬP C uối th ế kỷ X IX , đầu thế kỷ X X , công cuộc đấu tranh giành độc lập của các nhà ái quốc Việt Nam đã chuyển hướng m ặc dù những cố gắng dùng vũ lực để kháng chiến vẫn tiếp diễn lẻ tẻ, như cu ộc khởi nghĩa Yên Thế của Đ ề Thám (tới tháng 2-1 9 1 3 ); vua Duy Tân cùng các nhà chí sĩ Thái Phiên, Trẩn C ao Vân mưu đổ khởi nghĩa ở Huế ( 1 9 1 6 )... Nhưng nói chung, những vụ khởi nghĩa vũ trang thưa thớt dẩn để nhường chỗ cho những cuộc vận động chính trị, duy tân. I. TƯ TƯỞNG LẬ P HIẾN CỦA TẦNG LỚP s ĩ PH U Y ÊU NƯỚC, TIẾN B ộ Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước, nồi bật có ba nhà nho tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cùng các nho sĩ trong tổ chức Đ ông Kinh nghĩa thục mà Lương Văn Can (1 854 - 1927) là Thục trưởng. -11 -
  10. 1. Phan Bội Châu (1867 -1 9 4 0 ) Phan Bội Châu hiệu Sào Nam, chù xướng phong trào Đông Du, đế cao gương duy tân của Nhật Bản: "Lập hiến p h áp từ đầu Minh trị;/ Bốn mươi năm dân trí mở m ang”. Xét vể mặt lịch sử, Phan Bội Châu là người đẩu tiên nêu vấn đẽ lập hién và coi đó là yêu cẩu bức xúc ở nước ta (vào năm 1907), ông nói: “Tôi vẫn đã rắp trong bụng một bản hiến pháp rổi. Hiến pháp của tôi là chăm chước theo hiến pháp của Phan Bội Châu các nước quân chủ như nước Anh, nước (1867-1940) Nhật, theo Hiến pháp của các nước Mỹ, nước Đức, nước Nga. Lại phải tùy theo cái trình độ dân ta mà lựa chọn lấy những điểu thích hợp, thế mới có thể gọi là hoàn thiện được”1 Trong tư tưởng lập hiến, Phan Bội Châu đẽ cao nhân dân, . dân quyến. Bởi, “dân quyến mà được đê' cao thì nhân dân được tòn trọng, mà nước cũng mạnh. Dân quyển bị coi nhẹ, thì dân bị coi khinh, mà nước yếu”2. Một quan điểm lớn trong tư tưởng lập hiến của Phan Bội Châu là củng cố nhà nước cộng hòa, dân chủ, độc lập, bảo đảm chủ quyén quốc gia. “Giữa đô thành nước ta đặt một tòa nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đểu do công chúng quyết định (...). Những tệ quan hư không hợp công đạo, thì khi hội nghị trong nghị viện, dân ta hội nhau công nghị, được có quyền khiển trách, trừng phạt. Đến khi ấy, trén quan dưới lại, ai mà hại dân, thì không được sống ở trong trời đát nữa” Đê’ bảo đảm dân chủ, theo tư tưởng Phan Bội Châu, nghị viện . của nhân dân có nhiêu viện; có sự phân công rõ ràng giữa nghị viện là cơ quan đại biểu và chính phủ là cơ quan hành pháp, hành chính. “Những điểu nhân dân cho là phải, chính phủ không thể không làm; những điẽu nhân dân cho là trái, chính phủ không được làm”3. 1 Phan Bội Châu, Toàn tập, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1990, tập 4, tr. 244. 2 Phan Bội Châu, Toàn tập, Sđd, tập 2, tr. 386. 3 Phan Bội Châu, Toàn tập, Sđd, tập 2, tr. 256. - 12 -
  11. Vế m ặt chính trị nói chung, tuy có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, song Phan B ội Châu vẫn khẳng định: “Trong nhà tôi có treo bóng Lênin. N hững sách nói về chủ nghĩa xã hội tôi đã có đọc nhiều, đã nghiên cứu rất kỹ, tôi vẫn công nhận rằng những lý thuyết ấy rất chính đáng, nhưng chưa có th ể thực hành ở xứ này được”. B ởi theo ông, “ở nước này chưa có sự phân chia rõ ràng của hai giai cấp tư bản và lao động”1. 2. Ph an C hâu T rinh (1 8 7 2 - 1 9 2 6 ) Phan Châu Trinh hiệu Tây Hổ, là nhà ái quốc lớn, đổng thời với Phan Bội Châu, với chuỗi ngày tranh đấu cách m ạng không ngừng nghỉ. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộ c V iệt Nam, quan điếm của Phan Châu Trinh trước m ắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyến quốc gia, độc lập dân tộc, m à nhiệm vụ cấp bách là phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. “K hai dân trí” là bỏ lối học tẩm chương trích cú, m ở trường dạy chữ P(a872 °i926) h hi quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục, xa hoa. “Chấn dân khí” là thức tỉnh tinh thẩn tự lực tự cường, m ọi người giác ngộ được quyển lợi của m ình, giải thoát được nọc độc chuyên chế. “Hậu dân sinh” là phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, sản xuất hàng nội h ó a ... Trong tư tưởng cách mạng dân chủ của ông, Phan Châu Trinh thường đế cao hiến pháp, coi đó là công cụ pháp lý để hạn ch ế quân quyền độc tôn và hà lạm. Ô ng nói: “Lấy theo ý riêng m ột người hay m ột triều đình mà trị m ột nước thì cái nước ấy không khác gì m ột đàn chiên, được no ấm vui vẻ hay là đói lạnh khổ sở, là tùy theo lòng rộng hay hẹp của người chăn chiên. C òn như theo cái chủ 1 Phan Bội Châu, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 369 - 370; Văn phòng Q u ốc hội, Bàn vế lập hiến , Nxb. Lao động, Hà Nội, 2010, tr. 69; Phan Đăng Thanh, Trũơng Thị Hòa, T ư tưởng lập hiến V iệt N am nửa đ ấu t h ế kỷ XX, Nxb. C hính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 64 - 65. - 13-
  12. nghĩa dần trị1 thì tự quốc dân lập ra hién pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cho mọi người”2. Phan Châu Trinh kịch liệt phản đối chế độ quân chủ mà òng gọi là “quân trị’ và đòi thực hiện chế độ cộng hòa tư sản, một lòng đi theo con đường dân chủ tư sản. “Chủ nghĩa của tiên sinh là đánh đổ chuyên chế, là dần quyển tự do”3. Theo quan điểm của Phan Châu Trinh, mô hình nhà nước lý tưởng là theo cách thức tổ chức nhà nước của các nước phát triển ở châu Âu lúc bấy giờ (như Anh, Pháp.. Đại thể, nhà nước ấy được tổ chức và điểu hành theo nguyên tắc cơ bản là “tam quyển phân lập”, với cơ chế ba quyến độc lập với nhau: lập pháp giao cho nghị viện; hành pháp đứng đầu là tổng thống do nghị viện bấu ra; và tư pháp giao cho các cơ quan tòa án, xét xử độc lập đổi với hai ngành kia. Ngoài ra, trong cơ chế phân chia quyển lực ấy, ông lưu ý vai trò của các đảng phái chính trị. Theo ông, chế độ nhiều đảng là cán thiết để bảo đảm dần chủ. Đảng đa số trong nghị viện làm hậu thuẫn cho chính phủ; đổng thời thường xuyên có sự đối lập của đảng thiểu số. Nhờ đó tránh được những sai lầm. “Còn chính phù thì cũng bởi do hai viện mà ra. Nhưng mà phải giao quyển cho cái đảng nào chiếm số nhiêu trong hai viện ấy thì mới được tổ chức Q uốc vụ viện4”. Theo Phan Châu Trinh, chế độ đa đảng sẽ khắc phục được nạn độc tài: “Nếu cái gì mà làm không bằng lòng dân thế nào cũng có người chỉ trích. Bởi vì ở trong hạ nghị viện thế nào cũng có hai đảng, một đảng tả, một đảng hữu, nếu cái đảng tả chiếm số nhiều mà cầm quyển trong nước, thì đảng hữu nó xem xét, chỉ trích, cho nên muốn làm bậy cũng khó lắm”5 . 1 “Dân trị” theo Phan Châu Trinh, là dân chủ. , 2 Nguyễn Văn Dương, Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, 1995, tr. 817. 3 Lời Huỳnh Thúc Kháng đọc trong buổi tang lẻ của Phan Châu Trinh (1926). 4 Tức chính phù. Theo Phan Châu Trinh, nghị viện gổm có hai viện: hạ nghị viện do dân trực tiếp báu ra và thượng nghị viện không do dân báu, song viện này phối hợp với hạ nghị viện để bấu chọn tổng thống và nội các chính phủ. Tổng thống được báu chọn trong sổ các thanh viên của nghị viện, bầu xong phải tuyên thệ trước nghị viện (Văn phòng Quốc hội, Bàn vé lảp hiến, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2010, tr. 82). 5 Nguyên Văn Dương, Tuyển tập Phan Châu Trinh, Sđd, tr. 816; Văn phòng Quốc hội, Ban lập hiến, Sđd, tr. 83; Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, Tư tưởng lập hiến Việt Nam nữa đấu th ế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Sđd, tr. 73.
