intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước (1930-2012): Phần 1

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước (1930-2012) phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Thực dân Pháp chiếm đóng Bình phước và sự ra đời đội ngũ công nhân trước khi Đảng CSVN thành lập; Phong trào công nhân lao động Bình Phước trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Công nhân lao động Bình phước tích cực tham gia chống thực dân Pháp (1945-1954);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước (1930-2012): Phần 1

  1. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC LỊCH SỬ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC (1930 - 2012) Công trình chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh bình phước lần thứ IX (2013 - 2018) 
  2. Chịu trách nhiệm xuất bản BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC Chỉ đạo biên soạn: Lâm Văn Phúc Tỉnh ủy viên, Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Phước - Trưởng Ban chỉ đạo. Đoàn Văn Rồi Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh - Phó Ban chỉ đạo. Trần Văn Lập Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Thành viên. Bùi Văn Hiếu UVTV, Trưởng Ban CS - PL LĐLĐ tỉnh - Thành viên. Cố vấn khoa học Tiến sỹ Lê Hữu Phước Phó hiệu trưởng Trường Đại học KH-XH&NV TP.HCM Ban biên soạn: Đoàn Tấn Dũng Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Dân chính Đảng. Nguyễn Thanh Danh Trưởng Phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Thư ký công trình: Huỳnh Minh Thạnh Chuyên viên Ban TG - NC LĐLĐ tỉnh Bình Phước. 
  3. LỜI NÓI ĐẦU Bình Phước, mảnh đất kiên trung, con người cần cù, hiền hòa, dũng cảm. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mỗi mét đất, mỗi con người nơi đây đã gánh nhiều đạn bom, đau thương, tang tóc nhưng vẫn vươn cao, bay xa, ngẩng cao đầu đến ngày thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh nhà đã có lịch sử hơn 80 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên quê hương Bình Phước. Đồng thời, suốt chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng của công nhân viên chức và tổ chức Công đoàn Bình Phước luôn gắn chặt với phong trào công nhân và sự phát triển của tổ chức Công đoàn cả nước, vì cả nước, cùng cả nước đấu tranh cho lợi ích giai cấp và dân tộc, làm nên truyền thống anh hùng của giai cấp công nhân Việt Nam. Để thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Phước lần thứ IX và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1930 - 2012”. Công trình 
  4. được viết dưới dạng sơ thảo, ghi chép lại một cách có hệ thống quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, trên tất cả các lĩnh vực chính trị tư tưởng, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội… Qua đó, làm nổi bật những đặc điểm, công lao đóng góp to lớn của lực lượng công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Mong muốn của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh cũng như nguyện vọng của cán bộ Công đoàn qua các thời kỳ là công trình sẽ giúp cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống đấu tranh, xây dựng quê hương vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn mình; đồng thời bổ sung vào kho tư liệu quý của tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ CNVCLĐ hôm nay và mai sau, tăng thêm lòng tin về dân tộc, giai cấp, vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, phấn đấu vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình biên soạn, Ban chỉ đạo, Ban Biên soạn đã cố gắng rất nhiều trong việc sưu tầm tư liệu thành văn, tư liệu đánh máy dưới dạng thảo, tư liệu viết tay, gặp gỡ nhân chứng và tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm đảm bảo khi công trình ra mắt bạn đọc đạt chất lượng. Song, chúng tôi ý thức được rằng do trình độ, khả năng có hạn và trong nỗ lực hoàn thành kế hoạch biên soạn để 
