intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước (1930-2012): Phần 2

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:254

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước (1930-2012) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phong trào đấu tranh của công nhân lao động Bình Phước trong thời kỳ chống Mỹ (1954-1975); phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn Bình Phước trong thời kỳ cả nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa chủ xã hội (1975 - 1986); công nhân, viên chức, lao động và công đoàn tỉnh Bình Phước trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1997 - 2010);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước (1930-2012): Phần 2

  1. CHƯƠNG V PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI KỲ CẢ NUỚC THỐNG NHẤT, ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1975 - 1988) I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC VÀ LAO ĐỘNG GÓP PHẦN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC KINH TẾ XÃ HỘI (1975 - 1976) Ngày 2/4/1975, tỉnh Bình Phước hoàn toàn giải phóng, kết thúc 21 năm chống Mỹ cứu nước, góp phần thúc đẩy sự tan rã và sụp đổ nhanh của chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Phước có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng không ít khó khăn. Thuận lợi lớn và cơ bản nhất là đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhân dân có điều kiện xây dựng lại quê hương sau nhíều năm chiến tranh bị tàn phá; quần chúng nhân dân rất vui mừng, phấn khởi vì quê hương được giải phóng, đất nước thống nhất một cuộc sống hòa bình đang mở ra. Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh giàu truyền thống cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên được tôi luyện trong kháng chiến nay được củng cố và phát triển trong hòa bình. Các dân tộc trong tỉnh có tinh thần đoàn 146
  2. kết gắn bó, tự lực tự cường, cần cù trong lao động. Bình Phước là tỉnh có nhiều lợi thế mạnh về nông-lâm nghiệp, thủy lợi, thủy điện, giao thông... với tổng quỹ đất nông nghiệp trên l77.452ha chiếm gần 26% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là đất đỏ bazan thích hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Sau giải phóng công nhân lao động trở thành những người làm chủ nhà máy, đồn điền, xí nghiệp. Công nhân viên chức trong cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng chung tay lao động sản xuất, xây dựng quê hương mới. Đó là những yếu tố thuận lợi để tỉnh nhà phát huy thế mạnh, động viên được sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân vươn lên thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới, tạo thế và lực cho bước phát triển giai đoạn sau. Bên cạnh những thuận lợi, Bình Phước còn phải đối đầu với những khó khăn, thách thức. Đó là hậu quả của 30 năm chiến tranh để lại rất nặng nề, là một tỉnh thuần nông, nhưng sản xuất nông nghiệp chăn nuôi còn phân tản nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu...; một số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là chế biến mủ cao su, chế biến nông lâm sản, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, hoạt động cầm chừng. Các cơ sở thủ công nghiệp phần lớn thuộc sở hữu tư nhân, tiểu chủ. Điểm xuất phát nền kinh tế của tỉnh cũng như trình độ dân trí còn thấp. Kết cấu hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu thiếu thốn, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất là vùng sâu vùng xa phần lớn thiếu ăn, thiếu mặc, tỷ lệ phát triển dân số cao. Phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh 147
  3. bạn đón nhận từ 100.000 người đi xây dựng vùng kinh tế mới, đón trên 30.000 Việt kiều từ Campuchia trở về nước, hàng ngàn người tha phương sau chiến tranh trở về, hàng chục ngàn ngụy quân, ngụy quyền thiếu công ăn việc làm, nạn thất nghiệp gia tăng, làm cho Bình Phước vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Trật tự an ninh sau chiến tranh còn nhiều diễn biến phức tạp. Bọn ngụy quân, ngụy quyền ngoan cố, không chịu ra trình diện, lẫn tránh tìm cách chống phá cách mạng... Chúng tuyên truyền xuyên tạc đường lối cách mạng, gây hoang mang lo sợ ở một số người, nhất là gia đình có liên quan đến chế độ cũ. Bọn Fulrô hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc