YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Lịch sử ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015): Phần 2
11
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: ngành kiểm tra đảng tỉnh Bình Dương trong những năm đầu tái lập tỉnh và thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-2005); ngành kiểm tra đảng tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2005 - 2015). Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bình Dương (1975-2015): Phần 2
- Chương III NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH VÀ THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1997-2005) I. NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997-2000) Tại kỳ họp thứ 10 diễn ra từ ngày 15-10 đến ngày 12-11-1996, Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành nghị quyết về việc chia tách và điều chỉnh địa giới một số tỉnh, trong đó có tỉnh Sông Bé. Tiếp đó, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 12-11-1996 về việc lãnh đạo thực hiện chia tách một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh, ngày 26-11-1996, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sông Bé ra Nghị quyết số 13-NQ/TU về việc chia tách tỉnh Sông Bé thành 83
- hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngày 1-1-1997, tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập gồm 4 huyện, thị (thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát) với 77 xã, phường, thị trấn. Sau khi chia tách, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,50km2, dân số là 648.317 người. Đồng thời với việc tái lập tỉnh Bình Dương, ngày 12-12-1996, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 118-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ tỉnh Bình Dương và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Dương gồm 37 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ lâm thời gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Minh Đức được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phan Văn Đương làm Phó Bí thư thường trực; đồng chí Hồ Minh Phương làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Bình Dương có 9 đảng bộ trực thuộc, 303 chi bộ, đảng bộ cơ sở với hơn 9.000 đảng viên. Sau khi có quyết định thành lập Đảng bộ lâm thời, Tỉnh ủy Bình Dương khẩn trương ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí trong Ban Chấp hành, kịp thời bố trí lại đội ngũ cán bộ, bảo đảm thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và công tác xây dựng Đảng. Sau khi được thành lập, Bình Dương có những thuận lợi cơ bản. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thu được những kết quả nhất định, tạo cơ sở để 84
- tiếp tục phát triển. Nền kinh tế thị trường đang phát triển đúng hướng và có tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ sở vật chất của tỉnh được tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại, bảo đảm ổn định và phát triển nhanh. Bình Dương là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên, nhân lực, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý thuận lợi giao lưu với các tỉnh trong vùng, ngoài vùng và quốc tế. Kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện với tốc độ cao, nhất là trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Sau khi tách tỉnh, cơ cấu kinh tế của Bình Dương là công nghiệp (43,7%), dịch vụ (29%), nông - lâm nghiệp (27,3%). Nhìn chung, kết cấu hạ tầng (hệ thống điện, đường giao thông, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học...) bước đầu phát triển. Các khu công nghiệp ngày càng thu hút các nhà đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bình Dương đã mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển biến, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII. Hệ thống chính trị vững mạnh, Đảng bộ tỉnh đoàn kết thống nhất, có nhiều kinh nghiệm quý báu trong những năm đổi mới. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên rèn luyện được bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Bộ máy chính quyền các cấp ngày càng hoạt động có hiệu quả. Nhân dân Bình Dương có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, 85