  5. kịp chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh nhà lần thứ IX, sẽ không tránh những thiếu sót, hạn chế nhất định. Bên cạnh, chúng tôi coi lần xuất bản này là dịp thu thập ý kiến, để cho lần xuất bản sau. Vì vậy, rất mong được các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo Công đoàn qua các thời kỳ và bạn đọc tham gia ý kiến để chúng tôi có điều kiện hoàn chỉnh, nâng chất lượng cuốn sách truyền thống quý báu của phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh nhà. Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo Công đoàn các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này. Và, cũng xin trân trọng giới thiệu cuốn “Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1930 - 2012” đến với bạn đọc; đặc biệt là cán bộ, CNVCLĐ và đoàn viên Công đoàn trong tỉnh. Bình Phước, ngày 10 tháng 01 năm 2013. TM. BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC CHỦ TỊCH Lâm Văn Phúc 
  6. MỞ ĐẦU BÌNH PHƯỚC: VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 6.871,543 km2, dân số khoảng 893.353(1) người; trong đó đồng bào dân tộc có 25.678 hộ, với 133.256 người chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 3 thị xã và 7 huyện là: Thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Bù Gia Mập, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đăng, huyện Chơn Thành và huyện Bù Đốp. Phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mun Dun Ki Ri (Vương quốc Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Công Pông Chàm (Vương quốc Campuchia). Tỉnh Bình Phước nằm ở phía Bắc và Tây Bắc miền Đông Nam Bộ có tọa độ: Bắc 12017’B (xã Bù Gia Mập - huyện Bù Gia Mập) Nam 11020’ B (xã Tân Hòa - huyện Đồng Phú) Đông 107025 ‘ Đ (xã Đồng Nai - huyện Bù Đăng) Tây 106025 ‘ Đ (xã Lộc Tấn - huyện Lộc Ninh) Địa hình tỉnh Bình Phước nằm trên sườn dốc phía Tây Nam của cực Nam dãy Trường Sơn được bao phủ bởi những dãy đồi đất đỏ Bazan nối thành vòng cung từ Bù Gia (1) Số liệu Niêm giám Thống kê tỉnh Bình Phước năm 2010, trang 29. Năm 1997 dân số Bình Phước là 653.644 người 
  7. Mập đến huyện Chơn Thành (ranh giới tỉnh Bình Dương). Đất đai màu mỡ, khí hậu và thủy văn ở Bình Phước được thiên nhiên ưu đãi. Ngoài đất đỏ Bazan còn có những vùng đất xám đan xen, tạo điều kiện cho các hệ động vật, thực vật phát triển như: dầu, sao, bằng lăng, cẩm lai, gõ đỏ, gõ mun, vên vên, trai... nhiều loại thú hoang dã như: voi, hổ, gấu, báo, heo rừng, nai, trâu rừng, bò rừng, mễn... và nhiều loài chim. Sự phong phú về các loài động vật, thực vật là nguồn thực phẩm quan trọng cho cư dân vùng đất này thời tiền sử, còn trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này thì “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù’. Trong suốt quá trình lịch sử, Bình Phước luôn có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng. Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Nửa cuối thế XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát-xắc. Vùng đất Bình Phước thuộc khu vực Sài gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó cho đến hết thời Pháp thuộc bộ máy hành chính cơ bản không thay đổi. Sau năm 1954, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Bình Phước bị chia cắt, sát nhập nhiều lần để phục vụ ý đồ cai trị của thực dân đế quốc. Đến ngày 30/1/1971 Trung ương cục miền 
  8. Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước đến cuối năm 1972 phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa và quốc phòng an ninh, ngày 2/7/1976 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm: tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Phước và ba xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), chia thành 7 huyện, thị: Bình Long, Phước Long, Đồng Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một. Tháng 3 năm 1978, tách một xã của huyện Bình Long và một số xã của huyện Phước Long để thành lập huyện Lộc Ninh. Năm 1988 huyện Phước Long được chia thành 2 huyện Bù Đăng và Phước Long. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập bao gồm 5 huyện phía Bắc thuộc tỉnh Sông Bé cũ: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng và Phước Long. Ngày 1/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Đồng Xoài. Ngày 1/1/2000, thị xã Đồng Xoài chính thức đi vào hoạt động, tỉnh lỵ Bình Phước đặt tại thị xã Đồng Xoài. Ngày 20 tháng 02 năm 2003 Chính phủ ra Nghị định số 17/2003/NĐ-CP về việc tái lập hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước. Ngày 11/8/2009 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP thành lập hai thị xã Bình Long và Phước Long và tách một số xã của hai huyện Bình Long, Phước Long, thành lập hai huyện mới là Hớn Quản và Bù Gia Mập. 