chống phá cách mạng, làm mất ổn định ở một số nơi trong tỉnh như Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú, gây ảnh hưởng xấu trong nhân dân. Cùng với những khó khăn về nhiều mặt, hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong đó có Liên Hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh mới thành lập chưa được củng cố kiện toàn, đội ngũ từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, năng lực quản lý, điều hành chưa đáp ứng với yêu cầu, chưa thích nghi với yêu cầu nhiệm vụ mới. Từ khi tỉnh nhà vừa được giải phóng, ta đã nhanh chóng tiếp thu, tiếp quản các cơ sở quân sự, kinh tế, văn hóa, hành chính... thiết lập chính quyền cách mạng lâm thời các cấp, thành lập ủy ban quân quản cấp tỉnh vả huyện, giữ gìn trật tự, an ninh ổn định tình hình địa phương. Đồng thời huy động sức người, sức của, lương thực, xăng dầu... phục vụ 148
  4. cho quân chủ lực tiến vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương cục miền Nam, Tỉnh ủy đã lãnh đạo các ngành, các cấp vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện những nhiệm vụ cấp bách là: Kiên quyết truy quét địch, nhanh chóng thiết lập trị an, ra sức củng cố và xây dựng lực lượng chính trị vũ trang, xây dựng củng cổ chính quyền cách mạng, lấy công - nông chuyên chính làm nền tảng, chính quyền phải thực sự của dân, do dân và vì dân; tranh thủ khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân; từng bước giải quyết những tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại. Nhằm ổn định đời sống nhân dân, Ủy ban quân quản các cấp đã khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ trước mắt, tổ chức cứu thương, cứu đói cho nhân dân; cấp phát hơn 160 tấn gạo cứu đói cho hơn 40.000 đồng bào, tạo điều kiện đưa đồng bào ở Bình Long bị địch gom vào khu tập trung ở Gò Đậu - Thủ Dầu Một trở về quê cũ. Ngay trong ngày 01/5/1975, các địa phương trong tỉnh đã khôi phục hoạt động binh thường cho nhân dân. Tổ chức sửa chữa cầu đường bị chiến tranh phá hoại khôi phục đường giao thông. Trợ cấp một phần vật chất và tiền bạc cho nhân dân hồi cư trở vê quê cũ. Các huyện trong tỉnh tổ chức mít tinh trọng thể mừng chiến thắng. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Liên Hiệp Công đoàn miền Nam khắc phục hậu quả sau chiến tranh, ổn định đời sống; với truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân, công nhân viên chức trong tỉnh đã kiên 149
  5. trì bền bỉ khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch của Nhà nước, của tỉnh nhà đề ra. Liên Hiệp Công đoàn giải phóng­() tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh ra sức thi đua lao động sản xuất, tham gia quản lý kinh tế - xã hội thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Mặc dù thời kỳ này, vật tư, nguyên liệu, điện... thiếu nghiêm trọng nhưng với tinh thần tự lực tụ cường, khắc phục khó khăn, công nhân viên chức trong tỉnh đã nêu cao ý thức tự giác, nâng cao ngày công, giờ công lao động, chấp hành kỷ luật lao động; các phong trào thi đua lao động, sản xuất trong công nhân viên chức được phát động với khí thế thi đua sôi nổi đều khắp trong các cơ quan, xí nghiệp, đồn điền cao su như: phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, thời gian, nâng cao năng suất lao động được thực hiện khá sôi nổi trong năm 1975 - 1976 như: Cao su Phước Bình (nay thuộc Công ty Cao su Phú Riềng) vượt kế hoạch trước thời gian 30 ngày, cao su Lộc Ninh vượt trước thời gian 20 ngày, Công nghiệp địa phương đạt 116%. Trong phong trào thi đua lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, công nhân viên chức trong tỉnh đã tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm vật tư. Năm 1976 có hàng trăm sáng kiến cải tiến có giá trị kinh tế cao, làm lợi hàng chục ngàn đồng, tiêu biểu như Cao su Dầu Tiếng có 32 sáng kiến; cao su Lộc Ninh, (1) Thời gian này gồm 2 Liên Hiệp Công đoàn giải phóng hai tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước. 150