- sáng tạo, đoàn kết, vượt khó. Đó là những cơ sở thuận lợi để Đảng bộ và Nhân dân địa phương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. 1. Tổ chức bộ máy Tháng 4-1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ VI, nhiệm kỳ 1996-2000 đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Chấp hành đã bầu Ủy ban Kiểm tra khóa VI (nhiệm kỳ 1996-2000) gồm 7 đồng chí. Trong đó, đồng chí Nguyễn Hữu Luật được bầu làm Chủ nhiệm, hai Phó Chủ nhiệm là đồng chí Phạm Văn Cành và Huỳnh Văn Đức. Đầu năm 1997, tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về nhân sự, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sông Bé phải chia tách ra bảo đảm cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước từ 30%-50% cán bộ, nhân viên hiện có. Ủy ban Kiểm tra có biến động các nhân sự quan trọng, 7 đồng chí trong Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sông Bé thì 4 đồng chí ở tỉnh Bình Dương, điều động 3 đồng chí lên tỉnh Bình Phước, trong đó đồng chí Nguyễn Hữu Luật được đưa về làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Phước. Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Dương; Ủy ban Kiểm tra lâm thời Tỉnh ủy Bình Dương gồm 5 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Cành làm Chủ nhiệm, đồng chí Huỳnh Văn Đức làm Phó Chủ nhiệm. Trong một năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ 86
- năm 1997, Đảng bộ, Nhân dân và các lực lượng vũ trang trong tỉnh có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 06-HD/TC-TW ngày 23-7-1997 của Ban Tổ chức Trung ương về việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ ở các tỉnh, thành phố mới chia tách, Ban Thường vụ lâm thời Tỉnh ủy Bình Dương mở hội nghị triển khai, xây dựng kế hoạch chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, quyết định thành lập các tiểu ban nhân sự, nội dung và tiểu ban tổ chức đại hội, phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, các ban đảng chịu trách nhiệm từng phần công việc. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19-12-1997, tham dự Đại hội có 260 đại biểu đại diện cho trên 9.950 đảng viên tại 303 cơ sở đảng của 9 đảng bộ trực thuộc. Đại hội đã thảo luận thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, bàn bạc và quyết định các mục tiêu và quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm 1998-2000; bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VI. Trên cơ sở nhận định những thuận lợi và khó khăn, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những biện pháp lớn 87
- cho những năm 1998-2000. Về phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2000, Đảng bộ xác định mục tiêu, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, tạo điều kiện tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân... Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội xác định: Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, khắc phục các nhược điểm, thực hiện chiến lược công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2000 có 80% tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh và không có cơ sở yếu kém, trên 80% đảng viên đạt loại I, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng đảng viên vi phạm kỷ luật. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương khóa VI (nhiệm kỳ 1997-2000) đã bầu ra Ủy ban Kiểm tra khóa VI và được Bộ Chính trị chuẩn y, gồm 7 đồng chí. Đồng chí Phạm Văn Cành được bầu làm Chủ nhiệm, đồng chí Huỳnh Văn Đức làm Phó Chủ nhiệm thường trực. Công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, trọng trách lãnh đạo của Đảng ngày càng nặng nề. Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh trở thành yêu cầu bức thiết liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp đổi mới. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chất lượng đảng viên và hiệu 88
- quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm được giữ vững và nâng cao. Đến năm 1999, tổng số đảng viên trong tỉnh là 11.810 người, có 92,96% đảng viên đạt loại I, 85% cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh. Sau khi tỉnh Bình Dương được tái lập, Đảng bộ tỉnh có 3 huyện ủy, 1 thị ủy. Đến cuối tháng 8-1999, 3 huyện được tách ra thành 6 huyện. Lúc này, Đảng bộ tỉnh Bình Dương có 6 huyện ủy, 1 thị ủy, 5 đảng ủy trực thuộc (Đảng ủy Khối cơ quan, Đảng ủy Quân sự, Đảng ủy Công an, Đảng ủy Công ty Cao su Dầu Tiếng, Đảng ủy Công ty Cao su Phước Hòa). Như vậy, có 12 ủy ban kiểm tra cơ sở cấp ủy huyện, thị và tương đương . Về tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp, giai đoạn này, tỉnh Bình Dương có 123 ủy ban kiểm tra với 448 thành viên, trong đó có 33 đồng chí chuyên trách, 15 đồng chí kiêm chức, số còn lại là kiêm nhiệm công tác kiểm tra. Đa số cán bộ làm công tác kiểm tra ở các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và đảng ủy cơ sở đều là kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở luôn thay đổi, nhất là sau mỗi lần đại hội. 2. Hoạt động của ngành Kiểm tra Đảng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu rõ nội dung công tác xây dựng Đảng: “Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội VIII 89