  13. Vê' vai trò của pháp luật trong m ột nước, theo Phan Châu Trinh, ch ế độ dân chủ pháp trị được xây dựng trên m ột nến pháp luật hoàn chỉnh, ổn định. “D ần trị tức là pháp trị”. Pháp luật định ra quyền hạn, nhiệm vụ của nhà cầm quyển, của từng chức vụ, cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ người thấp nhất đến người cao nhất. M ọi người đểu bình đẳng trước pháp luật. Phan Tây Hồ viết: “N hưng m à thế nào m ặc lòng, trong nước đã có pháp luật kỹ càng, cái quyến chính phủ có hạn định, khi nào vượt ra khỏi các quyển hạn của m ình thì không được, nên dẫu m uốn áp ch ế cũng không biết thò ra chỗ nào. Vả lại, khi có điểu gì phạm đến pháp luật, thì người nào cũng như người nấy, từ ông tổng thống cho đến m ột người nhà quê cũng đểu chịu theo pháp luật như nhau”1. 3. H uỳnh Thúc K háng (1 8 7 6 - 1 9 4 7 ) Huỳnh Thúc Kháng hiệu M inh Viên, là m ột trong ba sĩ phu dẫn đạo phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp). Năm 1908, phong trào kháng thuế nổ ra quyết liệt ở các tỉnh m iến Trung, ông bị bắt và bị kết tội “thông đổng với người bội quốc (chỉ Phan Bội Châu), xướng thuyết dân quyển cùng các cuộc khai thương, lập hội, bị kết án xử tử, phát Huỳnh Thúc Kháng C ôn Lôn, ngộ xá bất nguyên”2.
  14. Huỳnh Thúc Kháng là một chính khách tha thiết với quan điểm dân chủ tư sản. Ông rất tán dương chính thể dân chủ đại nghị. Theo ông, trong chế độ dân chủ, trên cơ sở hiển pháp, ba quyén lập pháp, hành pháp, tư pháp phải được phân biệt rõ ràng và “nghị trường là một cái sân khấu, nhân dân cùng chính phủ xung đột nhau, nước nào cũng th ế’1. Nếu trong nghị trường, tất cả ý kiến đểu phát biéu theo một chiểu thì không thể có chế độ dân chủ. Và như vậy, nghị trường không phải là một hình thức tổ chức để tô điểm chế độ dàn chủ bể ngoài, “tên là nhân dân đại biểu mà thật là một quan trường mới”2. Trong tư tưởng Huỳnh Thúc Kháng, lúc đẩu ông theo thể chế quân chủ lập hiến nhưng sau ông thấy chế độ quân chủ không còn thích hợp mà phải nhường chỗ cho chế độ dân chủ đại nghị. Đói với hoạt động cộng sản, trong thời kỳ đấu hoạt động của Huỳnh Thúc Kháng, ông cho rằng chủ nghĩa cộng sản không áp dụng được ở Việt Nam: “Mấy thanh niên Việt Nam ra nước ngoài tiêm nhiễm chủ nghĩa cộng sản rối vế tuyên truyền trong nước, rải truyển đơn, không những không có tác dụng gì mà còn gầy tai họa cho biết bao nhiêu người”3. Vế quyển và nghĩa vụ công dân, tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng là muốn xây dựng một xã hội bình quyến, bình đẳng giữa mọi người, mọi giai tẩng trong xã hội. Muốn phát huy dân quyén bình đẳng ở nước ta, theo ông, trước hết phải bắt đẩu bằng những việc đơn giản, trước mắt là bảo đảm những điếu kiện tối thiểu để nhân dân được hưởng quyển. Là một nhà báo, Huỳnh Thúc Kháng rất quan tâm đến tự do báo chí, tự do ngôn luận. Ông viết “Tự do ngôn luận tức là tự do xuất bản (liberté de la presse) như viết báo, làm sách là thuộc vé loại ấy”4. Từ đó, ông khẳng định: “Xét vê' phương diện pháp luật thì ở nước ta, vô luận là hạng ngôn luận nào, đêu là chẳng có một 1 Nguyên Q. Thắng, Huỳnh Thúc Kháng - Con người và Thơ văn, Phủ Quổc vụ khanh đảc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr. 347. 2 Nguyễn Q. Thắng, Huỳnh Thúc Kháng - Con người và Thơ văn, Sđd, tr. 324. 3 Nguyên Thành, Tim hiểu tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng, Tạp chí Nghiên cứu lụh sử, so 1(266), Hà Nội, 1993, tr. 11. 4 Nguyên Q. Thắng, Huỳnh Thúc Kháng - Con người và Thơ văn, Sđd, tr. 292. - ló -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0