  6. cao su Phước Bình mỗi nơi có hơn 10 sáng kiến tiết kiệm hơn 10.000 ngàn đồng, các ngành công nghiệp địa phương có nhiều sáng kiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kịp thời. Trong các đơn vị.hành chính sự nghiệp có phong trào 3 cải tiến là: cải tiến lề lối làm việc, cải tiến tổ chức, cải tiến công tác, tăng cường đi sâu sát cơ sở phục vụ cho sản xuất. Tuy tổ chức Công đoàn mới xây dựng nhưng bước đầu có tác dụng động viên giáo dục chính trị, tư tưởng; chăm lo đời sống công nhân viên chức an tâm phấn khởi công tác. Các đơn vị trực tiếp giải quyết, phục vụ nhân dân như: thương nghiệp, y tế, lương thực, giáo dục... đã cải tiến lề lối làm việc, giảm những thủ tục không cần thiết. Trong cơ quan hành chính thực hiện giờ làm việc vàng ngọc và có hiệu suất, đảm bảo phục vụ các mặt công tác ở cơ quan. Liên Hiệp Công đoàn tỉnh chỉ đạo Công đoàn các huyện thị và Công đoàn các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Mặt trận trong công nhân viên chức, ra sức khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, sản xuất chăm lo đời sống xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán, phát triển tổ chức về lực lượng đoàn viên công đoàn trong các ngành. Ở khu vực đồn điền cao su, tổ chức Công đoàn các cấp ra đời khá sớm. Ngay sau giải phóng, Đảng và chính quyền chủ trương khôi phục sản xuất, nhanh chóng giải 151
  7. quyết công ăn việc làm cho công nhân, củng cố tổ chức Đảng, bộ máy quản lý sản xuất, tổ chức Công đoàn. Ở các đồn điền cao su Phước Bình, Thuận Lợi, Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Lộc Ninh, Minh Hòa... nhiều năm chiến tranh ác liệt, vườn cây cao su bị tàn phá, nhà máy chế biến, nhà làm việc hư hỏng. Đảng và cán bộ công đoàn đã tạo mọi điều kiện giúp anh chị em công nhân tại các đồn điền ổn định nơi ăn, chốn ở, tháo gỡ bom mìn, khôi phục sản xuất. Đến cuối năm 1975, phong trào lao động sản xuất, cải thiện đời sống, củng cố bộ máy quản lý và công đoàn của cao su đã đạt được những thành quả lớn. Hàng ngàn hécta cao su đã đưa vào khai thác và những tấn mũ cao su đủ tiêu chuẩn đã thành hiện thực. Riêng quốc doanh cao su Quản Lợi đã hoàn chỉnh xây dựng nhà máy chế biến mủ bún với công xuất 10 tấn/ngày, từ chỗ 250 công nhân đã lên đến 1.217 công nhân, phục hoang được 6.081 ha cao su và đi vào khai thác 2.800 ha. Công nhân cao su khẳng định vai trò tiên phong của mình trong giai đoạn mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cuối năm l975, Trung ương quyết định thành lập Tổng Công ty quốc doanh cao su Đông Nam Bộ, số lượng công nhân cao su gần 5.000 công nhân với hơn 10 nông trường cao su các tỉnh miền Đông, trong đó có Nông trường Cao su Thuận Lợi, Lộc Ninh, Quản Lợi ... Mỗi Nông trường cao su có một tổ chức công đoàn cấp 2 trực thuộc Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn nông trường có hệ thống Công đoàn cơ sở. 152
  8. Sau ngày giải phóng, bên cạnh nhiệm vụ củng cố kiện toàn các cấp công đoàn và phát triển đoàn viên; Công đoàn tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thế làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền; ổn định đời sống sản xuất, giữ gìn trật tự trị an; tổ chức cho công nhân, viên chức tham gia khai hoang phục hóa, tiêu hủy văn hóa phẩm đồi trụy, phản động. Những thành tích trên tuy mới là bước đầu, song đây là thành tích mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng những ngày đầu mới giải phóng. Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH và bảo vệ quốc phòng - an ninh trong chặn đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ cấp Khu, hợp nhất một số tỉnh. Thi hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 2/7/1976, hai tỉnh Thủ Dầu một và Bình Phước hợp nhất thành tỉnh Sông Bé. Tỉnh Sông Bé được thành lập, Trung ương chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Sông Bé, đông chí Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyện) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyên Văn Luông (Sáu Phát) Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tỉnh Sông Bé có diện tích tự nhiên là 9.859 km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất Đông Nam Bộ và đứng thứ 17 trong số 40 tỉnh, thành trong cả nước (vào thời điểm 1976), trong đó dân số chỉ có 558.018 người (trong đó có 62.461 người đồng bào dân tộc thiểu số) xếp thứ 33/40 tỉnh thành trong cả nước. Công tác hợp nhất tổ chức Công đoàn hai tỉnh tiến hành nhanh gọn, theo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra. Ban 153
