intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Ngành giáo dục tỉnh thời kì 1975 - 1996; ngành giáo dục tỉnh thời kì 1996 - 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945-2015): Phần 2

  1. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Chương III NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH THỜI KÌ 1975 - 1996 I- Ngành Giáo dục tỉnh trong những năm trước khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước (1975 - 1986) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nƣớc kéo dài trên 20 năm. Nhân dân ta hân hoan bƣớc sang một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, thống nhất và cả nƣớc cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong niềm vui chung của cả nƣớc, ngành Giáo dục Thái Nguyên bƣớc vào năm học mới với không khí tƣơi vui, phấn khởi, tự hào. Năm học 1975 - 1976, ngành Giáo dục Thái Nguyên có 7 loại hình trƣờng: Trƣờng Phổ thông (gồm 325 trƣờng từ cấp I đến cấp III)(1); Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú (gồm 4 trƣờng đặt tại 4 (1) Theo Báo cáo 6 tháng đầu năm 1976 và Báo cáo Tổng kết năm 1976 của Ty Giáo dục (Hồ sơ số 2092, cặp 168, Trung tâm Lƣu trữ Lịch sử thuộc Chi cục Lƣu trữ - Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên), năm học 1975 - 1976, riêng ngành học Phổ thông trên địa bàn Thái Nguyên nhƣ sau: Cấp I 180 trƣờng 2.549 lớp 2.664 83.463 học sinh giáo viên Cấp II 135 trƣờng 1.106 lớp 1.707 47.738 học sinh giáo viên Cấp III 10 trƣờng 136 lớp 269 giáo viên 6.990 học sinh Cộng 3 cấp 325 trƣờng 3.791 lớp 4.640 giáo viên 138.191 học sinh  131 
  2. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng); Trƣờng Thiếu nhi vùng cao tỉnh; Trƣờng Bổ túc văn hóa cấp II, III (gồm 4 trƣờng đặt tại huyện Phổ Yên, Khu Gang thép, thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ); Trƣờng Bổ túc văn hóa cán bộ tỉnh; Trƣờng Sƣ phạm bồi dƣỡng và thanh toán bán cấp (đặt tại Đại Từ); Trƣờng Sƣ phạm cấp I (đặt tại Đồng Hỷ). Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục(1), Ty Giáo dục chỉ đạo các phòng giáo dục, các nhà trƣờng xúc tiến công tác chuẩn bị năm học mới. Theo đó, trong khoảng 1 tháng (từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9), cán bộ, giáo viên toàn Ngành tham dự các lớp bồi dƣỡng hè (học chính trị, nhiệm vụ năm học, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm). Cùng thời gian này, các nhà trƣờng tổ chức san lấp hầm, hào; sửa chữa, làm thêm lớp học, nhà ở cho giáo viên; sửa chữa, đóng thêm bàn ghế… Nhờ sự tích cực của giáo viên, phụ huynh và học sinh, nên dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhƣng đại đa số các trƣờng trong tỉnh đều kịp tổ chức năm học mới vào ngày 2 10 1975, theo chỉ đạo chung. Ngày 22 9 1975, Thủ tƣớng Chính phủ kí Quyết định số 303- TTg: Từ năm học 1975 - 1976 trở đi, Nhà nước không thu học phí của học sinh các lớp vỡ lòng và phổ thông các cấp I, cấp II và cấp III. Điều đó thể hiện tính ƣu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, giảm bớt sự đóng góp của học sinh trong quá trình học tập, phù hợp với điều kiện khó khăn chung của đất nƣớc vừa trải qua chiến tranh. (1) Ngày 22 7 1975 Bộ Giáo dục ban hành Chỉ thị 16 quy định: Để chuẩn bị cho mỗi năm học mới, hằng năm giáo viên tập trung tại trƣờng từ ngày 25 8; học sinh tập trung ở trƣờng để học nội quy, học quân sự, các lớp nhỏ không học chƣơng trình quân sự thì ôn tập văn hóa từ ngày 5 đến 13 9, chƣơng trình học văn hóa của năm học mới từ 15/9; lễ khai giảng chung vào ngày 2 10; kết thúc năm học vào ngày 31 5.  132 
  3. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Tiếp theo, ngày 19 1 1976, Phủ Thủ tƣớng ban hành Quyết định số 41-TTg, cấp kinh phí cho ngành Giáo dục xây dựng tủ sách dùng chung từ vỡ lòng đến cấp III. Theo sự chỉ đạo của Ty và các phòng giáo dục, thực hiện nhiệm vụ năm học, các nhà trƣờng tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị mừng Ngày Quốc tế hiến chƣơng các nhà giáo (20 11), tìm hiểu về Đảng Lao động Việt Nam nhân dịp kỉ niệm thành lập Đảng (3 2), về phong trào phụ nữ nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ (8 3), về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn 26 3; học tập và tham gia bầu cử Quốc hội khóa VI (ngày 25 4 1976), mừng Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt đƣợc