- nêu ra, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. Đảng phải mạnh từ trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các ngành”1. Về công tác kiểm tra, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng... Củng cố, kiện toàn bộ máy kiểm tra các cấp, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra về đường lối, quan điểm, pháp luật, kinh tế, về nghiệp vụ và phong cách làm việc. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất chính trị tốt, công tâm, trong sạch, đủ năng lực, kể cả năng lực kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng”2. Theo Điều 32 Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: “1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. 2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.55, tr.414-415, 424-425. 90
- Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng. 3. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật. 4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên, giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng. 5. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cùng cấp”1. Với tinh thần đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng, lần đầu tiên Điều lệ Đảng đã dành một điều nói về công tác kiểm tra của Đảng, đó là Điều 30: “1. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng. 2. Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng”2. Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp, Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng có nhiều bổ sung, sửa đổi quan trọng. Trên cơ sở đó, Ủy ban Kiểm tra 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.55, tr.523, 522. 91
- Trung ương đã xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác của ủy ban kiểm tra các cấp nhiệm kỳ 1996-2000, khẳng định rõ mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ trọng tâm, đối tượng, nội dung và lĩnh vực trọng điểm, trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý và phục vụ cấp ủy xử lý công minh, kịp thời đảng viên và tổ chức đảng vi phạm. Quy định về nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra trong Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã sửa đổi quy định trong Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội VI, VII từ việc “kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng chấp hành...” sang “kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta quy định “kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta nhận thấy quy định trên thể hiện những hạn chế, vì phạm vi kiểm tra rộng, dễ bỏ qua những trọng điểm phải kiểm tra. Do đó, Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII bổ sung quy định ủy ban kiểm tra các cấp được kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp và tổ chức đảng cấp dưới chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng quy định ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp hoặc tổ chức đảng cấp dưới khi có 92
- dấu hiệu vi phạm. Điều này đã làm tăng tính tích cực phòng ngừa của công tác kiểm tra. Bổ sung thẩm quyền thi hành kỷ luật của ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm là tổ chức đảng hoặc đảng viên có những hiện tượng cho thấy có sự không tuân theo hoặc làm trái tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của Đảng. Kiểm tra đảng viên hoặc tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ mới, với mục đích phát hiện và kiểm tra kịp thời đảng viên và tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm để xem xét kết luận có vi phạm hay không, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra. Mặt khác, nếu có vi phạm thì xem xét xử lý hoặc giúp cấp ủy xử lý kỷ luật để giáo dục. Xác định được vai trò quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra như trên, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc thiết lập quan hệ phối hợp với các ban xây dựng Đảng, các cơ quan nội chính, thu thập các nguồn thông tin từ báo, đài, phản ảnh của cán bộ, đảng viên, quần chúng, từ kiểm điểm đảng viên cuối năm và các đợt tự phê bình và phê bình... Ủy ban kiểm tra các cấp đã chọn lọc nội dung để xây dựng chương trình kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. 93