  9. Về khí hậu, cũng như các tỉnh Nam Bộ, khí hậu Bình Phước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định. Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 (Dương lịch), mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10. Đặc biệt ở Bình Phước hầu như không có bão mà chỉ chịu ảnh hướng của những cơn bão gần. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.400mm, rải đều trong nhiều tháng nên ít khi gây ra lũ lụt, nếu có lũ thì nước chỉ dâng lên từ các con suối từ 1 đến 3 ngày nên nhân dân cũng dễ khắc phục. Bình Phước có nhiều tài nguyên phong phú, trước hết là rừng. Đầu thế kỷ XX, Bình Phước được phủ kín cây rừng, bạt ngàn, mênh mông với nhiều gỗ quí, cùng với nhiều loài thú rừng phong phú, có cả các loại thú quí hiếm như: voi, tê giác, trâu rừng, bò rừng, nai, khỉ, nhím, chồn... Ngay khi mới đặt chân lên đất Nam Kỳ, thực dân Pháp đã nhận thấy ngay những điều kiện khí hậu nhiệt đới và chất đất đỏ xám của cả miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là đất ở Bình Phước rất thích hợp với cây cao su đã xây dựng ngành khai thác cao su ở đây rất sớm, nên diện tích rừng dần dần bị thu hẹp lại. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rừng Bình Phước bị thu hẹp lại do bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá cùng với việc khai thác bừa bãi của các lực lượng lâm tặc và dân di cư tự do. Tuy vậy, đến nay rừng và đất rừng vẫn còn khá phong phú khoảng 360.000ha, chiếm 52,68% diện tích toàn tỉnh. Bình Phước có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Bé, 
  10. sông Đồng Nai và sông Sài gòn, Sông Bé là phụ lưu của sông Đồng Nai nhưng là dòng sông dài gần 200km chảy trong lãnh thổ của tỉnh, ở phía Bắc, nơi dòng sông chảy qua vùng cư trú của đồng bào S’ tiêng, M’nông, Sông Bé được gọi là sông Đaklung, xuôi về phía Nam đồng bào Kinh gọi là Sông Bé. Nhìn chung, Sông Bé không thuận lợi cho việc giao thông đường thủy vì mùa khô nước bị cạn, có chỗ mực nước hạ thấp còn khoảng 1mét, về mùa mưa nước chảy xiết, lòng sông có nhiều đá ngầm, nhiều ghềnh thác nên tàu thuyền lớn không thể đi được. Ngoài sông còn có hàng trăm hồ đập lớn, nhỏ, đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Ngày nay, việc khai thác các dòng sông ở Bình Phước để làm thủy điện rất thuận lợi; trên Sông Bé có thuỷ điện Thác Mơ với công suất 150MW đã và đang hoạt động rất tốt, Thủy điện Cần Đơn đã đi vào vận hành với công suất 72MW, thủy điện Phú Miêng với công suất 70MW. Tiềm năng thủy điện Bình Phước còn rất lớn, đang chờ bàn tay của con người xây dựng. Thác Mơ (Phước Long) không chỉ có thủy điện để phục vụ cho nhân dân mà còn là một cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng và trong tương lai nơi đây là một khu du lịch đẹp của Bình Phước. Ngoài Sông Bé, phía Tây Bình Phước còn có sông Sài Gòn bắt nguồn từ phía Bắc Lộc Ninh, đoạn chảy qua địa phận Bình Long gần 50km. Bình Phước có nhiều khoáng sản phong phú, khoáng (1) Quốc lộ 14 đi qua Bình Phước từ ngã tư Chơn Thành đến Cây Chanh (Đắk Lắk )dài 112,8 km; Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đến cửa khẩu Hoa Lư dài 79,9 km; đường ĐT 741 từ Bàu Trư (Bình Dương) đến xã Phú Nghĩa (Đăk Lắk) dài 92,8km) 10
  11. sản phi kim loại khá đa dạng: sét cao lanh, sét gạch ngói, cát, đá xây dựng, đá vôi... Đá vôi có trữ lượng lớn, chất lượng tốt có khả năng khai thác hàng năm từ 1,4 đến 2 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Tỉnh đang thi công xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất Nhà máy xi măng Thanh Lương - Tà Thiết với số vốn đầu tư 250 triệu USD. Vị trí nhà máy xi măng rất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm xi măng (trong nước và xuất khẩu sang Campuchia. Ở Bình Long có loại đá vôi biến chất thành đá hoa, màu sắc và cấu trúc đẹp, độ cứng cao, có già trị về nghệ thuật và kinh tế, dùng để trang trí nhà cửa, tạc tượng làm đồ trang sức... Ngoài ra, còn có đá ba-dan chiếm nửa diện tích đá toàn tỉnh, chùng sĩ ba - dan lộ ra ở nhiều nơi được dùng làm vật liệu xây dựng rất tốt. Tài nguyên nước ngầm của Bình Phước có giá trị lớn. Dù là tỉnh miền núi nhưng qua thăm dò địa chất thì nguồn nước ở Bình Phước phong phú , chất lượng nước tốt, đủ khả năng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Bình Phước có 2 trục đường giao thông chiến lược quan trọng là Quốc lộ 14 và Quốc lộ 13 (l), nối liền Bình Phước với Tây Nguyên. Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia. Bên cạnh 2 con đường chiến lược còn có đường ĐT 741, ĐT 751, ĐT 752, ĐT 753, ĐT 754. . . Hiện nay đường giao thông đã nối liền từ tỉnh đến các huyện, xã và các vùng lân cận. Đặc biệt, đường Hồ Chí Minh - Công nghiệp hóa đi ngang qua Bình Phước khá dài, tạo thuận lợi cho Bình Phước có điều kiện hơn trong việc giao lưu văn hóa, buôn bán với các tỉnh Tây Nguyên các tỉnh miền Trung... 11
  12. Như trên đã trình bày Bình Phước là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi là yếu tố thuận lợi cho việc quy tụ con người ngay từ thời tiền sử. Con người hái lượm những sản phẩm của rừng, đánh bắt cá ở các sông, suối, săn bắt các loài thú. Đất đai màu mỡ thuận tiện cho con người tiến hànhtrồng trọt và chăn nuôi. Sự phong phú các mỏ khoáng sản phi kim loại như: đá sa thạch, diệp thạch, đá Basaltem đá cuội là nguyên liệu để chế tác các công cụ lao động, sinh hoạt. Các loại đất sét là nguyên liệu cho việc sản xuất đồ gốm. Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện những rìu đá mài nhẵn bốn mặt hay còn gọi là rìu tứ diện ở Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng. Di tích thành đất đắp hình tròn là một loại hình di chỉ khảo cổ ở nước ta lần đầu tiên được biết đến vào những năm 1930 khi người Pháp khai thác vùng đất đỏ để trồng cao su. Năm 1958 học giả L.Malleret cho công bố những nghiên cứu bước đầu, ông đã thống kê bằng bản đồ không ảnh 12 công trình thành đất cổ trên lãnh thổ Bình Phước. Đến năm 1999 Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Trung tâm khảo cổ học - Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện thêm 6 di tích mới, nâng tổng số thành đất cổ ở Bình Phước lên 18, phân bố ở các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Phước Long. Qua khai quật dưới lòng đất, các nhà khảo cổ đã tìm thấy gần 1.000 hiện vật bằng đá gồm: rìu, mũi đục, dao, bàn mài, mảnh đàn đá. . . Những thành đất cổ ở Bình Phước chứng tỏ những khu vực cư trú của người Việt Cổ vào thời kỳ đồ đá chuyển sang đồ đồng cách đây 2 đến 3 ngàn năm. Tại Lộc Ninh nhân dân đã phát hiện 12
  13. 1 trống đồng nằm sâu trong lòng đất. Bằng phương pháp khoa học, các nhà khảo cổ kết luận trống đồng Lộc Ninh có niên đại cùng với trống đồng Đông Sơn ở miền Bắc nước ta. Gần đây, 2 chiếc trống đồng được phát hiện ở xã Thọ Sơn (Bù Đăng) và xã Long Hưng (Phước Long) ngày 24/4/1998 có niên đại cách đây từ 1.900 đến 2.200 năm. Từ những chứng cứ trên cho thấy từ thuở xa xưa trên vùng đất Bình Phước ngày nay đã có con người sinh sống. Những con người ấy thuộc bộ tộc nào ? Và cuộc sống của họ ra sao? thì các nhà khoa học đang nghiên cứu. Chỉ biết rằng cho đến thế kỷ XVI chủ nhân của vùng đất là cư dân thuộc các dân tộc ít người S’tiêng, Châu ro, M’nông, Tà mun... Họ sống du canh, du cư, sống chủ yếu bằng việc săn bắt thú rừng, hái lượm trái cây có sẵn, tỉa lúa nương. Họ sống rải rác theo từng buôn sóc. Bộ lạc S’tiêng là những người có công khai phá vùng đất từ núi Bà Đen đến thượng nguồn sông Sài Gòn, vùng núi Bà Rá và vùng hữu ngạn sông Đồng Nai là vùng đất xưa của người Châu ro. Sang đầu thế kỷ XVII, vùng đất này đón nhận thêm những người Khơ –me và dân di cư từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào, bởi không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, mắc tội “nghịch mạng với triều đình” và trốn sưu thuế, binh dịch... Theo chân người Việt, một số người Hoa cũng bắt đầu du nhập vào Bình Phước. Đến thời Pháp, qua những lần khai thác thuộc địa, người ở địa phương không đủ sức phục vụ cho các đồn điền rộng lớn của Pháp, buộc chúng phải ra miền Bắc, miền Trung tuyển mộ người mà chúng gọi là “mộ phu” hay “chiêu mộ nhân công giao kèo”. Nhưng trước và 13
  14. sau năm 1929, đối tượng tuyển mộ của chúng ở miền Bắc, miền Trung cũng có sự khác nhau; trước năm 1929, chủ yếu là mộ những thanh niên trai trẻ chưa lập gia đình, sau năm 1929 chủ yếu mộ các hộ gia đình. Sự thay đổi này bắt nguồn từ ý đồ bảo đảm lâu dài nguồn nhân lực cho các đồn điền, đồng thời hạn chế sức đấu tranh của công nhân. Do vậy, người Kinh ở Bình Phước tăng nhanh, hình thành tầng lớp công nhân bị bóc lột hết sức nặng nề, mỗi ngày người công nhân phải làm tới 1 2 tiếng đồng hồ. Có hôm 8 - 9 giờ đêm họ mới được về nhà. Cho nên công nhân cao su thường có câu thơ chua chát: “Con không biết mặt cha Chó không biết mặt chủ nhà “ Thời kỳ Mỹ - Ngụy, một bộ phận tín đồ công giáo di cư từ miền Bắc vào, được Ngụy quyền bố trí ở các khu dinh điền, khu trù mật nhằm tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị của chúng. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long, tỉnh Bình Long rồi ép buộc, dụ dỗ nhân dân từ các tỉnh miền Trung vào, làm thay đổi cơ cấu dân cư ở Bình Phước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các cấp ủy Đảng. chính quyền của tỉnh Bình Phước tập trung chỉ đạo kháng chiến chống giặc ngoại xâm, củng cố vùng giải phóng; mặt khác cũng rất chú ý đến khối công - nông liên minh làm nòng cốt cho mặt trận thống nhất đoàn kết toàn dân, tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi, góp phần cùng nhân dân cả nước giải phóng miền Nam. 14
  15. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dân số của tỉnh Bình Phước tăng nhanh. Ngoài những người dân đến để xây dựng vùng kinh tế mới, số cán bộ, bộ đội công tác ở vùng này trong kháng chiến đến khi hòa bình thì ở lại làm ăn sinh sống và những người dân ở các tỉnh thành trong cả nước đến đây lập nghiệp. Chủ yếu là làm trang trại, trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay, Bình Phước có đủ dân cư của 63 tỉnh thành trong cả nước làm ăn, sinh sống, cho nên Bình Phước được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam với những bản sắc văn hóa đa dạng, làm phong phú thêm cho nền văn hóa của tỉnh . Nói đến nền văn hóa truyền thống ở Bình Phước, cần hết sức chú ý đến nền văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân bản địa và tiêu biểu là người dân tộc S’tiêng. Bình Phước nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung hay cả vùng Tây Nguyên rộng lớn, điều có nền văn hóa nghệ thuật mang tính cộng đồng cao. Toàn thể cộng đồng làm chủ nền văn hóa trong tất cả các khâu: sáng tác, chế tác, trình diễn và thưởng thức. Nhân dân sáng tác nên những bài dân ca nhỏ đến các sử thi dài. Nhân dân cũng là những nhà điêu khắc làm nên nhà cửa với hoa văn chạm khắc hấp dẫn. Họ chế tác nhạc cụ và sử dụng điêu luyện các nhạc cụ đó. Trong các buổi sinh hoạt văn hóa chung như cúng được mùa, cúng cầu mưa, hiến sinh trâu bò...thì mọi người đều cùng chung lo công việc và đều được hưởng thụ như nhau không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo... Tín ngưỡng của cộng đồng S’tiêng, M’nông, Khơ me, Tà mun, Châu ro... ở Bình Phước là tín ngưỡng đa thần. Và khi người kinh xuất hiện thì ở Bình Phước có thêm các đạo 15
  16. giáo như: Đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo... Đạo Phật được truyền bá vào tỉnh Bình Phước từ cuối thế kỷ thứ XVI, khi những cư dân người kinh đầu tiên từ các tỉnh phía Bắc đến định cư vùng đất này. Đến nay cả tỉnh có 81.332 tín đồ . Hầu hết những người theo đạo Phật đều có lòng yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến đánh giặc ngoại xâm. Đạo Thiên Chúa vào Bình Phước từ đầu thế kỷ thứ XVII khi các nhà truyền đạo theo chân các thương nhân đến vùng đất này. Đạo Thiên Chúa phát triển nhanh nhất là thời kỳ Mỹ Diệm cầm quyền. Chúng đã dụ dỗ lôi kéo những người theo đạo vào Bình Phước và bố trí ở những nơi xung yếu để phục vụ cho những âm mưu thâm độc của chúng. Hiện nay, đạo Thiên Chúa có 72.628 tín đồ, đạo Tin Lành có 48.125 tín đồ. Đa số đồng bào theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành là người lao động tốt, yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, không xa vào âm mưu, cạm bẫy của kẻ thù. Đạo Cao Đài được truyền vào Bình Phước trong những thập niên 30 của thế XX tín đồ Cao Đài trong tỉnh hiện nay có 2582 người. Trong chiến tranh, một số tên phản động đã bị Mỹ - Ngụy lôi kéo, chống lại cách mạng. Hiện nay, tuyệt đại bộ phận người có đạo làm ăn chân chính, góp phần xây dựng đất nước. Ngoài ra, tỉnh còn có 68 người theo Phật giáo Hòa Hảo, 310 người theo Hồi giáo. Bình Phước là một trong những tỉnh có điều kiện phát 16
  17. triển kinh tế bền vững: tỉnh nằm cạnh địa bàn kinh tế trọng điểm cả nước, trong nhóm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng và lợi thế, tốc độ phát triển cao, môi trường đầu tư hấp dẫn. Dựa vào điều kiện tự nhiên và tiềm năng sẵn có, Bình Phước xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông - lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp; Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu trong đó chú trọng các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn quả; thực hiện tốt các chương trình quốc gia và của tỉnh trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo . . . Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Bình Phước trẻ, dồi dào, có đức tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, tỷ lệ trẻ chiếm số đông là nguồn lực hết sức quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần cùng cả nước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành công . *** 17
  18. CHƯƠNG I THỰC DÂN PHÁP CHIẾM ĐóNG BÌNH PHƯỚC Và SỰ RA ĐỜI ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP I CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC: Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đến tháng 6/1862, Triều đình Huế ký Hiệp ước nhường hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) cho Pháp. Từ năm 1861 thực dân Pháp chiếm đóng Thủ Dầu Một và bắt đầu thiết lập bộ máy cai trị của chúng ở đây. Từ đó, chúng luôn tìm cách mở rộng phạm vi chiếm đóng lên phía Bắc như: Bù Đốp, Hớn Quản, Bà Rá... (Bình Phước ngày nay) nơi cư trú của đồng bào các dân tộc S’tiêng, M’nông, Khơ me, Châu ro, Mạ, Tà mun.. .. Nhưng mãi đến năm 1892, chúng mới lập được bộ máy cai trị của quận Chơn Thành (sau đổi thành quận Hớn Quản) gồm 6 tổng 50 buôn làng. Năm 1898, chúng đặt thêm một số đồn bót nhỏ ở vùng Bù Đốp, Chơn Thành, Bà Rá... giao cho ngụy quân đóng giữ. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác về kinh tế nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nước ta để làm giàu cho chính quốc. Công cuộc khai thác thuộc địa được đẩy mạnh hơn đặc biệt sau chiến tranh thế giới lần thứ I. Thực dân Pháp ráo riết thi hành nhiều chính sách và thủ đoạn 18