duy trì và đẩy mạnh trong suốt năm học. Nhiều trƣờng phổ thông cấp III và trƣờng sƣ phạm tổ chức tốt phong trào tự quản, hội giảng, hội thi sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy… Nhờ đó, chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng lên. Các kì thi hết cấp của ngành học Phổ thông đƣợc tổ chức nghiêm túc. Tuy nhiên, các ngành học phát triển không đều, không vững chắc. Các ngành: Phổ thông, Đào tạo, Bồi dƣỡng phát triển tƣơng đối khá. Ngành Bổ túc văn hoá và Mẫu giáo phát triển chậm. Trong ngành học Phổ thông, các lớp vỡ lòng phát triển chậm(1). Phẩm chất đạo đức, tinh thần lao động, sức khoẻ của học sinh các cấp tƣơng đối tốt, nhƣng chất lƣợng văn hoá còn yếu; phần lớn học sinh đạt ở (1) Theo Quyết định số 152-TTg, ngày 8 4 1976, các lớp vỡ lòng đƣợc chuyển vào ngành Giáo dục phổ thông cấp I. Năm học 1976 - 1977, có 450 giáo viên dạy lớp vỡ lòng trong tỉnh đủ tiêu chuẩn đã đƣợc tuyển dụng vào biên chế Nhà nƣớc. Năm học 1977 - 1978, có 779 giáo viên mẫu giáo, vỡ lòng tiếp tục đƣợc tuyển vào biên chế Nhà nƣớc.  133 
  4. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên mức trung bình; tỉ lệ học sinh khá và giỏi rất thấp, càng lên lớp trên, tỉ lệ học sinh học yếu càng tăng (cấp I: 11,6%, cấp II: 15%, cấp III: 25%). Ở các địa phƣơng vùng cao, vùng sâu, một số thanh, thiếu niên còn mù chữ vì không có lớp học. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu(1). Cơ sở vật chất của nhà trƣờng quá thiếu, nhiều trƣờng lớp còn làm tạm bợ, chƣa đúng quy cách. Những khó khăn trên đã làm hạn chế đến chất lƣợng giáo dục toàn diện của ngành Giáo dục. Bƣớc sang năm học 1976 - 1977, ngành Giáo dục tỉnh tích cực chỉ đạo phấn đấu nhằm từng bƣớc bảo đảm cân đối và vững chắc giữa các ngành học, cấp học và giữa các vùng trong tỉnh. Với ngành học Phổ thông, tổng số học sinh tỉnh tăng hơn 5% so với năm học trƣớc. Phong trào thi đua Hai tốt, học và làm theo gƣơng các trƣờng tiên tiến vẫn đƣợc đẩy mạnh. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng dần. Kết quả kì thi chuyển cấp năm học 1976 - 1977 đạt khá cao: Thi hết cấp II đạt 91,93%, cấp III đạt 80%. Một số trƣờng có phong trào khá, tiêu biểu là các trƣờng phổ thông: Cấp I Thắng Lợi, cấp III Lê Hồng Phong (Phổ Yên), cấp III Phú Bình, cấp III Lƣơng Ngọc Quyến. Loại hình trƣờng thanh niên dân tộc vừa học vừa làm, trƣờng cấp 3 phổ thông công nghiệp có nhiều khó khăn, lúng túng, quy mô trƣờng còn nhỏ và tốc độ phát triển loại hình trƣờng này rất chậm. (1) Theo Báo cáo số 96 ngày 20 12 1976 của Ty Giáo dục: Chỉ tính riêng tổng số 88 cán bộ tại Ty Giáo dục: 30 đồng chí có trình độ văn hóa cấp II, 31 đồng chí trình độ văn hóa cấp III và 27 đồng chí đƣợc xếp ở ngạch Cán sự - Hồ sơ 2092, Cặp 168, Trung tâm Lƣu trữ Lịch sử thuộc Chi cục Lƣu trữ - Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên.  134 
  5. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Phong trào bổ túc văn hóa có tiến bộ, nhƣng nhìn chung rất yếu, nhất là khu vực nông thôn. Kết thúc năm học 1976 - 1977, toàn tỉnh mới có 43 xã duy trì đƣợc phong trào bổ túc văn hóa, nhƣng số ngƣời theo học còn ít. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ II, từ năm học 1977 - 1978, Ty Giáo dục đã triển khai nhiều nội dung để mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của ngành Giáo dục trong toàn tỉnh. Trƣớc tình hình khó khăn về cơ sở vật chất, về nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục, Ty Giáo dục đã chủ động tham mƣu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo phân cấp đầu tƣ cho các địa phƣơng. Theo đó, cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng các trƣờng sƣ phạm (cả đào tạo và bồi dƣỡng), Trƣờng Bổ túc văn hóa tập trung của tỉnh; cấp huyện phụ trách xây dựng các trƣờng phổ thông cấp III, bổ túc văn hóa tập trung, trƣờng dân tộc nội trú của huyện; cấp xã phụ trách xây dựng các trƣờng phổ thông cấp I, II, các lớp mẫu giáo, vỡ lòng. Theo sự chỉ đạo của Ty Giáo dục, các phòng giáo dục, các nhà trƣờng đã tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng trƣờng lớp. Với phƣơng châm dựa vào sức dân là chính, cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đóng trên địa bàn, giáo viên và học sinh tập trung xây dựng, tu sửa trƣờng lớp, bàn ghế, bảo đảm cho việc giảng dạy, học tập. Kết quả, trong 3 năm (1976 - 1978), toàn Ngành đã huy động đƣợc 4.178.000 đồng (gồm 3.068.000 đồng do nhân dân đóng góp, chiếm 73,4% và 1.110.000 đồng do ngân sách Nhà nƣớc cấp, chiếm 26,6%). Bằng nguồn kinh  135 