- Giai đoạn này, cán bộ, đảng viên trong tỉnh được quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Trung ương và của địa phương có liên quan đến công tác xây dựng Đảng: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 14-2-1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, Quy chế dân chủ ở cơ sở và các pháp lệnh do Chính phủ ban hành; quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng với biện pháp trọng tâm là tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tự phê bình và phê bình, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương, ủy ban kiểm tra các cấp đã có những thuận lợi cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, ủy ban kiểm tra các cấp cũng gặp phải những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ như: biên chế bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp đều thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và luôn thay đổi theo nhiệm kỳ đại hội nên việc tích lũy kinh nghiệm còn hạn chế. Tuy vậy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thực hiện được kết quả công tác chung trên tất cả các mặt như sau: Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh Bình Dương được đổi mới cả về nội dung và phương pháp thực hiện. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy đảng và đảng viên, các 94
- cấp ủy đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm đối với công tác kiểm tra và mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Các cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, thực hiện quy chế hoạt động, phát huy dân chủ để mọi cán bộ, đảng viên có quyền và trách nhiệm tham gia công tác kiểm tra, qua đó nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, hiệu lực của ủy ban kiểm tra, nhất là ủy ban kiểm tra cơ sở, giữ vững nền nếp kiểm tra, tăng cường kiểm tra thực hiện nghị quyết, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, tập trung giải quyết tố cáo, khiếu nại có liên quan đến vấn đề nhân sự của Hội đồng nhân dân 3 cấp, phối hợp với các ban, ngành giải quyết các điểm nóng về tranh chấp đất đai, củng cố các cơ sở yếu kém. a. Công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm Việc kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm là nhiệm vụ mới so với việc kiểm tra đảng viên chấp hành được quy định tại Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên nên đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt, hướng dẫn cho ủy ban kiểm tra các huyện, thị và Đảng ủy trực thuộc cách phát hiện dấu hiệu vi phạm. Từ đó, giúp cho ủy ban kiểm tra các cấp tích cực nắm bắt tình hình từ các nguồn thông tin qua phản ánh của cán bộ, đảng viên và quần chúng 95
- nhân dân, qua các cuộc thanh tra của ngành Thanh tra, qua giải quyết tố cáo... để phát hiện và xác định các dấu hiệu vi phạm. Ủy ban kiểm tra các cấp đã phát hiện và tiến hành kiểm tra 479 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, cấp ủy viên các cấp chiếm 27,97% số đảng viên được kiểm tra. Đảng viên thuộc diện cán bộ tỉnh quản lý chiếm 29,07% số đảng viên được kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra cho thấy, số đảng viên vi phạm chiếm 51,14% số đảng viên được kiểm tra, cấp ủy viên các cấp vi phạm chiếm 34,29% số đảng viên có vi phạm; số vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật chiếm 46,4% số có vi phạm và chiếm 8,14% số đảng viên được kiểm tra. Về tổ chức đảng, đã phát hiện và tiến hành kiểm tra 117 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra cho thấy, có 37,5% tổ chức vi phạm trong tổng số tổ chức được kiểm tra; số tổ chức vi phạm phải xử lý kỷ luật chiếm 7,14% số tổ chức vi phạm. Qua đó, ủy ban kiểm tra đã góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, tăng cường việc quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên, hạn chế những sai phạm, phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ chính trị. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, ủy ban kiểm tra các cấp vẫn lúng túng trong việc nắm bắt tình hình phát hiện dấu hiệu vi phạm, việc khai thác nguồn thông tin còn hạn chế. Việc phát hiện và tiến hành kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm còn có biểu hiện nể nang, 96