  9. Chấp hành lâm thời Liên Hiệp Công đoàn tỉnh Sông Bé gồm 13 đống chí, Ban Thường vụ gồm 4 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thường Sơn (Ba Sơn) Tỉnh ủy viên giữ chức Thư ký, đồng chí Huỳnh Kim Oanh (út Oanh) giữ chức Phó Thư ký. Từ tháng 11 năm 1976 đồng chí Trần Xuân Minh (Ba Minh) được phân công bổ sung về giữ chức Phó Thư ký. Về tổ chức Công đoàn có 9 Công đoàn ngành, 7 Công đoàn địa phương, 47 Công đoàn cơ sở, với tổng số đoàn viên là 4.889 người. Đây là hạt nhân nòng cốt, trung tâm đoàn kết lực lượng công nhân viên chức, của toàn tỉnh. Trong số này đã có nhiều người gắn bó với phong trào công nhân viên chúc, hàng chục năm, có những đóng góp nổi bật trong phong trào công nhân viên chức và hoạt động công đoàn. Hoạt động của tổ chúc Công đoàn đã có nhiều thay đổi sau giải phóng, với tư cách là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức của công nhân viên chức được quyền tham gia vào các hoạt động của chính quyền, cơ quan chuyên môn và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản Xuất phát từ nhiệm vụ mới của giai cấp công nhân, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ khi thành lập tỉnh Sông Bé, Tỉnh ủy đã chú trọng xây dựng và kiện toàn bộ máy công đoàn của tỉnh, trong đó có Công đoàn các huyện 154
  10. phía Bắc của tỉnh như Bình Long, Phước Long, Đồng Phú, Lộc Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Phước) và Công đoàn các công ty cao su... Sau khi tỉnh Sông Bé ra đời, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng của tỉnh cơ bản đã được ổn định. Nhưng do chiến tranh kéo dài còn để lại hậu quả về mọi mặt, đặt cho các cấp, các ngành, trong đó có công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn những nhiệm vụ nặng nề. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn công đoàn đã kịp thời tham gia ổn định đời sống nhân dân, thực hiện các chính sách, giảm bớt khó khăn cho công nhân viên chức, nhanh chóng hình thành bộ máy tổ chức cả hệ thống từ tỉnh đến cơ sở, thu hút lao động ở các công ty cao su, cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải... Công đoàn vận động công nhân viên chức tham gia khai hoang phục hóa, phát triển sản xuất, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng và xây dựng cuộc sống mới. II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN THAM GIA CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA, TỪNG BƯỚC CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN (1977-1980) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12 năm 1976 đã xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta nhằm đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa 155
  11. xã hội. Đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976- 1980) cho toàn Đảng, toàn dân ra sức phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước sau chiến tranh. Trước Đại hội lần thứ IV của Đảng, ngày 25/4/1976 cả nước đã tiến hành bầu cử Quốc hội, tại tỉnh Sông Bé tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 98,3%, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kỳ thứ nhất, quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, thủ đô…, thành phố Sài Gòn được chính thức mang tên thành phố Hồ Chí Minh. Cũng vào ngày này, Quốc hội đã chính thức chuẩn y việc sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Thủ Dầu Một thành tỉnh Sông Bé. Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng) có Quyết định 55/CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện của tỉnh Sông Bé thành 6 huyện và 1 thị xã. Cụ thể một số huyện thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước là: hợp nhất huyện Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành thành một huyện lấy tên là Bình Long, hợp nhất huyện Bù Đốp, Phước Bình, Bù Đăng thành một huyện lấy tên là Phước Long, hợp nhất huyện Đồng Xoài vào huyện Phú Giáo thành một huyện lấy tên là huyện Đồng Phú. Tiếp đó Ban cán sự các huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long và Công đoàn các ngành y tế, giáo dục, công nghiệp được thành lập. Tháng 6/1977, Hội nghị thống nhất tổ chức Công đoàn 156