  6. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên phí này, cùng với hàng chục vạn ngày công lao động trực tiếp của phụ huynh, thầy giáo và học sinh, toàn Ngành đã xây dựng mới 1.162 phòng học; trong đó có 471 phòng kiên cố, bán kiên cố. Trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, nhiều đơn vị có cách làm hay, sáng tạo. Huyện Phú Bình, trong 3 năm (1976 - 1978) xây dựng mới 152 phòng học, trong đó có 42 phòng đƣợc xây dựng kiên cố (bằng 34%). Xã Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ), một xã vùng sâu, chủ yếu là ngƣời Dao, phấn khởi đƣợc mở trƣờng; cấp ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng đủ phòng học khang trang, thoáng mát cho cả 2 trƣờng cấp I và cấp II. Trƣờng Phổ thông cấp II Thắng Lợi (huyện Phổ Yên) tự tổ chức nung gạch, đồng thời vận động công sức của nhân dân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, xây dựng toàn bộ các phòng học, thƣ viện, phòng thí nghiệm, nhà trẻ, nhà hiệu bộ… Đến cuối năm 1978, về cơ bản các trƣờng trong tỉnh đã khắc phục đƣợc tình trạng học 3 ca trong ngày. Nhờ sự cố gắng, tích cực của các cấp, các ngành, ngành học Phổ thông trong tỉnh phát triển khá mạnh về số lƣợng. Mạng lƣới các trƣờng phổ thông phát triển rộng khắp ở các vùng, 100% số xã đã xây dựng đƣợc trƣờng phổ thông cấp I. Phong trào thi đua Hai tốt vẫn đƣợc duy trì, chất lƣợng 4 mặt giáo dục (đạo đức, văn hóa, lao động sản xuất và rèn luyện sức khỏe) đƣợc nâng lên đồng đều hơn. Nhiều điển hình tiên tiến xuất hiện, tiêu biểu là Trƣờng Phổ thông cấp I - II Hùng Sơn (huyện Đại Từ) và Trƣờng Phổ thông cấp III Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên).  136 
  7. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Ở các huyện miền núi (Phú Lƣơng, Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai), giao thông chƣa phát triển, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh ở các xã xa đến học tại trƣờng phổ thông cấp III ở các huyện nói trên phải trọ nhà dân; một số tự dựng lán trại để ở; một số góp tiền, công sức làm nhà để ở tập thể tại trƣờng. Hai trƣờng Phổ thông vừa học vừa làm Quan Triều Thái Nguyên và Trại Cau tuy không thuộc diện trƣờng miền núi, nhƣng đây là 2 trƣờng vừa học, vừa làm. Học sinh 2 trƣờng này hoạt động theo công thức: 4+4+1+3 (4 giờ học trên lớp, 4 giờ lao động sản xuất tập thể, 1 giờ thể thao, văn nghệ, 3 giờ tự học buổi tối), nên không thể đi về nhà hằng ngày đƣợc. Vào thời gian này, một số xã chƣa đủ điều kiện mở trƣờng phổ thông cấp II, nên học sinh phải đến xã khác để học. Mỗi xã trong tỉnh đã xây dựng đƣợc ít nhất 1 trƣờng cấp I. Học sinh các lớp từ vỡ lòng đến lớp 2 đƣợc học tại các xóm, bản; các lớp 3, 4 học ở trung tâm xã. Một số xã địa bàn rộng, học sinh phải đi học xa gặp nhiều khó khăn, vất vả; nên có khi chỉ học đến lớp 2 rồi bỏ, nhất là số học sinh dân tộc ít ngƣời. Từ thực trạng trên, để tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc theo học, phấn đấu phát triển ngành Giáo dục bảo đảm cân đối giữa các vùng, miền, theo đề nghị của Ty Giáo dục, ngày 12 10 1977, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 336-QĐ BT về việc thành lập nội trú ở các trƣờng phổ thông, theo phƣơng châm: Nơi nào đủ điều kiện thì làm trƣớc, nơi chƣa đủ điều kiện thì làm sau, tránh làm ồ ạt.  137 
  8. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên Khó khăn lớn nhất của ngành Phổ thông là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chƣa tăng kịp với tốc độ tăng số lƣợng học sinh. Việc phát triển các lớp mẫu giáo để tiếp nhận các cháu đến tuổi vào học vỡ lòng và việc tổ chức cho học sinh học hết lớp 7 không vào đƣợc lớp 8 còn là những vấn đề tồn tại rất lớn chƣa đƣợc nghiên cứu giải quyết cơ bản. Chất lƣợng học văn hoá ở các cấp vẫn còn thấp, không vững vàng. Tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp cấp II, cấp III hằng năm liên tục giảm(1). Nguyên nhân chính của tình trạng này là do công tác chỉ đạo giảng dạy và học tập chƣa tốt; phong trào thi đua Hai tốt mới chỉ có bề rộng, chƣa có chiều sâu. Sự chuyển biến rõ nhất trong các trƣờng học là việc thực hiện phƣơng châm giáo dục gắn với lao động sản xuất. Các nhà trƣờng đều xây dựng kế hoạch lao động sản xuất gắn với các hoạt động lao động cụ thể ở từng địa phƣơng. Lao động của giáo viên và học sinh đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học. Giáo viên, học sinh các trƣờng còn tích cực tham gia làm thủy lợi, giao thông, làm phân bón, gặt hái thu hoạch mùa màng giúp dân; trồng cây gây rừng, tăng gia tự túc lƣơng thực, thực phẩm, thu nhặt giấy vụn. Mỗi năm, giáo viên và học sinh toàn tỉnh tham gia trồng hàng trăm ngàn gốc sắn, hàng chục ha lúa, ngô, khoai lang, hàng trăm ngàn cây lấy gỗ. (1) Năm học 1977 - 1978, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cấp II: 91% , tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cấp III: 80% Năm học 1978 - 1979, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cấp II: 81% , tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cấp III: 64,1% Năm học 1979 - 1980, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cấp II: 67,2%, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cấp III: 51,9%  138 
  9. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Trƣờng Sƣ phạm 10+3 là đơn vị có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường gắn với các hoạt động xã hội. Ban Giáo dục lao động do đồng chí Hiệu trƣởng làm Trƣởng ban. Học sinh các lớp trong Trƣờng đƣợc tổ chức thành các đội chuyên. Đội chuyên về trồng lúa đƣợc tổ chức lao động ở xã Thịnh Đức; các đội chuyên về chăn nuôi (thỏ, cá), trồng chè, làm vƣờn địa sinh thái tại Trƣờng Phổ thông cấp II xã Tân Cƣơng. Tuy hiệu quả lao động sản xuất chƣa cao, nhƣng thông qua lao động sản xuất, tinh thần, ý thức, kĩ năng lao động của học sinh đƣợc hình thành và đó là cơ sở cho học sinh phát triển toàn diện. Nhằm bảo đảm cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đƣợc cập nhật kiến thức, hằng năm, ngành Giáo dục tỉnh đều tổ chức tốt chƣơng trình bồi dƣỡng trong dịp hè. Kết thúc mỗi năm học là lúc Ban Chỉ đạo hè các cấp đƣợc thành lập. Thành phần của Ban gồm lãnh đạo ngành Giáo dục, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Đoàn Thanh niên và Công đoàn cùng cấp. Dƣới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo hè, việc học tập của cán bộ, giáo viên đƣợc tổ chức một cách nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm chất lƣợng. Chƣơng trình học tập, bồi dƣỡng hè thƣờng gắn với việc kiểm điểm, đánh giá, tổng kết năm học; biểu dƣơng, khen thƣởng các đơn vị và cá nhân tiên tiến; tổ chức đăng kí thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học tiếp theo. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Giáo dục tỉnh, hằng năm Ty Giáo dục chỉ đạo và kết hợp với các ngành, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai công tác bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh, gồm: Xóa mù chữ cho các đối tƣợng trong độ tuổi, phổ cập giáo  139 
  10. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên dục cấp I cho nhân dân lao động, phổ cập cấp II cho cán bộ chủ chốt và thanh niên; củng cố, mở rộng các trƣờng thanh niên dân tộc chuyển dần từ cấp II lên hệ cấp III vừa học vừa làm. Ty Giáo dục luôn tranh thủ sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền cơ sở; phối hợp với tổ chức Công đoàn mở và duy trì lớp bổ túc văn hóa tại chức ở các cơ quan, xí nghiệp, công, nông trƣờng; phối hợp với Đoàn Thanh niên và các trƣờng cấp I, cấp II đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hóa ở nông thôn, xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán, giáo viên chuyên trách, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ bổ túc văn hóa, triển khai chƣơng trình Ánh sáng văn hóa. Nhờ triển khai hàng loạt các biện pháp tích cực trên, công tác bổ túc văn hóa, xóa mù chữ, phổ cập cấp I cho toàn dân trong tỉnh đƣợc nâng cao thêm một bƣớc. Nhiều cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nông trƣờng đã chăm lo xây dựng, củng cố phong trào. Số giáo viên chuyên trách bổ túc văn hóa ở khu vực nông thôn từ 40 tăng lên 100 ngƣời. Nhiều trƣờng phổ thông cấp I, cấp II có đóng góp tích cực cho phong trào bổ túc văn hóa ở địa phƣơng. Trong công tác bổ túc văn hóa, xóa mù chữ và phổ cập cấp I, nhiều đơn vị có thành tích nổi bật. Trong số đó, đáng chú ý là các đơn vị: Trƣờng Thanh niên dân tộc huyện Đại Từ đƣợc đánh giá là đơn vị tiên tiến cấp tỉnh; xã Hà Thƣợng (huyện Đại Từ) đã hoàn thành chƣơng trình phổ cập cấp I cho toàn dân; Mỏ sắt Trại Cau đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập cấp I cho cán bộ, công nhân và phổ cập cấp II, III cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí; Công ty Xây lắp II hoàn thành phổ cập cấp I toàn Công ty; Nông trƣờng Sông Cầu hoàn thành phổ cập cấp I cho cán bộ, công nhân, viên chức…  140 