  19. nhằm khuyến khích bọn tư bản Pháp đến miền Đông Nam Bộ nói riêng và cả Đông Dương nói chung cướp đất của nông dân mở đồn điền. Bức thư của Đen cat xê (Delcassé) Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp gửi Toàn quyền Đông Dương ngày 23/6/1894 có ghi “Khai mở những miền đất rộng rãi mà ta đã chiếm được, lập những đồn điền nông nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất thuộc địa và do đó mà phát triển quan hệ thương mại với nước Pháp, cải thiện hay là lập ra đường giao thông và những đường xâm nhập. Trong sự nghiệp này vai trò chính là vai trò của sáng kiến tư nhân. Song sáng kiến tư nhân vẫn được khuyến khích, được ủng hộ bởi Chính phủ và nhân viên Chính phủ’? (l) Sắc lệnh 7/1888 và nhất là Sắc lệnh 18/8/1896 của Toàn quyền Đông Dương cho phép tư bản Pháp chiếm đất, đoạt đất của nông dân để khai thác lập đồn điền cao su. Bình Phước thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nhất và lý tưởng nhất cho việc trồng cây cao su. Ngoài lớp đất đỏ màu mỡ, vùng đất này nằm sâu trong đất liền, tránh được những trận bão và các cơn lốc dữ dội từ Biển Đông thổi vào; độ cao thích hợp cho năng suất mủ cây so với vùng ven biển hoặc rét cao Tây Nguyên; giao thông thuận tiện hơn với trục lộ 13 vừa mới hình thành. Đây là vùng đất mà hầu hết các buôn sóc đồng bào dân tộc đều đã có sự xâm nhập nghiên cứu và truyền giáo của các giáo sĩ Pháp vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã (1) GS Trân Văn Giàu. Giai cấp công nhân Việt Nam - NXB Sự Thật Hà Nội 1975, trang 32. 19
  20. đóng đồn binh khá vững chắc ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Đốp và núi Bà Rá; khai thác vùng này còn có lợi cho thực dân Pháp trong việc chuẩn bị tạo thế xâm nhập vùng Đông Nam Campuchia. Với công việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, với những điều kiện về đất đai, địa hình và các yếu tố về kinh tế, quân sự, chính trị... các công ty tư bản Pháp đã ưu tiên số một vào khai thác vùng đất đỏ Bazan của Bình Phước để trồng cây cao su. Sau khi thử nghiệm vườn ươm cao su thành công ở Bàu Ông Yệm (Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương) cây cao su được trồng ở Việt Nam. Thực dân Pháp đã nhận thức được giá trị của vùng đất đỏ Bazan trải dài suốt từ Đông sang Tây trên vùng đất Bình Phước ngày nay. Cho nên tư bản Pháp thành lập hàng loạt công ty để khai thác cao su. Như Công ty Đất Đỏ (Plantation des Terres Rouges) thành lập năm 1910 trụ sở đóng ở Sài Gòn, những đồn điền lớn của công ty này đều ở Bình Phước như đồn điền Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch... Công ty C.EXO (Societé des caoutchoucs d’Extreme Orient) tức Công ty Viễn Đông ra đời năm 1911, có hai đồn điền lớn nhất là Lộc Ninh và Đa Kia. Công ty S.I.P.A (Societé Indochinoise des Plantations d’hévéas) tức là Công ty cao su Đông Dương thành lập năm 1910 trụ sở tại Paris, đối tượng chủ yếu khẩn hoang canh tác đất đai ở Viễn Đông; đặc biệt là Đông Dương và chủ yếu trồng cao su, công ty này chủ yếu trồng cao su ở Biên Hòa, có một vài đồn điền nhỏ ở Bình Phước ngày nay. Công ty Michelin (Socíet des Plantation et pneumatiques 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2