  12. cả nước đã tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh lấy tên là Tổng Công đoàn Việt Nam. Một nhiệm vụ quan trọng của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn các tỉnh phía Nam nói chung và Sông Bé nói riêng, trong giai đoạn 1977-1980 là hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Ngày 13/7/1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 254/NQ-TW nêu rõ phương pháp cải tạo là: Phải dựa vào giai cấp công nhân và quần chúng cách mạng, đoàn kết đông đảo nhân dân lao động, giáo dục cải tạo những người tư sản, đấu tranh với những kẻ ngoan cố vì quyền lợi ích kỷ làm cản trở công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa; kiên quyết trừng trị những phần tử phản cách mạng phá hoại hiện hành và bọn gian thương đầu cơ tích trữ phá rối thị trường gây thiệt hại đến đời sống nhân dân. Kết hợp và sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp giáo dục, phát động quần chúng với kinh tế và hành chính để giành thắng lợi một cách tốt nhất. Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ nhất (tháng 11/1976) đã đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh là: Không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, ra sức xây dựng chính quyền nhân dân các cấp, xác lập và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động nhằm cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tổ chức lại nền kinh tế văn hóa của tỉnh theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn mới. Từ đó đề ra nhiệm vụ 157
  13. cho tổ chức công đoàn; phải chú trọng xây dựng tổ chức Công đoàn, phát huy vai trò công đoàn trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý cơ quan, tổ chức và động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác và học tập, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; cùng với cơ quan nhà nước chăm lo giải quyết tốt các vấn đề đời sống và phúc lợi tập thể… Tháng 4/1977 công nhân viên chức và tổ chức Công đoàn Sông Bé phấn khởi tiến hành Đại hội Đại biểu Liên Hiệp Công đoàn lần thứ nhất, được tổ chức ở trường Đảng của tỉnh tại thị xã Thủ Dầu Một. Đại hội đã tập trung phân tích, đánh giá phong trào công nhân, viên chức và hoạt động công đoàn của tỉnh thời gian từ sau ngày tỉnh được hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) Trong những năm 1975-1977 công nhân, viên chức đã ra sức lao động, nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực tham gia vào chiến dịch xóa bỏ tư sản mại bản và không ngừng tìm tòi, sáng tạo, sáng chế cải tiến kỹ thuật phục vụ sản xuất. Đã xuất hiện một số tấm gương lao động tiêu biểu như Lê Thị Nuôi, chị Duyên… ở nông trường quốc doanh cao su Dầu Tiếng. Tổ chức Công đoàn từ khi mới được thành lập đã có bước trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động công đoàn ngày càng đi vào chiều sâu, cán bộ công đoàn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo và xây dựng phong trào. Qua 2 năm tổ chức hoạt 158
  14. động, phong trào công nhân, viên chức và công đoàn của tỉnh cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như, trình độ chính trị và chuyên môn của công nhân, viên chức còn hạn chế. Tổ chức công đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã được củng cố một bước, nhưng đội ngũ cán bộ công đoàn còn thiếu và yếu, đặc biệt là công đoàn các huyện mới thành lập. Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ I (1977-1980) với những nội dung cơ bản là: Giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công nhân viên chức; thực hiện 3 cuộc cách mạng là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng văn hóa tư tưởng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; tổ chức và đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng và phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân lao động; tham gia quản lý nhà nước và bảo vệ an ninh - quốc phòng Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Liên hiệp công đoàn khóa I, nhiệm kỳ 1977-1980 gồm 27 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thường Sơn, Tỉnh ủy viên được bầu giữ chức vụ Thư ký, đồng chí Trần Xuân Minh và đồng chí Huỳnh Kim Oanh giữ chức vụ Phó Thư ký, các đồng chí Nguyễn Thành Đồng, Trần Thanh Hùng, Lâm Thế Vũ, Nguyễn Văn Phần giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ. Đến cuối năm 1979, đồng chí Ngô Tuấn Đạt (Tư Đạt) được Tỉnh ủy điều động về giữ chức vụ Thư ký Liên hiệp Công đòan tỉnh thay đồng chí Nguyễn Thường 159