  11. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả, nhƣng hoạt động của ngành Bổ túc văn hóa vẫn chƣa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tỉ lệ học viên theo học các lớp bổ túc văn hóa (cả 3 cấp) mới đạt 70,4% kế hoạch. Phong trào không đều giữa các vùng, khu vực nông thôn còn yếu. Việc thanh toán mù chữ cho các đối tƣợng thuộc dân tộc ít ngƣời còn chậm và chƣa vững chắc, nhất là ở vùng cao, vùng xa. Ngành Giáo dục tỉnh chƣa xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên chuyên trách, đủ về số lƣợng, vững về chất lƣợng. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể chƣa quan tâm đầy đủ đến công tác bổ túc văn hóa. Nhiều cán bộ, đảng viên và thanh niên ở cơ sở, nhất là ở nông thôn, chƣa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi học tập; do đó chƣa quyết tâm khắc phục khó khăn để tham gia giảng dạy và học bổ túc văn hóa. Ty Giáo dục là cơ quan chuyên môn giúp Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; phối hợp với các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên để giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên đi học, nhƣng cũng chƣa làm tốt nhiệm vụ của mình. Cùng với việc chỉ đạo hoạt động dạy và học trong các nhà trƣờng, Ty Giáo dục còn chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên của Ngành; xây dựng kế hoạch ổn định các hệ đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo giáo viên theo chuẩn (giáo viên tốt nghiệp hệ 10+2 dạy cấp I, tốt nghiệp hệ 10+3 dạy cấp II). Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ty Giáo dục rà soát, thống kê số lƣợng cán bộ cấp Trƣởng, Phó ty và tƣơng đƣơng trong tỉnh cần đƣợc bồi dƣỡng để nâng cao  141 
  12. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên trình độ văn hóa(1); đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trong kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) phổ cập trình độ cấp II, trong đó 50% tốt nghiệp cấp III. Để triển khai kế hoạch trên, Ty Giáo dục chỉ đạo duy trì 2 hình thức học tập: Một là, học tập trung tại Trƣờng Bổ túc văn hóa tỉnh, thời gian 15 tháng cho một cấp học; Hai là, học tại chức buổi tối theo chƣơng trình phổ cập với các cán bộ trên 45 tuổi. Trƣớc yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ngày 11 1 1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14- NQ/TW Về cải cách giáo dục nhằm đạt 3 mục tiêu: 1- Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ cho đến lúc trƣởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con ngƣời Việt Nam mới, ngƣời lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện. 2- Thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân, góp phần xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học - kĩ thuật, cách mạng về tƣ tƣởng - văn hóa), trong đó cách mạng về khoa học - kĩ thuật là then chốt. 3- Đào tạo và bồi dƣỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới có phẩm chất chính trị và cách mạng, có trình độ khoa học kĩ thuật và quản lí phù hợp với yêu cầu phân công lao (1) Theo thống kê của Ty Giáo dục: Đến tháng 10 1976, trong số cán bộ cấp từ Trƣởng, Phó ty và tƣơng đƣơng trở lên trên địa bàn tỉnh: 8 cán bộ có trình độ văn hóa lớp 4; 17 cán bộ lớp 5; 10 cán bộ lớp 6; 59 cán bộ lớp 7; 12 cán bộ lớp 8; 2 cán bộ lớp 9; 34 cán bộ có trình độ từ lớp 10 trở lên. Xem Công văn số 1098, ngày 23 11 1976 của Ty Giáo dục gửi Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy. Hồ sơ số 2095, cặp 168, lƣu tại Trung tâm Lƣu trữ Lịch sử thuộc Chi cục Lƣu trữ - Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên.  142 