- ngại va chạm, nhất là đối với số cán bộ có chức, có quyền, thiếu tính chủ động trong việc nắm tình hình, đến khi phát sinh tố cáo mới tiến hành kiểm tra và xử lý. Thiếu tính chủ động trong việc nắm tình hình để phát hiện dấu hiệu vi phạm và trong cách đặt vấn đề để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra. Cán bộ kiểm tra ở cơ sở phần lớn là kiêm nhiệm, việc đầu tư cho công tác kiểm tra còn hạn chế. Ủy ban kiểm tra các huyện, thị và đảng ủy trực thuộc chưa thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, chưa chủ động có kế hoạch kiểm tra mà phổ biến là khi có thư tố cáo thì vận dụng đưa vào kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Mặt khác, đảng viên được kiểm tra thiếu tự giác, mặc cảm cho rằng kiểm tra là có vấn đề chứ không nghĩ rằng kiểm tra là nhằm ngăn chặn vi phạm nên chưa hợp tác tốt với cán bộ kiểm tra. b. Công tác giải quyết tố cáo đảng viên và tổ chức đảng Trong giai đoạn 1997-2000, ủy ban kiểm tra nhận được 230 trường hợp tố cáo, trong đó tố cáo giấu tên chiếm 47,83%. Ủy ban kiểm tra đã giải quyết 229 trường hợp, đạt 99,56% số trường hợp bị tố cáo phải giải quyết. Trong các trường hợp bị tố cáo, đảng viên là cán bộ thuộc diện tỉnh quản lý chiếm 7,82%, đảng viên thuộc diện huyện, thị và cấp tương đương quản lý chiếm 54,78%; cấp ủy viên các cấp chiếm 56,09%. Kết quả giải quyết cho thấy, tố cáo sai chiếm 31,87%, tố cáo có dụng ý xấu chiếm 6,98%. Nội dung tố cáo chính là vi phạm 97
- Luật đất đai (chiếm 32,31%); cố ý làm trái quy định chế độ, chính sách của Nhà nước (chiếm 20,96%); vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống (chiếm 24,45%); tham ô, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước (chiếm 10,04%)... Ủy ban kiểm tra các cấp luôn giải quyết đơn, thư tố cáo của công dân bảo đảm đúng thời gian quy định. Đơn thư tố cáo gửi đến ủy ban kiểm tra có rất nhiều dạng, nhiều thời điểm song tập trung nhiều nhất là trong đợt vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và đợt bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Tố cáo tập trung vào cán bộ, đảng viên chủ chốt ở xã, phường, thị trấn. Sau khi nghiên cứu đơn tố cáo, ủy ban kiểm tra các cấp chọn lọc nội dung và có kế hoạch giải quyết đúng quy trình, kết luận rõ ràng đúng sai, xử lý kịp thời đối với những đảng viên có vi phạm. Có những trường hợp tố cáo, khi giải quyết có liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau, ủy ban kiểm tra đã chủ động tổ chức phối hợp giải quyết, bảo đảm tính chính xác trong thẩm tra, xác minh. Mặt khác, ủy ban kiểm tra luôn chú ý nghiên cứu xem xét, xử lý những trường hợp tố cáo vì động cơ không tốt, giải tỏa những tâm lý băn khoăn của các đảng viên bị tố cáo sai, xử lý kỷ luật những đảng viên tố cáo có dụng ý xấu. Sau khi giải quyết, kết luận tố cáo được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo được sự nhất trí cao trong nội bộ, đoàn kết gắn bó hơn, lề lối làm việc được chấn chỉnh, chế độ tự phê bình và phê bình được thực hiện thường xuyên hơn. 98
- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã khơi dậy ý thức trách nhiệm góp phần xây dựng Đảng của mọi công dân và đảng viên. Ngoài việc góp ý trực tiếp có tổ chức, thì việc phản ánh, kiến nghị cũng tăng lên nhiều. Tỷ lệ đơn, thư tố cáo giấu tên vẫn tăng cao (chiếm 47,38%), ủy ban kiểm tra thực hiện giải quyết đúng theo Quy định số 29-QĐ/TW ngày 2-6-1997 của Bộ Chính trị về thi hành Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, có trường hợp do thiếu trách nhiệm trong việc đấu tranh tự phê bình và phê bình, mặc dù sự việc đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng vẫn cứ làm đơn tố cáo gửi nhiều ngành, nhiều cấp, khuếch trương sự việc. Hoặc có trường hợp tố cáo với tư cách cá nhân nhưng lại lợi dụng danh nghĩa của tổ chức chính trị - xã hội ký tên tố cáo, thậm chí dùng con dấu của tổ chức mình phụ trách để đóng vào thư tố cáo với ý đồ làm cho cấp trên nhận định đây là vấn đề bức xúc. Nguyên nhân là do một số cấp ủy cơ sở thiếu kiểm tra, chưa quản lý chặt chẽ và giáo dục đảng viên đúng mức, chưa thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ tự phê bình và phê bình trong nội bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm. Từng lúc, từng nơi cấp ủy chưa có biện pháp tích cực để chủ động theo dõi sửa chữa khuyết điểm của đảng viên, chưa làm rõ, kết luận về tư cách, trách nhiệm và động cơ người tố cáo để hướng họ vào đấu tranh tự phê bình và phê bình một cách đúng đắn. 99