  15. Sơn chuyển công tác khác. Đội ngũ cán bộ công đoàn từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố và xây dựng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động công đoàn trong tình hình mới. Đại hội Liên Hiệp Công đoàn Sông Bé lần thứ nhất là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành về mặt tổ chức cũng như phong trào công nhân, viên chức sau hơn hai năm giải phóng. Trong quá trình chuẩn bị tiến tới đại hội, Liên hiệp Công đoàn tổ chức nhiều phong trào thi đua, tạo điều kiện cho đoàn viên công đoàn tham gia đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, làm cho ý thức đoàn viên về tổ chức công đoàn nâng cao, tạo ra khí thế thi đua lao động sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau giải phóng, hậu quả chiến tranh đã để lại cho đất nước nói chung vô vàn thử thách, đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân. Với truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân, công nhân viên chức trong tỉnh đã kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước đề ra. Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh ra sức thi đua lao động sản xuất, tham gia quản lý kinh tế, xã hội, thực hiện tốt kế hoạch nhà nứơc 5 năm lần thứ hai (1976 -1980). Tiếp đó, tháng 5/1978, Đại hội toàn quốc Tổng Công đoàn lần thứ IV đã đưa ra đường lối chung của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn Việt Nam trong giai 160
  16. đoạn cách mạng mới. Trên cơ sở nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam, đại hội đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của Tổng Công đoàn Việt Nam trong những năm tới là: - Phát động phong trào cách mạng của công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm tăng năng suất lao động, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước. - Đẩy mạnh phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp. - Tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, tham gia xây dựng pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức. - Vận động công nhân, viên chức tham gia hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Nam. - Tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, nhằm củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân, viên chức. - Tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới, đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. - Cải tiến phương pháp công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh() (1) Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam. Tập III (1976-2000), trang 62-63 161
  17. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV, Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ nhất, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã đẩy mạnh vận động công nhân, viên chức quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ đề ra. Trong lúc này tình hình sản xuất diễn ra không thuận lợi, hàng hóa tiêu dùng khan hiếm, lương thực, thực phẩm thiếu trầm trọng, giá cả biến động, đời sống công nhân, viên chức gặp nhiều khó khăn, đây cũng là lúc toàn Đảng, toàn quân phải đối phó với hai cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tuy vậy công nhân, viên chức đã thể hiện phẩm chất chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối dưới sự lãnh đạo của Đảng, ra sức thi đua thực hiện các phong trào cách mạng, góp phần cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh giành nhiều thắng lợi quan trọng. Trong nông nghiệp đã tập trung giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm; thực hiện tốt hai biện pháp quan trọng là tăng năng suất cây trồng và khai hoang phục hóa mở rộng diện tích canh tác đi đôi với việc phân bố lại lao động, hoàn thành cơ bản tập đoàn sản xuất và hợp tác hóa nông nghiệp. Đến năm 1980 đã đưa năng suất lúa bình quân đạt 2,1 tấn/ha gieo trồng, tổng sản lượng lương thực trên 540.000 tấn, riêng màu 330.000 tấn; coi trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày như cao su, hồ tiêu, đậu phộng, mía… 162
  18. Đến năm 1979, huyện Phước Long đã tự túc được lương thực với bình quân 654kg/người, cao hơn chỉ tiêu đề ra là 621 kg/người. Huyện Đồng Phú trong hai năm 1977 - 1978. Đã đưa tổng diện tích giao trồng lên 15.993ha, với tổng sản lượng quy thóc là 23.236 tấn lương thực, khai hoang được 4.533 ha. Năm 1978, huyện Bình Long đưa tổng diện tích gieo trồng là 12.387 ha, tăng diện tích gieo trồng lên 11%, toàn huyện hình thành được 150 tập đoàn sản xuất và xây dựng một số hợp tác xã thí điểm. Điển hình là xã Lộc Khánh là xã tổ chức sớm và duy trì được “Tổ đổi công” trở thành tiên tiến và hợp tác toàn tỉnh, hợp tác xã Quyết Thắng trở thành điển hình của tỉnh, đồng chí Lâm Búp, chủ nhiệm hợp tác xã, người dân tộc Khơ-me đã được tuyên dương Anh hùng lao động. Hoạt động lâm nghiệp cũng có những đóng góp đáng kể, nhất là nhờ khai thác gỗ trơn, gỗ xẻ và lâm sản phụ. Tuy có đạt được một số kết quả trong khai thác, chế biến lâm sản nhưng công tác bảo vệ rừng, trồng rừng chưa được chú ý đúng mức, việc khai thác rừng còn thiếu tổ chức chặt chẽ. Với kết quả đạt được, không những giúp cho tỉnh khắc phục tình trạng thiếu hụt về lương thực, đảm bảo yêu cầu tối thiểu về đời sống nhân dân mà còn tạo ra cơ sở vật chất ban đầu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng một số công trình kinh tế trọng điểm. Công nhân và Công đoàn tăng cường liên kết với nông dân thi đua phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, công nhân, viên chức trong các nhà máy, xí nghiệp thi đua sản xuất nông cụ, máy móc, 163
  19. phân bón; tổ chức vận chuyển vật tư nông nghiệp về nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa khâu làm đất khai hoang; khôi phục và xây dựng môt số công trình thủy lợi và hệ thống thủy nông, từng bước đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để thâm canh tăng năng suất cây trồng, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích canh tác. Vào dịp thời vụ, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tổ chức các đội sửa chữa linh động về các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp. trong phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư thực hiện khá sôi nổi trong nông nghiệp như: ngành nông nghiệp tỉnh đã tìm ra những giống lúa thích hợp với đất đai, khí hậu của địa phương như giống 3A, 6A,7A có sức kháng rầy, thời gian sinh trưởng nhanh; Sản xuất quốc doanh 2/9 có sáng kiến chống và trị bệnh tiêu chảy cúm heo H; Nông trường Nha Bích (Bình Long) cải tiến bánh xe bò chở hàng ở vùng sình lầy có kết quả tốt; Công ty cơ khí khai hoang có sáng kiến trong khai hoang, giảm được thời gian, tiết kiệm nhiên liệu, giữ được đất màu của đất… Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp các Cấp công đoàn phối hợp với chính quyền các cấp vận động cải tạo và sắp xếp lại sản xuất theo hai hình thức hợp doanh và hợp tác xã. Kết quả đã thành lập được xí nghiệp công tư hợp doanh, hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Đến năm 1980, toàn tỉnh đã xây dựng được 39 cơ sở công nghiệp quốc doanh, 5 cơ sở công tư hợp doanh, 17 hợp tác xã tiểu 164
  20. thủ công nghiệp và 46 tổ hợp tác xã sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cuối năm 1976 chỉ có 1.393 cơ sở, đến năm 1980 đã có 2.674 cơ sở, với 18.204 lao động, trong đó lao động trong các cơ sở quốc doanh và tập thể chiếm 41% trong tổng số lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh của tỉnh như: ngành sành sứ, sơn mài, chế biến gỗ, lâm sản… nhanh chóng phục hồi sản xuất. Ngành sơn mài, điêu khắc, chế biến gỗ và mây tre xuất khẩu đều đã được tổ chức theo hình thức kinh tế tập thể và xã hội chủ nghĩa. Giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,1 triệu đồng năm 1976 lên 56,249 triệu đồng năm 1978 và lên 56,974 triệu đồng năm 1980. giá trị sản lượng hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu năm 1976 chỉ có 0,785 triệu đồng, đến năm 1978 xuất khẩu đạt 7,260 triệu đồng và năm 1980 đạt 7,480 triệu đồng. nhiều cơ sở công quản đã chuyển thành quốc doanh, quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế. Thực hiện quyết định số 21/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/2/1978, ngành giao thông vận tải phối hợp với Liên hiệp Công đoàn phát động công nhân lái xe, chủ xe trong tỉnh học tập chính sách cải tạo. Do được giới chủ và công nhân lao động hưởng ứng, nên công tác cải tạo lực lượng vận tải tư nhân theo phương thức quốc doanh, hợp doanh và hợp tác xã tiến hành thuận lợi. Nhiều chủ xe đã tự nguyện bỏ thêm vốn khôi phục, đưa thêm đầu xe vào hoạt động kinh doanh góp phần phục vụ phát triển kinh tế 165
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2