  13. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) động trong nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội. Trong giai đoạn 1976 - 1980, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên của tỉnh vừa làm tốt nhiệm vụ bồi dƣỡng cán bộ quản lí giáo dục, vừa làm tốt nhiệm vụ bồi dƣỡng hàng trăm giáo viên cấp I lên trình độ trung cấp sƣ phạm. Nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cải cách giáo dục theo Quyết định số 241 của Hội đồng Bộ trƣởng, đƣợc sự chỉ đạo của Ban Giáo dục Ủy ban Nhân dân tỉnh, từ năm 1980, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên của tỉnh tập trung thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng cán bộ quản lí giáo dục toàn tỉnh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, tổng kết những kinh nghiệm giáo dục của các địa phƣơng phục vụ công tác quản lí của Nhà trƣờng và phổ biến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trong toàn tỉnh. Kết thúc giai đoạn 1975 - 1980, ngành Giáo dục Thái Nguyên đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, nhƣng cũng còn nhiều hạn chế, kém. Bƣớc sang giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn cùng cả nƣớc khắc phục khó khăn, từng bƣớc ổn định tình hình kinh tế - xã hội 5 năm (1981 - 1985), ngành Giáo dục tiếp tục phấn đấu vƣơn lên, hoàn thành nhiệm vụ dạy chữ, dạy ngƣời, góp phần thiết thực vào việc xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, trƣớc mắt là triển khai thắng lợi nhiệm vụ cải cách giáo dục theo sự chỉ đạo của Trung ƣơng. Ngày 18 7 1980, Ủy ban Cải cách giáo dục Trung ƣơng ban hành quy định về hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia, bao gồm  143 
  14. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên giáo dục phổ thông cơ sở 9 năm và giáo dục phổ thông trung học 3 năm, chƣơng trình đƣợc bắt đầu thực hiện từ năm học 1981 - 1982. Theo đó, các trƣờng, các cơ quan chuyên môn trong hệ thống giáo dục cũng đƣợc đổi tên. Trƣờng phổ thông cơ sở bao gồm các lớp từ vỡ lòng đến cấp II cũ. Trƣờng phổ thông cấp III đổi thành trƣờng phổ thông trung học. Trƣờng thiếu nhi vùng cao đổi thành trƣờng phổ thông cơ sở vùng cao. Trƣờng phổ thông công nghiệp vừa học vừa làm đổi thành trƣờng phổ thông trung học vừa học vừa làm. Ty Giáo dục đổi thành Sở Giáo dục; Phòng Giáo dục cấp I - II ở Ty đổi thành Phòng Phổ thông cơ sở, Phòng Phổ thông cấp III đổi thành Phòng Phổ thông trung học… Quán triệt Nghị quyết số 14-NQ TW ngày 11 1 1978 của Bộ Chính trị Về cải cách giáo dục, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (30 6 - 5 7 1980) xác định trong những năm tới: Cần đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học; đặc biệt chú trọng chất lƣợng văn hóa và đạo đức của học sinh; tích cực phát triển mẫu giáo ở tất cả các vùng có điều kiện; tổng kết các trƣờng thanh niên dân tộc và trƣờng trung học vừa vừa làm trên cơ sở kinh nghiệm tốt mà phát triển các trƣờng này theo đúng hƣớng cải cách giáo dục của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng nêu rõ: Cần đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hóa và xóa nạn mù chữ, đặc biệt coi trọng đối tƣợng là cán bộ cơ sở và thanh niên; phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh và tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng…  144 
  15. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) Tiếp đó, ngày 5 3 1981, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị mở rộng triển khai thực hiện Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III về cải cách giáo dục. Tham dự Hội nghị cùng với các đồng chí Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, có 3 đồng chí Phó Trƣởng ty Giáo dục: La Văn Ngâm, Lƣơng Đình Lũng và Bùi Điệp; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có đồng chí: Hà Đức Mạc và Đồng Văn Liệu. Sau khi nghe đồng chí La Văn Ngâm - thay mặt Ban Cán sự Ty Giáo dục, báo cáo tình hình phát triển giáo dục của tỉnh trong những năm 1976 - 1980 và đồng chí Lê Quảng - Ủy viên Ban Thƣờng vụ, Trƣởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, báo cáo mục tiêu, phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển giáo dục của tỉnh trong 5 năm (1981 - 1985), Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã thảo luận và kết luận các vấn đề về triển khai cải cách giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: Sắp xếp lại hệ thống trƣờng phổ thông theo quy định mới, sắp xếp lại hệ thống các trƣờng sƣ phạm cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, giải thể trƣờng thanh niên dân tộc ở các huyện. Trên cơ sở nội dung kết luận của Hội nghị Ban Thƣờng vụ mở rộng, ngày 24 3 1981, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/BT Về việc thực hiện Nghị quyết cải cách giáo dục số 14-NQ/TW, nêu rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác giáo dục trong 5 năm (1981 - 1985). Theo đó, công tác giáo dục trong 5 năm tới phải quán triệt đầy đủ những mục tiêu của cải cách giáo dục là:  145 
  16. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên - Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ nhằm tạo ra cơ sở ban đầu cho việc giáo dục con ngƣời Việt Nam mới, phát triển toàn diện; con ngƣời lao động làm chủ tập thể, kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, góp phần xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành ba cuộc cách mạng. - Đào tạo và bồi dƣỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình độ khoa học kĩ thuật và quản lí phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện những mục tiêu trên, phải nắm vững phƣơng hƣớng và nội dung cải cách giáo dục, cấu tạo hệ thống giáo dục mới; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, những biện pháp đảm bảo thực hiện cải cách giáo dục; tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nƣớc đối với công tác giáo dục. Mặt khác, phải động viên toàn dân tham gia cải cách giáo dục, làm cho công tác giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp cách mạng của quần chúng, gắn chặt và phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế trong tỉnh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo đƣợc triển khai trong toàn Ngành với 2 nội dung cơ bản: Giáo dục, rèn luyện phẩm chất của ngƣời giáo viên xã hội chủ nghĩa; giáo dục, rèn luyện năng lực giảng dạy, tích cực chủ động tham gia cuộc vận động cải cách giáo dục. Đa số giáo viên ý thức đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm, vƣợt qua khó khăn, bám trƣờng  146 
  17. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) bám lớp. Nhiều giáo viên tự giác phấn đấu chấp hành nghiêm chế độ giảng dạy. Tuy nhiên, cải cách giáo dục diễn ra trong điều kiện nền kinh tế đất nƣớc gặp nhiều khó khăn gay gắt, nên phong trào chuyển biến chậm và không đều giữa các ngành học, cấp học, các vùng miền. Do tiền lƣơng chậm, định lƣợng gạo sổ bị cắt giảm, đời sống gia đình quá khó khăn, nên một số giáo viên phải làm thêm các việc khác (chạy chợ, buôn bán…) không phù hợp với công tác giáo dục. Không ít giáo viên chỉ còn một bộ quần áo lành để lên lớp; khó khăn, nhếch nhác, ảnh hƣởng xấu đến tƣ thế, tác phong ngƣời thầy(1). Số học sinh mỗi năm một tăng, trƣờng lớp chủ yếu là nhà tranh vách đất, bàn ghế chất lƣợng thấp, rất mau chóng xuống cấp, nên mặc dù hằng năm các nhà trƣờng đều cố gắng vận động nhân dân tu sửa và xây dựng trƣờng sở, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong năm học 1981 - 1982, toàn tỉnh vẫn còn thiếu khoảng 1.000 phòng học và trên 5.000 bộ bàn ghế. Ở thành phố Thái Nguyên, nhiều trƣờng tái diễn tình trạng học sinh phải học 3 ca ngày. Để khắc phục tình trạng trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai từng bƣớc cải cách giáo dục trong các ngành học, cấp học, các trƣờng trực thuộc; đồng thời yêu cầu các ty, ban, ngành và chính quyền các cấp giải quyết kịp thời về tài chính, vật tƣ, thiết bị, biên chế... trong quá trình thực hiện cải cách giáo dục. (1) Sở Giáo dục Bắc Thái: Báo cáo Tổng kết năm học 1981 - 1982. Số 463, ngày 13 6 1982. Tài liệu lƣu tại hộp 272, Hồ sơ số 3339, Trung tâm Lƣu trữ Lịch sử thuộc Chi cục Lƣu trữ - Sở Nội vụ Thái Nguyên.  147 
  18. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể đã có những biện pháp, tổ chức cụ thể việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành Giáo dục, trọng tâm là xây dựng trƣờng lớp, đóng bàn ghế học sinh, chỗ ăn, ở cho giáo viên… Mục tiêu xây dựng Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò đƣợc các trƣờng phấn đấu thực hiện và đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Đến cuối năm 1983, các huyện: Phổ Yên, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên đã có trên 70% số trƣờng đƣợc ngói hóa. Thông qua biện pháp cân đối lƣơng thực, thực phẩm tại chợ, các địa phƣơng đã góp phần giải quyết khó khăn về đời sống cho giáo viên. Ngày 13 5 1985, Trƣờng Phổ thông trung học kĩ thuật Khánh Hòa đƣợc thành lập. Với mô hinh Trường học nằm trong lòng xí nghiệp, Nhà trƣờng đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân Mỏ than Khánh Hòa và địa bàn Mỏ đứng chân. Ngành Giáo dục tỉnh tham mƣu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn học tập nghị quyết của Bộ Chính trị, nhằm thống nhất nhận thức, xác định trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng kế hoạch triển khai cải cách giáo dục trong từng phạm vi công tác, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Công tác giáo dục đạo đức cách mạng trong các nhà trƣờng tiếp tục đƣợc duy trì và đạt kết quả tốt. Thông qua những ngày lễ, ngày kỉ niệm lớn của đất nƣớc, ngành Giáo dục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phát động thi đua. Phong trào thi đua Hành quân theo bước chân những người anh hùng và Hành quân theo chân Bác  148 
  19. Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2015) đƣợc phát động trong các trƣờng học dƣới những hình thức phù hợp với tâm lí lứa tuổi, thu hút hàng vạn thanh niên, học sinh tham gia. Nét nổi bật của phong trào thi đua trong những năm này là đƣợc phát động ở tất cả các ngành học, cấp học, địa bàn. Sự mất cân đối trong phát triển giữa các ngành học, cấp học và giữa các vùng ngày một giảm. Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ngay từ lớp đầu cấp, các trƣờng, lớp mẫu giáo tiếp tục đƣợc Ngành chỉ đạo duy trì, củng cố và phát triển. Số trẻ đƣợc huy động ra lớp luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Các cơ sở mẫu giáo đã chú ý coi nội dung dạy trẻ là nhiệm vụ trung tâm, là mục tiêu phấn đấu. Các lớp có từ 30 cháu trở lên đã đƣa sinh hoạt vào nền nếp, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể lực, trí tuệ và tình cảm. Kết quả chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn. Đến năm học 1983 - 1984, toàn tỉnh có 28 nhà trẻ đạt danh hiệu Tổ Lao động xã hội chủ nghĩa, 350 nhóm trẻ đạt danh hiệu Nhóm trẻ tiên tiến, 40 cô nuôi dạy trẻ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 2.100 cô giáo đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 147 cô giáo đƣợc tặng danh hiệu Cô nuôi dạy trẻ giỏi. Thực hiện chƣơng trình cải cách giáo dục, năm học 1981 - 1982, 100% số trƣờng phổ thông trong tỉnh đều tổ chức đƣợc lớp 1 cải cách. Các lớp này đƣợc ƣu tiên về cơ sở vật chất và dạy theo chƣơng trình mới. Những năm tiếp theo, Sở Giáo dục luôn chú trọng triển khai chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên thay sách cải cách giáo dục theo chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục, bảo đảm chất lƣợng giảng dạy và học tập.  149 
  20. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên Để nâng cao chất lƣợng dạy và học, hằng năm bƣớc vào năm học mới, các phòng, ban chuyên môn của Sở Giáo dục luôn kịp thời triển khai nội dung các mặt công tác. Trong các năm học, Sở đều chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng nhà trƣờng, từng đơn vị; tổ chức các hội giảng, hội thi vẽ kĩ thuật, thi học sinh giỏi… Nhờ đó, chất lƣợng học tập của học sinh các cấp đều đƣợc nâng lên. Trong năm học 1981 - 1982, kết quả thi tốt nghiệp cấp II đạt 90,64%, cấp III đạt 86,2%, bổ túc văn hóa cấp III đạt 72%. Sang năm học 1983 - 1984, tỉ lệ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở toàn tỉnh đạt 96%, phổ thông trung học đạt 86%. Trên đà phát triển, từ năm học 1984 - 1985, phong trào thi đua Hai tốt sôi nổi hơn, thực chất hơn. Số học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ngày càng tăng; học sinh năng khiếu đƣợc chú ý bồi dƣỡng, tạo điều kiện cho các em phát triển. Chuyển biến rõ nét trong giáo dục phổ thông thời gian này là đại đa số các trƣờng đã thực sự gắn giáo dục với các mục tiêu kinh tế, xã hội và quốc phòng của địa phƣơng. Trong năm học 1985 - 1986, toàn tỉnh có 2.448 học sinh hệ vừa học, vừa làm. Quán triệt chủ trƣơng giáo dục hƣớng nghiệp và sử dụng hợp lí học sinh các cấp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học khi ra trƣờng, Sở Giáo dục tham mƣu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết về công tác hƣớng nghiệp và thành lập Trung tâm Giáo dục kĩ thuật tổng hợp (tháng 6 1982). Trải qua hơn 3 năm hoạt động, đến cuối năm 1985, Trung tâm Giáo dục kĩ thuật tổng hợp đã tham gia dạy nghề cho hàng trăm giáo sinh Trƣờng Sƣ phạm 10+3;  150 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0