- Đa số ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và cơ sở do cán bộ không chuyên trách phụ trách, nên có trường hợp giải quyết thư tố cáo còn lúng túng và chậm so với thời gian quy định, kết luận sự việc không rõ ràng làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết tố cáo, có trường hợp ủy ban kiểm tra chưa mạnh dạn đề xuất biện pháp xử lý những vụ việc vi phạm qua giải quyết tố cáo, chưa theo dõi việc khắc phục sửa chữa của đảng viên. Để đạt hiệu quả khi tiến hành giải quyết tố cáo, ủy ban kiểm tra luôn xác định phải thận trọng, nắm chắc các vấn đề cơ bản về quy trình giải quyết tố cáo và bản chất của sự việc. Khi thẩm tra, xác minh cần phải linh hoạt, chủ động trong các tình huống, thể hiện bản lĩnh của cán bộ kiểm tra. Hết sức tránh những tiếp xúc, va chạm không cần thiết khi gặp đương sự và trong quá trình giải quyết tố cáo. Đối với những tình tiết phức tạp cần phải có ý kiến chỉ đạo của cấp ủy hoặc chủ nhiệm ủy ban kiểm tra để tránh những dư luận không hay về cán bộ giải quyết tố cáo. Sau khi kết luận đúng sai, tổ chức đảng cần phải theo dõi việc khắc phục sửa chữa của đảng viên bị tố cáo, phải xử lý nghiêm những trường hợp có vi phạm và những trường hợp tố cáo vì động cơ không tốt, tố cáo sai sự thật. c. Công tác thi hành kỷ luật trong Đảng Giai đoạn 1997-2000, cấp ủy và ủy ban kiểm tra đã thi hành kỷ luật 280 đảng viên, chiếm 2,29% tổng số 100
- đảng viên của toàn Đảng bộ tỉnh, bằng các hình thức: khiển trách (104), cảnh cáo (99), cách chức (32), khai trừ (45); thi hành kỷ luật 4 tổ chức đảng (khiển trách 2 ban thường vụ đảng ủy xã và cảnh cáo 2 ban chi ủy). Bình quân mỗi năm kỷ luật 56 đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Sai phạm phổ biến là do thiếu tu dưỡng rèn luyện, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định của Nhà nước về thực hiện các chính sách, cụ thể là: vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính như vận động Nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, sử dụng tùy tiện, không công khai minh bạch, lập quỹ trái phép, lợi dụng những sơ hở của Nhà nước để chiếm dụng tiền công quỹ; vi phạm về việc quản lý sử dụng và cấp quyền sử dụng đất sai thẩm quyền... Trong số đảng viên bị thi hành kỷ luật, cấp ủy viên các cấp chiếm 30,35%. Đảng viên bị thi hành kỷ luật đa số là các đồng chí bí thư, chủ tịch, cán bộ làm công tác thương binh - xã hội, cán bộ tài chính xã, phường. Đặc biệt, có đảng bộ cơ sở phần lớn cán bộ chủ chốt đều bị thi hành kỷ luật đảng, nên bộ máy chính quyền phải củng cố, thay đổi nhân sự. Nguyên nhân là do cá nhân đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, mặt khác do tổ chức đảng quản lý đảng viên lỏng lẻo, chưa mạnh dạn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nội bộ. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra thi hành kỷ luật đảng viên đều xem xét, cân nhắc, thực hiện đúng quy trình, 101
- bảo đảm tính chính xác, xử lý kỷ luật đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 36 Điều lệ Đảng. Do vậy, trong giai đoạn 1997-2000, tỷ lệ đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng chỉ chiếm 0,35% số đảng viên bị thi hành kỷ luật. Các trường hợp khiếu nại sau khi giải quyết kết luận đều chuẩn y hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1997-2000, việc thi hành kỷ luật đảng viên vẫn còn thiếu sót như chậm ban hành văn bản và công bố quyết định kỷ luật, một vài trường hợp tổ chức đảng có thẩm quyền chưa gặp để nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến trước khi xem xét quyết định thi hành kỷ luật theo quy định tại Điều 39 Điều lệ Đảng; việc xử lý kỷ luật có nơi ủy ban kiểm tra chưa mạnh dạn tham mưu hình thức kỷ luật cho cấp ủy xem xét quyết định, chưa nắm vững nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thi hành quyết định kỷ luật đối với đảng viên sai phạm chỉ nặng về mặt đảng, chưa có biện pháp kết hợp việc xử lý về mặt nhà nước và thu hồi vật chất... d. Công tác kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Để thực hiện đúng nguyên tắc thi hành kỷ luật, ủy ban kiểm tra đã kiểm tra 40 tổ chức đảng và xem xét 49 trường hợp đảng viên bị thi hành kỷ luật. Qua kiểm tra cho thấy, có 10 trường hợp thi hành kỷ luật đảng viên chưa đúng nguyên tắc, thủ tục; 1 trường hợp thi hành 102
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn